You are on page 1of 66

BÀI 3

QUAN HỆ PHÁP LUẬT


1. Ông Tranh, Bà Chấp là láng giềng thân thiết, đối đãi hòa nhã, hay giúp
đỡ lẫn nhau.
2. Gần đây Nhà nước mở rộng con hẽm trước nhà thành đường lớn, đất
tự nhiên tăng giá 10 lần. Ông Tranh lên UBND Quận làm thủ tục tách
sổ, khi đo vẽ lại mới biết, trước đây khi làm hàng rào, bà chấp đã lấn
sang nhà ông khoảng 20 phân, tổng diện tích bị lấn chiếm là 6m2.
3. Từ đây hai bên phát sinh tranh chấp, bên nào cũng nói mình đúng,
không lấn sang đất hàng xóm.
4. Cuối cùng cả hai kéo nhau ra tòa án.
5. So sánh thái độ (quan điểm) của nhà nước (Tòa án) đối với quan hệ
giữa ông tranh và bà chấp trước (khi chưa xảy ra vụ việc kiện tụng) và
khi xét xử tại Tòa.
1. Khái niệm QHPL

Quan hệ pháp luật là những quan


hệ nảy sinh trong xã hội được các
quy phạm pháp luật điều chỉnh,
trong đó các chủ thể có những
quyền và nghĩa vụ nhất định được
nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người. Nó tồn
tại một cách khách quan và con người không thể tự đặt
mình ra ngoài các quan hệ ấy.
2. Đặc điểm QHPL
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí. Ý chí có
thể do một bên (mang tính đơn phương) hoặc nhiều bên
(mang tính thỏa thuận).
Quan hệ pháp luật có nội dung được cấu thành quyền
và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể mà việc thực hiện
nó được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
Quan hệ pháp luật chỉ hình thành khi có điều kiện đó
là sự xuất hiện của sự kiện pháp lý.
Thảo luận
Câu 1: Kể các quan hệ pháp luật trong Bài tập tình
huống
Câu 2: Nêu các chủ thể trong từng tình huống.
Câu 3: Nêu các quyền của chủ thể
Câu 4: Nêu các nghĩa vụ của chủ thể
3. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Thành phần của quan hệ pháp luật gồm:


3.1.Chủ thể của quan hệ pháp luật,
3.2.Nội dung của quan hệ pháp luật
3.3.Khách thể của quan hệ pháp luật.
3.1- Chủ thể của QHPL
•Các bên tham gia quan hệ pháp luật, gồm: cá
nhân hoặc tổ chức, trong trường hợp đặc biệt
chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là nhà
nước.
•Quan hệ pháp luật là hiện tượng đánh dấu vai trò
đặc biệt quan trọng của chủ thể. Quan hệ pháp luật
sẽ không phát sinh, tồn tại nếu thiếu đi yếu tố chủ
thể.
•Chủ thể của QHPL là cá nhân hoặc tổ chức
tham gia vào QHPL, mang quyền và nghĩa vụ
theo qui định của PL.
Chủ thể của QHPL

Có năng lực
Cá nhân Tham gia
chủ thể QHPL
Tổ chức

Chủ thể của QHPL


Năng lực chủ thể

Năng lực chủ thể là phạm trù có tính ổn định tương


đối, nó vận động, phát triển và tăng dần về dung lượng
cùng với độ tuổi, đặc biệt là năng lực hành vi và đến một
độ tuổi nhất định thì được coi là đầy đủ.
Năng lực chủ thể bao gồm từ hai yếu tố cấu thành:
Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền
và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước
quy định cho cá nhân, tổ chức đó.
VD: Tất cả học sinh lớp 12 đều có thể vào đại học
Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể thực
hiện một cách độc lập các quyền của chủ thể và
nghĩa vụ pháp lý khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật.
VD: Chỉ có những học sinh ĐỦ ĐiỂM TRÚNG
TUYỂN mới được vào đại học
Các nhận định dưới đây đúng hay sai
Giải thích?
1. Người từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực
hành vi đều là chủ thể của mọi QHPL.
2. Người từ 20 tuổi trở lên là chủ thể của mọi
QHPL.
3. Người từ 21 tuổi trở lên là chủ thể của mọi
QHPL.
4. Người từ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về
thần kinh đều là chủ thể của mọi QHPL.
5. Người từ 20 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về
thần kinh đều là chủ thể của mọi QHPL.
6. Người từ 20 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về thần kinh
đều là chủ thể của mọi QHPL.
7. Người từ 16 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về thần kinh
đều là chủ thể của mọi QHPL.
8. Người từ 21 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chủ thể đều là
chủ thể của mọi QHPL.
9. Người từ 14 tuổi trở lên, không mắc các bệnh về thần kinh
đều là chủ thể của mọi QHPL.
So sánh NLPL & NLHV
Yếu tố Giống Khác

NLPL -Là khả năng NLPL: khả năng có quyền


của chủ thể và nghĩa vụ
- Theo quy
định của pháp
luật
NLHV NLHV: khả năng bằng
hành vi của mình thực
hiện quyền và nghĩa vụ
Các loại chủ thể

a. Chủ thể là cá nhân


b. Chủ thể là tổ chức
c. Chủ thể là nhà nước
a. Chủ thể: cá nhân
Yếu tố NLPL NLHV
(Tùy theo từng QHPL)

Thời điểm

Xuất hiện Từ lục được sinh r - Độ tuổi


a - Khả năng nhận thức,
Bằng cấp, chứng chỉ….

Chấm dứt Khi chết Khi cá nhân chết hoặc t


heo quy dịnh của pháp l
uật
Các nhận định dưới đây đúng hay sai

1. Năng lực chủ thể của cá nhân có từ khi sinh ra.


2. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi sinh ra.
3. Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi sinh ra.
4. Năng lực hành vi của cá nhân có từ 18 tuổi trở lên.
b. Chủ thể: tổ chức
Yếu tố NLPL NLHV
(Tùy theo từng QHPL)

Thời điểm

Xuất hiện - Xuất hiện đồng thời khi tổ chức đ


ược thành lập hợp pháp;
- Phạm vi: theo quy định của PL

Chấm dứt Khi tổ chức chấm dứt sự tồn tại: (gi


ải thể, phá sản)
Các nhận định dưới đây đúng hay sai
1. Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện trước năng
lực hành vi
2. Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện cùng lúc
năng lực hành vi
3. Năng lực pháp luật của tổ chức xuất hiện sau năng lực
hành vi
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
của chủ thể không phải là một thuộc tính tự
nhiên mà tùy thuộc vào ý chí của nhà nước.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, năng
lực chủ thể cũng có sự thay đổi khác nhau.
Theo điều 74, Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được
công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau
đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
một cách độc lập.
Một tổ chức không có tư cách
pháp nhân khi chưa có đủ các điều
kiện để trở thành pháp nhân.
Tức là thiếu 1 trong 4 điều kiện của
tư cách phán nhân
c. Chủ thể là Nhà nước
- Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật: Quan
hệ quốc tế.
- Nhà nước tham gia các quan hệ này nhằm bảo
vệ các lợi ích cơ bản của nhà nước và của cả xã
hội.
- Khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với
các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ
luật dân sự.
3.2- Nội dung của QHPL
Là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
bên tham gia quan hệ pháp luật được
nhà nước xác lập và bảo đảm thực
hiện.
Trở lại tình huống GV đã nêu, hãy xác
định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
chủ thể.
Nội dung của quan hệ pháp luật là một trong những
yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật, thông qua
năng lực hành vi của chủ thể mà chủ thể đã chuyển
hóa các quyền và nghĩa vụ về mặt pháp lý đi vào
đời sống thực tế.
Quyền của chủ thể không phải là phạm trù bất biến; quyền của chủ
thể cũng có thể chuyển giao cho chủ thể khác trong những điều
kiện được pháp luật thừa nhận; quyền của chủ thể cũng có thể bị
hạn chế hoặc bị mất bởi chính hành vi có lỗi của chủ thể.
Bạn hãy cho biết một vài quyền và nghĩa vụ cơ bản của người học?
Mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ:

Ban đầu, quyền và nghĩa vụ có chủ thể cụ thể.


Song có một số quyền hoặc nghĩa vụ có thể được
chuyển giao cho các chủ thể khác: quyền đòi nợ….
Một số quyền và nghĩa vụ thì không được chuyển
giao, quyền xin xác nhận cha cho con…
Bài tập
Chiều 24/12/2008, tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã
Quảng Thuận và Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch,
Quảng Bình, một con trâu của ông Nguyễn Văn A, bất
ngờ nổi điên chạy lồng lộn vào làng húc 9 người bị
thương nặng. Hãy xác định
1. QHPL
2. Chủ thể của QHPL
3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
TH1.A mượn tiền B đến ngày phải trả.
TH2. Mẹ cô H chết (không có di chúc) để lại tài sản 1000
tỷ đồng. Các em của mẹ cô tranh chấp khối tài sản này
với cô H, với lý do họ cũng có phần trong khối tài sản
đó.
TH3. Sinh viên tự sưu tầm
Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm.
Chọn một tình huống mà bạn nghe/ biết (có
thật - (tên thật - sự việc thật)
1. Hãy nêu quyền của một bên (A hoặc B)
2. Hãy nêu NGHĨA VỤ của một bên (A hoặc B)
3. Hãy nêu mối quan hệ giữa QUYỀN và NGHĨA VỤ
trong tình huống trên
4. Quyền của chủ thể được thể hiện dưới hình thức
nào? Nghĩa vụ của chủ thể được thể hiện dưới hình
thức nào?
Mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ:
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là hai hiện
tượng pháp lý không thể thiếu trong một quan hệ
pháp luật cụ thể.
Bài tập nêu Quyền và Nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
trong các mối quan hệ sau.
- Quan hệ giữa người chủ nhà và người đi thuê.
- Quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ...
Bài tập: A nợ tiền B đến ngày phải trả
- Nêu quyền và nghĩa vụ của A
- Nêu quyền và nghĩa vụ của B
3.3. Khách thể của Quan hệ pháp luật

Khách thể quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các


chủ thể trong mối quan hệ pháp luật hướng đến.

Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là vật chất (tiền
bạc, nhà ở, xe cộ,...) hoặc có thể là các giá trị phi vật chất
(các danh hiệu, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm…).
A bán xe cho B --> Khách thể là quyền sở hữu chiếc xe
Khách thể
Khách thể là yếu tố tạo nên sự quan tâm của chủ thể
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của
mình. Khách thể có quan hệ chặt chẽ với mục đích,
bởi vì bất cứ chủ thể nào khi làm gì đều có những mục
đích nhất định, mục đích đó có thể thỏa mãn các lợi
ích vật chất hoặc tinh thần của chủ thể.

Khách thể của QHPL là lợi ích vật chất hoặc tinh thần
mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi
tham gia vào QHPL
IV. CÁC CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT
QUAN HỆ PHÁP LUẬT

3.1. Sự kiện pháp lý


3. 2. Các loại sự kiện pháp lý
Năm 2016, anh A và chị B: Bạn bè – Qh (1)
Năm 2017, anh A và chị B: Vợ chồng – Qh (2)

 Câu hỏi:
1. Quan hệ (1) khác quan hệ (2) như thế nào?
2. Sự kiện được đề cập đến là sự kiện gì?
3. Sự kiện này ảnh hưởng như thế nào đối với quan
hệ (2)?
4.1. Khái niệm sự kiện pháp lý
Những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi
của chúng được pháp luật gắn với việc hình
thành, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật

Việc thừa nhận hay không thừa nhận một


sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lý đều
xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai
cấp nắm chính quyền trong xã hội.
Trao đổi
Kể các sự kiện pháp lý?

Gợi ý phản biện: Sự kiện bạn vừa kể làm phát sinh,


thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật nào?
Trao đổi

Cái chết của một người có phải là sự kiện pháp lý


không? Nếu có, nó làm phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt các quan hệ pháp luật nào?
Phát sinh: Quan hệ thừa kế
Chấm dứt: Quan hệ nhân thân: Vợ chồng, cha con,…
Gợi ý:
1. Có những quan hệ pháp luật nào? (Giữa ai với ai?)
2. Có những sự kiện pháp lý nào?
3. Các sự kiện pháp lý kể trên có những điểm giống
nhau và khác nhau như thế nào?
4. Những điểm khác nhau ở câu 3 có ý nghĩa như thể
nào?
4. 2. Các loại sự kiện pháp lý
Căn cứ vào ý chí của các chủ thể khi tham gia quan hệ
pháp luật, sự kiện pháp lý được chia thành.
Sự biến
Hành vi
Sự biến
Sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của con
người
Các hiện tượng tự nhiên, thiên tai, động vật gây ra…
Trong các hợp đồng thường có điều khoản miễn trách
nhiệm trong trường hợp xảy ra thiên tai mà bên vi
phạm đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không có
hiệu quả.
Hành vi
Hành vi: Sự kiện phát sinh phụ thuộc vào ý chí của
con người:
Hành động (đánh người)
Không hành động (bỏ đói, không cứu giúp người trong
tình trạng nạn nhân bị đe dọa tính mạng…), im lặng,
không phản đối, không trả lời trong một số trường hợp
chấp nhận chào hàng.
4. 2. Các loại sự kiện pháp lý (tt)
Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý
được chia thành.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp
luật: kết hôn, ly hôn…
- Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp
luật: chia tài sản chung,..
- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp
luật: trả nợ,…
4. 2. Các loại sự kiện pháp lý (tt)
- Sự kiện pháp lý đơn giản (sự kiện chỉ làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một QHPL);
- Sự kiện pháp lý phức tạp (sự kiện đồng thời làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nhiều quan hệ
pháp luật.). Một sự kiện pháp lý có thể phát sinh
nhiều quan hệ pháp luật: chết…
- Một quan hệ pháp luật có thể tập hợp nhiều sự
kiện pháp lý. Ví dụ để phát sinh quan hệ pháp
luật nghỉ hưu: tuổi đời, số năm công tác, thời gian
đóng bảo hiểm xã hội,…
Bài tập: Sự biến hay hành vi
Trình bày 3 phút (+ 10%)
A. Vụ sập giàn giáo khi đang thi công tuyến đường xe
lửa trên cao  làm chết 1 người đi đường - Ở Miền Bắc
(1 điểm)
A. Sự biến B. Hành vi
B. Vào một buổi chiều trời mưa nhẹ, có một nhánh cây
trên đường NTMK bị rơi, một chiếc xe ô tô bị bẹp dúm.
- Ở Miền Nam (1 điểm)
C. Chị X đến khu du lịch Trại Bò – Nghệ An. Trong lúc
đưa tay đến mé trên lưới B40 trong khu nuôi nhốt hổ thì
bị hổ cắn nát một cánh tay. (1 điểm)
D. Việc phân biệt sự kiện pháp lý dựa vào ý chí của con
người, theo bạn có ý nghĩa như thế nào? (2 điểm)
https://thanhnien.vn/doi-song/tai-nan-do-cay-xanh-nga-
do-ai-boi-thuong-855195.html
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu cây xanh ngã đổ trong hoàn cảnh thời tiết bình
thường, không phải sự kiện bất khả kháng và gây chết
người thì đơn vị quản lý cây xanh có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng. Đơn vị quản lý cây xanh phải biết tình trạng
“sức khỏe” của cây xanh do mình quản lý. Do đó, nếu cây
ngã đổ là do khâu quản lý, chăm sóc cây yếu kém, thiếu
trách nhiệm, có căn cứ để xử lý hình sự về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
LS Lê Vi
“Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng

 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ
được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376
của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
 a) Làm chết người;
 b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
 c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
 d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
 a) Làm chết 02 người;
 b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 122% đến 200%;
 c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
 a) Làm chết 03 người trở lên;
 b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này 201% trở lên;
 c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.”.
Sự biến hay hành vi
1. Trời mưa to, một em bé bị nước mưa cuốn trôi vào
ống cống (Bình Dương)
2. Một hành khách chạy theo xe bus bị lọt vào cống
(của công trình đang làm đường) bị tử vong. (TP. Hồ
Chí Minh)
1. Quan hệ mua bán là QHPL khi chủ thể tham gia gồm
a. Các cá nhân có năng lực chủ thể
b. Công ty với công ty
c. Công ty với cá nhân có năng lực chủ thể
d. Cả a, b, c đều đúng
2. Người mới sinh ra đều có
a. Năng lực PL
b. Năng lực hành vi
c. Năng lực chủ thể
d. Tất cả đều sai
3. Tổ chức nào sau đây không có tư cách pháp nhân
a. Công ty cổ phần
b. Doanh nghiệp tư nhân.
c. Đoàn TNCSHCM
d. UBND các cấp
4. Thời điểm năng lực PL và năng lực hành vi của pháp
nhân được NN công nhận là
a. Cùng một thời điểm
b. Năng lực PL được công nhận trước năng lực hành
vi
c. Năng lực PL được công nhận sau năng lực hành vi
d. B, c đều đúng
5. Nội dung của QHPL là
a. Các bên tham gia vào QHPL
b. Những giá trị mà các chủ thể QHPL muốn đạt được
c. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
d. Là đối tượng mà các chủ thể quan tâm khi tham gia vào
QHPL
6. Các sự kiện nào là sự biến
a. Nhận con nuôi
b. Lập di chúc
c. Đăng ký kết hôn
d. Sự qua đời của một người
7. Khi nào pháp nhân có năng lực chủ thể
a. Khi NN cho phép hoặc công nhận
b. Khi có đủ thành viên
c. Khi các thành viên thỏa thuận
d. Khi đủ vốn
Bài tập số 2

Câu 1: Việc phân biệt sự kiện pháp lý dựa vào ý chí của
con người, theo anh (chị) có ý nghĩa như thế nào?
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1.Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội?
2.Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, cá
nhân, tổ chức phải có những điều kiện gì?
3.Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật
4.Sự kiện pháp lý là gì? Việc phân biệt sự kiện
pháp lý dựa vào ý chí của con người, theo anh
(chị) có ý nghĩa như thế nào?
5.Trong mỗi tình huống (ở phần Bài tập tình
huống), hãy xác định Chủ thể, khách thể, nội dung
quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý.
Bài tập
Tìm 1 vụ việc có quan hệ pháp luật ở địa phương (cấp
huyện) của một trong các thành viên của nhóm
Nêu quyền và nghĩa vụ của 1 chủ thể trong vụ việc trên.
Ghi tên nhóm, tên thành viên (có mặt, vắng mặt)
Bài tập kiểm tra nộp vào ngày 12/6
email: thanh.hv.vn@gmail.com
Bài tập kiểm tra nộp vào ngày 12/6
email: thanh.hv.vn@gmail.com
Nêu 3 tình huống pháp luật (2 TH ở Giáo trình, 1 TH tự
chọn) và chỉ ra trong mỗi tình huống:
a.Quan hệ pháp luật
b.Chủ thể của QHPL
c.Quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
d.Khách thể của QHPL
e.Sự kiện pháp lý xảy ra

You might also like