You are on page 1of 44

CHƯƠNG 4.

NGOẠI TÁC

MÔN HỌC: KINH TẾ CÔNG


NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM
Ngoại tác là ảnh hưởng tiêu cực hoặc
tích cực lên một đối tượng mà những
người gây ra không phải chịu bồi
thường hoặc không được bù đắp.
ĐẶC ĐIỂM
 Tác động đến lợi ích hoặc chi phí của
đối tượng khác,
 Không được phản ánh trên thị trường
(không có giao dịch, không phản ánh qua
giá cả).

 Còn gọi là tác động ngoại vi, hay tác


động đến bên thứ ba.
VÍ DỤ

Nguồn: Internet
2. PHÂN LOẠI NGOẠI TÁC

Một số cách phân loại ngoại tác:

• Theo hiệu quả tác động


• Theo hoạt động kinh tế
2.1 Phân loại theo hiệu quả tác động

TIÊU
CỰC

TÍCH
CỰC
Ngoại tác tích cực hay tiêu cực?

1. Hút thuốc lá nơi công cộng


2. Trồng cây xanh trước nhà
3. Xả nước thải ra sông
4. Thủy điện gần khu dân cư
5. Nuôi ong cạnh vườn cây ăn trái
6. …
2.2 Theo hoạt động kinh tế
3. TÍNH KHÔNG HIỆU QUẢ
CỦA NGOẠI TÁC
• Ngoại tác không được phản ánh qua giá cả.
• Chủ thể tạo ra ngoại tác không chịu các hậu
quả hay được nhận lợi ích (chi phí xã hội 
chi phí tư nhân, lợi ích xã hội  lợi ích tư
nhân).
 Sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, không đạt
phúc lợi xã hội lớn nhất.  Thất bại thị
trường, cần can thiệp của nhà nước.
THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ
Thị trường đạt hiệu quả tại:
P
MSB = MSC
MSB
Khi đó, tổng phúc lợi xã hội lớn nhất:
MSC
D (MSB = MPB) NW = CS + PS
MSB: Marginal Social Benefit
Lợi ích biên xã hội
S (MSC = MPC) MPB: Marginal Private Benefit
CS
Lợi ích biên tư nhân
PE E MSC: Marginal Social Cost
PS Chi phí biên xã hội
MPC: Marginal Private Cost
Chi phí biên tư nhân
CS: Consumer Surplus
Thặng dư tiêu dùng
PS: Producer Surplus
QE Q Thặng dư sản xuất
3.1 NGOẠI TÁC TIÊU CỰC

P, MB,
MC MSC = MPC+MEC
F D = MSB = MPB Tổn thất xã hội
vô ích
E B S=MPC
PE
PA A MEC
Sản xuất, tiêu
dùng quá mức
hiệu quả
Q
QE QA
MEC: Marginal Externalities Cost (Chi phí biên ngoại tác)
3.2 NGOẠI TÁC TÍCH CỰC
P Tổn thất xã
hội vô ích
MPC = MSC

B
PE E
PA MSB=MPB+MEB Sản xuất, tiêu
A dùng dưới mức
D =MPB hiệu quả
MEB
Q
QA QE
MEB: Marginal Externalities Benefit (Lợi ích biên ngoại tác)
4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

• Nguyên tắc chung:


Nội hóa ngoại tác
• Giải pháp từ nhiều phía:
–Tư nhân
–Xã hội
–Nhà nước
4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (tt)

• Các tiêu chí lựa chọn giải pháp:


– Tính hiệu quả
– Tính công bằng
– Tính khả thi
– Tính linh hoạt
– Tính không chắc chắn
– Động cơ khuyến khích
4.1 GIẢI PHÁP CỦA TƯ NHÂN
Định lý Coase
Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng thì
các bên có thể liên kết lại và thỏa thuận để nội hóa
ngoại tác. Kết quả thương lượng giữa các chủ thể sẽ
đem đến lợi ích cho các bên và nền kinh tế đạt trạng thái
hiệu quả.
• Quyền sở hữu được xác định rõ ràng;
• Thông tin trên thị trường là hoàn hảo và chính xác;
• Chi phí giao dịch giữa các cá nhân rất nhỏ.
GIẢI PHÁP CỦA TƯ NHÂN

Ví dụ:
Một số người hút thuốc vào một
khoang tàu CẤM HÚT THUỐC. Để
được hút trong khoang tàu này một số
lượng điếu thuốc nhất định, những
người hút thuốc phải tập hợp lại, thỏa
thuận với những người không hút
thuốc và xác định một khoản đền bù
cho những người không hút thuốc.
THẤT BẠI CỦA TƯ NHÂN

Các giải pháp tư nhân thất bại khi:


– Ngoại tác liên quan đến hàng hóa công

– Chi phí giao dịch lớn

– Vấn đề xác định quyền tài sản


4.2 GIẢI PHÁP CỦA XÃ HỘI

• Sự trừng phạt của xã hội;


• Quan niệm về các giá trị xã hội
Khuyến khích tạo ra ngoại tác tích cực và hạn
chế ngoại tác tiêu cực.
Ví dụ: Vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải
Hệ thống siêu thị Coopmart, Big C đã ngưng bán
bột ngọt Vedan. Rất nhiều người tiêu dùng cũng
đã tẩy chay nhãn hàng này.
4.3 GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC
4.3.1 BIỆN PHÁP KINH TẾ
Mục tiêu: MC = MSC; MB = MSB
1.Thuế, phí
• Thuế trên mỗi đơn vị sản lượng (Thuế Pigou)
• Thuế trên mỗi đơn vị tác động tiêu cực
2 Trợ cấp
• Trợ cấp trên mỗi đơn vị sản lượng tạo ngoại tác tích cực
• Trợ cấp trên mỗi đơn vị hạn chế sự tác động tiêu cực

22
THUẾ PIGOU
Mức thuế: t = MEC (QE)
P
MSC
B MC’ = MC+t

PE E
MC
PA t A
MEC
PF F
D=MB=MSB
t
QE QA Q
23
BIỂU THUẾ TUYỆT ĐỐI
(Điều 8, Luật thuế bảo vệ môi trường 2010)
Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/1 đơn
vị hàng hóa)
I Xăng, dầu, mỡ nhờn    
1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000-4.000
2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000
3 Dầu diezel Lít 500-2.000
4 Dầu hỏa Lít 300-2.000
5 Dầu mazut Lít 300-2.000
6 Dầu nhờn Lít 300-2.000
7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000
II Than đá    
1 Than nâu Tấn 10.000-30.000
2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000
3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000
BIỂU THUẾ TUYỆT ĐỐI
(Điều 8, Luật thuế bảo vệ môi trường 2010)
Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/1 đơn vị
hàng hóa)
III Dung dịch Hydro-chloro- kg 1.000-5.000
fluoro-carbon (HCFC)
IV Túi ni lông thuộc diện chịu kg 30.000-50.000
thuế
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn kg 500-2.000
chế sử dụng
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn kg 1.000-3.000
chế sử dụng
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc kg 1.000-3.000
loại hạn chế sử dụng

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc kg 1.000-3.000


loại hạn chế sử dụng
THUẾ PIGOU (tt)
• Ưu điểm:
− Hiệu quả: không còn tổn thất xã hội vô
ích
− Thu thuế: T=t.QE=S(PEEFPF)
− Chi phí giao dịch thấp.
• Hạn chế:
− Khó xác định chính xác mức thuế.
− Không tạo động cơ để doanh nghiệp sản
xuất sạch và xử lý chất thải.
THUẾ TRÊN MỖI ĐƠN VỊ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
• Lượng tác động tiêu cực sẽ được đo lường
và chủ thể gây ngoại tác tiêu cực sẽ phải
nộp thuế trên mỗi đơn vị tác động tiêu
cực.
• Mức thuế trên mỗi đơn vị tác động tiêu
cực bằng chi phí hạn chế biên (MCA) và
bằng chí phí ngoại tác biên (MCE) tại mức
tác động tiêu cực tối ưu.
THUẾ TRÊN MỖI ĐƠN VỊ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
• Xác định mức tác động tiêu cực tối ưu

MC
MCA MEC

t = MECE= MCAE E

MCA: Marginal cost of abatement QE Lượng xả thải


28
THUẾ TRÊN MỖI ĐƠN VỊ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC (tt)
• Ưu điểm:
– Khuyến khích doanh nghiệp tự tìm cách tốt nhất để giảm
mức độ tiêu cực xuống mức hiệu quả (thay đổi công nghệ,
kỹ thuật, nguyên nhiên liệu đầu vào, …)
• Nhược điểm:
– Khó xác định chính xác mức tác động tiêu cực tối ưu.

29
TRỢ CẤP
trên mỗi đơn vị sản lượng tạo ngoại tác tích cực
Trợ cấp : s = MEB
Giúp nhà sản xuất bù đắp khoản lỗ khi sản xuất tại QE (PF < PE)
P
MSB=MB+MEB
MC = MSC

B
PE E
PA s
PF A F MB’ = MB + s
MB
s MEB
Q
QA QE 30
TRỢ CẤP
trên mỗi đơn vị hạn chế sự tác động tiêu cực
• Lợi ích từ việc hạn chế tác động tiêu cực:

Có trợ cấp

• Trợ cấp: bằng lợi ích mà phần còn lại của xã hội nhận
được từ việc hạn chế mỗi đơn vị tác động tiêu cực
TRỢ CẤP
trên mỗi đơn vị hạn chế sự tác động tiêu cực (tt)
• Nhược điểm:
– Không đạt hiệu quả xã hội trong phân bổ nguồn lực. Sản
lượng hàng hóa gây ngoại tác tiêu cực giảm nhưng vẫn lớn
hơn sản lượng hiệu quả.
– Thiếu công bằng: chủ thể gây ngoại tác tiêu cực được lợi,
người tiêu dùng bị thiệt.
• Ưu điểm:
– Hạn chế được một phần tác động tiêu cực.
– Được sự ủng hộ của các chủ thể gây ngoại tác tiêu cực.
BIỆN PHÁP PHI KINH TẾ
BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

• Đưa ra hệ thống các quy định, tiêu chuẩn


buộc các cá nhân phải tuân thủ

34
BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH: ĐIỀU TIẾT
• Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng:
– Mỗi giấy phép quy định chính xác lượng thải doanh nghiệp được
phép xả ra. Số giấy phép được xác định để đạt được mức xả thải
hiệu quả.
– Các giấy phép có thể mua bán trên thị trường. Tại điểm cân bằng:
giá giấy phép = chi phí giảm thải biên của tất cả doanh nghiệp.
• Tái sử dụng: Sử dụng quá nhiều vật liệu nguyên chất, ít vật liệu
tái sinh dẫn đến thải ra quá nhiều rác, gây thiệt hại đến môi
trường.
– Tăng chi phí của việc thải rác: phí đổ rác
– Tiền cược có thể hoàn lại: giảm rác thải, tạo ra thị trường sản phẩm
tái chế
– Yêu cầu phân loại bắt buộc: kiểm tra tại chỗ ngẫu nhiên + phạt nặng
BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH (tt)
• Ưu điểm:
– Dễ kiểm soát ngoại tác tiêu cực dưới
một mức nhất định
• Nhược điểm:
– Thường không đảm bảo mục tiêu hiệu
quả.
 Giấy phép xả thải có thể chuyển
nhượng
36
BIỆN PHÁP LUẬT PHÁP

• Điều chỉnh hành vi


• Xử lý các vi phạm
• Giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề bồi
thường.
Tại Việt Nam: Luật bảo vệ môi trường; Bộ luật
Hình sự; Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá;
Luật tài nguyên nước; Luật bảo vệ và phát triển
rừng; …
37
BIỆN PHÁP LUẬT PHÁP (tt)
• Ưu điểm:
– Giải quyết vấn đề bồi thường nhanh, chính xác
hơn biện pháp hành chính
– Không nhạy cảm lắm với các nhóm lợi ích
• Nhược điểm:
– Chi phí giao dịch lớn
– Không áp dụng được với những trường hợp ngoại
tác liên quan đến nguồn lực chung (không phân
định được quyền sở hữu tài sản) 38
Tại Việt Nam:
Thủy điện tại Quảng Nam Bãi rác Đa Phước – Bình Chánh

Công ty thuộc da Hào Dương – Tràn bùn Titan – Hàm Thuận Nam
Nhà Bè

39
TÓM TẮT
• Ngoại tác:
– Gây tốn kém chi phí cho đối tượng khác mà không
phải bồi thường  ngoại tác tiêu cực
– Đem lại lợi ích cho đối tượng khác nhưng không
được đền đáp.  ngoại tác tích cực
– Không có giao dịch, giá cả.
• Phân loại theo hoạt động kinh tế: tác động giữa các
hoạt động sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng,
tiêu dùng – sản xuất, tiêu dùng – tiêu dùng – tiêu dùng.
TÓM TẮT (tt)
• Lợi ích – chi phí tư nhân/xã hội:
– Tư nhân: nhà sản xuất và người tiêu dùng.
– Xã hội: tư nhân và những đối tượng khác
• Tối đa hóa lợi ích: chi phí biên bằng lợi ích biên
• Tính không hiệu quả của ngoại tác: do sự khác
biệt giữa lợi ích, chi phí của tư nhân với xã hội.
– Ngoại tác tiêu cực: sản xuất và tiêu dùng quá mức hiệu
quả
– Ngoại tác tích cực: sản xuất và tiêu dùng dưới mức
hiệu quả
TÓM TẮT (tt)
Nguyên tắc chung khắc phục ngoại tác: Nội hóa ngoại tác
Nhóm biện pháp kinh tế:
• Thuế:
- Thuế trên mỗi đơn vị sản lượng (Pigou): t = MEC(Q E)
- Thuế trên mỗi đơn vị tác động tiêu cực: t =MCA(Q E) =MEC(QE)
• Trợ cấp:
­ Trợ cấp trên mỗi đơn vị sản lượng: s = MEB(Q E)
­ Trợ cấp trên mỗi đơn vị hạn chế tác động tiêu cực
Nhóm biện pháp phi kinh tế
• Hành chính: Ngăn cấm, chỉ thị, chia tách, điều tiết
• Luật pháp: Điều chỉnh hành vi, xử lý vi phạm, giải quyết mâu thuẫn.
42
BÀI TẬP 4
Một nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có hàm số chi phí biên: MC
= 20 + 5Q. Trong quá trình sản xuất, nhà máy này đã thải lượng khói
bụi ra khu dân cư xung quanh dẫn đến thiệt hại về sức khỏe của người
dân ước lượng là: MEC = 2Q. Lợi ích biên của người tiêu dùng đối
với sản phẩm của nhà máy: MB = 100 – 3Q. Đơn vị của sản lượng
(Q) là tấn; đơn vị của lợi ích biên, chi phí biên (MB, MC, MEC) là
triệu đồng.
1. Hãy xác định sản lượng nhà máy sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận.
2. Xác định sản lượng tối ưu trên quan điểm tổng lợi ích xã hội.
3. Anh/Chị nhận xét gì khi so sánh hai kết quả trên? Chính phủ nên áp
dụng mức thuế trên mỗi đơn vị sản lượng là bao nhiêu để nhà máy sản
xuất tại mức sản lượng tối ưu?
BÀI TẬP 5
Một người nuôi ong ở bên cạnh một nhà trồng táo. Việc nuôi ong có chi
phí biên là MC = 100 + 10Q (Q: số thùng ong). Mỗi thùng ong đem lại
lượng mật trị giá 1000 ngàn đồng. Người sở hữu vườn táo được lợi từ ong
mà không phải trả chi phí vì trung bình mỗi thùng ong giúp thụ phấn cho
1 hecta táo. Do không đủ ong để thụ phấn cho cả vườn táo, chủ vườn phải
dùng biện pháp thụ phấn nhân tạo với chi phí 150 ngàn đồng/hecta.
1. Người nuôi ong sẽ nuôi bao nhiêu thùng ong để có lợi nhuận cao nhất?
2. Nếu vườn táo cũng thuộc sở hữu của người nuôi ong thì nuôi bao nhiêu
thùng ong sẽ đạt hiệu quả?
3. Chủ vườn táo cần hỗ trợ người nuôi ong số tiền bao nhiêu để người này
nuôi số thùng ong ở mức hiệu quả?

You might also like