You are on page 1of 17

Chương 2, II, 1

NỘI DUNG PHẦN II


(chương 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT)

1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
a. Biện chứng khách quan
b. Biện chứng chủ quan
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
c. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
d. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
e. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

06/15/2023 1
Chương 2, II, 1, a

Thuật ngữ “biện chứng”


• Tiếng Hy Lạp “dialego” - nghệ thuật đàm thoại, tranh luận (nhằm tìm ra chân lý bằng cách phát
hiện các mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và nghệ thuật bảo vệ những lập luận của mình).
• Hêghen, thuật ngữ biện chứng được phát triển khá toàn diện và đã khái quát được một số phạm
trù, quy luật cơ bản; nhưng chúng chưa phải là những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư
duy, mà mới chỉ là một số quy luật đặc thù trong lĩnh vực tinh thần.
• C.Mác, Ph.Ăng ghen và V.I.Lênin đã kế thừa, phát triển trên tinh thần phê phán và sáng tạo những
giá trị trong lịch sử tư tưởng biện chứng nhân loại để hoàn thiện phép biện chứng; → Làm cho
phép biện chứng trở thành phép biện chứng duy vật; thành khoa học nghiên cứu những quy luật
chung nhất về mối liên hệ và sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong cả ba lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy.
• Biện chứng gồm 2 loại hình biện chứng

06/15/2023 2
Chương 2, II, 1, a

a. Hai loại hình biện chứng


1. Biện chứng khách quan

Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người

2. Biện chứng chủ quan

Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của tư duy, của khái niệm

Biện chứng khách quan và Biện chứng chủ quan có mối quan hệ mật thiết. Trong đó,

+ Biện chứng khách quan giữ vai trò quyết định, chi phối biện chứng chủ quan

+ Biện chứng chủ quan phản ánh và tác động trở lại Biện chứng khách quan
06/15/2023 3
Chương 2, II, 1, b

b. Khái niệm phép biện chứng


b1. Phép biện chứng
PBC là học thuyết về tính biện chứng của thế giới. Là học thuyết triết học, PBC
khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá
trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các
nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn.
b2. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng
PBC đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và
phương Tây, với ba hình thức cơ bản (ba trình độ phát triển của PBC)
+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
+ Phép biện chứng duy tâm
+ Phép biện chứng duy vật
06/15/2023 4
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý ?
* Nguyên lý hay nguyên tắc (principle) là những ý tưởng hoặc lý thuyết
ban đầu, quan trọng, được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng
những lý thuyết khác.

* Hai nguyên lý cơ bản của PBCDV

+ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

+ Nguyên lý về sự phát triển

06/15/2023 7
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1. Quan niệm phi Mác – xít về mối liên hệ

2. Các tính chất của mối liên hệ - nguyên lý


3. Ý nghĩa phương pháp luận

06/15/2023 8
Chương 2, II, 2, a

Quan niệm phi mác - xít về mối liên hệ


• Quan niệm duy tâm: giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với
nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu
nhiên.
• Quan niệm duy vật siêu hình: không thấy được mối liên hệ giữa
các sự vật. Các sự vật chỉ đứng bên cạnh nhau, độc lập, biệt lập nhau
giữa chúng không có mối liên hệ gì.
Nếu có chăng nữa thì theo họ, đó là mối liên hệ ngẫu nhiên, không
có cơ sở. Triết học duy vật biện chứng công nhận mối liên hệ khách
quan giữa các sự vật, hiện tượng.

06/15/2023 9
Chương 2, II, 2, a

Quan niệm DVBC về mối liên hệ


và mối liên hệ phổ biến

• MLH là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ
thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một
sự vật, hiện tượng, một quá trình.

• MLH phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù
đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng
khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.

06/15/2023 10
Chương 2, II, 2, a

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến


• Tính khách quan: MLH không phụ thuộc vào ý muốn con người
• Tính phổ biến: MLH tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; ở mọi lúc, mọi nơi;
trong mọi sự vật hiện tượng
• Tính đa dạng, phong phú: có rất nhiều MLH theo góc độ xem xét. Mỗi cặp MLH khác
nhau về vai trò đói với sự vật, hiện tượng (Sự phân chia là tương đối)
bên trong - bên ngoài;
tất yếu - ngẫu nhiên;
trực tiếp - gián tiếp;
chủ yếu - thứ yếu,
xa - gần...

06/15/2023 11
Chương 2, II, 2, a

Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng


duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn

06/15/2023 12
Chương 2, II, 2, a

Nguyên lý về sự phát triển

(1) Khái niệm về sự phát triển

(2) Tính chất của sự phát triển

(3) Ý nghĩa phương pháp luận

06/15/2023 13
Chương 2, II, 2, a

Quan điểm siêu hình

Phát triển là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay
đổi về chất.

Thế giới là sự nhất thành bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại Sự thay
đổi về chất diễn ra theo một vòng tròn khép kín.

Đó là quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp.

06/15/2023 14
Chương 2, II, 2, a

Quan điểm biện chứng về phát triển

Phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến
lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu
thuẫn trong bản thân sự vật.

Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động,
phát triển của sự vật.

06/15/2023 15
Chương 2, II, 2, a

Tính chất của sự phát triển


(1) Phát triển mang tính khách quan: phát triển của sự vật là tự thân, với nguồn gốc ở trong sự vật,
không phụ thuộc vào ý muốn con người
(2) Phát triển mang tính phổ biến: diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc,
mọi nơi.
(3) Phát triển mang tính đa dạng, phong phú: tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng
vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhau.
Thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi
trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con
người.
Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càng đầy đủ, đúng đắn
hơn.
06/15/2023 16
Chương 2, II, 2, a

Ý nghĩa phương pháp luận


Muốn hiểu được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật hiện
tượng thì phải tuân thủ nguyên tắc phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó.
- Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, nên tìm hình thức và
phương thức tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển
đó.
- Sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật.
- Kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo
chúng trong điều kiện mới.

06/15/2023 17

You might also like