You are on page 1of 22

BÀI 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN


VỀ PHÁP LUẬT
1. Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng
của pháp luật
- Pháp luật xuất hiện khi nào, được hình hình thành
như thế nào?
- Bản chất hay các đặc tính của pháp luật là gì?
Bản chất của pháp luật
Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên
trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của sự vật đó
Tính giai cấp: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp
cầm quyền được nâng lên thành luật. Pháp luật điều
chỉnh các mối quan hệ trong xã hội theo mục tiêu, trật
tự phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, là công
cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp cầm quyền.
Bản chất của pháp luật
Tính xã hội: Những quy phạm xã hội đều chịu sự tác
động của quy phạm pháp luật: khuyến khích hay ngăn
cản…
Một số quy phạm xã hội dần trở thành quy phạm
pháp luật hoặc dưới tác động của pháp luật quy phạm
xã hội có thể bị đào thải, loại bỏ.
Tính xã hội của pháp luật không mâu thuẫn với tính
giai cấp mà hỗ trợ, bổ sung cho tính giai cấp và đảm
bảo cho sự ổn định, trật tự của xã hội đây là yếu tố
mà bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng quan tâm
đến.
Bản chất của pháp luật
Trong nền kinh tế toàn cầu (thế giới phẳng), không
có một quốc gia nào có hệ thống pháp luật khép kín.
Do vậy, bên cạnh tính giai cấp và tính xã hội trong
phạm vi một quốc gia, pháp luật còn mang tính mở.
Pháp luật quốc gia có khả năng chấp thuận hệ thống
pháp luật của từng khu vực và cả thế giới, tùy thuộc
vào từng quốc gia.
Ba đặc trưng có bản của pháp luật
 Tính quyền lực: Tính quyền lực chỉ có ở pháp luật, không thể có ở
các loại quy tắc xử sự khác. Pháp luật quy định những quy tắc xử sự
chung, mang tính bắt buộc.
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.
Tùy theo từng mức độ khác nhau, Nhà nước có thể áp dụng các biện
pháp để buộc chủ thể thực hiện pháp luật. Các biện pháp này không
loại trừ cả biện pháp cưỡng chế.
 Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật mang tính khuôn mẫu, áp dụng chung cho hành vi xử sự
của con người trong các trường hợp cụ thể. Pháp luật đưa ra giới hạn
cần thiết để nhà nước quy định các chủ thể tự do thực hiện trong
khuôn khổ nhà nước đã định trước.
 Tính xã hội
Pháp luật phải phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội. Vai trò của
pháp luật được thể hiện như là công cụ chính thức hóa các xử sự
được hình thành trong xã hội và được số đông người dân ủng hộ
thừa nhận là chuẩn mực.
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị trong xã hội và là nhân tố cơ
bản điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI NHÀ
NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI KHÁC
2.1.Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
Pháp luật là sản phẩm của nhà nước. Bất kì một nhà nước
nào đều phải ban hành pháp luật để quản lý xã hội. Khi
nhà nước mất đi thì pháp luật của nhà nước đó cũng
không còn hiệu lực. Pháp luật chỉ được thực hiện trong
đời sống khi có sự đảm bảo của nhà nước.
Quyền lực của nhà nước trong khuôn khổ pháp luật, chỉ
có thể được triển khai trên cơ sở quy định của pháp luật.
NN chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định.
PL ngăn ngừa, hạn chế sự lạm quyền, bảo đảm cho sự
công bằng của xã hội. Nhà nước phải tôn trọng pháp luật.
2.2.Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh
tế.

Nội dung của pháp luật do các quan hệ kinh tế xã hội


quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật.
Sự thay đổi của các quan hệ kinh tế xã hội kéo theo
sự thay đổi của pháp luật.
Khi pháp luật phù hợp với nền kinh tế, pháp luật thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ
trong xã hội, phản ánh đúng trình độ kinh tế, kinh tế
phát triển, tạo hành lang pháp lý tốt cho kinh tế phát
triển. Ngược lại, pháp luật kìm hãm sự phát triển của
kinh tế
2.3.Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
Pháp luật là một biện pháp, một phương tiện phục
vụ các mục tiêu chính trị; là một trong những hình
thức biểu hiện của chính trị; có nhiệm vụ thể chế hóa
các đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền.
Chính trị chỉ đạo xây dựng pháp luật. Nhưng không
phải bất cứ nghị quyết nào của đảng cầm quyền đều
chuyển thành luật (tính xã hội, ý chí của lực lượng
XH khác)
Đảng chính trị phải hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật.
2.4.Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
Các quy phạm xã hội tác động đến dời sống: quy phạm đạo
đức, quy phạm tập quán, quy phạm tôn giáo…
Đạo đức là những quan niệm của con người về những gì tốt
đẹp, về cái thiện, cái ác, sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự…
Pháp luật phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền nhưng
các giá trị đạo đức đó phải được đông đảo người dân trong
xã hội thừa nhận.
Giai cấp cầm quyền khuyến khích hoặc nâng cao các yếu tố
đạo đức phù hợp với ý chí của họ hoặc tìm cách hạn chế, loại
bỏ những yếu tố đi ngược lại với lợi ích, ý chí của giai cấp cầm
quyền
Việt Nam yêu cầu ca
Bằng nay gặp hội Giao hoà. Riêng nhờ giân Pháp công bình
Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình. Đem lòng đoái lại của mình trong tay.
Cậy rằng các nước Đồng minh Pháp dân nức tiếng xưa nay.
Đem gươm công lý giết hình giã man Đồng bào, bác ái sánh tày không ai.
Mấy phen công bố rõ ràng. Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai.
Dân nào rồi cũng được trang bình quyền Để cho mấy ức triệu người bơ vơ.
Việt Nam xưa cũng oai thiêng Dân Nam một dạ ước mơ
Mà nay đứng giới thuộc quyền Lang Sa. Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự do.
Lòng thành tỏ nỗi sút sa.
Rộng xin dân Pháp xét cho
Dám xin đại quốc soi qua chút nào.
Trước phò tiếng nước, sau phò lẽ công.
Một xin tha kẻ đồng bào.
Dịch mấy chữ quốc âm bày tỏ
Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.
Hai xin phép luật sửa sang Để đồng bào lớn nhỏ được hay.
Người Tây người Việt hai phương cùng đồng. Hoà bình may gặp hồi nầy
Những toà đặc biệt bất công Tôn sùng công lý, đoạ đày dã man
Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành Nay gặp hội khải hoàn hỉ hả
Ba xin rộng phép học hành Tiếng vui mừng khắp cả đồng dân
Mở mang kỹ nghệ, tập tành công thương Tây vui chắc đã mười phần
Bốn xin được phép hội hàng Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi
Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do Hẵng mở mắt mà soi cho rõ
Sáu xin được phép lịch du Nào Ai-lan, Ấn-độ, Cao-ly.
Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình. Xưa, hèn phải bước suy vi
Bảy xin hiến pháp ban hành Nay, gần độc lập cũng vì dân khôn
Trăm đều phải có thần linh pháp quyền. Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt
Tám xin được cử nghị viên. Thế cuộc nầy phải biết mà lo
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân. Đồng bào, bình đẳng tự do
Tám đều cặn tỏ xa gần. Xét mình rồi lại đem so mấy người
Chưng nhờ vạn quốc công dân xét tình Ngổn ngang lời vắn ý dài
Anh em đã thấu lòng nầy cho chưa
TT - Từ 1919, trong bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Versailles đòi
các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân VN, Nguyễn Ái Quốc nêu những
điều liên quan đến pháp quyền, đòi thực dân Pháp phải cải cách nền
pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và
thay thế bằng các đạo luật.
Trong bản yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Versailles đòi các quyền tự
do, dân chủ cho nhân dân VN, Nguyễn Ái Quốc nêu những điều liên
quan đến pháp quyền, đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở
Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế
bằng các đạo luật. Nghe đọc nội dung toàn bài: Tư tưởng pháp quyền
này đã đi xuyên suốt tổ chức và hoạt động của Nhà nước VN độc lập.
Trong “VN yêu cầu ca”, Người khẳng định vai trò của pháp luật bằng
hai câu: “Bảy xin hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp
quyền”.
Danh ngôn & liên hệ bài học
Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực. Mahatma
Gandhi
Luật pháp là mạng nhện mà ruồi lớn thì bay qua còn ruồi con thì mắc
kẹt. Balzac
Có những lỗi lầm có thể tha thứ được nên người ta bàn tới đạo đức,
có những lỗi lầm khó dung tha thì người ta bàn tới pháp luật (ST)
Con người trở nên tự do khi anh ta nhận ra mình bị luật lệ ràng buộc.
Will Durant
Nhà nước ổn định duy nhất là nhà nước mà ở đó tất cả con người đều
bình đẳng trước pháp luật. Aristotle
Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động
vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất. Aristotle
Câu hỏi trắc nghiệm
Hỏi đáp
1. PL và NN là 2 hiện tượng xuất hiện trong xã hội cùng
lúc là quan điểm của
a. Thuyết tư sản
b. Thuyết thần học
c. Học thuyết Mác Lênin.
d. a, b đều đúng
2. Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của
a. Pháp luật
b. Đạo đức
c. Tôn giáo
d. Tổ chức xã hội
3. Điều ước quốc tế là hình thức PL của VN khi
a. VN không công nhận
b. VN tham gia ký kết
c. Điều ước có nhiều quốc gia ký kết
d. Điều ước được nhiều quốc gia trên thế giới công
nhận

You might also like