You are on page 1of 36

KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM

Chương 3

HÓA CHẤT
&
DUNG DỊCH
NỘI DUNG
1. Hóa chất
a. Giới thiệu
b. Bảo quản
2. Dung dịch
a) Giới thiệu
b) Nồng độ
3. Pha dung dịch
a) Pha dung dịch có một chất tan
b) Pha dung dịch có nhiều chất tan
4. Dung dịch chuẩn
1. HÓA CHẤT
 Chất hóa học (chất) nguyên tố hóa học /
hợp chất hóa học.
 Hóa chất trong phòng thí nghiệm ở các
trạng thái rắn, lỏng, hoặc khí
 Độ tinh khiết:

+ kỹ thuật
+ phân tích
HÓA CHẤT
Hóa chất được đóng trong chai lọ thủy tinh, nhựa
… có nhãn ghi:
+ Tên chất hóa học
+ Công thức hóa học
+ Mức độ sạch
+ Trọng lượng hóa chất
+ Phân tử khối
+ Điều kiện bảo quản
+ Nơi sản xuất
+ Các ký hiệu an toàn
HÓA CHẤT
(Ký hiệu cảnh báo)

GHS: the Globally Harmonized System


HÓA CHẤT
(Ký hiệu cảnh báo)

Chất dễ ăn mòn
Tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt và quần áo.
HÓA CHẤT
(Ký hiệu cảnh báo)

 Chất độc
Hình: Nhãn hộp hóa chất NaCl
Cách sử dụng và bảo quản hóa chất
(Hóa chất chưa pha)
 Hóa chất luôn để trong hộp kín,
có nhãn.
 Để hóa chất ở một vị trí riêng biệt
của PTN, theo quy định trên nhãn
mác, sắp xếp hóa chất theo nhóm.
 Trước khi lấy hóa chất phải lau
sạch nắp và cổ lọ
 Không dùng lẫn nắp đậy và dụng
cụ lấy hóa chất của hóa chất khác.
 Không dùng hóa chất đã rơi vãi,
đổi màu, rửa nước, hết hạn sử
dụng…
Cách sử dụng và bảo quản hóa chất
(Hóa chất đã pha)
 Lọ đựng hóa chất phải sạch và
khô, có nắp đậy
 Khi đựng hóa chất phải có nhãn
(Tên hóa chất, nồng độ dung
dịch, ngày pha, người pha và
một số thông số riêng)
 Để nắp và dụng cụ lấy hóa chất
ở nơi sạch, không để phần tiếp
xúc với hóa chất xuống bàn
 Bảo quản theo tính chất của
từng hóa.
Cách sử dụng và bảo quản hóa chất
(Nơi làm thí nghiệm )
 Chỉ để hóa chất đang dùng lúc đó.
 Các hóa chất để bốc hơi , có mùi… phải lấy nhanh
hoặc lấy trong tủ hút, sau đó đậy kín ngay
 Khi làm việc với kiềm, acid và các chất độc phải
theo đúng quy định.
 Không được ngửi trực tiếp hay nếm thử hóa chất.
 Các hóa chất dễ cháy, dễ nổ không được để gần
lửa.
2. Dung dịch
Là hỗn hợp của hai hay nhiều chất tác động hỗ trợ với
nhau về lý hóa học.

Vd: Dd NaOH 10%:

- chất tan : NaOH


- Dung môi : nước cất
- Nồng độ: Trong 100g dung dịch NaOH
10% có 10g NaOH khan
Nồng độ dung dịch
 Nồng độ là một cách mô tả thành phần hỗn hợp
(chất lỏng, chất rắn, chất khí)
 Các loại nồng độ
1. Nồng độ phần trăm
2. Nồng độ mol
3. Nồng độ đương lượng mol
Nồng độ dung dịch
Nồng độ phần trăm (%)
1. Nồng độ % khối lượng – khối lượng (C% w/w )
2. Nồng độ % khối lượng – thể tích (C% w/v )
3. Nồng độ % thể tích – thể tích(C%v/v)

Ngoài ra: ‰, ppm, mg/ml, g/ml….


Nồng độ phần trăm
m chất tan
C % w/w = × 100%
m dungdịch + m chất tan

Hoặc: số gam chất tan trong 100 g dung dịch (thường


dùng tính toán trong PTN)
Đây là đơn vị nồng độ chính xác
Đơn vị: %w/w
Các đ/v khác: ppm (nồng độ phần triệu), mg%, ‰ (nồng
độ phần ngàn)
Nồng độ phần trăm
Khối lượng – thể tích
m chất tan
C% w/v = × 100%
V dung dịch
Hoặc: là số gam của một chất hòa tan trong
100ml dung dịch
Đây là nồng độ không chính xác
Đơn vị: %w/v, ppm, mg%, g/l, mg /l
Nồng độ phần trăm
Thể tích – thể tích
V chất tan
C% v/v = × 100%
V dung dịch
Hoặc: là số ml của một chất hòa tan trong 100 ml dung dịch
Đây là nồng độ không chính xác
Đơn vị: % v/v
Nồng độ phần trăm
 Tỉ lệ phần trăm thường ít được dùng đến ngoại trừ
phần trăm về khối lượng.
 Nồng độ % ghi trên nhãn mác là nồng độ % w/w
Vd: HCl C%w/w = 37%w/w
H2SO4 C% w/w = 96%w/w
Nồng độ phân tử gram
Hay còn gọi là nồng độ mol thể tích khí hiệu C M
n chất tan
CM =
V dungdịch
Đơn vị: M. mol/l, ptg/l
Đây là đơn vị chính xác dùng trong hóa phân
tích và được sử dụng rộng rải.
Bất lợi : nhiệt độ ( Tº tăng thì số mol giảm)
Nồng độ chuẩn
 Còn gọi là nồng độ đương lượng (CN)
 Nồng độ đương lượng của một chất là số đương
lượng gam (số Đ) chất đó trong một lit dung dịch
 Đơn vị : N hoặc dlg/l.
 Một dung dịch có thể có nhiều nồng độ đương
lượng cho các loại phản ứng khác nhau.
Chuyển đổi nồng độ
C%w/w  CM
10.C% w /w. d
CM =
mM
Trong thí nghiệm, thường ghi nồng độ phần trăm
khối lượng nên ta muốn pha nồng độ mol thì
phải tính toán theo công thức này
3. Pha dung dịch
3.1. Pha dung dịch có một chất tan
1. Tính toán số liệu hợp lý.
2. Chuẩn bị hóa chất và đọc hướng dẫn pha trên nhãn
3. Xây dựng cách pha cho phù hợp
4. Chuẩn bị dụng cụ thích hợp để pha
5. Cân (đong), pha hóa chất đúng cách và chính xác
6. Vệ sinh dụng cụ

Ví dụ: Pha 100ml NaCl 0,09% (Cw/v)


Pha 100ml H2SO4 1M từ dd H2SO4 đậm đặc
(d=1,84, Cw/w = 98%)
Pha dung dịch có một chất tan
Bài tập 1: Pha 100ml NaCl 0,09% (Cw/v)
1- Tính toán: 0,09 g NaCl
2- Chuẩn bị hóa chất: (1) NaCl và (2) n ước cất.
3- Cách pha: 2 cách
Cách 1: trực tiếp – dùng bình định mức
- Cân 0,09 bằn cân 3 hoặc 4 chữ số.
- Cho 0,09 g NaCl vào bình định mức 100 ml qua phểu. Tráng phểu và bì cân bằng nước cất (lượng nước
khoảng 2/3 bình cầu), lắc cho tan muối (khi thấy đáy của bình trong)
- Cho nước vào đến vạch định mức.
- Đậy nắp bình (vặn nhẹ nắp mài), đảo đều cho muối hòa vào nước (giữ nắp khi đảo)
Cách 1: Gián tiếp – dùng cốc đong và ống đong
- Cân Cân 0,09 bằn cân 3 hoặc 4 chữ số trong cốc đong 100 ml (hoặc 250 ml).
- Cho khoảng 30 ml nước, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan hết, cho vào ống đong 100ml (hoặc bình định
mức 100 ml), tráng cốc 2 lần và định mức nước đến vạch 100 ml. Đổ dung dịch muối lại cốc đong rồi dùng
đũa thủy tinh khuấy đều.
4- Chuẩn bị dụng cụ: dựa vào cách pha để chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp
5 – Thực hiện cách cân và pha cho chính xác. Bảo quả dung dịch NaCl 0,09% trong lọ thủy tinh có nắp mài,
ghi nhãn mác rõ rang.
6 – Vệ sinh : lau cân và nơi làm việc; Cất hóa chất vào đúng chỗ quy định; rửa các dụng cụ đã sử dụng xà
phòng, và nước sạch, tráng bằng nước cất, phơi khô hoặc sấy (tùy theo điều kiện của phòng thí nghiệm.
Pha dung dịch có một chất tan
Bài tập 1: Pha 100ml H2SO4 1M từ dd H2SO4 đậm đặc( d=1,84, Cw/w = 98%)
1- Tính toán: 5,43 ml dd H2SO4 đậm đặc (dùng công thức chuyển đổi CM và pha loãng dd)
2- Chuẩn bị hóa chất: (1) lọ hóa chất H2SO4 đậm đặc và (2) nước cất.
3- Cách pha:
- Cho nước vào khoảng 2/3 bình định mức 100ml
- Dùng pipet 10 ml hút 5,43 ml H2SO4 đậm đặc (hút trong tủ HÚT hóa chất hoặc ở nơi
thoáng) cho từ từ vào bình (tuyệt đối không cho nước vào acid đậm đặc). Lắc đều bình.
- Cho nước cất vào đến vạch định mức.
- Đậy nắp bình (vặn nhẹ nắp mài), đảo đều cho acid hòa đều trong nước (giữ nắp khi đảo)
4- Chuẩn bị dụng cụ: dựa vào cách pha để chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp
5- Thực hiện cách cân và pha cho chính xác. Bảo quả dung dịch H2SO4 trong lọ thủy
tinh có nắp mài, có nhãn mác.
6 – Vệ sinh : rửa các dụng cụ đã sử dụng bằng nước xà phòng, và nước sạch, tráng bằng
nước cất, phơi khô hoặc sấy (tùy theo điều kiện của phòng thí nghiệm. Lau chùi nơi làm
việc. Cất hóa chất vào đúng chỗ quy định.
Cách pha dung dịch
3.2. Pha dung dịch có nhiều chất (*)
- Tính toán số liệu
- Chuẩn bị dụng cụ
- Cân riêng từng chất. Cho chất thứ nhất vào cốc chứa một lượng
dung môi nhỏ hơn lượng cần pha, khuấy tan hết rồi tiếp tục cho chất
thứ 2 khuấy tan,… sau đó định mức lại thể tích cho chính xác bằng
chính dung môi đó. Sử dụng dụng cụ thích hợp.
- Vệ sinh dụng cụ
(*) lưu ý:
- Các chất trong dung dịch không có tác dụng hóa học với nhau .

VD: Pha 1l môi trường nuôi cấy vi khuẩn LB gồm các thành phần
sau 10g Trypton ; 5g Cao nấm men; 5g NaCl
Pha dung dịch có nhiều chất tan
VD: Pha 1l môi trường nuôi cấy vi khuẩn LB gồm các thành phần sau
10g Trypton ; 5g Cao nấm men; 5g NaCl
1- Tính toán: bài này không cần tính toán số liệu
2- Chuẩn bị dụng cụ: Cốc đong 1 lít; đữa khuấy; ống đong 1l
3- Cách pha:
- Cho khoảng 700 ml nước cất vào cốc đong 1000ml
- Cân 10g Trypton sau đó cho vào cốc khấy tan; Cân 5g Cao nấm
men sau đó cho vào cốc khấy tan; cuối cùng cân 5g NaCl sau đó cho
vào cốc khấy tan,
- Rót dung dịch trên vào ống đong 1000ml, cho them nước cất đến
vạch 1000ml,
- Rót lại dung dịch vào cốc 1000 ml trên, dùng đũa thủy tinh khấy
đều.
4- Vệ sinh dụng cụ bằng xà phòng. Lau chùi nơi pha, cất hóa chất
đứng nơi quy định.
DUNG DỊCH CHUẨN
Dung dịch chuẩn là dung dịch có nồng độ chính xác

Trong quá trình pha hóa chất có nhiều yếu tố làm sai nồng độ như:
 Cân đo không chính xác
 Các chất chưa tinh khiết hay hút nước
 Để lâu bị thăng hoa hay oxi hóa
=> phải kiểm tra nồng độ thực của dung dịch pha dựa vào các chất ổn
định như các dung dịch chuẩn.
DUNG DỊCH CHUẨN
Các phương pháp pha dung dịch chuẩn:
1.Pha chế dung dịch chuẩn từ chất gốc

Chất gốc thường là những chất rắn nguyên chất, có độ tinh khiết
cao
VD: Na2B4O7.10H2O, axit oxalic H2C2O4.2H2O, axit benzoic
C6H5COOH, AgNO3, K2Cr2O7,. . .

2. Pha chế dung dịch chuẩn từ dung dịch có nồng độ lớn hơn
C1V1 = C2V2
CÁCH PHA DUNG DỊCH CHUẨN
3. Pha chế dung dịch chuẩn từ ống chuẩn.
 " Ống chuẩn" là ống trong đó đã chứa sẵn một lượng chính xác
thuốc thử ở dạng rắn hoặc lỏng.

4. Pha chế dung dịch chuẩn từ chất không phải là chất gốc:
quá trình điều chế gồm 2  giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Điều chế dung dịch có nồng độ gần đúng, cách làm
tương tự như điều chế dung dịch chuẩn từ chất gốc.
Giai đoạn 2: Xác định chính xác nồng độ dung dịch được điều
chế ở trên, bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn thích hợp.
Chuẩn độ dung dịch
Ví dụ: pha 1 lít dung dịch chuẩn NaOH 0,1M , ta
làm như sau:
-       Giai đoạn 1: pha 1l dung dịch NaOH có nồng độ
gần đúng 0,1M. 
-       Giai đoạn 2: xác định chính xác nồng độ dung
dịch NaOH vừa pha chế ở trên bằng cách chuẩn độ
với dung dịch chuẩn gốc là dung dịch HCl 0,1M.
BÀI TẬP
1. Pha 10 lít dung dịch sát khuẩn theo công thức của WHO gồm các chất như
như sau: Ethanol 70 % (pha từ dd gôc Ethanol 98%); glycerol 0,125% (pha từ dd gôc glycerol 98%); H 2O2 1,45% (pha từ dd gôc H2O2 3%), nư
nước cất.
2. Pha 200ml dung dịch khoáng vi lượng có độ đậm đặc ( x 200) trong môi trường MS có các thành phần như sau:

Các chất trên đều hòa tan trong nư


nước cất.

Thành phần Hàm lượng(mg/L) Độ đậm đặc


(trong 1 l dung dịch MS) (X200)
MnSO4.4H2O 22.30
H3BO3 6.20
ZnSO4.7H2O 8.60
KI 0.83
Na2MoO4 0.25
CuSO4.5H2O 0.025
CoC2.6h2O 0.025
BÀI TẬP
3. Pha 200 ml dung dịch TE có các thành phần
sau: Tris-HCl 10mM (157.59g/mol); EDTA
1mM (372.24 g/mol). Nêu các bước thực hiện.

You might also like