You are on page 1of 17

CHỦ ĐỀ:

CÁC LOẠI NẤM ĐỘC


TẠI VIỆT NAM
NẤM MŨ KHÍA NÂU XÁM (INOCYBE RIMOSA)

Thường gặp: mọc trên


mặt đất trong rừng,
nơi có nhiều lá cây
mục nát và một số nơi
khác
NẤM MŨ KHÍA NÂU XÁM (INOCYBE RIMOSA)
Nhận dạng:

• Mũ nấm: hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi
tơ màu từ vàng đến nâu toả ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ
nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng lẽ,
đường kính mũ nấm 2-8cm

• Phiến nấm: lúc non màu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm
và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống

• Cuống: màu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có
vòng cuống

• Thịt nấm: màu trắng


NẤM MŨ KHÍA NÂU XÁM (INOCYBE RIMOSA)
Độc tố:

• Độc tố: Muscarin

• Chất độc tác động lên hệ thống thần kinh,


gây các triệu chứng như ra mồ hôi quá độ, Kích động Co giật
hôn mê, co giật, ảo giác, kích động, suy
nhược, liệt cơ kết tràng… triệu chứng
thường giảm bớt sau 2 giờ

• Hiếm khi tử vong: chỉ khi xảy ra ngộ độc


quá nặng gây rối loạn, hư hỏng tim mạch
và hô hấp Đổ mồ hôi
NẤM ĐEN NHẠT (AMANITA PHALLOIDES)

Thường gặp: nấm


thường mọc đơn độc
hoặc thành cụm ở trên
mặt đất rừng hoặc bãi cỏ
NẤM ĐEN NHẠT (AMANITA PHALLOIDES)
Nhận dạng:

• Quả nấm thường có màu xanh oliu hay xanh đen,


mũ có hình bán cầu sau trải phẳng, đường kính 6-
12cm

• Phiến nấm màu trắng

• Cuống nấm và vòng nấm màu trắng

• Chân cuống nấm phình dạng củ

• Thịt nấm mềm màu trắng, khi non có mùi thơm


ngọt, già có mùi khó chịu
NẤM ĐEN NHẠT (AMANITA PHALLOIDES)
Độc tố:

• Độc tố: Phallotoxin và amanitin (các đồng phân alpha,


beta và gamma)
• Đây là loài nấm cực độc: chỉ 30g nấm đủ có thể giết chết
người trưởng thanh
Phallotoxin
• Có đến 90% các ca ngộ độc chết người ở châu Âu và
châu Mỹ là do nạn nhân ăn phải loại nấm này. Chất độc
phát huy tác dụng chậm, thường sau 8-12h kể từ khi ăn,
đôi khi phải 72-96h
• Riêng alpha amanitin có thể gây chết người chỉ với 5-
10mg. Khi vào cơ thể, các chất độc đến gan ngăn cản và
phá huỷ các RNA và các protein giết chết các tế bào và
gây tử vong. Amanitin
NẤM ĐỘC TRẮNG HÌNH NÓN (AMANITA VIROSA)

Thường gặp: mọc


thành từng cụm hoặc
đơn chiếc trên mặt đất
trong rừng và một số
nơi khác
NẤM ĐỘC TRẮNG HÌNH NÓN (AMANITA VIROSA)
Nhận dạng:

• Mũ nấm: màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non


đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào
cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum
hình nón với đường kính 4-10cm

• Phiến nấm màu trắng

• Cuống nấm: màu trắng, có vòng dạng mỏng ở đoạn


trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và
có bao gốc hình đài hoa

• Thịt nấm: mềm, màu trắng, mùi khó chịu


NẤM ĐỘC TRẮNG HÌNH NÓN (AMANITA VIROSA)
Độc tố:

• Các Amanitin (amatoxin)

• Có tính độc cao

• Tình trạng khi ăn phải nấm: đau bụng, buồn


nôn, nôn dữ dội, khát nước, tiêu chảy kéo dài
2-3 ngày, sau đó người ngộ độc sẽ bị co giật,
mất ý thức, tổn thương gan thận, hôn mê. Tử
vong có thể xảy ra trong 6-16 ngày.
NẤM ĐỘC TÁN TRẮNG (AMANITA VERNA)

Thường gặp: mọc


thành từng cụm hoặc
đơn lẻ trên mặt đất
trong rừng
NẤM ĐỘC TÁN TRẮNG (AMANITA VERNA)
Nhận dạng:

• Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu


tròn hình trứng, dính chặt vào cuống nấm. Khi trưởng
thành, mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10
cm. Khi già, mép mũ có thể cụp xuống.

• Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Màu trắng.

• Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên


gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao
gốc hình đài hoa.

• Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.


NẤM ĐỘC TÁN TRẮNG (AMANITA VERNA)
Độc tố : 

• Các Amanitin (Amatoxin)

• Có độc tính cao.

• Chất độc tác động lên nguyên sinh chất


tế bào, gây phá hủy tế bào, từ đó làm
hư hại 1 số cơ quan, tổ chức trong cơ
thể. Triệu chứng nhiễm độc thường
xuất hiện muộn, nguy cơ tử vong cao.
NẤM TÁN BAY (AMANITA MUSCARIA)

Thường gặp: mọc


thành từng cụm hoặc
đơn lẻ trên mặt đất
trong rừng
NẤM TÁN BAY (AMANITA MUSCARIA)
Nhận dạng:

• Màu sắc: Mũ màu đỏ có những đốm trắng,


những đốm nầy không bị trôi dưới các cơn mưa.

• Mũ: Rộng từ 7 – 25 cm

• Vành: Màu trắng, rũ xuống

• Thân: Màu trắng, có những mụt vàng ở dưới gốc

• Khía: Màu trắng

• Nấm đôi khi có màu vàng nếu tìm thấy ở dưới


những gốc cây thông.
NẤM TÁN BAY (AMANITA MUSCARIA)
Độc tố:

• Các muscimol và axit


ibotenic.

• Những độc tố kể trên tác


động lên hệ thần kinh
trung ương, gây kích
ứng, buồn nôn, buồn
ngủ, ảo giác.
1.NẤM Ô TÁN TRẮNG PHIẾN XANH- CHLOROPHYLLUM
MOLYBDITES
2.NẤM MŨ ĐẦU LÂU MÙA THU- GALERINA MARGINATA
3.NẤM MŨ TỬ THẦN- AMANITA PHALLOIDES
4. NẤM ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN- PLEUROCYBELLA
PORRIGENS
5. NẤM BỘ NÃO- GYROMITRA ESCULENTA

You might also like