You are on page 1of 46

CHƯƠNG 3

MÔI TRƯỜNG & THÔNG TIN TRONG


QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ.

2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ.

3. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ ĐỐI


VỚI TỔ CHỨC.

4. QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG.


MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ

MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ LÀ GÌ?

ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ


MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực
lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến thành quả hoạt động quản trị của tổ chức
ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG
QUẢN TRỊ
1. Tác động đến mọi tổ chức.
2. Môi trường quản trị là môi trường kinh tế xã hội,
các yếu tố của môi trường luôn biến động làm xuất
hiện những cơ hội và đe dọa cho tổ chức. Ngược lại
trong một giới hạn nào đó, doanh nghiệp cũng tác
động ngược lại môi trường.
3. Tổ chức không thể thay đổi hay lựa chọn các yếu tố
thuộc môi trường bên ngoài mà phải xác định, ước
lượng và thích nghi với chúng.
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
PHÂN LOẠI

Môi trường bên ngoài. Môi trường nội bộ

TỔ CHỨC TỔ CHỨC
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô bao gồm những định chế, những yếu tố ảnh hưởng đến nhiều ngành
nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế trên bình diện rộng và lâu dài
Môi trường vĩ mô tác động đến tổ chức nhưng tổ chức lại ít ảnh hưởng và không kiểm
soát được đối với các yếu tố của môi trường vĩ mô.

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:


Các yếu tố kinh tế: thị trường, tiền tệ, giá cả, tỷ giá hối đoái……
Các yếu tố chính trị: thể chế chính trị, sự ổn định chính trị. Chính sách của Nhà nước...
Các yếu tố văn hóa xã hội: dân số, trình độ dân trí, phong tục tập quán, ….
Các yếu tố tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu thời tiết….
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ: trình độ công nghệ, chính sách đầu tư vào khoa học
giáo dục…..
Các yếu tố quốc tế: tình hình khu vực và thế giới…
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Môi trường vi mô:

Môi trường vi mô còn được gọi là môi trường tác nghiệp, nó bao gồm những yếu tố trong ngành
ảnh hưởng một cách gần gũi và trực tiếp đến hoạt động quản trị của tổ chức, do đó, khi doanh
nghiệp thay đổi ngành nghề và thị trường hoạt động thì ngay lập tức các yếu tố môi trường đã
thay đổi.


Doanh nghiệp có thể tác động ngược lại các các yếu tố của môi trường vi mô và có thể kiểm soát
chúng ở một mức độ nhất định.


Các yếu tố môi trường vi mô của một doanh nghiệp:

Khách hàng

Nhà cung ứng

Đối thủ cạnh tranh

Nhà phân phối.

Cổ đông


MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Bất cứ tổ chức nào cũng tồn tại một môi trường bên trong tổ chức.
Những yếu tố của môi trường này tạo nên sức mạnh cũng như
năng lực cạnh tranh cho tổ chức đồng thời cho biết mặt mạnh và
yếu của tổ chức. Với những yếu tố này, tổ chức có thể kiểm soát
và điều chỉnh theo ý muốn.
Môi trường bên trong gồm các yếu tố sau:
Tình hình tài chính:
Tình hình sản xuất:
Tình hình nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp
Nhân sự và quản trị
Marketing
Tài sản vô hình và văn hóa doanh nghiệp
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
1. Yếu tố kinh tế:
a) Tăng trưởng hay suy giảm kinh tế:
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
 Lạm phát:
 Tỷ giá hối đoái – lãi suất ngân hàng:
b) Chính sách kinh tế của Nhà nước:
c) Chu kỳ kinh doanh:
d) Tiền lương tối thiểu:
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
2. Yếu tố xã hội:
Dân số

Văn hóa

Nghề nghiệp

Phong cách-lối sống

Hôn nhân gia đình

Tôn giáo
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
3. Yếu tố về hệ thống Chính trị, pháp luật và sự lãnh
đạo của Nhà nước.
Yếu tố chính trị, pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và những hoạt
động của cơ quan nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức
Yếu tố này là một trong những yếu tố Vĩ mô quan trọng nhất ảnh hưởng
mạnh đến tất cả các doanh nghiệp
Việc tạo ra một môi trường chính trị ổn định, pháp luật đầy đủ rõ ràng và
sự lãnh đạo nhất quán của Nhà nước là hết sức quan trọng đối với hoạt
động của doanh nghiệp
Chính phủ có thể thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, ngành
nghề thông qua chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, chính
sách bảo hộ….
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
4. Khoa học công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng để tạo ra sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư vào khoa
học công nghệ cũng rất tốn kém đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm
nhìn, có chiến lược và phải tính toán kỹ càng trước khi ứng dụng.
Khoa học công nghệ thể hiện ở một số phương diện như:
o Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên vật liệu mới với những tính
năng, công dụng mới.
o Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn.
o Trình độ tự động hóa, vi tính hóa ngày càng cao.
o ……
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
5. Yếu tố thiên nhiên
 Yếu tố thiên nhiên (đia chất, khí hậu, thủy văn….) ảnh hưởng đến
doanh nghiệp cả mặt tích cực và tiêu cực. Những điều kiện khắc
nghiệt về thời tiết, địa hình ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc sống
của con người từ đó hình thành nên tập quán tiêu dùng đòi hỏi
doanh nghiệp phải có chính sách sản xuất kinh doanh phù hợp
 Nhưng thiên nhiên cũng là nơi cung cấp cho doanh nghiệp
nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh. Nguồn cung ứng nguyên
vật liệu ảnh hưởng đến việc phân bố của doanh nghiệp. Thông
thường doanh nghiệp thường có trụ sở tại gần nguồn cung ứng
nguyên liệu để thuận tiện trong sản xuất…
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VI MÔ
1. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Làm gì để chống lại đối thủ cạnh tranh
 Hiểu đối thủ.
 Phân tích điểm mạnh – yếu của ta và đối thủ.
2. Khách hàng
• Khách hàng là Thượng đế.
• Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ VI MÔ
3. NHÀ CUNG CẤP

4. ĐỐI THỦ TIỀM ẨN:


NHỮNG KHÓ KHĂM KHI GIA NHẬP NGÀNH:
 SẢN XUẤT PHẢI CÓ QUY MÔ LỚN.
 SẢN PHẨM CHUYÊN BIỆT.
 NHU CẦU VỐN LỚN.
 SỰ CHỐNG TRẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CŨ

5. SẢN PHẨM THAY THẾ.


MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
• Nhóm này bao gồm các yếu tố và điều kiện bên trong của
doanh nghiệp như: nguồn tài chính, nguồn nhân lực hệ thống
cơ sở vật chất v.v...
• Nhóm này giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh,
điểm yếu trong các hoạt động về quản trị của mình
• Các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng khá quan trọng đến việc xác
định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức
• nhóm này là những tiền đề chủ yếu cho quá trình lựa chọn và
xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh của các
doanh nghiệp
Quản trị môi trường kinh doanh
1) Dùng đệm: Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do môi trường
gây ra, nhà quản trị có thể dùng đệm cho tổ chức chống với
những ảnh hưởng môi trường từ phía đầu vào hoặc đầu ra
2) San bằng: san đều ảnh hưởng của môi trường
3) Tiên đoán: Là khả năng đoán trước những biến chuyển của
môi trường và những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức
4) Bảo hiểm: mua bảo hiểm để phòng ngừa những rủi ro bất trắc
của môi trường
5) Kết nạp: Thu hút những cá nhân hay những tổ chức có thể là
những mối đe doạ từ môi trường cho tổ chức
6) Liên kết: Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một
hành động chung.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
1. Nhưng vấn đề liên quan đến thông tin

2. Hệ thống thông tin trong quản trị


THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
1.Khái niệm thông tin quản trị:
 Với các nhà triết học thì thông tin là một phạm trù triết
học phản ánh sự vận động và tương tác của các hiện tượng
sự vật và quá trình tư duy.
 Với các nhà kinh tế thì thông tin là tín hiệu được thu nhận,
được tìm hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết
định
Bản chất thông tin:
Thông tin là quá trình thu thập, bảo quản, xử lý và cung cấp
những tin tức cần thiết và có ích cho quá trình quản trị tổ
chức.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
Đặc điểm thông tin:
o Sau khi thu thập, thông tin phải được xử lý mới có giá trị.
o Thông tin càng cần thiết càng quý.
o Không thể sản xuất và dùng dần.
oThông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời càng tốt.
Nguyên tắc thông tin:
o Chính xác;
o Kịp thời;
o Trung thực;
o Khách quan;
o Đầy đủ
o Liên tục;
o Hiệu quả.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị

2. Vai trò của thông tin quản trị:


a) Vai trò trong việc ra quyết định:
- Nhận thức vấn đề cần phải ra quyết định.
- Xác định cơ hội, và các mối hiểm nguy trong kinh doanh.
- Xác định các cơ sở, tiền đề khoa học cần thiết để ra quyết định.
- Lựa chọn các phương án.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị

b) Vai trò trong hoạch định, tổ chức, lãnh


đạo, điều hành và kiểm soát :
- Nhận thức vấn đề;
- Cung cấp dữ liệu;
- Xây dựng các phương án;
- Giải quyết vấn đề;
- Uốn nắn sửa chữa sai sót lệch lạc;
- Kiểm soát.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
c) Vai trò trong phân tích, dự báo và
phòng ngừa rủi ro.
- Phân tích.
- Dự báo.
- Xây dựng phương án phòng ngừa rủi ro.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
3. Đối tượng của thông tin quản trị:
Đối tượng thu thập: số liệu, tư liệu xảy ra trong quá
trình kinh doanh và trong môi trường kinh doanh.
Đối tượng sử dụng: các nhà quản trị, khách hàng, đối
thủ cạnh tranh, các cổ đông v.v.
Đối tượng nhận tin: các nhà quản trị, các cơ quan và
bộ phận tham mưu giúp việc.
Đối tượng xử lý và bảo quản: các văn bản, tài liệu v.v.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
4. Phân loại thông tin
Phân loại theo nguồn gốc: từ người ra quyết định, từ kết quả.
Phân loại theo vật mang: Thông tin bằng văn bản, bằng âm thanh,
bằng băng, dĩa, tranh ảnh v.v ..
Phân loại theo tầm quan trọng: rất quan trọng, quan trọng và không
quan trọng.
Phân loại theo phạm vi: toàn diện, từng mặt ...
Phân loại theo đối tượng sử dụng: Thông tin cho người thực hiện,
thông tin cho người ra quyết định v.v.
Phân loại theo giá trị: có giá trị, ít giá trị và không có giá trị,.
Phân loại theo tính thời sự: mới, cũ, v.v.
…………..
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
5. Mục tiêu của thông tin quản trị
Quy trình xác định và thực hiện mục tiêu thông tin:
Bước 1: Phát hiện và xác định vấn dề
Bước 2: Xác định nhu cầu về thông tin
Bước 3: Nghiên cứu khả năng đáp ứng các nhu cầu về thông
tin
Bước 4: Phác thảo sơ bộ mục tiêu của thông tin và hệ thống
thông tin trong một tổ chức
Bước 5: Thẩm định và lựa chọn mục tiêu.
Bước 6: Thực hiện và kiểm soát việc hoàn thành mục tiêu.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
6. Nguồn thông tin:
Trên phương diện lý thuyết người ta có thể phân
loại các nguồn thông tin trong quản trị thành các
loại sau
 Nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp.
 Nguồn bên trong và nguồn bên ngoài.
 Nguồn mới và nguồn cũ.
 Nguồn quan trọng và nguồn ít quan trọng v.v.
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
7. Nội dung và chất lượng và hình thức thông tin:
a) Nội dung:
Thông tin đầu vào: Tình hình nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thị trường, tình hình cạnh
tranh.
Thông tin đầu ra: Tình hình kết quả kinh doanh.
Thông tin phản hồi: Thông tin về phản ứng của nhân viên, người thực hiện, quá trình thực
hiện, về phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Thông tin về môi trường quản trị: Tình hình môi trường kinh doanh (pháp luật, chính sách,
thời tiết, khí hậu v.v...).
Thông tin về các đối tượng quản trị. Thông tin về nhân sự, sản phẩm, marketing, tài chính,
chất lượng v.v...
Thông tin về kết quả quản trị: Thông tin về lợi nhuận, năng suất hiệu quả, thị phần, cạnh
tranh v.v ...
Thông tin về hoạt động quản trị: Thông tin về quá trình ra quyết định, hoạch định, tổ chức...
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
b) Chất lượng thông tin:
Chất lượng thông tin là mức độ thoả mãn nhu cầu về thông tin của
những người sử dụng. Nó thể hiện ở các mặt sau: mức độ thời sự,
mức độ kịp thời, mức độ chính xác, mức độ quan trọng v.v...
Những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thông tin trong quản trị là
nhanh, chính xác, kịp thời, bí mật, đầy đủ v.v...
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng thông tin: tiến bộ khoa
học kỹ thuật, con người, công nghệ, môi trường, phương pháp tổ
chức v.v...
Phương pháp nâng cao chất lượng thông tin: Đầu tư công nghệ kỹ
thuật mới, đào tạo và sử dụng con người, tổ chức hệ thống khoa học,
có cơ chế quyền lợi và trách nhiệm thích hợp v.v...
THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ
Những vấn đề liên quan về thông tin quản trị
c) Hình thức thông tin:
Những hình thức thông tin chủ yếu trong quản trị thường
là bằng lời nói, chữ viết, ký ám hiệu, văn bản, điện thoại,
thư tín v.v..
Để lựa chọn hình thức thông tin nào là có hiệu quả người
ta thường căn cứ vào hiệu quả truyền thông và hiệu quả
kinh doanh, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp, căn
cứ vào bản chất, ưu nhược điểm của từng hình thức, căn
cứ vào nội dung và tính bảo mật v.v
Thu thập thông tin
Phương pháp quan sát.

Phương pháp thực nghiệm.

Phương pháp thăm dò dư luận.

Phương pháp thu thập thông tin tại bàn.

Phương pháp thu thập thông tin tại hiện trường.


Xử lý thông tin
Thông tin chỉ có giá trị hay giá trị tăng lên rất nhiều
khi được xử lý.
Về bản chất thì phương pháp xử lý là trình tự các
bước tác động vào thông tin nhằm rút ra những thông
tin mới cần thiết cho quá trình quản trị
Một số phương pháp xử lý thông tin: phương pháp
thủ công, phương pháp bằng máy tính điện tử,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,
phương pháp toán xác suất thống kê, phương pháp
giám định v.v....
Phổ biến thông tin
Thông tin chỉ có giá trị với tổ chức khi nó được đưa đến
người sử dụng.
Phải nghiên cứu và tìm ra được những phương pháp phổ
biến thông tin sao cho những người sử dụng nó đạt được
hiệu quả cao nhất trong công việc.
Một số phương pháp phổ biến thông: bằng công văn,
bằng báo cáo, bằng đề án, bằng truyền miệng, bằng cách
thông báo, bằng các cuộc hội họp v.v...
Đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp, rồi trên
cơ sở đó lựa chọn những phương pháp có nhiều ưu điểm
và thích hợp nhất với đơn vị mình
Quá trình thông tin
(1) Nguồn thông tin
(2) Thông điệp.

(3) Mã hóa.

(4) Kênh.

(5) Người nhận.

(6) Giải mã.

(7) Phản hồi


Kênh truyền thông
là con đường thông điệp đi từ người gửi đến người nhận
Các loại kênh truyền thông:
Truyền thông trực diện.
Truyền thông qua điện thoại.
Truyền thông viết đích danh hay không đích danh.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn kên truyền thông:
Mức độ thông tin cần thiết trong truyền thông: lượng thông
tin cần truyền tải, phạm vi thông tin.
Thời gian cần thiết cho truyền thông vì thời gian là tài
nguyên rất có giá trị trong quản trị.
Thông tin có cần lưu trữ hay không
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ
Là tập hợp các đối tượng (con người) và thiết bị (phần
cứng, phần mềm, dữ liệu) thực hiện các hoạt động thu
thập, xử lý và phân phối thông tin trong một môi trường
nhất định.
Hệ thống thông tin cung cấp cho nhà quản trị các thông
tin phản hồi cần thiết để hiểu và điều hành tổ chức, nó đặc
biệt cần cho việc ra quyết định.
Mục tiêu của hệ thống thông tin là xử lý các dữ liệu để
chuyển chúng thành các thông tin có ích phục vụ cho hoạt
động của các chủ thể khác nhau
Hệ thống thông tin

Nguồn TT Đích TT

Thu thập TT Xử lý, lưu trữ Phân phát

Kho dữ liệu
MÔ HÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN

Hệ thống thông
Thông tin đầu vào Thông tin đầu ra
tin của tổ chức

Thông tin
phản hồi
HẾT CHƯƠNG 3

THANK
YOU

You might also like