You are on page 1of 15

Quá trình ly tâm tách hạt

1. Khởi động
• Tiến hành kiểm tra mâm quay bằng cách dùng tay quay mâm vài lần.
• Khi không có vấn đề thì hạ chụp xuống, mở nhánh mật nguyên và ấn
nút điện để máy ly tâm quay từ từ
• Khi nó đạt tốc độ 200 vòng/phút thì tiến hành nạp liệu.
2. Nạp liệu
• Thực hiện việc nâng cửa xả đường non, nhằm giúp đường được phân phối
đều trong thùng, yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nạp liệu là nồng độ đường
non và tốc độ máy ly tâm.
Tốc độ máy khi nạp liệu:
• + Đối với non C: vì nồng độ cao, độ nhớt lớn nên tốc độ nạp liệu thấp hơn với
đường non A, tốc độ máy là 150-200 vòng/phút. Nếu nạp ở tốc độ cao thì
khiến cho đường non khó bám đều trên thành rổ lưới của máy.
• + Đối với non A: vì có độ nhớt thấp hơn nên thường nạp liệu ở tốc độ khoảng
250 - 300 vòng/phút để tránh đường non phân bố không đều
• Ngoài ra, người ta khống chế tốc độ nạp liệu cho phù hợp với đặc tính của
máy ly tâm đang được sử dụng.
• Lượng nạp liệu:
• + Đối với đường non có kích thước tinh thể lớn, đồng đều và có độ
nhớt thấp. Chúng ta có thể tăng lượng nạp liệu.
• + Đối với đường non có kích thước nhỏ, không đồng đều, có ngụy tinh
và độ nhớt lớn thì lượng nạp liệu được giảm xuống.
3. Phân mật
• Sau khi nạp liệu xong, dưới tác dụng của lực ly tâm mà phần lớn mật trong
đường non được tách ra ngoài, rồi đi vào nhánh mật nguyên. Mật này còn
được gọi là mật nâu.
Thời gian tách mật phụ thuộc vào:
• + Chiều dày lớp đường non: càng lớn thì thời gian tách mật càng kéo dài.
• + Độ nhớt: Độ nhớt mật lớn làm cho thời gian tách mật càng tăng.
• + Cỡ hạt và chất lượng hạt: nếu hạt có kích thước lớn và đồng đều thì thời
gian tách mật giảm.
• + Kích thước thùng quay: kích thước lớn và diện tích lưới máy lớn thì thời
gian tách mật giảm.
4. Rửa đường
• Là quá trình sử dụng nước tưới lên để khử hết lớp mật đường dính ở
bề mặt tinh thể.
• Quy trình: đầu tiên, nước sẽ hòa tan một phần bên ngoài tinh thể tạo
thành nước đường. Sau đó, nhờ tác dụng của lực ly tâm, nước đường
chảy qua các lớp tinh thể, diễn ra cùng lúc với quá trình đó thì sự
khuếch tán, cuối cùng thì lượng nước đường đó thoát ra ở lỗ sàng,
tạo thành mật rửa.
• Rửa nước:
• + Thường dùng nước nóng có nhiệt độ > 60oC hay nước nóng quá
nhiệt > 105 - 110oC.
• + Lượng nước rửa dùng khoảng 2 - 3% so với khối lượng đường non
và thay đổi tùy thuộc kích thước hạt tinh thể.
• + + Chất lượng nước: không bị vẩn đục, không có tạp chất hoặc mùi,
thường sử dụng nước ngưng tụ để rửa.
• Rửa hơi
• + Sau khi rửa nước xong thì dùng hơi bão hòa có áp suất 3 - 4 at để
tiếp tục rửa.
• + Lượng hơi sử dụng bằng khoảng 2 - 3% so với khối lượng đường
non.
• Mục đích của rửa hơi
• + Hơi nước dễ dàng đi qua các khe hở nhỏ giữa các tinh thể, làm tăng
nhiệt độ, giảm độ nhớt giúp quá trình ly tâm xảy ra tốt hơn.
• + Khi hơi bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ lại thành nước và có tác dụng rửa
tinh thể đường thêm một lần nữa.
• + Hơi có nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh thể khô hơn. Ngoài tác dụng sấy
sơ bộ, làm hạt đường bóng sáng hơn, thì còn giảm khả năng vón cục
đường.
5. Ngừng máy và xả đường
• + Sau khi rửa hơi xong đóng van hơi lại, hãm máy và xả đường.
• + Toàn bộ thời gian hoàn thành quá trình ly tâm gọi là chu kỳ ly tâm
Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình ly tâm
1. Chất lượng đường non
• Chất lượng đường non là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến tốc
độ tách mật.
• Còn tốc độ tách mật thì lại chịu ảnh hưởng vào kích cỡ hạt tinh thể
đường, độ nhớt của đường non hoặc độ dính của mật đường.
1.1. Cỡ hạt và chất lượng hạt
• Hạt tinh thể của đường non có kích cỡ vừa phải và sắp xếp đều đặn,
khe hở giữa các tinh thể đường phải lớn và tách mật dễ dàng.
• Nếu kích thước hạt không đồng đều, đặc biệt có xuất hiện ngụy tinh,
khi đến quá trình phân mật dễ làm nghẹt lổ lưới.
• Nếu xảy ra hiện tượng dính chùm thì việc tách được lớp mật giữa các
tinh thể diễn ra vô cùng khó khăn.
1.2. Độ nhớt của đường non
• Đường non có độ nhớt quá lớn thì quá trình ly tâm sẽ rất khó khăn, vì
thế ta cần hâm nóng đường non để khắc phục tình trạng.
• Ngoài ra, độ nhớt quá lớn còn khiến thời gian rửa hơi giảm đi, tăng
lượng nước nóng.
• Độ nhớt quá thấp thì sẽ tiêu tốn chi phí năng lượng trong các quá
trình xử lý.
2. Kỹ thuật thao tác của người công nhân
• Người công nhân phải có đầy đủ kiến thức, nắm vững các cơ sở kỹ
thuật của thao tác tách mật (chỉ tiêu chất lượng đường non, có óc
phán đoán mức độ tách và độ ẩm của đường cát, biết cách phát huy
tối ưu khả năng của máy ly tâm).
• Nếu sỡ hữu những khả năng trên thì quá trình ly tâm sẽ đạt hiệu quả
cao về chất lượng đường, giảm tổn thất, tiết kiệm được công sức và
chi phí điện, nước.

You might also like