You are on page 1of 19

Chương 2, II, 2, C

c. Các quy luật cơ bản của PBCDV

1. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

3. Quy luật phủ định của phủ định

06/15/2023 1
Chương 2, II, 2, C

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng


thành những thay đổi về chất và ngược lại

1. Khái niệm về chất

2. Khái niệm về lượng

3. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất

06/15/2023 2
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm về chất


- Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của
các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm
cho sự vật là nó mà không phải cái khác.
- Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được
bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác: tính chất, trạng thái,
yếu tố…
- Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản
tạo thành chất cơ bản của sự vật. Như vậy, sự vật cũng có nhiều chất.
- Chất của sự vật là khách quan, vì đó là chất của sự vật, không do ai
gán cho sự vật. Nó do thuộc tính của sự vật quy định.

06/15/2023 3
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm về lượng


- Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số
các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển.
- Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật. Đối với những sự vật liên
quan tới tình cảm khi nhận thức lượng không thể xác định bằng các
đại lượng con số mà phải trừu tượng hoá bằng định tính.
Ví dụ: lòng tốt, tình yêu… ➢ Lưu ý là sự phân biệt chất và lượng cũng
chỉ là tương đối.

06/15/2023 4
Chương 2, II, 2, C

MQH giữa sự thay đổi về lượng và


thay đổi về chất

- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

- Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

- Các hình thức của bước nhảy

06/15/2023 5
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về lượng dẫn đến


những thay đổi về chất
- Mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với
nhau. Lượng thay đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mọi thay đổi của lượng
đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất.
- Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhất định.
Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới
ra đời.
- Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm
thay đổi về chất được gọi là độ. Nói cách khác, độ là phạm trù triết học chỉ sự
thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về
lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự
vật diễn ra. Ví dụ, độ của chất sinh viên là từ khi nhập học tới trước khi bảo vệ
thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp.

06/15/2023 6
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về lượng dẫn đến những


thay đổi về chất (tiếp theo)
- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay đổi
về chất của vật diễn ra được gọi là điểm nút. Thời điểm bảo vệ thành công đồ án,
hoặc luận văn tốt nghiệp của sinh viên là điểm nút để chuyển từ chất sinh viên lên
chất cử nhân.

- Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của
một giai đoạn phát triển mới. Bước nhảy vọt làm cho sự vật phát triển bị gián đoạn.

06/15/2023 7
Chương 2, II, 2, C

Những thay đổi về chất dẫn đến những


thay đổi về lượng
- Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng mới (làm
thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ… phát triển của sự vật).

- Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi về
chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng

06/15/2023 8
Chương 2, II, 2, C
Quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập
(1) Các khái niệm
(2) Thống nhất của các mặt đối lập
(3) Đấu tranh của các mặt đối lập
(4) Mâu thuẫn là nguồn gốc của sư vận động và sự phát triển
(5) Phân loại mâu thuẫn
(6) Nội dung quy luật mâu thuẫn
(7) Ý nghĩa phương pháp luận

06/15/2023 9
Chương 2, II, 2, C

Các khái niệm


- Mặt đối lập biện chứng là phạm trù triết học chỉ những mặt có đặc
điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng phát triển trái
ngược nhau tồn tại khách quan trong sự vật.
- Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai mặt đối lập
- Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của hai
mặt đối lập biện chứng.

06/15/2023 10
Chương 2, II, 2, C

Thống nhất của các mặt đối lập


- Thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại
cho nhau.

- Thứ hai, giữa hai mặt đối lập có những yếu tố đồng nhất, giống nhau, tương
đồng nhau.

- Thứ ba, giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.

06/15/2023 11
Chương 2, II, 2, C

Đấu tranh của các mặt đối lập

- Là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối
lập.

- Là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục, trong tất cả quá
trình vận động, phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của các
mặt đối lập cũng hàm chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó.

Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối.

06/15/2023 12
Chương 2, II, 2, C

Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự


vận động và sự phát triển
- Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển sự
vật.
Bởi lẽ, khi các mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật còn là nó. Nhưng khi mâu
thuẫn từ khác biệt trở nên gay gắt cần giải quyết thì khi ấy sự thống nhất cũ của sự
vật mất đi, xuất hiện sự thống nhất mới, chính là sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
- Sự thống nhất mới này lại mâu thuẫn nhau, rồi lại được giải quyết, cứ như vậy sự
vật vận động, biến đổi, phát triển.
Nói cách khác, khi hai mặt đối lập tác động lẫn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến
đổi, mâu thuẫn biến đổi và được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không
còn là nó.
- Sự vật mới ra đời, mâu thuẫn mới lại xuất hiện.
Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển. ➢Lưu ý rằng, cả thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động, phát triển của sự
06/15/2023 13
Phân loại mâu thuẫn
Chương 2, II, 2, C

▪ Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật: Mâu thuẫn bên trong và
Mâu thuẫn bên ngoài.
▪ Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật:
Mâu thuẫn cơ bản và Mâu thuẫn không cơ bản.
▪ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và
phát triển của sự vật trong một giai đoạn phát triển nhất định:
Mâu thuẫn chủ yếu và Mâu thuẫn không chủ yếu.
▪ Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích: Mâu thuẫn đối
kháng và Mâu thuẫn không đối kháng.

06/15/2023 14
Chương 2, II, 2, C

Nội dung quy luật mâu thuẫn

▪ Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi
ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập.

▪ Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn.

▪ Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm
mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời
thay thế cái cũ.
06/15/2023 15
Chương 2, II, 2, C

Quy luật phủ định của phụ định

(1) Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

(2) Đặc điểm của phủ định biện chứng

(3) Nội dung quy luật phủ định của phủ định

(4) Ý nghĩa phương pháp luận

06/15/2023 16
Chương 2, II, 2, C

Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng


• Phủ định là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự
vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
• Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định
không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, không tạo cho
cái mới ra đời, lực lượng phủ định là ở bên ngoài sự vật.
• Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự
tự phủ định, sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp
theo của sự vật, sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời
thay thế cái cũ, lực lượng phủ định ở ngay trong bản thân
sự vật
06/15/2023 17
Chương 2, II, 2, C

Đặc điểm của phụ định biện chứng

- Khách quan, tự thân sự vật phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người. Đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên
trong sự vật quy định.

- Có tính kế thừa (có sự liên hệ giữa cái cũ và cái mới), không phủ định
sạch trơn hoàn toàn cái cũ, mà kế thừa có lọc bỏ những cái cũ không
còn phù hợp.

06/15/2023 18
Chương 2, II, 2, C

Nội dung quy luật phủ định của phủ định


- Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng, sự vận động, phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ
định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
- Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những lần phủ định tiếp theo,
đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát).
Như vậy, về hình thức là trở lại cái ban đầu song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp lại cái cũ
nhưng cao hơn.
Ví dụ:, hạt ngô (cái ban đầu khẳng định) - cây ngô (phủ định lần 1) - đối lập với hạt ngô - cái xuất phát) - bắp
ngô (phủ định lần 2 - phủ định của phủ định).
- Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của
một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc
thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận
của sự phát triển.
Lưu ý, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng.

06/15/2023 19

You might also like