You are on page 1of 39

HỌC PHẦN

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN 1
Giảng viên: TS.Nguyễn Thị Nga
SĐT: 0904662977
Mail: Nguyennga270781@gmail.com
2
CHƯƠNG I

BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN

Copyright: NguyenNga khoa Ke toan


Học liệu (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo)

[1] Nghiêm Văn Lợi (2010), Giáo trình Nguyên lý kế toán,


Nhà xuất bản Tài chính.
[2] Phan Thị Thu Mai (2018), Bài tập Nguyên lý kế toán 1,
Trường Đại học Lao động – Xã hội - Tài liệu lưu hành nội
bộ
.
Nội dung chính của chương 1
1.1. Bản chất và mục đích của kế toán

Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận


1.2. chung

1.3 Đối tượng của kế toán


5 1.1. Bản chất và mục đích của kế toán
1.1.1 ●
Khái niệm của kế toán

1.1.2 Mục đích của kế toán


1.1.3 Các loại kế toán


1.1.4 Đặc điểm và yêu cầu của kế toán


1.1.5
Nguyễn Thị Nga
Nhiệm vụ của kế toán

1.1.1. Khái niệm về kế toán

 Kế toán ra đời khi nào?

 Kế toán là gì?
Sự ra đời của kế toán
 Từ Trước 4.000 năm trước công nguyên,
Hoạt động kế toán chủ yếu dưới các hình thức ghi chép đơn giản để
theo dõi kết quả lao động của mình
 Năm 1494, Luca Pacioli :
Đề cập đến phương pháp ghi sổ kép  đánh dấu sự phát triển thật sự
của kế toán
 Sự phát triển của ngành kế toán gắn với sự phát triển của nền kinh
tế khi kinh tế phát triển phương pháp hạch toán thay đổi theo
1.1.1 Khái niệm kế toán

Theo luật kế toán


Theo giáo trình
VN Hiệp hội kế toán Hoa
Theo Liên đoàn LĐXH:
Kế toán là việc thu Kỳ
Kế toán là hoạt động
kế toán quốc tế Kế toán là một tiến
thập, xử lý, kiểm đo lường, thu thập,
Kế toán là nghệ trình ghi nhận, đo
tra, phân tích và lường các giao dịch
xử lý và cung cấp có
thuật ghi chép hệ thống các thông
cung cấp thông tin kinh tế nhằm mục
phân loại tổng tin về hoạt động kinh
kinh tế, tài chính đích cung cấp thông
hợp các giao tin cho các đối tượng
tế của một tổ chức
dưới hình thức giá hay một doanh
dịch. đưa ra quyết định
trị, hiện vật và thời nghiệp cho việc ra
gian lao động. quyết định
1.1.2 Mục đích của kế toán

Mục tiêu chủ yếu của kế toán: là cung cấp


thông tin cho hoạt động ra quyết định của người
sử dụng
Ví dụ: Vinfast để quyết định có sản xuất mẫu xe điện ra thị
trường không thì dựa vào những thông tin gì?
1.1.3. Phân loại kế toán
1/ Theo mục đích cung cấp thông tin:
+ Kế toán tài chính:
- Cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính lập trên những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.
+ Kế toán quản trị:
- Cung cấp thông tin phục vụ cho nhu câu quản lý nội bộ của doanh nghiệp (hướng về tương lai)
- Báo cáo có thể lập vào bất kỳ thời điểm nào, không phải tuân theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung
+ Kế toán thuế:
2/ Theo thời điểm ghi nhận thông tin.
+ Kế toán dồn tích: ghi nhận doanh thu và chi phí khi chúng phát sinh không kể đã thu được tiền hay chưa.
+ Kế toán trên cơ sở tiền: chỉ ghi nhận doanh thu hoặc chi phí dựa trên số tiền thực thu hoặc chi tiền.
1.1.3. Phân loại kế toán
3/ Theo lĩnh vực hoạt động:
+ Kế toán tài chính:
+ Kế toán hành chính sự nghiệp
+Kế toán xây dựng
+Kế toán thương mại dịch vụ
+….
4/ Theo cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
+ Kế toán đơn
+Kế toán kép:
1.1.4. Phân biệt nghề kế toán và ghi sổ kế toán
 Ghi sổ kế toán: là 1 hoạt động mà qua đó người ghi sổ dựa
vào các nghiệp vụ thực tế phát sinh để ghi chép theo quy định.
 Nghề kế toán: Đòi hỏi người làm kế toán phải có sự hiểu biết
đầy đủ và sâu sắc về lĩnh vực kế toán và các vấn đề tài chính
liên quan, đồng thời sử dụng linh hoạt các phương pháp,
nguyên tắc nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử
dụng thông tin giúp các đối tượng sử dụng thông tin có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và chính xác nhất.
1.1.5. Ý nghĩa, yêu cầu và đặc điểm của thông tin
kế toán
a/ Ý nghĩa:
Thông tin kế toán có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của
người sử dụng.
b/ Đặc điểm:
 Thông tin kế toán là thông tin định lượng, mọi thông tin của kế toán khi
được ghi nhận và phản ánh đều được lượng hóa bằng những con số cụ thể.
 Về bản chất là thông tin tài chính được đo lường bằng thước đo tiền tệ
 Phản ánh tình trạng tài chính của một đơn vị cụ thể.
1.1.5. Đặc điểm và yêu cầu của thông tin kế toán
2/ Yêu cầu của thông tin kế toán (6 yêu cầu)
1.Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
3.Đầy đủ : Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
2/ Yêu cầu của thông tin kế toán (tiếp)
4.Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng
hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
5.Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ
hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh
doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức
tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
6. Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh
nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất
quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử
dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh
nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán
 Sử dụng các phương pháp và phương tiện phù hợp để đo lường và lượng hóa
bằng thước đo tiền tệ thông tin về các NVKTPS
 Thu thập, xử lý các thông tin về NVKTPS theo yêu cầu của người sử dụng
 Cung cấp các thông tin phù hợp cho người sử dụng thông tin
 Góp phần kiểm tra, giám sát bảo vệ tài sản của đơn vị, chống tham ô, lãng
phí vi phạm pháp luật
 Phân tích thông tin kế toán, phát hiện và đề xuất các biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và khai thác có hiệu quả các nguồn lực
kinh tế của đơn vị
1.2. Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
1.2.1 Các khái niệm kế toán:
 Đơn vị kế toán: Đơn vi tiền tệ - Đồng Việt Nam
 Kỳ kế toán:khoảng thời gian để hoàn thành lập BCTC
Tháng, quý, năm
Tháng : 1/--
Quý: 1/1 – 31/3; ¼ -30/6..
Năm: 1/1 - 31/12/N
Kỳ kế toán năm còn gọi là Niên độ kế toán
1.2. Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

Nguyên tắc kế toán cơ bản: là nguyên tắc chung nhất làm nền tảng cho việc phát
triển các quy định chi tiết, phức tạp và bắt buộc hơn của kế toán.
 Cơ sở dồn tích (doanh thu thực hiện)
 Hoạt động liên tục
 Phù hợp
 Giá gốc
 Nhất quán
 Thận trọng
 Trọng yếu
1.2.Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
1/ Nguyên tắc Cơ sở dồn tích (doanh thu thực hiện)
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi
tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Trong tháng 8 công ty bán hàng cho công ty A với giá bán 100.000. Công
ty A đã thanh toán ngay 80.000, phần còn lại sẽ thanh toán trong tháng 10.
Doanh thu trong tháng 8 của công ty sẽ là:
a. 80.000 b. 20.000 c. 100.000 d. 180.000
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (tiếp)

2/ Nguyên tắc Hoạt động Liên tục


Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý
định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp
đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với
giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ
sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
3/ Nguyên tắc Giá gốc
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc
khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm
tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong
chuẩn mực kế toán cụ thể.
Ví dụ: Ngày 15/2/2020, doanh nghiệp A mua một mảnh đất. Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra tính
đến thời điểm ghi nhận sở hữu là 2 tỷ đồng.
Đến tháng 12/2020, mảnh đất lên giá và giá trị hiện tại của mảnh đất trên thị trường là 3 tỷ đồng.
Hỏi tại thời điểm cuối năm 12/2020, giá trị mảnh đất sẽ được ghi nhận theo giá nào?
a. 2 tỷ b. 3 tỷ c. 1 tỷ
Biết: Doanh nghiệp tuân thủ theo cácnguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

4/ Nguyên tắc phù hợp


Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với
doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ
trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
Ví dụ .
Ví dụ về nguyên tắc phù hợp
Tại doanh nghiệp A có tài liệu kế toán sau (Đơn vị tính: 1.000đ)
 Doanh thu tháng 8 : 220.000
 Tổng giá trị hàng sẵn sàng để bán trong tháng 8 là 100.000, hàng tồn kho cuối
tháng 8 là 20.000.
 Chi phí thuê cửa hàng từ ngày 1/8 – 31/10 là 120.000 đã trả ngay bằng tiền mặt
trong tháng 8.= chi phí thuê cửa hàng của tháng 8 = 120.000/3 =40.000
 Các chi phí khác phát sinh trong tháng 8: 20.000
Lợi nhuận trước thuế của công ty tháng 8 sẽ là:
a. – 110.000 b. -20.000 c. 80.000 d. 60.000
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – chi phí = 220.000 – (80.000 +20.000+40.000)
=80.000
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

5/ Nguyên tắc Nhất quán


Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương
pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ: Lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho theo 1 trong
4 phương pháp: LIFO, FIFO, BQGQ, Đích danh.
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

6/ Nguyên tắc Thận trọng


Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi
hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí.
1.2 Một số nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

7/ Nguyên tắc Trọng yếu


Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin
hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo
tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo
cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông
tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu
của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định
tính
1.3 Đối tượng của kế toán
a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Điều kiện ghi nhận tài sản:
Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của doanh
nghiệp
 Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
 Có giá phí xác định
Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Dựa vào thời gian sử dụng hay luân chuyển giá trị của tài sản vào chi phí sản
xuất kinh doanh

-Tài sản ngắn hạn: là những tài sản có giá trị


lớn và thời gian sử dụng dài thường dưới 1
năm hoặc 1 chu kỳ SXKD
- Tài sản dài hạn: là những tài sản có giá trị lớn
và thời gian sử dụng dài thường trên 1 năm
hoặc 1 chu kỳ SXKD
TÀI SẢN NGẮN HẠN

1. Tiền (tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển)


2. Phải thu khách hàng
3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
4. Phải thu khác
5. Tạm ứng
6. Nguyên vật liệu
7. CCDC
8. Hàng hóa
9. Thành phẩm
10.Hàng mua đang đi đường
11.Hàng gửi bán
12.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
13.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
14.Ứng trước tiền cho người bán
Tài sản dài hạn: Bao gồm
 Tài sản cố định hữu hình
 Tài sản cố định vô hình
 Các khoản đầu tư dài hạn
Nguồn vốn
Nguồn vốn hay nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở
hữu và các khoản phải trả
1/ Nợ phải trả: Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các
nghĩa vụ pháp lý.
+ Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời
hạn dưới 1 năm
+ Nợ dài hạn: là khoản nợ có thời gian phải thanh toán trên một năm
2/ Vốn chủ sở hữu: phản ánh phần sỡ hữu còn lại đối với tài sản của doanh
nghiệp, sau khi đã trừ đi tất cả các khỏan nợ của doanh nghiệp.
Vốn chủ sỡ hữu

+ Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn hình thành nên các tài sản được sử
dụng cho mục đích kinh doanh (NVKD có thể tăng hoặc giảm nhưng ko
được thấp hơn vốn phát định ban đầu
+ Nguồn vốn chuyên dùng: nguồn hình thành tài sản dùng cho mục đich
nhất định như dự phòng, XDCB (quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng,…) lấy
từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
+ Nguồn vốn chủ sở hữu khác: hình thành do chênh lệch ngoại tệ, tăng giá
hàng hóa, thành phẩm
+ Nguồn kinh phí: là nguồn vốn do nhà nước cấp kinh phí nhằm thực hiện
nhiệm vụ đặt hàng như nghiên cứu, thí nghiệm,…
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. NỢ PHẢI TRẢ
1. Tiền ( tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển) 1. Phải trả người bán
2. Phải thu khách hàng 2. Phải trả nợ vay
3. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3. Phải trả người lao động
4. Phải thu khác 4. Phải trả khác
5. Tạm ứng 5. Khách hàng ứng trước tiền hàng
6. Nguyên vật liệu 6. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
7. CCDC 7. Vay ngắn hạn, vay dài hạn
8. Hàng hóa
9. Thành phẩm
10. Hàng mua đang đi đường
11. Hàng gửi bán
12. Chi phí SXKDDD
13. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
14. Ứng trước tiền cho người bán
I. TÀI SẢN DÀI HẠN II. VỐN CHỦ SỠ HỮU
1. Tài sản cố định 1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Hao mòn tài sản cố định (ghi số âm) 2. Lợi nhuận chưa phân phối
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3. Các quỹ
Tổng TS = A Tổng NV = A
Đẳng thức kế toán cơ bản

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN

HAY

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ+ VỐN CHỦ SỞ HỮU


Chu trình kế toán

Chu trình kế toán là tập hợp các bước kế toán thực hiện các công
việc đo lường, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán
Bước 1: Lập hoặc tiếp nhận chứng từ
Bước 2: Ghi sổ nhật ký
Bước 3: Ghi sổ cái
Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và khóa sổ kế toán
Bước 5: Lâp báo cáo kế toán
Tài sản (đọc thêm)
 Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng
nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm
giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
 Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các
trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản
xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tài sản (đọc thêm)
Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,
vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng
sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm
soát của doanh nghiệp.
 Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể
không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động
triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí
quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
Tài sản (đọc thêm)
 Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện
đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các
giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm
tăng tài sản.
 Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các
khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài
sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như
vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.
Thank you
6

You might also like