You are on page 1of 16

BÀI GIẢNG MÔN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


(DÀNH CHO HỆ KHÔNG CHUYÊN)
Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong
đời sống xã hội

I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC


1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc TH
- Nguồn gốc nhận thức:
TƯ DUY TRỪU TƯỢNG
- Nguồn gốc xã hội: xã hội phân chia 2 hạng người:
+ Lao động TRÍ ÓC
+ Lao động CHÂN TAY
b. Khái niệm TH:
- Trung Quốc cổ đại: Trí – Sự hiểu biết
- Ấn độ cổ đại: Dar’sana – con đường suy ngẫm
- Hy Lạp cô đại: Philosophy – yêu mến sự thông thái
- CN Mác – Lênin: TH là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về
thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
c. Về đối tượng của TH:
- Thời cổ đại – TkX: triết học là khoa học của mọi khoa học
- TkX- TkXV: triết học đầy tớ cho thần học
- TkXV – Hêghen: triết học là khoa học của mọi khoa học
- Triết học Mác – Lênin: giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và
tồn tại, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và
nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy
d. TH – hạt nhân lý luận của thế giới quan:
- TGQ là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới và về
vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó
- Có nhiều loại thế giới quan: khoa học và không khoa học; thần
thoại, tôn giáo và triết học; thế giới quan của các khoa học cụ
thể… Trong đó, thế giới quan TH đóng vai trò là hạt nhân lý luận.
- Vì:
+ Triết học là thế giới quan chung nhất, khát quát nhất
+ Nó có ảnh hưởng, định hướng cho các thế giới quan khác
2. Vấn đề cơ bản của triết học

a. Nội dung vấn đề cơ bản của TH


- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại
- Vấn đề cơ bản có 2 mặt (câu hỏi lớn):
+ Giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước và quyết định
+ Con người có nhận thức được thế giới hay không?
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Giải quyết mặt 1 vấn đề cơ bản cho chúng ta cơ sở xác định:
CNDV và CNDT
+ Thừa nhận VC có trước, quyết định CNDV
- CNDV có 3 hình thức:
+ CNDV cổ đại
+ CNDV siêu hình
+ CNDV biện chứng
+ Thừa nhận YT có trước, quyết định  CNDT
- CNDT có 2 hình thức:
+ Duy tâm khách quan: thừa nhận có lực lượng siêu nhiên quyết
định thế giới
+ Duy tâm chủ quan: thừa nhận ý thức, cảm giác con người quyết
định thế giới
c. Thuyết khả tri và bất khả tri
Trả lời câu hỏi thứ hai của vấn đề cơ bản cho chúng ta cơ sở để
xác định đâu là thuyết khả tri và thuyết bất khả tri
+ Khả tri là thừa nhận con người có khả năng nhận thức TG
+ Bất khả tri là phủ nhận khả năng nhận thức của con người
3. Biện chứng và siêu hình

a. Khái niệm biện chứng và siêu hình


Đây là 2 khái niệm dung để chỉ 2 phương pháp nghiên cứu trong
TH là PP Biện chứng và PP siêu hình
- PP siêu hình là pp nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh tại,
cô lập, không liên hệ, không vận động, không phát triển
- PP Biện chứng là pp nhận thức đối tượng trong trạng thái liên
hệ, vận động, biến đổi và phát triển
b. Các hình thức của PBC trong lịch sử:
- PBC cổ đại: thấy được sự vận động, biến đổi của thế giới
nhưng dừng lại ở trực quan, phán đoán
- PBC duy tâm: nghiên cứu PBC có hệ thống nhưng chỉ là biện
chứng của tư duy
- PBC duy vật: chỉ ra biện chứng tự thân của thế giới (biện
chứng duy vật.
II. Triết học Mác – Lênin và vai trò của triết học Mác
– Lênin trong đời sống xã hội

1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin


a. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời chủ nghĩa Mác
- Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Kinh tế: đại công nghiệp
+ Mâu thuẫn trong xã hội tư bản sâu sắc
+ Xã hội: Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc
lập, ý thức được SMLS
- Tiền đề lý luận.
+ CNDV thế kỷ XVII - XVIII (Phơ Bách)
+ Triết học cổ điển Đức (Hêghen)
- Tiền đề khoa học tự nhiên
+ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của
G.R.Mayơ (1814 - 1878);
+ Thuyết tiến hoá của S.R.Đácuyn (1809 - 1882);
+ Thuyết tế bào của M.G.Slaiđen (1804 - 1892) và T.Svanơ
(1810 - 1882)
- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành chủ nghĩa Mác
C. Mác và Ph. Ăngghen:
- Tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả
- Tinh thần đấu tranh bất khuất
- Trí tuệ thiên tài
b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển
của triết học C.Mác
+ Giai đoạn 1842 – 1843: Chuyển biến tư tưởng từ CNDT và
dân chủ cách mạng sang CNDV và CSCN.
+ Giai đoạn 1844 – 1848: Đề xuất những nguyên lý của CNDV
biện chứng và CNDV lịch sử.
+ Giai đoạn 1849 – 1895: Bổ sung, phát triển CNDV biện
chứng và CNDV lịch sử.
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng do C. Mác và Ph.
Ăngghen thực hiện trong triết học
- Khắc phục hạn chế của CNDV cũ, sang tạo CNDV hoàn bị
- Vận dụng CNDVBC vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra
CNDVLS
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, khoa học và cách mạng
để tạo ra triết học khoa học
- Xây dựng thế giới quan của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động

You might also like