You are on page 1of 4

GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP VON AMPE HÒA TAN XÁC ĐỊNH AURAMINE O

1. LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP VON AMPE HÒA TAN


1.1. Nguyên tắc của phương pháp Von-ampe hoà tan
Thiết bị tiến hành phân tích bằng phương pháp Von-ampe hoà tan là bộ gồm một máy
cực phổ tự ghi và một bình điện phân cho hệ 3 điện cực: điện cực so sánh, điện cực phụ trợ và
điện cực làm việc, ngoài ra còn thiết bị ống dẫn thổi khí trơ vào dung dịch phân tích. Quá
trình phân tích gồm 3 giai đoạn :
- Giai đoạn làm giàu:
Là quá trình làm giàu chất phân tích trên bề mặt điện cực làm việc dưới dạng kim loại
hoặc hợp chất khó tan.Có thể làm giàu bằng phương pháp điện phân hoặc hấp phụ. Khi điện
phân làm giàu người ta chọn thế điện phân thích hợp và giữ không đổi trong suốt quá trình
điện phân. Thế điện phân được chọn dựa vào phương trình Nerst hoặc một cách gần đúng dựa
vào thế bán sóng E1/2 trên sóng cực phổ của chất phân tích ( thường thì thế chọn điện phân
âm hơn thế đỉnh quãng 200mV trở lên ), dung dịch điện phân được khuấy liên tục với tốc độ
ổn định. Điện cực làm việc có thể là điện cực giọt thuỷ ngân treo có kích thước nhỏ, cực đĩa
quay bằng vật liệu trơ ( than thuỷ tinh, than nhão, than ngâm tẩm,…), hoặc cực màng thuỷ
ngân trên bề mặt cực rắn trơ. Nếu dùng cực rắn đĩa quay thì cho cực quay với tốc độ không
đổi, cực rắn tĩnh hoặc cực thuỷ ngân tĩnh thì dùng máy khuấy từ. Thời gian điện phân được
chọn tuỳ thuộc vào nồng độ chất mẫu phân tích và kích thước của điện cực làm việc.
- Giai đoạn cân bằng( ngừng khuấy):
Đây là thời gian cần thiết cho các chất phân tích phân bố lên màng tốt hơn và đều hơn.
- Giai đoạn hoà tan ( quét thế):
Là quá trình hoà tan chất phân tích trên bề mặt điện cực làm việc bằng cách quét thế theo
một chiều xác định và ghi đường Von-ampe hoà tan. Nếu quá trình hoà tan là quá trình anôt
thì phương pháp phân tích được gọi là Vôn-ampe hoà tan anot (ASV), theo phương pháp này
thì quét thế từ giá trị thế điện phân về phía các giá trị dương hơn. Trong trường hợp ngược lại,
quá trình là quét thế từ giá trị thế điện phân về giá trị thế âm hơn, đây được gọi là Vôn-ampe
hoà tan catot (CSV). Trên đường Von-ampe xuất hiện pic của chất cần xác định, thế ứng với
cực đại của pic Ecđ đặc trưng cho bản chất chất phân tích và dựa vào E cđ và Icđ chúng ta có thể
phân tích định tính và định lượng vết chất phân tích.
1.2. Điện cực làm việc
Trong phương pháp Von ampe hoà tan , các loại điện cực sử dụng thường là :
1. Cực giọt thuỷ ngân
Cực giọt treo : Là giọt thuỷ ngân có kích thước nhỏ được treo bất động trên một mao
quản bằng thuỷ tinh hoặc nó nằm trên một mặt thuỷ tinh hơi lõm ở giữa có gắn mẩu nhỏ Pt để
dẫn điện.
Cực giọt động : Cũng với các hạt có kích thước nhỏ, nhưng kích thước thay đổi theo
thời gian, trong thiết bị có bộ gõ để giọt thuỷ ngân rơi.
Điện cực giọt thuỷ ngân có những ưu điểm sau:
- Giọt rơi liên tục với tốc độ đều nên bề mặt giọt luôn được đổi mới và bề mặt của giọt còn
nằm trên điện cực không bị bẩn bởi sản phẩm của phản ứng điện cực, dòng điện phân đo được
vì vậy mà ổn định.
- Quá thế của hidro trên điện cực thuỷ ngân rất lớn, vì vậy khi sử dụng điện cực giọt thuỷ
ngân có thể nghiên cứu một khoảng thế rất rông ( từ + 0.4 V, là thế giọt bị tan ra do quá trình
oxi hoá, đến các giá trị thế âm hơn -2V tuỳ thuộc vào môi trường và thành phần chất điện li,
trong môi trường axit khoảng thế dùng tốt là -0.15 đến -1.2V, trong môi trường trung tính
hoặc kiềm, khoảng thế mở rộng nhiều hơn từ - 0.15 đến -2V) nên phương pháp cho phép xác
định một lượng lớn chất vô cơ cũng như chất hữu cơ.
- Kích thước của giọt rất nhỏ, nên diện tích bề mặt nhỏ vì vậy lượng chất bị tiêu tốn trong
phản ứng điện hóa là không đáng kể, do đó sự giảm nồng độ chất phân tích theo thời gian
thực tế không xảy ra.
- Điện cực có kích thước nhỏ, nên nó mở ra một phương hướng mới đó là tạo ra các thiết bị
phân tích cầm tay thuận lợi.
2.Cực rắn đĩa
Cực đĩa quay là một mặt phẳng hình tròn, đường kính nằm trong khoảng 3-5 mm, làm
bằng các vật liệu rắn trơ như vàng, platin, đặc biệt là các loại cacbon có độ tinh khiết cao.
Theo lí thuyết của Levisơ khi cực quay với tốc độ nằm trong khoảng 1000-5000 vòng/ phút
thì chuyển động của chất lỏng đến bề mặt đĩa là sự chảy tầng, lớp chất lỏng chứa chất tan là
chất khử cực được đưa tới tâm đĩa và văng tới mép đĩa, tạo nên một lớp khuếch tán đối lưu có
chiều dày phụ thuộc vào tốc độ quay của đĩa. Yêu cầu chủ yếu đối với vật liệu làm cực đĩa là
phải trơ về mặt hoá học và bề mặt nhẵn bóng để diện tích bề mặt không thay đổi, phương
pháp đo mới có độ lặp lại và chính xác. Điện cực cacbon thuỷ tinh có độ bền hoá học cao và
bề mặt dễ đánh bóng, thân cực làm bằng teflon là điện cực tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng
cacbon ngâm tẩm hoặc cacbon nhão để chế tạo cực rắn đĩa. Tạo điện cực paste cacbon bằng
cách trộn đều 1g bột graphit RW-B với 0.5ml dầu nhớt silicon ).
2. XÁC ĐỊNH AURAMINE O BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON AMPE HÒA TAN
2.1 Nghiên cứu đặc tính điện hóa của auramin O.
Để nghiên cứu đặc tính điện hóa của auramine O bằng phương pháp von-ampe vòng (CV) với
điều kiện: Nồng độ auramine O 10-6M, đệm B-R có pH= 5,0, thế bắt đầu quét từ 0V đến -
1,2V, thời gian hấp phụ 60s tại thế 0V, tốc độ quét 0,05V/s, tần số 50Hz, biên độ xung
50mV/s thu được kết quả hình 2.

Hình 1: Đường Von-Ampe vòng của dung dịch auramine: Đường 1) mẫu trắng, đường 2)
auramine O 10-6 mol.L-1 không hấp phụ, đường 3) auramine O 10 -6 mol.L-1 có hấp phụ tại
thế 0V với thời gian 60s.
Qua đường Von-Ampe vòng, đường 2 và đường 3 (hình 1) cho thấy trên đường phân cực catot
quan sát được píc khử xuất hiện tại Ep= -1,00V, còn trên đường phân cực anot không quan sát
được píc oxi hóa nào. Mặt khác thấy rằng, tín hiệu cường độ dòng ở đường 3 có hấp phụ 60s
tại thế 0V cao hơn đường 2 khi không có hấp phụ, điều này chứng tỏ auramine O có hấp
phụ trên điện cực giọt thủy ngân treo. Như vậy, quá trình khử của auramine O trên điện cực
giọt thủy ngân là bất thuận nghịch và có hấp phụ trên điện cực làm việc. Phương pháp lựa
chọn để định lượng auramine O trong mẫu thực phẩm là phương pháp von-ampe hòa tan
hấp phụ xung vi phân.

2.2.Tối ưu các điều kiện xác định auramine O


2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của pH
pH ảnh hưởng đến dạng tồn tại của auramine O vì auramine O có pKa = 9,6 nên auramine O
tồn tại trong môi trường pH < 9,6. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của pH
trong khoảng từ 2,0 đến 10,5. Hình 3 là đường von-ampe hòa tan của auramine O trong
khoảng pH từ 2,0 đến 6,0.

Hình 2: Đường von-ampe hòa tan xung vi phân của auramine O trong khoảng pH từ 2,0
đến 6,0.
Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH thấy rằng, khi pH tăng thì thế đỉnh píc (Ep) dịch
chuyển về phía âm và giữa Ep và pH có mối quan hệ tuyến tính theo phương trình pH = 0,051
*Ep + 0,701 với R2 = 0,994. Điều này chứng tỏ có sự tham gia proton H+ trong phản ứng
điện hóa xảy ra trên bề mặt điện cực. Cường độ dòng píc phụ thuộc vào pH, kết quả nghiên
cứu thấy rằng tại pH = 5,0 thì tín hiệu cường độ dòng píc cao và ổn định. Do vậy, chúng tôi
chọn pH = 5,0 để nghiên cứu.
2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của thế hấp phụ
Dựa vào sự xuất hiện thế đỉnh píc và đặc tính hấp phụ của auramine O trên điện cực giọt thủy
ngân treo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thế hấp phụ từ 0 V đến - 0,8 V, thời
gian hấp phụ 30 s, thời gian cân bằng 10 s, tốc độ quét 12,5 mV/s, nồng độ của auramine O là
10-6 mol.L-1. Qua kết quả khảo sát cho thấy trong khoảng thế từ -0,3 V đến-0,7 V thì giá trị
cường độ dòng píc cao và ổn định. Do vậy, để đảm bảo độ chọn lọc, độ lặp lại, chọn được thế
hấp phụ -0,7 V cho các nghiên cứu sau.
2.2.3 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ
Thời gian hấp phụ ảnh hưởng đến độ nhạy của phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ. Thời
gian hấp phụ phụ thuộc vào nồng độ chất phân tích trong dung dịch đo, khi nồng độ trong
dung dịch đo lớn thì cần chọn thời gian hấp phụ ít hơn so với dung dịch có nồng độ nhỏ hơn
và ngược lại. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hấp phụ có thể cung cấp cho chúng ta
thông tin là chất đó có khả năng hấp phụ đơn lớp hay đa lớp trên bề mặt điện cực. Do vậy,
chúng tôi đã khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến giá trị cường độ dòng píc với các
điều kiện: nồng độ auramine O 1.10 -6 mol.L-1, tốc độ quét 12,5 mV/s, thế hấp phụ - 0,7V,
thay đổi thời gian hấp phụ từ 0 s đến 150 s.
2.2.4 Khoảng tuyến tính xác định auramine O
Sau khi đã chọn được các điều kiện thích hợp để xác định auramine O, đường chuẩn được
xây dựng trong khoảng nồng độ từ 2.10 8M đến 10-6M với các điều kiện: pH = 5,0, thế hấp
phụ - 0,7V, thời gian hấp phụ 30 s, tốc độ quét 10 mV/s, biên độ xung 50 mV, tần số 50 HZ
Đường chuẩn tuyến tính trong khoảng nồng độ auramine O từ 10 -8 mol.L-1 đến 10-6 mol.L-
1 theo phương trình Ip = 0,213 Cx* 10 8 + 0,428 với R2 = 0,998. Giới hạn phát hiện

(LOD) là 3,4*10-9 mol.L-1 và giới hạn định lượng (LOQ) là 1,1*10-7 mol.L-1.
Độ lặp lại của phương pháp đo nhỏ hơn 3% đối với dung dịch có nồng độ n.10 -8 mol.L-1,
chứng tỏ phương pháp có độ lặp lại tốt.

You might also like