You are on page 1of 32

CHƯƠNG 4

CÁC PHƯƠNG PHÁP CARÔTA


ĐỘ RỖNG

ma

I. Phương pháp siêu âm ( Log siêu âm)


• Phương pháp siêu âm là phương pháp đo độ rỗng thông
qua đo khoảng thời gian đi (sec/ft) của sóng dọc khi đi
qua 1 feet của vỉa. Phương pháp đo sóng âm gồm có
một hay nhiều nguồn phát và hai hay nhiều nguồn thu.
• Khoảng thời gian (sec/ft) mà sóng đi qua phụ thuộc vào
thành phần thạch học và độ rỗng của đất đá.
Vms (ft/sec) t
Các lọai đá khung Sử dụng phổ
t ma  sec/ ft 
biến
Cát kết 18.000 – 19.000 55,5 – 51 55,5 – 51,0
20.000 – 23.000 47,6 – 43,5 47,6
Đá vôi
23.000 – 26.000 43,5 - 38,5 43,5
Dolomit

Anhydrit ( thach 20.000 50 50


cao)
Muối 15000 66,7 67
17.500 57 57
Ong chống ( sắt)
1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LOG SIÊU ÂM

• Dung dịch khoan: Trong quá trình tuần hoàn


dung dịch khoan sẽ xuất hiện các bọt khí nhỏ.
Các bọt khí này hấp thụ sóng siêu âm làm suy
yếu năng lượng của sóng làm cho máy thu
không nhận được tín hiệu sóng.
• Đường kính giếng khoan: nếu đường kính giếng
khoan lớn thì thời gian truyền sóng từ dung dịch
khoan đến thành giếng vào thành hệ rồi ra khỏi
thành hệ vào dung dịch khoan đi đến máy thu
lớn hơn thời gian truyền sóng từ dung dịch
khoan đến thành giếng và đi dọc theo thành
giếng qua dung dịch khoan đến máy thu. Điều
này làm kết quả đo bị sai lệch.
2. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LOG SIÊU ÂM
• Xác định thành phần thạch học của vỉa bằng cách kết
hợp với các phương pháp log độ rỗng khác.
• Xác định độ rỗng của các vỉa cát kết, cacbonat. Chỉ xác
định được độ rỗng giữa hạt, không xác định được độ
rỗng thứ sinh. Phương trình Wylie cho thấy mối tương
quan giữa thời gian truyền sóng và độ rỗng thành hệ:
t  t ma 1
S  
t f  t ma c p
• ΦS là giá trị độ rỗng đo bằng sóng siêu âm.
• ∆t là thời gian truyền sóng của vỉa được xác định trên
đường log siêu âm có đơn vị là μsec.
• ∆tma là thời gian sóng truyền qua khung đá vỉa.
• ∆tf là thời gian truyền sóng của chất lưu. ∆tf = 189 đối
với dung dịch gốc nước ngọt và ∆tf = 185 đối với dung
dịch khoan gốc nước mặn.
•Đường 2 & 3 thể hiện
thang chia giá trị về
khoảng thời mà gian
sóng truyền qua và độ
rỗng . Thời gian mà sóng
siêu âm đi qua được
trình bày bởi đường có
nét liền đậm. Phía trên
có ghi giá trị từ 40-80
sec/ft, tăng dần từ phải
sang trái. Tại độ sâu
9310 ft, đọc giá trị
khoảng thời gian t mà
sóng truyền qua là 63
sec/ft.
• Sử dụng đồ thị này để tìm giá trị độ rỗng
siêu âm nếu biết khoảng thời gian t mà
sóng đi qua .
Cho biết :
• Vma = 26.000ft/sec
• t = 63 sec/ft , tại độ sâu 9310 ft.
trong đó :
• Vma : vận tốc truyền sóng của
khung đá, trong trường hợp này là
Dolomit, đã được trình bày trong bảng 6
Cách tìm:
• tìm giá trị t thu được từ log siêu âm,
trong trường hợp này
• t = 63 sec/ft
• Từ giá trị t trên , trên trục hoành kẻ một
đường thẳng đứng cắt đường Vma =
26.000ft/sec tại một điểm.
• Từ điểm đó, kẻ một đường nằm ngang
cắt trục tung của đồ thị tại một điểm,
điểm đó chính là giá trị độ rổng, trong
trường hợp này  = 16.5%
II. PHƯƠNG PHÁP MẬT ĐỘ
Phương pháp mật độ vỉa là một phương pháp
độ rỗng, dùng để đo mật độ electron của vỉa.
Nó có thể giúp cho các nhà địa chất trong việc:
a) Xác định được các khoáng vật lắng đọng từ sự bốc
hơi của các dung dịch muối hay một lớp đá trầm
tích gồm muối kết tủa từ sự bay hơi của nước .
b) Tìm ra các đới chứa khí.
c) Xác định mật độ hydrocacbon.
d) Đánh giá khả năng đá chứa ( cát, sét) và độ phức
tạp về đặc điểm thạch học.
• Dụng cụ đo mật độ bao gồm nguồn phát ra năng lượng
tia gamma sao cho năng lượng của tia gamma đi vào
bên trong vỉa. Nguồn gamma có thể là Co-60 (Cobalt)
hay Ce-137 (Cesium).
Các tia gamma va chạm với electron trong vỉa, kết
quả là một số tia gamma bị mất năng lượng. Tittnan và
Wahl (1965) gọi sự tác động qua lại giữa các tia
gamma đi vào và các hạt electron trong vỉa là các tán
xạ compton (Compton Cattering) các tia gamma tán xạ
đi vào các máy dò, cố định khoảng cách từ vị trí nguồn
phát tia gamma và đếm được chúng từ kim chỉ mật độ
của vỉa. Số lượng tán xạ compton va chạm trực tiếp với
hạt electron của vỉa ( mật độ electron). Cuối cùng, ta
thấy mật độ electron liên quan đến mật độ khối của vỉa.
– Hiệu ứng quang điện: hiệu ứng này xảy ra khi có
một tia gamma có mức năng lượng thấp (dưới 0.5
MeV) va chạm với electron của nguyên tử. Toàn
bộ năng lượng của tia gamma sẽ bị electron hấp
thụ. Một phần năng lượng này sẽ tạo ra công
thoát để giúp electron tách ra khỏi nguyên tử và
phần năng lượng còn lại sẽ tạo ra động năng ban
đầu giúp electron dịch chuyển đi.
– Hiệu ứng tạo cặp: hiệu ứng này xảy ra khi có một
tia gamma mang mức năng lượng cao (trên 3
MeV) va chạm với hạt nhân nguyên tử, toàn bộ
năng lượng tia gamma bị hấp thụ và hình thành
nên một cặp điện tử trái dấu e+ và e-.
• Hiệu ứng Compton: hiệu ứng này xảy ra khi có một
tia gamma mang mức năng lượng trung bình (từ 0.5
MeV đến 3 MeV) va chạm với electron của nguyên
tử. Vì năng lượng tia gamma mạnh hơn nên lúc này
electron chỉ hấp thụ được một phần năng lượng của
tia gamma. Phần năng lượng hấp thụ này cũng giúp
electron thoát ra khỏi nguyên tử giống hiệu ứng
quang điện. Do va chạm với electron nên hướng đi
ban đầu của tia gamma bị lệch đi theo một hướng
khác, phần năng lượng còn lại trong tia gamma giúp
tia gamma tiếp tục di chuyển và va chạm với các
electron khác trong vỉa.
• Phương pháp đo
• Log mật độ bù là phương pháp được sử dụng rộng rãi, nó gồm
có hai đầu dò được gắn trên cùng một mặt với nguồn phát.
Log mật độ bù được thiết kế để hiệu chỉnh các giá trị mật độ
không chính xác vì điều kiện giếng. Khi thiết bị đo log mật độ
chạy trên thành giếng khoan thì nó bị ảnh hưởng bởi thành
giếng. Trong lỗ giếng khoan gồ ghề, với chỉ một đầu dò (nếu
không bị ép sát toàn bộ vào thành giếng) thì nó sẽ tính trung
bình giá trị mật độ của không khí hoặc là của dung dịch khoan
với mật độ của thành hệ. Khi lớp vỏ bùn khoan bám trên
thành hệ dày thì mật độ cũng bị đo sai. Với thiết bị log mật độ
bù có hai đầu dò, một đầu dò gần nguồn phóng xạ để chịu ảnh
hưởng lớp vỏ mùn khoan và khoảng không giữa dụng cụ đo và
thành giếng, đầu dò xa chịu ảnh hưởng của thành hệ. Tóm lại,
log mật độ bù được thiết kế để loại trừ các ảnh hưởng của
điều kiện giếng để đo độ rỗng thực chính xác hơn.
Ứng dụng của phương pháp log mật độ
• Xác định độ rỗng toàn phần của vỉa. Độ rỗng toàn phần của vỉa được
đánh giá theo công thức:  ma   b
D 
 ma   f
– ΦD là giá trị độ rỗng đo bằng mật độ có đơn vị là phần trăm.
– ρb là mật độ khối của vỉa được xác định trên đường log mật độ có
đơn vị là g/cm3.
– ρma là mật độ của khung đá vỉa, nó được xác định theo bảng
– ρf là mật độ của chất lưu. ρf = 1 đối với dung dịch gốc nước ngọt và
ρf = 1.1 đối với dung dịch khoan gốc nước mặn. Nếu vỉa chứa khí thì
ρf =0.7.
• Xác định thành phần thạch học của vỉa.
• Xác định các đới chứa khí. Trong các đới chứa khí thì mật độ của
electron sẽ nhỏ hơn các đới chứa dầu và nước do đó giá trị độ rỗng
trong đới này sẽ lớn hơn trong các đới chứa dầu và khí.
Mật độ của một số loại khung đá phổ
biến
Thành phần thạch học ρma (g/cm3)

Cát kết 2.648

Đá vôi 2.710

Dolomite 2.876

Anhydrite 2.997

Muối 2.032
• Đường 2 và 3: Đường cong mật
độ khối(b), hệ số hiệu chỉnh
đường cong (), và hệ số vỉa (F)
được ghi nhận trên đường này. hệ
số hiệu chỉnh, hệ số vỉa mật độ
khối, thang ghi giá trị tăng từ trái
sang phải
• Thang chia giá trị mật độ khối
tăng từ 2.0 – 3.0 gm/cc, đặc
trưng bởi đường nét liền đậm.
Đường cong hiệu chỉnh đo mật độ
khối có giá trị từ -0.05gm/cc –
0.45gm/cc, tăng lên 0.05 mỗi ô
chia, nhưng chỉ sử dụng phần bên
trái của đường này. Hệ số vỉa
( F ), thang giá trị chia từ 1 – 10,
đặc trưng bởi đường đậm đứt
khúc.
• Tại độ sâu 9310ft trong ví dụ hình
29, đọc giá trị mật độ khối b =
2.56gm/cc.
• ma = 2.87 gm/cc ( Dolomit)
• f = 1.1 gm/cc (hằng số mật độ
chất lưu được đề nghị cho dung
dịch nước biển)
• b = 2.56 gm/cc tại độ sâu 9310 ft
( từ log)
Cách tìm :
• Tìm giá trị mật độ khối trên thang
chia nằm ngang (trong ví dụ này là
2.56gm/cc)
• Từ giá trị mật độ khối, kẻ một
đương thẳng đứng song song với
trục tung của đồ thị, đường này
cắt đường mật độ khung (ma) tại
một điểm.
• Từ điểm này, kẻ đường nằm
ngang cắt trục độ rổng tại một
điểm, điểm này là giá trị độ rỗng
keứng với một lọai mật độ chất
lưu. Trong trường hợp này  =
18%.
III. PHƯƠNG PHÁP LOG NEUTRON
Các phương pháp Nơ tron là các phương pháp đo độ rỗng, dùng để
đo lượng ion H2 trong vỉa. Đối với các vỉa sạch (không có mặt của
sét) trong đó lỗ rỗng bị lấp đầy bởi nước hoặc dầu thì phương pháp
nơtron đo được giá trị độ rỗng bị lấp đầy bởi chất lưu đó.
• Nguyên lý:
Khi một neutron được bắn ra một cách liên tục từ nguồn phát thì nó
bay vào thành hệ, lúc này neutron ở trạng thái là neutron trên nhiệt
vì năng lượng của nó rất lớn, khi nó va chạm với hạt nhân của các
nguyên tử khác trong vỉa nó sẽ bị mất năng lượng, tùy theo đối
tượng va chạm mà năng lượng của chúng bị mất nhiều hay ít. Đối
với hạt nhân nguyên tử hydro, vì có khối lượng và kích thước gần
bằng neutron nên khi va chạm với hạt nhân nguyên tử hydro thì
năng lượng của chúng bị mất nhiều nhất. Sau nhiều lần va chạm
vừa đủ với hạt nhân thì động năng ban đầu của neutron bị mất đi,
neutron bị chậm lại và ở trạng thái nhiệt
Phương pháp đo
Có hai loại hệ thống log dùng để đo log neutron là log neutron –
neutron và log neutron – gamma.
• Phương pháp neutron – gamma:
Đây là thiết bị đo log cũ, ở phương pháp này người ta phát ra tia
neutron từ nguồn phát và thu các tia gamma bằng một đầu dò
gamma ngẫu nhiên được đặt cách nguồn phát một khoảng
ngắn.
• Phương pháp neutron – neutron:
Hầu hết các phương pháp log neutron mới bây giờ người ta sử
dụng là phương pháp này. Trong hệ thống này, người ta sử dụng
đầu dò Heli dài khoảng 6 inch để phản ứng với các neutron nhiệt
khi chúng đi đến đầu dò sau khi va chạm với các hạt nhân trong
thành hệ. Khi các neutron này đi qua thì làm ion hóa khí trong
đầu dò và tín hiệu này được chuyển từ thiết bị đo lên bề mặt.
• Ứng dụng của phương pháp log neutron
• Dùng để đánh giá độ rỗng toàn phần của vỉa. Độ rỗng
toàn phần của vỉa được đánh giá theo công thức:
H  H ma
N 
H f  H ma
– H là chỉ số hydro đo được theo log.
– Hma là chỉ số hydro của khung đá.
– Hf là chỉ số hydro của dung dịch khoan, thường chọn
bằng 1.
• Phân biệt các đới chứa khí hay hydrocacbon nhẹ với các
đới khác vì trong các đới chứa khí thì độ rỗng sẽ thấp
hơn so với đới chứa dầu hoặc nước.
• Liên kết địa tầng các giếng khoan.
• Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp neutron
• Nhược điểm: Khi lỗ rỗng bị lấp đầy bởi khí so với dầu
hoặc nước thì độ rỗng thu được từ phương pháp neutron
sẽ thấp hơn so với thực tế. Bởi vì nồng độ ion hydro trong
vỉa lúc này sẽ loãng hơn so với khi lỗ rỗng được lắp đầy
bởi dầu hoặc nước. Hàm lượng hydro ít nên tổn thất năng
lượng của neutron ít do đó mà giá trị độ rỗng bị giảm
xuống. sự giảm độ rỗng neutron do sự xuất hiện của khí
được gọi là hiệu ứng khí.
• Ưu điểm: Thuận lợi chủ yếu của log neutron là có độ tin
cậy lớn trong việc xác định độ rỗng của vỉa vì hàm lượng
hydro chỉ tập trung chủ yếu ở trong chất lỏng lấp đầy lỗ
rỗng của đá. Ngoài ra phương pháp này có thể sử dụng
được đối với giếng thân trần và giếng đã chống ống.
• Cho biết : Đá là Dolomit , độ rỗng
của đá vôi là 15% . Giá trị độ rỗng
của đá vôi được ghi trực tiếp từ log
độ rỗng notron sườn (SNP*), Log
notron sườn không được trình bày
ở đây .
• Cách tìm :
• Tìm giá trị độ rỗng của đá vôi ( đọc
từ log SNP*) ứng với thang chia ở
đầu của biểu đồ hiệu chỉnh . Trong
ví dụ này, giá trị là 15% .
• Từ giá trị đó , kẻ một đường thẳng
đứng cho đến khi nó cắt đường
cong của đá Dolomit tại một điểm .
• Từ điểm đó , kẻ một đường nằm
ngang cho đến khi nó cắt trục độ
rỗng thật tại một điểm, giá trị độ
rỗng thật đọc được tại điểm đó là
12% .
• Cho biết : Đá là Cát kết, độ rỗng
của cát kết là 20%. Giá trị độ rỗng
của cát kết được ghi trực tiếp từ
log độ rỗng notron bù CNP*), Log
notron bù không được trình bày ở
đây.
• Cách tìm :
• Tìm giá trị độ rỗng của cát kết
( đọc từ log CNP*) ứng với thang
chia ở đầu của biểu đồ hiệu chỉnh .
Trong ví dụ này, giá trị là 20% .
• Từ giá trị đó, kẻ một đường thẳng
đứng cho đến khi nó cắt đường
cong của cát kết tại một điểm.
• Từ điểm đó, kẻ một đường nằm
ngang cho đến khi nó cắt trục độ
rỗng thật tại một điểm, giá trị độ
rỗng thật đọc được tại điểm đó la
24% .
IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP
NEUTRON VÀ MẬT ĐỘ
• Kết hợp phương pháp nơ tron và mật độ là phương pháp độ rỗng
kết hợp. Ngoài việc sử dụng nó như là một phương pháp để xác
định độ rỗng, nó cũng được sử dụng để xác định các đặc điểm về
thạch học và tìm ra các đới chứa khí.
Phương pháp để xác định độ rỗng từ việc đo nơtron và mật độ là
sử dụng phương trình cơ bản:
 N2   D2
 N D 
2

• N-D : độ rỗng thu được từ việc đo nơ tron và mật độ


• N : độ rỗng thu được từ phương pháp đo nơtron
• D : độ rỗng thu được từ phương pháp đo mật độ.
• Khi phương pháp nơ tron và mật độ ghi giá trị
độ rỗng mật độ bé hơn 0 (giá trị phổ biến của
bể chứa Anhydrite và Dolomite) thì công thức
trên được sử dụng để xác định độ rỗng nơ tron
và mật độ là:
N  D
 N D 
2

• N-D : độ rỗng nơ tron mật độ


• N : độ rỗng nơ tron ( đơn vị đá vôi).
• D : độ rỗng mật độ ( đơn vị đá vôi).
• Đường 1 : Đường này bao gồm
đường cong phóng xạ tự nhiên và
đường kính giếng khoan .Chú ý ,
thang chia đo phóng xạ tự nhiên ghi
giá trị từ 0 – 100 API đơn vị và đo kích
thước đường kính lỗ khoan từ 6 – 16
in .
• Đường 2 và 3 : cả hai đường cong
độ rỗng notron và mật độ được thể
hiện trên đường 2 và 3 . Cả hai thang
chia giá trị là như nhau , từ –10% đến
+ 30% , mỗi ô tăng lên 2% và được đo
trong đơn vị độ rỗng của đá vôi .Trên
đường log này, độ rỗng mật độ (D)
đặc trưng bằng đường liền đậm, độ
rỗng notron(N) đặc trưng bằng
đường đứt khúc .
• tại độ sâu 9310ft, giá trị độ rổng thu
được từ log notron (N) là 24% , giá
trị độ rỗng thu được từ log mật đo
(D) là 9%.
• Cho biết :
• f = 1.0 gm/cc ( hằng số mật
độ chất lưu được đề nghị cho
dung dịch nước biển, xem dưới
thiết bị đo đầu giếng : log mật độ)
và D = 9% tại độ sâu 9310ft
• Cách tìm:
• Xác định vị trí độ rỗng thu được từ
log notron ở phía dưới thang chia
( 24%) và tìm giá trị độ rỗng thu
được từ log mật độ, nó nằm bên
tay phải của thang chia giá trị
(9%).
• từ những giá này kẻ những đường
thẳng cho đến khi chúng cắt đồ thị
. Trong ví dụ này , điểm giao nhau
nằm trên đường cong của đá
Dolomit và sự cắt nhau này cho ta
biết giá trị độ rỗng thật của đá là
16.5%
• Cho biết :
• f = 1.1 gm/cc ( hằng số mật
độ chất lưu được đề nghị cho
dung dịch nước biển , xem dưới
thiết bị đo đầu giếng : log mật độ)
và D = 9% tại độ sâu 9310ft
• Cách tìm:
• Xác định vị trí độ rỗng thu
được từ log notron ở phía dưới
thang chia ( 24%) và tìm giá trị độ
rỗng thu được từ log mật độ , nó
nằm bên tay phải của thang chia
giá trị ( 9%)
• Từ những giá này kẻ những
đường thẳng cho đến khi chúng
cắt đồ thị . Trong ví dụ này , điểm
giao nhau nằm trên đường cong
của đá Dolomit và sự cắt nhau
này cho ta biết giá trị độ rỗng thật
của đá là 17%

You might also like