You are on page 1of 12

BÀI 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGHỀ NGHIỆP
Thời lượng: 12 tiết
MỤC TIÊU
• Trình bày được mục đích, nội dung hoạt động giáo
dục nghề nghiệp; hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
• Thiết kế và tổ chức được hoạt động giáo dục người
học nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
• Có khả năng thực hiện độc lập hoặc theo nhóm việc
tổ chức hoạt động giáo dục người học nghề.
Nội dung bài học
1. Mục đích và nội dung hoạt động GDNN:
1.1. Mục đích thực hiện hoạt động GDNN;
1.2. Nội dung hoạt động GDNN.
2. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt
động GDNN:
2.1. Hình thức tổ chức hoạt động GDNN;
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNN.
3. Thực hành/Thảo luận.
1.1. Mục đích thực hiện hoạt động GDNN

• Hình thành quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ,
thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực
nhất định, làm phát triển phẩm chất nhân cách của
người nhận tác động giáo dục theo mục đích giáo
dục.
• Tổ chức hoạt động giáo dục cho người học nghề
nhằm hướng tới nhiều mục đích thiết thực cụ thể.
1.2. Nội dung hoạt động GDNN
• Nội dung giáo dục là một nhân tố cơ bản của quá
trình giáo dục, nó tạo nên nội dung hoạt động giáo
dục của giáo viên và hoạt động tự giáo dục, tự rèn
luyện của học sinh nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục đào tạo.
• Nội dung giáo dục là một hệ thống toàn diện, với
cách diễn đạt truyền thống bao gồm: GD đạo đức,
GD trí tuệ, GD thẩm mỹ, GD lao động, GD thể chất,
GD quốc phòng và những nội dung GD khác (GD
hướng nghiệp, GD giới tính, GD dân số, GD môi
trường và GD pháp luật).
2. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt
động GDNN
2.1. Hình thức tổ chức hoạt động GDNN:
- GD thông qua quá trình dạy học;
- GD thông qua LĐSX;
- GD thông qua hoạt động XH;
- GD thông qua hoạt động VHNT, TDTT.
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động GDNN:
- Nhóm pp thuyết phục;
- Nhóm pp tổ chức hoạt động;
- Nhóm pp kích thích hành vi.
2.1. Hình thức tổ chức hoạt động GDNN
• GD thông qua quá trình dạy học:
Thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, quá
trình dạy học nhằm góp phần hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
• GD thông qua LĐSX:
Lao động sản xuất là con đường giáo dục quan
trọng cho học sinh, qua đó học sinh học tập, lĩnh hội
được các giá trị, chuẩn mực xã hội đồng thời là môi
trường để học sinh rèn luyện và thể hiện khả năng
của bản thân.
2.1. Hình thức tổ chức hoạt động GDNN
• Giáo dục thông qua hoạt động xã hội:
Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua
hoạt động và giao lưu, việc tổ chức các loại hình hoạt
động phong phú và đa dạng trong và ngoài nhà trường là
con đường thuận lợi nhất để phát triển nhân cách cho
học sinh.
• Giáo dục thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao:
Hoạt động này có ưu thế trong việc giúp học sinh phát
triển năng khiếu, rèn luyện thể chất và phát huy tinh thần
tập thể.
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
nghề nghiệp
• Nhóm phương pháp thuyết phục:
- Phương pháp khuyên giải/ thuyết phục;
- Phương pháp đàm thoại;
- Phương pháp nêu gương.
• Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động:
- Phương pháp luyện tập để hình thành hành vi đạo đức;
- Phương pháp tổ chức cho người học tham gia các hoạt
động xã hội;
- Phương pháp tình huống sư phạm.
2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
nghề nghiệp
• Nhóm phương pháp kích thích hành vi:
- Phương pháp thi đua;
- Phương pháp khen thưởng;
- Phương pháp trách phạt.
Ôn tập
1. Anh (Chị) kể tên và giải thích rõ các phương
pháp thuyết phục trong tổ chức hoạt động
giáo dục nghề nghiệp.
2. Anh (Chị) phân tích rõ mối liên hệ giữa các
thành tố của quá trình dạy học.
3. Tại sao nhà giáo GDNN cần được trang bị kiến
thức về tâm lý học GDNN?
Kết thúc giáo án 04
Cảm ơn các em.

You might also like