You are on page 1of 45

NHÂN 02 TRƯỜNG HỢP GÃY THÂN

XƯƠNG ĐÙI ĐIỂN HÌNH ĐƯỢC


ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TẠI BỆNH
VIỆN ĐK TUY AN – PHÚ YÊN

CN Trần Văn Nho


BVĐK Tuy An, Phú Yên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

• Tại Bệnh viện đa khoa Tuy An tỉnh


Phú Yên từ năm 2010 đến năm 2012,
có nhiều trường hợp gãy xương đùi
được điều trị bảo tồn thành công.
Điển hình có 02 trường hợp gãy kín
thân xương đùi ở người già được lưu
lại điều trị bảo tồn và đạt kết quả tốt.
• Để rút kinh nghiệm và nâng cao chất
lượng điều trị gãy thân xương đùi ở
cơ sở mình, tôi đã nghiên cứu đề tài:
“Nhân 02 trường hợp gãy kín thân
xương đùi được điều trị bảo tồn tại
Bệnh viện đa khoa Tuy An” nhằm
mục đích: Đánh giá kết quả điều trị
gãy kín thân xương đùi bằng phương
pháp điều trị bảo tồn tại Bệnh viện đa
khoa Tuy An.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

• 2.1. Tư liệu và đối tượng:


02 trường hợp gãy thân xương đùi
điển hình.
• 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Hồi
cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

3.1.Tiêu chuẩn đánh giá: Tốt: xương


lành tốt, không biến chứng thần kinh
mạch máu, không teo cơ cứng khớp.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
3.2. Kết quả nghiên cứu:
* Bệnh án thứ nhất:
- Họ và tên: Cù Thị Đ. sinh năm 1935,
phái nữ, nghề nghiệp: già
- Số lưu trữ: 719
- Địa chỉ: An Nghiệp, Tuy An, Phú Yên
- Vào viện: 16 giờ, ngày 12/5/2010
- Ra viện: 08 giờ, ngày 13/5/2010
* Bệnh án thứ nhất:

• Bệnh sử: người bệnh khai ngồi sau xe


máy bị ngã, sau ngã chân trái biến
dạng, không cử động được và người
đi đường đưa vào Bệnh viện đa khoa
Tuy An điều trị.
• Khám lâm sàng: thể trạng gầy, tiếp
xúc tốt, sinh hiệu bình thường. Chân
trái ở 1/3 dưới sưng nề, biến dạng
gập góc vào trong, bàn chân xoay
ngoài. Mạch mu bàn chân rõ, đầu chi
hồng.
* Bệnh án thứ nhất:
• Xử trí ban đầu: giảm đau, bất động
tạm thời bằng nẹp gỗ, cho chụp X-
quang và làm các xét nghiệm cơ bản.
• Kết quả X-quang: gãy 1/3 dưới
xương đùi (T), gập góc vào trong, di
lệch trước sau 2/3 thân xương và có
nhiều mảnh xương nhỏ.
• Các cơ quan khác chưa phát hiện
bệnh lý.
Hình ảnh trước nắn
* Bệnh án thứ nhất:
• Chẩn đoán: Gãy kín 1/3 dưới xương
đùi trái do TNGT.
• Giải thích cho người bệnh và người
nhà về tình trạng bệnh và các
phương pháp điều trị. Do hoàn cảnh
gia đình khó khăn nên người bệnh và
người nhà chọn phương pháp điều trị
bảo tồn bằng nắn bó bột.
Bệnh án thứ nhất:

• Điều trị: chuyển phòng mổ tiền mê,


kéo nắn bó bột đùi bàn chân và đặt
nẹp chống xoay.

• X-quang kiểm tra: xương thẳng trục,


hết di lệch.
• Thuốc: giảm đau, chống phù nề, nâng
cao thể trạng.
• Chăm sóc: kê cao chi, theo dõi chèn
ép bột; hướng dẫn người bệnh tập
vận động chủ động.
Hình ảnh sau nắn
Bệnh án thứ nhất:
• Sau 02 ngày điều trị bệnh ổn định,
hướng dẫn người bệnh tự theo dõi,
cho xuất viện, hẹn tái khám sau 01
tuần.
• Tái khám lần 1: Hướng dẫn người
bệnh tập gồng cơ trong bột, co duỗi
các ngón chân.
Bệnh án thứ nhất:

• Tái khám lần 2 (sau 02 tuần): Bột


lỏng, thay bột, X-quang kiểm tra tốt.
• Sau 06 tuần bỏ bột, bó lại bột chức
năng khớp gối. Hướng dẫn người
bệnh tập co duỗi khớp gối, tập đi
nạng.
• Sau 10 tuần tháo bỏ bột, X-quang
kiểm tra có can xương vững. Tiếp tục
hướng dẫn tập vận động khớp gối và
mang nẹp Zimmer hỗ trợ khi đi.
• Sau 10 tháng X-quang kiểm tra
xương lành tốt, người bệnh đi lại
được.
* Bệnh án thứ hai

• Họ và tên: Vũ Thị Kim H. sinh năm


1950, phái nữ, nghề nghiệp: cán bộ
hưu.
• Số lưu trữ: 926.
• Địa chỉ: KP Chí Thạnh, TT Chí Thạnh,
Tuy An, Phú Yên
• Vào viện: 15 giờ, ngày 16/7/2012
• Ra viện: 17 giờ 30 ngày 16/7/2012
* Bệnh án thứ hai

• Bệnh sử: người bệnh khai bị ngã


trong nhà tắm, sau ngã chân trái biến
dạng, không cử động được và người
nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa Tuy
An điều trị.
• Tiền sử: cách đây 15 năm bị TNGT
gãy nát đầu dưới xương đùi trái, chân
trái ngắn hơn chân phải 03cm, khớp
gối co hạn chế, đi lại được.
* Bệnh án thứ hai
• Khám lâm sàng: thể trạng béo, tiếp
xúc tốt, sinh hiệu bình thường. Chân
trái ở 1/3 dưới sưng nề, biến dạng
gập góc vào trong, bàn chân xoay
ngoài. Mạch mu bàn chân rõ, đầu chi
hồng.
• Xử trí ban đầu: giảm đau, bất động
tạm thời bằng nẹp gỗ, cho chụp X-
quang và làm các xét nghiệm cơ bản.
* Bệnh án thứ hai
• Kết quả X-quang: gãy 1/3 dưới thân
xương đùi trái, đường gãy vát, di lệch
chồng ngắn 03 cm, di lệch sang bên
1/3 thân xương.
• Các cơ quan khác chưa phát hiện
bệnh lý.
• Chẩn đoán: Gãy kín 1/3 dưới xương
đùi trái do TNSH.
• Giải thích cho người bệnh và người
nhà về tình trạng bệnh và các
phương pháp điều trị. Do hoàn cảnh
gia đình khó khăn nên người bệnh và
người nhà chọn phương pháp điều trị
bảo tồn bằng nắn bó bột.
Hình ảnh trước nắn
* Bệnh án thứ hai
• Điều trị: chuyển phòng mổ tiền mê,
kéo nắn bó bột đùi bàn chân và đặt
nẹp chống xoay.

• X-quang kiểm tra: xương thẳng trục,


chấp nhận được.
• Thuốc: giảm đau, chống phù nề, nâng
cao thể trạng.
• Chăm sóc: kê cao chi, theo dõi chèn
ép bột; hướng dẫn người bệnh tập
vận động chủ động.
Hình ảnh sau nắn
* Bệnh án thứ hai

• Sau bó bột, bệnh ổn định, xin về nhà


điều trị. Hướng dẫn người bệnh tự
theo dõi, cho xuất viện, hẹn tái khám
sau 01 tuần.
• Tái khám lần 1 (sau 01 tuần): Hướng
dẫn người bệnh tập gồng cơ trong
bột, co duỗi các ngón chân.
• Tái khám lần 2 (sau 02 tuần): Bột
lỏng, thay bột, X-quang kiểm tra tốt.
* Bệnh án thứ hai
• Sau 06 tuần bỏ bột, mang nẹp chức
năng khớp gối. Hướng dẫn người
bệnh tập co duỗi khớp gối, tập đi
nạng.
• Sau 10 tuần, X-quang kiểm tra xương
can vững. Tiếp tục hướng dẫn tập
vận động khớp gối và mang nẹp chức
năng khớp gối hỗ trợ khi đi.
• Sau 10 tháng X-quang kiểm tra
xương lành tốt, người bệnh đi lại
được.
2.4. Mô tả kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật
ở 2 trường hợp bệnh tương tự nhau.

• a. Lần 1 (nắn bó bột tại phòng mổ).


• Giải thích rõ cho người bệnh và người
nhà để hợp tác điều trị. Ký cam đoan
trước khi tiến hành thủ thuật.
• Tiền mê.
2.4. Mô tả kỹ thuật:

• KTV 1: dùng 2 tay nắm cổ bàn chân


gãy kéo thẳng trục đối trọng với KTV
2 đang giữ đầu trên xương đùi trong
10 phút, KTV 3 nắn đầu xa theo chiều
ngược lại của hướng di lệch.
• Kiểm tra thấy xương vào tốt, thẳng
trục, đo chiều dài chi gãy và chi lành
tương đối bằng nhau, tuần hoàn chi
ổn định. Tiến hành bó bột đùi (sát
bẹn) – bàn chân, đặt nẹp chống
xoay. Kiểm tra tuần hoàn đầu chi, X-
quang kiểm tra.
2.4. Mô tả kỹ thuật:

• b. Lần 2 (thực hiện tại phòng Bột).


• Sau 02 tuần bột lỏng, X-quang kiểm
tra xương thẳng trục, chuyển phòng
bột thay bột.
• Cắt bỏ bột, vệ sinh chi, kiểm tra tuần
hoàn, bó bột đùi - bàn chân và đặt
nẹp chống xoay như lần 1.
• Kiểm tra thần kinh mạch máu, hướng
dẫn kê cao chi, tập vận động chủ
động tích cực.
2.4. Mô tả kỹ thuật:

c. Lần 3 (sau 06 tuần) thực hiện tại


phòng Bột.
• Cắt bỏ bột, kiểm tra thần kinh, mạch
máu, vận động; vệ sinh chi gãy.
• Bó bột chức năng khớp gối. Hướng
dẫn tập vận động khớp gối, tập đi
nạng chống nhẹ chân đau.
III. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:

• Điều trị bảo tồn xương đùi chỉ áp


dụng cho các trường hợp gãy cành
tươi, gãy rạn dưới cốt mạc đối với trẻ
em và gãy nhưng di lệch không đáng
kể đối với người lớn. Nhưng ở 2
trường hợp này gãy có di lệch nhiều
nên phương pháp điều trị tốt nhất là
phẩu thuật. Song do điều kiện kinh tế
khó khăn nên người bệnh chấp nhận
điều trị bảo tồn.
III. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:
• Ở 2 trường hợp này đúng ra phải
xuyên đinh kéo tạ một thời gian để
giải quyết hết di lệch rồi mới nắn bó
bột, nhưng do bệnh viện chúng tôi
chưa có Bác sĩ CTCH và phương tiện
cần thiết nên chưa làm được thủ
thuật này vì thế nên kéo nắn bó bột
ngay tại phòng mổ.
III. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:

• Kỹ thuật bột ở 2 trường hợp giống


nhau đó là bột đùi - bàn chân (phía
trong sát bẹn, phía ngoài trên mấu
chuyển lớn). Nẹp chống xoay vừa
đảm bảo kỹ thuật giữ cho chi vững
chắc, bàn chân không xoay ra ngoài
đã thay thế cho bột chậu – đùi – bàn
chân, mang lại cảm giác dễ chịu cho
người bệnh và tránh các biến chưng
do nằm lâu.
III. NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN:
• Qua kết quả này chúng ta có thể nói
rằng điều trị bảo tồn luôn tồn tại và
song hành với các phương pháp điều
trị khác.
• Thành công của 2 trường hợp gãy
xương đùi đã giúp người bệnh hoà
nhập vào cuộc sống hàng ngày và
đây cũng là niềm vui của người thầy
thuốc làm công tác chấn thương
chỉnh hình.
Hình ảnh minh hoạ
IV. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Phương Á- Thực hành bột


năm 2008

- Nguyễn Văn Quang- Nguyên tắc


chấn thương chỉnh hình năm 1987
và kỹ thuật bột năm 1997
Cảm ơn sự theo dõi của
quý đồng nghiệp !

You might also like