You are on page 1of 26

QUẢN TRỊ

KÊNH PHÂN PHỐI


GV: Ths. Vũ Thị Kim Hanh
HP: 0933 4161 08
Email: hanh.vtk@vlu.edu.vn
CHƯƠNG 8:

THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU


VÀ CHIẾN LƯỢC
THIẾT KẾ KÊNH PHÂN PHỐI
Nội dung chương 8
 Địa lý thị trường và chiến lược thiết kế kênh

 Quy mô thị trường và Chiến lược thiết kế kênh

 Mật độ thị trường và chiến lược thiết kế kênh

 Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh


Thị trường mục tiêu và thiết kế kênh phân phối
 Tất cả các biến số ảnh hưởng đến thiết kế kênh phân phối,
biến thị trường ảnh hưởng nhất.
 Khi thiết kế kênh thì phải tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của
thị trường mục tiêu
 Nói cách khác, chiến lược thiết kế kênh phân phối nên hướng
vào thị trường để đáp ứng càng chặt chẽ càng tốt các nhu
cầu của thị trường/ khách hàng mục tiêu
 Người quản lý kênh cần quen thuộc với một số khía cạnh của
thị trường khi chúng liên quan đến việc thiết kế kênh.
Thị trường mục tiêu và thiết kế kênh phân phối
 Thị trường tiêu dùng hay công nghiệp đều phức tạp.
 Cần xem xét vô số các yếu tố khi phân tích các thị trường cụ
thể
 Bốn khía cạnh cơ bản để phân tích thị trường:
1. Địa lý thị trường
2. Quy mô thị trường
3. Mật độ thị trường
4. Hành vi thị trường
Địa lý thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Địa lý thị trường: phạm vi địa lý của thị trường và vị trí của
chúng.
 Đánh giá địa lý thị trường liên quan đến cấu trúc kênh để đảm
bảo cấu trúc đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường một cách
hiệu quả.
 Thay đổi vị trí thị trường do mở rộng ranh giới địa lý thị
trường hiện tại hoặc mở ra các thị trường mới, xa hơn là dấu
hiệu cho biết có thể cần thay đổi cấu trúc kênh.
 Cách tiếp cận khách hàng mục tiêu ở thị trường xa:
• Đặt các địa điểm kinh doanh tại nhiều địa điểm, vị trí ở các
vùng, khu vực khác nhau hoặc ở các nước trên thế giới
• Thông qua các kênh thương mại điện tử trên Internet.
Địa lý thị trường và chiến lược thiết kế kênh
 Thiết kế kênh là một phần của chiến lược tiếp thị tổng thể của
công ty, người quản lý kênh cần xác định vị trí địa lý của các
thị trường mục tiêu.
 Thu thập dữ liệu địa lý thị trường.
 Khó hơn việc xác định thị trường là theo dõi những thay đổi
về địa lý trong thị trường và dự báo những thay đổi đó cho
tương lai.
 Người quản lý kênh cần nhận thức và có độ nhạy đối với
những thay đổi về địa lý thị trường và sẵn sàng kiểm tra
những tác động có thể có đối với các quyết định thiết kế kênh
Quy mô thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Quy mô thị trường: số lượng người mua hoặc người mua tiềm năng (người
tiêu dùng hoặc công nghiệp) trong một thị trường nhất định.
 Chi phí của kênh trực tiếp, hầu như không đổi đối với mỗi người mua.
Giảm nhẹ là do tồn tại nền kinh tế thị trường bên ngoài và khối lượng tiêu
thụ lớn hơn.
 Kênh sử dụng trung gian có chi phí cao đối với thị trường nhỏ và giảm
mạnh đối với thị trường lớn hơn.
 Chi phí ban đầu cao là do chi phí xử lý bổ sung và các giao dịch cần thiết
đối với các trung gian.
 Khi lượng bán thấp, sự tập trung khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí hơn sự
phân tán khách hàng.
 Khi khối lượng bán tăng lên, chi phí sử dụng trung gian được phân bổ cho
số lượng lớn hơn người mua thì chi phí giảm.
 Người quản lý kênh cần nhạy cảm với thay đổi quy mô thị trường và các
tác động của nó đối với cấu trúc kênh.
Quy mô thị trường và chiến lược thiết kế kênh
 Sự gia tăng đáng kể về số lượng người mua trong một thị trường cụ thể,
cần đặt ra những câu hỏi sau:
1. Việc tăng số lượng người mua sẽ làm tăng hay giảm chi phí trung
bình để phục vụ người mua?
2. Nếu chi phí trung bình có khả năng tăng, cấu trúc kênh hiện tại có
thể được thay đổi để giảm các chi phí này trước khi thị trường đạt
được quy mô dự báo không?
3. Nếu thực hiện những thay đổi cấu trúc như vậy, liệu có mang lại lợi
thế khác biệt cho công ty?
 Nếu muốn tăng số người mua ở các lãnh thổ mới, địa lý thị trường và quy
mô cùng tăng. Trường hợp này, có thể quy mô thị trường ngày càng tăng
sẽ tăng chi phí trung bình cho việc phục vụ người mua trên thị trường.
 Nếu quy mô thị trường tăng lên trong khi địa lý thị trường không đổi thì chi
phí có thể ít hơn nhiều.
Mật độ thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Mật độ thị trường: số lượng người mua hoặc người mua tiềm năng trên một
đơn vị khu vực địa lý.

 Thị trường mật độ cao có thể thúc đẩy hiệu quả trong việc thực hiện một
số nhiệm vụ phân phối cơ bản, đặc biệt là các nhiệm vụ vận chuyển, lưu
kho, truyền thông và đàm phán.
 Đối với vận chuyển và lưu kho, khách hàng tập trung nhiều về mặt địa lý
cho phép hàng hóa được vận chuyển với số lượng lớn đến các thị trường
tập trung, được lưu trữ tồn kho với số lượng tương đối nhỏ có khả năng
đáp ứng đầy đủ thị trường.
 Đối với các thị trường đặc trưng, mật độ thấp, cần số lượng hàng hóa vận
chuyển và tồn kho nhỏ hơn.
 Về truyền thông và đàm phán, mật độ thị trường cao tạo điều kiện cho
truyền thông tin và thương lượng, đặc biệt khi cần thông tin và thương
lượng trực tiếp.
Mật độ thị trường và chiến lược thiết kế kênh
 Mục tiêu chiến lược này là tìm kiếm cơ hội để tiếp cận khách hàng ở mức
tương đối cao với chi phí thấp. Cơ hội này ở các thị trường đông đúc là
cao hơn ở những thị trường phân tán.
 Các nhà sản xuất tìm kiếm các nhà phân phối và bán lẻ hoạt động trong
các thị trường đông đúc, thường ở các khu đô thị lớn và cạnh tranh nhất,
số lượng lớn khách hàng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các sản phẩm
mang lại cơ hội lớn nhất và hiệu quả cao nhất.
 Lượng khách hàng tập trung cao thúc đẩy các kênh phân phối tập trung
sản phẩm có sẵn cho những khách hàng đó. Do đó, khách hàng được
hưởng lợi nhờ có sẵn một loạt các sản phẩm thuận tiện cho họ với giá cả
cạnh tranh.
 Thành viên kênh ở cấp độ nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ,
thường xuyên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong các thị trường
đông đúc, có lợi thế về hiệu quả do các thị trường mật độ cao mang lại.
Mật độ thị trường và chiến lược thiết kế kênh

Kênh
Phân
phối
Sản
phẩm
tiêu
dùng
đặc
trưng
của
Nhật
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: thể hiện ở 4 khía cạnh như sau:
 When - Khi nào khách hàng mua?
 Where - Khách hàng mua ở đâu?
 How - Khách hàng mua như thế nào?
 Who - Ai là người mua?
Hành vi thị trường: When - Khi nào khách hàng mua?
 Không thể dự đoán chính xác thời gian cố định mà khách hàng sẽ mua, cả thị
trường tiêu dùng và công nghiệp.
 Thường xuyên thay đổi theo theo mùa, hàng tuần và hàng ngày.
 Hành vi của người mua thay đổi hàng tuần và hàng ngày là phổ biến ở cấp độ bán
lẻ và khác nhau trên khắp các khu vực thương mại trong cả nước.
 Tuy nhiên, xu hướng diễn ra theo mô hình khá giống nhau trên cơ sở quốc gia,
chẳng hạn như các cửa hàng mở cửa bảy ngày một tuần và mở cửa muộn hơn
vào buổi tối hoặc thậm chí 24 giờ một ngày.
 Nhiều công ty cho đặt hàng qua thư cung cấp cho khách hàng cơ hội để mua sắm
24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần trong 365 ngày một năm.
 Mua sắm qua Internet trong giờ làm việc bình thường cũng trở nên khá phổ biến
trong những năm gần đây. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian
cao điểm trong ngày để mua sắm trực tuyến là 1 giờ chiều.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: When - Khi nào khách hàng mua?
Thời gian mua của khách hàng có hai ý nghĩa quan trọng đối với người quản lý kênh
1. Thay đổi tiêu dùng theo mùa có xu hướng tạo ra các đỉnh và vùng lõm trong việc
lập kế hoạch hoạt động sản xuất của nhà sản xuất.
 Một số thời điểm không đủ năng lực sản xuất, thời điểm khác công suất dư thừa.
 Nhà sản xuất muốn điều tiết sự chênh lệch này trong quá trình sản xuất để chi
phí sản xuất bình quân thấp hơn.
• Có thể sản xuất trong mùa giảm giá và lưu trữ tồn kho đến mùa cao điểm. Nhưng đây
có thể là một chiến lược tốn kém và tiềm ẩn rủi ro nếu một mình nhà sản xuất duy trì
hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển, lưu trữ, xử lý, bảo hiểm và tài trợ (chi phí cơ hội)
cộng với rủi ro bị mất, bị đánh cắp và / hoặc hàng hóa lỗi thời có thể lớn hơn chi phí
sản xuất tiết kiệm được từ việc sản xuất ở một mức ổn định.
• Nhà sản xuất có thể yêu cầu các thành viên kênh mua hàng tồn kho trái mùa, một
phần chi phí và rủi ro có thể được chuyển sang các thành viên kênh. Nhưng các thành
viên của kênh không thích mua hàng trái mùa trừ khi họ được khuyến mãi, giảm giá
đặc biệt để bù đắp chi phí và rủi ro gia tăng.
• Chỉ NSX mạnh nhất, có vị trí thống lĩnh trong kênh có thể đạt doanh số bán hàng trái
mùa mà không ảnh hưởng giá. NSX thiếu vị trí thống lĩnh sẽ cần sự thay đổi giá. Các
NSX trải nghiệm việc khách hàng mua sản phẩm thay đổi theo mùa nên cố gắng chọn
thành viên kênh có thể chấp nhận mua hàng trái mùa với sự trợ giá. Điều này cũng
nên được sử dụng như một tiêu chí để lựa chọn thành viên kênh.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: When - Khi nào khách hàng mua?
Thời gian mua của khách hàng có hai ý nghĩa quan trọng đối với người quản lý kênh
2. Người quản lý kênh nên cố gắng chọn các thành viên kênh bắt kịp với sự
thay đổi thời gian mua của khách hàng; hay tránh chọn các thành viên kênh
không quan tâm đến thời gian mua của thị trường họ phục vụ.
 Ví dụ: một số nhà bán lẻ đóng cửa vào Chủ nhật, dù đây là ngày mua
sắm nhộn nhịp nhất đối với người tiêu dùng ngoại ô.
 Ngược lại, một số đại lý ô tô thay đổi giờ thực hiện dịch vụ thuận tiện hơn
cho khách hàng bằng cách mở cửa lâu hơn vào các ngày trong tuần, có
thể làm việc vào thứ bảy hoặc chủ nhật.
 Các nhà bán lẻ không thể liên lạc được trong kênh có thể cản trở đáng
kể vị thế cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường do các nhà bán lẻ
đó phục vụ.
 Các nhà sản xuất tìm cách làm cho các sản phẩm sẵn có và thuận tiện
cho khách hàng để tiếp cận thị trường mục tiêu.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Where - Khách hàng mua ở đâu?

 Các loại cửa hàng và địa điểm các cửa hàng mà khách hàng
chọn để mua hàng là khía cạnh quan trọng của chiến lược
thiết kế kênh.
 Khía cạnh này có liên quan chặt chẽ với khía cạnh địa lý thị
trường
 Loại cửa hàng và địa điểm khách hàng lựa chọn để mua đã
xác định vị trí địa lý thực tế của các thị trường mà kênh phục
vụ.
 Hành vi của người mua ảnh hưởng đến vị trí thị trường và
tác động đến thiết kế kênh.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Where - Khách hàng mua ở đâu?

 Người tiêu dùng thường mua hàng ở nơi thuận tiện cho họ trong việc lựa
chọn các cửa hàng bán lẻ.
 Người tiêu dùng tham gia vào việc cân bằng nhu cầu về các nhà bán lẻ
gần và xa.
 Nếu chi phí, thời gian và năng lượng phải bỏ ra để đến một cửa hàng xa
quá cao, khách hàng sẽ tìm kiếm một cửa hàng gần hơn.
 Vị trí thuận tiện về khoảng cách di chuyển, thời gian, hoặc gần với các
điểm giao thông công cộng là một vị trí bán lẻ tốt, đặc biệt đối với các
cửa hàng tiện lợi, có sự cạnh tranh gay gắt và lợi thế khác biệt về giá.
 Một số vị trí kém đắc địa hơn có thể được các nhà bán lẻ bù đắp bằng
cách tạo ra những lợi thế khác biệt: hàng hóa độc lạ, các loại hàng hóa
và dịch vụ đặc biệt hoặc các yếu tố khác. Trong những trường hợp này,
người tiêu dùng có thể sẵn sàng đi xa hơn để tiếp cận các cửa hàng này.
Họ tham gia trong hành vi đánh đổi: từ bỏ một số thuận tiện để có các
yếu tố khác được cung cấp bởi các nhà bán lẻ ở xa hơn.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Where - Khách hàng mua ở đâu?

 Sự phát triển mua sắm trực tuyến như một kênh thay thế chính
trong những năm gần đây, khách hàng lựa chọn kênh này ít hoặc
không quan tâm đến địa điểm của các nhà bán lẻ hoặc những
người bán khác.
 Đối với những người tiêu dùng này, sản phẩm, tính khả dụng và
giá cả là những yếu tố quan trọng quyết định để chọn người bán
hàng trực tuyến.
 Với sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số bán hàng trực tuyến,
nhưng hầu hết các giao dịch mua của người tiêu dùng vẫn được
thực hiện thông qua các kênh thông thường.
 Mặc dù các nhà quản lý kênh không thể bỏ qua kênh phân phối
điện tử hoặc trực tuyến, họ vẫn cần tập trung vào việc thay đổi các
mô hình về nơi khách hàng mua sắm theo các kênh thông thường.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: How - Khách hàng mua như thế nào?

 Sở thích của khách hàng được phản ánh trong hành vi mua hàng
cho biết cách thị trường mua như thế nào. Ví dụ:
1. Số lượng lớn so với số lượng nhỏ được mua trong mỗi giao dịch
2. Tự phục vụ so với có trợ giúp của nhân viên bán hàng
3. Mua sắm một chỗ so với mua từ một số cửa hàng
4. Áp lực mua so với quyết định tích cực trước khi mua
5. Sử dụng tiền mặt so với tín dụng
6. Mua sắm trực tuyến tại nhà hoặc qua catalog so với mua sắm tại các cửa
hàng
7. Nỗ lực so sánh khi mua sắm so với ít nỗ lực
8. Yêu cầu dịch vụ đặc biệt so với dịch vụ ít
9. Sử dụng điện thoại thông minh để kiểm tra giá cả và so sánh các cửa hàng
khi đang ở tại cửa hàng so với việc sử dụng máy tính bàn hoặc máy tính xách
tay để so sánh khi không ở tại cửa hàng.
10. Sử dụng tính năng tự thanh toán thay vì được nhân viên thu ngân cửa hàng
thực hiện thanh toán.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: How - Khách hàng mua như thế nào?

 Mỗi hành vi trong số mười hành vi trên có thể khác nhau ở các
phân khúc thị trường và khác nhau theo thời gian đối với bất kỳ
loại sản phẩm nhất định nào.
 Ví dụ, đối với việc mua thực phẩm, người tiêu dùng có thu nhập
trung bình mua số lượng lớn hơn so với những người tiêu dùng có
thu nhập thấp hơn. Những người tiêu dùng giàu có hơn yêu cầu
được hỗ trợ nhiều hơn từ những người bán hàng...
 Hầu hết các phân khúc thị trường đã có sự thay đổi theo thời gian,
như mua sắm một chỗ, sử dụng tín dụng và thẻ ghi nợ thay vì tiền
mặt và sử dụng Internet nhiều hơn để mua sắm trực tuyến
 Sự thay đổi trong cách người tiêu dùng mua sắm được thể hiện
thông qua sự đổi mới do một thành viên của kênh đảm nhận, tạo
ra phản ứng rất thuận lợi của người tiêu dùng
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: How - Khách hàng mua như thế nào?

 Bản chất của “cách khách hàng mua” thay đổi có nghĩa là người quản lý
kênh phải điều chỉnh những thay đổi có thể xảy ra.
 Người quản lý kênh phải đối mặt với một vấn đề khó khăn hơn — xác
định xem những thay đổi đó là tạm thời hay dài hạn.
 Chi phí thay đổi kênh thường cao, người quản lý kênh không muốn thực
hiện nhiều thay đổi trong cấu trúc kênh để đáp ứng những thay đổi ngắn
hạn trong hành vi của người mua.
 Làm như vậy không chỉ tốn kém mà còn có thể thúc đẩy các xung đột
nghiêm trọng, có thể có tác động tiêu cực đến hiệu suất và khả năng tồn
tại kênh.
 Nếu “cách khách hàng mua” thay đổi dài hạn, hành động nhanh chóng
trong việc đưa ra quyết định thiết kế kênh để đáp ứng những thay đổi có
thể dẫn đến một lợi thế khác biệt quan trọng cho công ty, đặc biệt nếu
người quản lý kênh đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong việc đưa ra
quyết định thiết kế kênh cần thiết.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Who - Ai mua?
“Ai mua” có hai khía cạnh:
(1) Ai là người mua hàng, và (2) Ai tham gia vào các quyết định mua hàng
(1) Ai là người mua hàng
 Ai thực sự mua sản phẩm có thể ảnh hưởng đến loại nhà bán lẻ được
chọn trên thị trường tiêu dùng và cũng có thể ảnh hưởng đến các loại
thành viên kênh được sử dụng để phục vụ thị trường công nghiệp.
 Ví dụ: Phụ nữ thường mua sắm trong các cửa hàng bách hóa nhiều hơn
nam giới => những sản phẩm chủ yếu được mua bởi nam giới thì không
nên được bán chính ở cửa hàng bách hóa.
 Mua sản phẩm, tuy nhiên, không nên bị nhầm lẫn với cách sử dụng sản
phẩm.
 Nhiều sản phẩm được nam giới sử dụng nhưng được vợ hoặc bạn gái
mua cho họ từ các cửa hàng bách hóa => cần cẩn thận phân biệt giữa ai
sử dụng sản phẩm và ai mua hàng thực sự.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Who - Ai mua?
“Ai mua” có hai khía cạnh:
(1) Ai là người mua hàng, và (2) Ai tham gia vào các quyết định mua hàng
(2) Ai tham gia vào các quyết định mua hàng
 Trong gia đình, ảnh hưởng đến quyết định mua có thể do người chồng, người vợ
và đôi khi trẻ em
 Trong thị trường công nghiệp, có thể có nhiều người trong công ty tham gia vào
quyết định mua hàng => được gọi là đa ảnh hưởng đến quyết định mua.
 Các TGTM bán cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp cần đánh
giá cẩn thận xem ai tham gia vào việc đưa ra quyết định mua hàng để nhắm đến
các bên có ảnh hưởng hiệu quả hơn.
 Vai trò của người quản lý kênh trong việc này là xác định liệu cấu trúc kênh hiện
có hay kênh dự định có thể làm cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
nỗ lực của công ty để tiếp cận các bên có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
 Vậy ai tham gia vào các quyết định mua hàng công nghiệp và ai là trung tâm
mua hàng và chịu trách nhiệm chính về hậu quả từ quyết định.
 Trung tâm mua hàng có sáu vai trò mà các cá nhân khác nhau trong tổ chức
thực hiện.
Hành vi thị trường và chiến lược thiết kế kênh
Hành vi thị trường: Who - Ai mua?
(2) Ai tham gia vào các quyết định mua hàng
1. Người sử dụng — các thành viên của tổ chức, những người sẽ sử dụng sản phẩm hoặc
dịch vụ. Người sử dụng đề xuất mua và xác định sản phẩm, thông số kỹ thuật.
2. Người ảnh hưởng — những người ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Họ giúp xác định
các thông số kỹ thuật, cung cấp thông tin để đánh giá các lựa chọn thay thế. Người có kiến
thức kỹ thuật đặc biệt quan trọng với tư cách là những người có ảnh hưởng.
3. Người quyết định — những người có quyền quyết định về các yêu cầu sản phẩm và / hoặc
các nhà cung cấp.
4. Người phê duyệt — những người cho phép thực hiện các đề xuất của người quyết định
hoặc người mua.
5. Người mua — những người có thẩm quyền chính thức để lựa chọn nhà cung cấp và sắp
xếp điều khoản mua hàng. Người mua có thể giúp định hình thông số kỹ thuật của sản
phẩm, nhưng họ đóng vai trò chính trong việc lựa chọn nhà cung cấp và đàm phán. Trong
các giao dịch mua phức tạp hơn, người mua có thể bao gồm các giám đốc điều hành cấp
cao với tư cách là những người tham gia vào các cuộc đàm phán.
6. “Người gác cổng” — những người có quyền ngăn cản người bán hoặc thông tin tiếp cận
đến các thành viên của trung tâm mua hàng. Ví dụ: đại diện mua hàng, lễ tân, người trực
điện thoại có thể ngăn không cho nhân viên bán hàng nói chuyện với người sử dụng hoặc
những người quyết định.
Thảo luận
1. Có một câu nói cổ xưa có trước khái niệm marketing có lẽ cả 100 năm:
“Khách hàng là thượng đế". Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp nên
nhớ rằng lý do duy nhất họ kinh doanh là để phục vụ khách hàng, vì
không có khách hàng sẽ không có kinh doanh. Câu nói này hiếm khi liên
quan đến việc thiết kế kênh phân phối. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không
phải "thượng đế khách hàng" quyết định cấu trúc và sự phát triển KPP
thì là ai quyết định? Bạn đồng ý hay không đồng ý? Thảo luận về câu nói
này và sử dụng một số ví dụ để chứng minh cho ý kiến của bạn.
2. Các sân bay có thể là nơi có hoạt động thực sự trong việc bán lẻ. Ít nhất
đây là ấn tượng mà người ta có thể nhận thấy bằng cách quan sát sự
phát triển gần đây. Bloomingdale’s là một trong những nhà bán lẻ lớn
đầu tiên mở chi nhánh ở sân bay khi cửa hàng quần áo và quà tặng khai
trương tại International Sân bay JFK ở New York. Bây giờ FAO
Schwartz, một nhà bán lẻ đồ chơi nổi tiếng, đã mở chi nhánh ở một số
sân bay, trong khi McDonald’s và Burger King cũng đang chuyển đến.
Một số nhà bán lẻ lớn khác cũng theo vào các sân bay khắp Hoa Kỳ.
Điều này có nghĩa gì không? Thảo luận về các khía cạnh thị trường liên
quan có thể làm nền tảng những diễn biến như vậy.
END OF CHAPTER

You might also like