You are on page 1of 10

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ TỰ


NHIÊN (GAMMA- RAY)
I. TỔNG QUAN
• Các phương pháp gamma đo phóng xạ tự nhiên của vỉa, bởi vì thông
số đo này nên nó được dùng để xác định các đặc điểm về thành phần
thạch học hay các đới tương quan. Cát không chứa sét và cacbonat
có độ phóng xạ thấp và ghi nhận giá trị phóng xạ tự nhiên thấp. Khi
lượng sét tăng, log gamma ray sẽ tăng vì hàm lượng phóng xạ tập
trung trong sét. Tuy nhiên cát sạch (lượng sét ít) có thể cho phóng
xạ tự nhiên cao nếu cát chứa fenspat, mica, glauconit hay uranium.
Giá trị gamma có thể biểu diễn dưới dạng giá trị gamma tổng hoặc
các giá trị gamma thành phần (U, Th, K) còn gọi là phổ gamma.
• Trong tự nhiên có các nguyên tố giàu tính phóng xạ như uranium
238, uranium 235 và thori 232, và nhiều nhất là kali 40.
Đa số các đá đều có tính phóng xạ ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào lượng nguyên tố phóng xạ chứa trong chúng.
Đá macma và đá biến chất có tính phóng xạ lớn hơn đá trầm
tích. Đá macma axit có tính phóng xạ rất cao gấp 10 lần đá
macma mafic. Các đá biến chất thì có cường độ phóng xạ
trung bình giữa đá phun trào và đá trầm tích.
Trong đá trầm tích, đá vôi và than đá thì có độ phóng xạ rất
thấp nhưng nếu đá vôi bị dolomit hóa thì cường độ phóng xạ
sẽ tăng nhẹ do trong nước có đồng vị phóng xạ; cát kết thạch
anh cũng có độ phóng xạ thấp do thạch anh không mang tính
phóng xạ, trong khi cát kết arkose lại có tính phóng xạ cao vì
trong thành phần khoáng vật có kali 40. Các loại cát kết và bột
kết có thêm các thành phần khoáng vật nặng lẫn vào (như
mica, glauconit) cũng làm cho cường độ phóng xạ tăng lên. Ở
các tầng sét thì độ phóng xạ sẽ cao do các khoáng vật sét
chứa nguyên tố phóng xạ (K40), đặc biệt sét chứa vật liệu
hữu cơ thì cường độ phóng xạ sẽ tăng rất cao
1 Phương pháp đo
Khi các nguyên tố không bền phân rã thì sẽ phát ra
các bức xạ điện từ, máy dò tia gamma phát hiện ra
chúng bằng cách đếm (thu) các phần tử hoặc các
photon phát ra. Sự phát hiện này được thực hiện
bằng cách dùng các tinh thể NaI được nối với bộ nhân
quang. Khi các photon va vào các tinh thể này sẽ phát
ra một năng lượng dưới dạng phát sáng. Năng lượng
ánh sáng phát ra được nhận biết bởi bộ phận nhân
quang và được chuyển thành dạng điện áp tại vị trí
nó được đếm. Tốc độ đếm càng cao thì càng nhiều
khả năng phát hiện tia gamma và càng có nhiều
nguyên tố phóng xạ trong thành hệ.
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ gamma ray
• Đường kính giếng khoan: vì độ sâu nghiên cứu nông nên khi đường kính
giếng khoan lớn sẽ là cho cường độ gamma giảm đi.
• Dung dịch khoan: Nếu trong dung dịch khoan có chứa các chất mang
tính phóng xạ như KCl thì cường độ gamma sẽ tăng.
3 Ứng dụng của phương pháp gamma ray
• Xác định ranh giới tầng thấm dựa trên dấu hiệu thay đổi biên độ của
đường gamma. Vị trí mà cường độ gamma ray thấp chính là tầng thấm.
• Liên kết địa tầng các giếng khoan trong khu vực nghiên cứu dựa trên sự
đồng dạng của các đường gamma.
• Phân tích thành phần thạch học bằng cách kết hợp với các phương pháp
log khác.
• Xác định hàm lượng sét trong đất đá.
4 Ưu điểm của phương pháp gamma ray
• Sử dụng được đối với giếng thân trần và giếng đã chống ống.
• Tính toán hàm lượng sét xâm nhập hiệu quả hơn phương pháp log SP.
TÍNH THỂ TÍCH SÉT
• Bởi vì sét có tính phóng xạ cao hơn cát và cacbonat nên log
phóng xạ tự nhiên được sử dụng để tính thể tích sét trong lỗ cát
kết và cacbonat.
• Tính tóan chỉ số phóng xạ tự nhiên là bước cần thiết đầu tiên để
xác định thể tích sét từ log phóng xạ tự nhiên (từ công thức
Schumberger, 1974)

GRlog  GRmin
I GR 
GRmax  GRmin
• IGR : chỉ số gamma ray
• GRlog: phóng xạ tự nhiên từ log
• GRmin : phóng xạ tự nhiên nhỏ nhất (cát sạch hoặc cacboanat)
• GRmax: phóng xạ tự nhiên lớn nhất (sét)
• Đường 1- log gamma ray chỉ
biểu thị bằng một đường trên
track này. Chú ý rằng thang chia
giá trị tăng từ trái sang phải và
có giá trị từ 0 – 150API, đơn vị
gamma ray.
• Đường 2 và 3 – Những track này
bao gồm các log như mật độ
khối (b), độ rỗng từ mật độ (D),
đường cong hiệu chỉnh mật độ
(), đường cong căng
dây(tension)
• GRlog = 28 tại 13. 570ft
• GRmin = 15 tại 13590ft
• GRmax = 128 tại 13. 720ft

28  15 13
• I GR  
128  15 113
• IGR = 0. 115
• Thể tích của sét cũng được tính tóan bằng công
thức tóan học từ chỉ số gamma ray bằng công
thức của Dresser Atlas (1979) :
• Các lọai đá cổ hơn, đã cố kết :
 
Vsh  0.33 2 ( 2I GR )  1.0
• hay các lọai đá trong kỷ thứ 3, chưa được cố
kết :
Vsh  0.083 2  ( 3.7 I )
GR
 1.0 
Cách làm:
• Tìm giá trị chỉ số gamma ray trên trục thẳng
đứng phía bên phải (trong trường hợp này IGR =
0.15)
• Từ giá trị này, kẻ một đường nằm ngang sao cho
cắt đường 3 (đặc trưng của đá chưa được cố
kết, kỉ thứ 3), đường 2 (đá được cố kết, cổ hơn),
đường 1 đặc trưng cho Vsh = I GR
• Từ hai giao điểm đó kẻ 2 đường thẳng đứng cắt
trục hòanh tại hai điểm và ghi nhận giá trị đó (đo
phần trăm của họat tính sét)
• Trong đó IGR = 0.015, thể tích sét Vsh = 5. 7%
cho các đá cổ hơn và được cố kết và Vsh = 2. 8
% cho các đá chưa được cố kết.

You might also like