You are on page 1of 26

CHƯƠNG 2.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

06/15/2023 1
Nội dung chương 2
Căn cứ pháp lý: Chương trình học phần triết học Mác – Lê nin

Nội dung: III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC


I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiến đối
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
với nhận thức
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
4. Các giai đoạn của quá trình nhận
4. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật thức
5. Nội dung của phép biện chứng duy vật 5. Tính chất của chân lý

06/15/2023 2
I. VẬT CHÁT VÀ Ý THỨC

06/15/2023 3
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật
chất

06/15/2023 4
Chương 2, I, 1, a

Quan niệm duy vật trước Mácvề vật chất


** Quan điểm về Vật chất của các nhà duy vật thời cổ đại: mang tính trực
quan, cảm tính, họ đồng nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu
hình, cảm tính đang tồn tại
** Ví dụ:
. * Anaximen coi thực thể đó là không khí.
* Hêraclít thực thể đó là lửa,
* Ămpêđôlơ thì thực thể đó bao gồm cả bốn yếu tố: đất, nước, lửa và
không khí.
* Anaximanđrơ cho rằng, thực thể của thế giới là apâyrôn.
* Lơxíp và Đêmôcrít thì thực thể của thế giới là nguyên tử.

06/15/2023 5
Chương 2, I, 1, b

Các phát minh mới mang ý nghĩa vạch thời đại


của khoa học tự nhiên
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện tử có bước sóng từ 0,01 đến 100.10-8cm.

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ. Với hiện tượng này, người ta hiểu rằng, quan niệm về
sự bất biến của nguyên tử là không chính xác.

Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo
nên nguyên tử. Nhờ phát minh này, lần đầu tiên trong khoa học, sự tồn tại hiện thực của nguyên tử đã được
chứng minh bằng thực nghiệm.

Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà là khối
lượng điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng

06/15/2023 6
Chương 2, I, 1, c

Quan điểm của C. Mác, F. Ăng nghen


về Vật chất
- Phân biệt phạm trù vật chất với bản thân sự vật hiện tượng

- Vật chất không có sự tồn tại cảm tính

- Nội hàm của phạm trù vật chất: sự tóm tắt các thuộc tính chung của tính muôn vè
nhưng có thể cảm biết

- Đặc tính chung của sự vật, hiện tượng: tính vật chất – tính tồn tại độc lập không lệ
thuộc vào ý thức

- Chưa đưa ra định nghĩa về phạm trù Vật chất

06/15/2023 7
Chương 2, I, 1, c

Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

[VI. Lênin, toàn tập, tập 18, NXB Tiến bộ. M. Tr 151] .

Phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học- một phạm trù khái quát nhất
và rộng cùng cực, không thể có một phạm trù nào rộng hơn, thì duy nhất về mặt
phương pháp luận chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức,
xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng ta thì gây ra cảm giác”.

06/15/2023 8
Chương 2, I, 1, c

Nội dung định nghĩa của V. I. Lênin về vật chất

1. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan

2. Vật chất là cái khi tác động vào giác quan thì gây nên cảm giác

3. Vật chất là cái được ý thức phản ánh

06/15/2023 9
Chương 2, I, 1, d

Vận động - phương thức tồn tại của vật chất


* Khái niệm về vận động
“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”
Sách đã dẫn, t.20, tr.519

* Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: vận động là sự tự vận động của vật chất
+ Nguồn gốc của sự vận động ở trong sự vật, do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không bao giờ mấy đi, nó chỉ chuyển hoá từ hình thức vận
động này sang hình thức vận động khác.
+ Quan điểm về sự tự vận động của vật chất trong triết học Mác - Lênin về cơ bản đã được chứng
minh bởi những thành tựu của khoa học tự nhiên và càng ngày những phát kiến mới nhất của khoa
học hiện đại càng khẳng định quan điểm đó.

06/15/2023 10
Chương 2, I, 1, d

Những hình thức vận động cơ bản của vật


chất (cách phân loại phổ biến nhất hiện nay)
(1) Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
(2) Vận động vật lý (vận động của các phần tử, các hạt cơ bản, vận động
điện tử, các quá trình nhiệt, điện, v.v…).
(3) Vận động hoá học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hoá hợp
và phân giải các chất).
(4) Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
(5) Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội của các
hình thái kinh tế - xã hội)

06/15/2023 11
Chương 2, I, 1, d

Vận động và đứng im


- Vận động không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tương
đối, không có hiện tượng đứng im thì không có sự vật nào tồn tại được.
- Đứng im là tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trong quá
trình vận động của nó, còn vận động là tuyệt đối, bởi vì:
+ Trên thực tế, đứng im chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan hệ
nào đó.
+ Hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động.
+ Hiện tượng đứng im chỉ là biểu hiện của trạng thái vận động trong thăng
bằng, trong sự ổn định tương đối. Nhờ ổn định, vật chất biểu hiện thành các sự
vật, hiện tượng cụ thể và qua đó sự vật mới có điều kiện để thực hiện sự phân
hoá tiếp theo.
06/15/2023 12
Chương 2, I, 1, d

Không gian và thời gian


a. Khái niệm

• Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở
một khung cảnh nhất định trong tương quan về kích thước so với các khách
thể khác… Đó là không gian.

• Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại
lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, của sự kế tiếp trước sau của các giai
đoạn vận động… Đó là thời gian.
06/15/2023 13
Chương 2, I, 1, d

Tính chất của không gian và thời gian

(1) Tính khách quan, gắn liền với vật chất.

(2) Tính vĩnh cửu và vô tận, không có tận cùng về một phía nào cả. Những
thành tựu khoa học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính vô tận của không
gian và thời gian.

(3) Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: tính ba chiều
của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao, tính một chiều của thời
gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.

06/15/2023 14
Chương 2, I, 1, e

Tính thống nhất vật chất của thế giới


(1) Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất tồn tại khách quan, có
trước và độc lập với ý thức con người.
(2) Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng đều
là những dạng cụ thể của vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, và chịu sự chi phối của
những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
(3) Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bị
mất đi.
Tính vật chất của thế giới đã được kiểm nghiệm bởi chính cuộc sống hiện thực của con
người và nó trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của con người. Con người không
thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng vật chất được. Con người chỉ có cải biến thế
giới vật chất theo những quy luật vốn có của nó.
06/15/2023 15
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu
của ý thức
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm duy tâm về nguồn gốc của ý thức

- Ý thức là nguyên thể đầu tiên, là nguyên nhân sinh ra thế giới vật chất

+ CNDTKQ (tiêu biểu Platon, G. Hê ghen):

• tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, của ý niệm

• Ý thức con người chỉ là sự hồi tưởng về ý niệm

+ CNDTCQ (tiêu biểu G. Beccơli, E. Ma khơ):

• Tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác

• Ý thức con người là do cảm giác sinh ra


06/15/2023 17
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm duy vật siêu hình về


nguồn gốc của ý thức
- Phủ nhận tính siêu tự nhiên của ý thức

- Xuất phát từ thế giới hiện thực để giải thích nguồn gốc của ý thức

- Đồng nhất ý thức với 1 dạng đặc biệt của vật chất

Minh họa:

Đêmôcrít cho rằng ý thức do nguyên tử hình cầu, linh động tạo nên

Phoogtow, Môletsốt cho ý thức do não tiết ra như gan tiết ra mật
06/15/2023 18
Chương 2, I, 2, a

Quan điểm DVBC về nguồn gốc của ý thức


- Phê phán quan điểm sai lầm của CNDT và CNDV siêu hình
- Dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên
- Khẳng định: ý thức xuất hiện từ 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội
+ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
• Gồm: bộ não người và sự tác động của TGKQ tới não người
• Tác dụng: tạo ra khả năng hình thành ý thức
+ Nguồn gốc xã hội của ý thức:
• Gồm: các hoạt động xã hội, lao động, ngôn ngữ
• Tác dụng: biến khả năng thành hiện thực ý thức
06/15/2023 19
Chương 2, I, 2, b

Quan điểm phi Mác – xít về bản chất của ý thức


1. Quan điểm của CNDT:
- Cường điệu vai trò ý thức,
- biến ý thức thành thực thể tồn tại độc lập, thực tại duy nhất và nguồn gốc sinh
ra thế giới vật chất, chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.
2. Quan điểm của CNDV siêu hình: tầm thường hóa vai trò ý thức,
- Coi ý thức là 1 dạng vật chất
- Là sự phản ánh giản đơn, thụ động mà không thấy được tính năng động sáng
tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh
- Tách rời thực tiễn xã hội
06/15/2023 20
Chương 2, I, 2, b

Quan điểm CNDVBC về bản chất ý thức

b1. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ
óc con người

b2. Ý thức là sự phản ánh khách quan một cách chủ động và tích cực

b3. Ý thức mang bản chất xã hội

06/15/2023 21
Chương 2, I, 2, c

Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với
nhau. Có thể phân chia kết cấu đó theo nhiều “lát cắt” khác nhau tuỳ
theo cách tiếp cận. Ở đây, có thể chia cấu trúc đó theo hai chiều sau đây:

a. Theo chiều ngang

b. Theo chiều dọc


06/15/2023 22
Chương 2, I, 2, c

c1. Kết cấu ý thức theo chiều ngang


Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…
+ Tri thức
+ Ý chí thái độ
+ Trạng thái tâm lý (tình cảm và chú ý)
Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi. Tri thức là kết quả của quá trình con người
nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau
như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người…và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức
cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học vv
Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người
với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt
động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con
người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì
tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình.

06/15/2023 23
Chương 2, I, 2, c

c2. Kết cấu ý thức theo chiều dọc


* Tự ý thức: đó là quá trình con người tự nhận thức bản thân mình. Như vậy, tự ý thức cũng là
ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về bản thân mình trong mối
quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.
* Tiềm thức là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ cảm
tính và tư duy) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực
tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sư kiểm soát của chủ thể ấy.
Vai trò:
- Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác,
- Trong tư duy thường lặp đi lặp lại nhiều lần góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử
lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo
được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
* Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô thức là lĩnh
vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong
một lúc nào đó. Chúng liên quan đến những hoạt động xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí hoặc
chưa được con người ý thức đến.
06/15/2023 24
Chương 2, I, 2, c

Trí tuệ nhân tạo


• AI: Artificial Intelligence là một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự
động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó
nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng
được của lĩnh vực này.

• Hiện tại, AI dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành
khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Mỗi loại trí
tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính
dùng để xử lý một loại công việc nào đó như điều khiển một ngôi nhà, nghiên cứu
nhận diện hình ảnh, ...
06/15/2023 25
Chương 2, I, 3, b

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm rằng giữa vật chất và ý thức
vừa đối lập với nhau vừa thống nhất với nhau. Hay nói cách khác sự đối
lập giữa vật chất và ý thức vừa có ý nghĩa tuyệt đối, vừa có ý nghĩa
tương đối.

1. Vai trò của vật chất đối với ý thức

2. Vai trò của ý thức đối với vật chất

06/15/2023 26

You might also like