You are on page 1of 50

HỆ THỐNG Y TẾ

MỤC TIÊU

1. Phân tích được những nguyên tắc cơ bản


trong tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam
2. Mô tả được hệ thống tổ chức các tuyến y tế
Việt Nam
3. Phân tích được chức năng của các tuyến y tế
I. Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
mạng lưới y tế Việt Nam

1.1. Đảm bảo phục vụ nhân dân kịp thời, có


hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu CSSK của
người dân
• Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp từ thành thị
đến nông thôn, hải đảo, miền núi.
• Tổ chức y tế theo các tuyến và theo các điểm
dân cư để thuận tiện cho dân
• Thực hiện tốt các chương trình y tế và công
tác CSSKBĐ
1.2. Xây dựng theo hướng dự phòng chủ động
và tích cực
• Mạng lưới y tế phải làm tốt công tác quản lý
sức khoẻ, chủ yếu là giải quyết vấn đề môi
trường, phát hiện sớm bệnh tật, xử lý kịp thời
nhanh chóng, theo dõi lâu dài, kiểm tra sức
khoẻ định kỳ
• Tổ chức công tác phòng chống dịch, phòng
chống các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp,
bệnh lưu hành ở địa phương, làm tốt công tác
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - KHHGĐ
• Mạng lưới y tế đảm bảo khám, chữa bệnh
ngoại trú, tại nhà các bệnh thông thường,
chuyển viện kịp thời những bệnh nhân nặng
đã phát hiện sớm, không gây khó khăn cho
bệnh nhân.
Đặc điểm này thể hiện:
• Quy mô cơ sở từng tuyến hợp lý (số giường
bệnh/BV tỉnh, huyện ...)
• Cán bộ y tế phù hợp về số lượng và chất lượng
(loại cán bộ, trình độ chuyên môn)
• Diện tích sử dụng phù hợp, có thể đáp ứng
được nhu cầu hiện tại và các yêu cầu mới về
quy hoạch và phát triển kinh tế trong tương lai.
1.3. Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với phân
tuyến kỹ thuật (Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
• Phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật, khả
năng quản lý của ngành y tế
• Phù hợp với tình hình kinh tế của mỗi địa
phương.
• Thực hiện phương châm: nhà nước và nhân dân
cùng làm từ khi bắt đầu xây dựng cũng như
trong suốt quá trình sử dụng. Động viên cộng
đồng tham gia xây dựng màng lưới y tế về mọi
mặt
• Đủ trang thiết bị y tế thông thường và hiện đại
để thực hiện những kỹ thuật điều trị theo tuyến
quy định
• Phát triển cân đối giữa các khu vực phổ cập và
chuyên sâu, phòng bệnh và chữa bệnh, y và
dược, chuyên môn và hình chính, hậu cần
1.4. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ phù hợp với tình hình hiện tại và
phát triển tương lai
• Chất lượng phục vụ: Chất lượng chuyên môn
kỹ thuật, quản lý ngành y tế và đạo đức phục
vụ
• Chất lượng phục vụ được đánh giá thông qua
đo lường 3 yếu tố:
+ Yếu tố đầu vào (Yếu tố cấu trúc): sẵn có của
nguồn lực
+ Yếu tố quá trình: chức năng của nhân viên y tế
thể hiện trong hoạt động CSSK ND
+ Yếu tố đầu ra: Kết quả đạt được
Hệ thống
• Hệ thống là khái niệm được sử dụng để chỉ những
chỉnh thể những sự vật và hiện tượng trong cấu trúc
thống nhất, hoàn chỉnh, được sắp xếp theo những
nguyên tắc, những mối liên hệ nhất định, đồng thời
cũng chịu chi phối của một số quy luật chung.

• Hệ thống là tổ hợp các cấu phần có liên hệ với


nhau, quy định lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
Hệ thống y tế là gì?

• Các cơ sở y tế từ cấp xã đến trung ương?

• Các cơ sở y tế dự phòng, điều trị, phục hồi


chức năng, sản xuất, phân phối thuốc và
trang thiết bị y tế, các cơ sở đào tạo y dược,
các viện nghiên cứu …?
• Những thành phần khác của hệ thống y tế là
gì?
Khái niệm và các cấu phần của
Hệ thống y tế

• Trong thị trường, thị trường y tế không đầy đủ

(hoàn hảo) như thị trường thương mại, vẫn

phải có yếu tố cấu phần thứ hai đó là người sử

dụng dịch vụ.

• Quản lí nhà nước về y tế điều hòa các mối


quan hệ giữa người sử dụng và người cung
cấp dịch vụ y tế
• Chính sách y tế đưa ra định hướng.

• Hệ thống y tế không thể độc lập với các hệ


thống khác trong xã hội và tự nhiên.

• Trong cơ chế thị trường, người mua quyết


định người bán.
• Người sử dụng dịch vụ y tế quyết định các hoạt động

của mạng lưới các cơ sở y tế

• Các chính sách y tế cũng được xây dựng nhằm điều hòa

các mối quan hệ giữa người cung cấp và người sử dụng

dịch vụ, tạo dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và

phát triển bền vững.

• Bất cứ chế độ xã hội nào, các chính sách y tế đều phải

nhằm bảo vệ người nghèo, nhóm dân cư dễ bị tổn

thương.
WHO (3 nhóm thành tố - cung ứng dịch vụ y
tế)

Hệ thống y tế

Đầu Hoạt Đầu


vào động ra
• Đầu vào: gồm các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
công nghệ là nguồn lực hữu hình và thông tin, quyền
lực nhà nước – nguồn lực vô hình).

• Hoạt động: gồm những hoạt động, dịch vụ cung cấp bởi
các cơ sở y tế công, y tế tư, các tổ chức phi chính phủ.

• Đầu ra: gồm các kết quả hoạt động, hiệu quả trên sức
khỏe cộng đồng, sự hài lòng của người dân, thái độ ứng
xử
WB (6 thành tố)
Cộng
Ch đồng
ín
h
sác Cá n
h â
nh

Hệ
thống
y tế
ô i
M ờ Qu
t rư g n lý ả
n Dịch
vụ
Ba nhóm thành tố của
hệ thống y tế

Người cung cấp Người sử dụng


dịch vụ CSSK dịch vụ CSSK

Các yếu tố
tác động:
Kinh tế - xã hội, văn
hóa, chính sách, luật
pháp và QL nhà nước
Người cung cấp dịch vụ

• Dịch vụ: Phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục

hồi chức năng

• Các cơ sở sản xuất phân phối thuốc, trang

thiết bị

• Các cơ sở kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm

• Các dịch vụ liên quan đến y tế


• Hệ thống các cơ sở y tế công lập

• Hệ thông các cơ sở y tế ngoài công lập

• Cơ sở y tế công lập có dịch vụ theo yêu cầu

• Bảo hiểm y tế; lao động - thương binh - xã hội


Người sử dụng dịch vụ
• Hộ gia đình, các diện chính sách xã hội

• Cá nhân (theo đặc điểm nhân khẩu học) ,

• Người có và không có BHYT

• Đối tượng dễ bị tổn thương, cần chăm sóc đặc biệt

• Thôn bản, xã huyện hay cộng đồng theo đặc trưng


riêng
Các yếu tố tác động:

• Điều kiện kinh tế - xã hội,


• Môi trường văn hóa, tự nhiên
• Các chính sách y tế
• Luật pháp và các văn bản pháp luật, pháp
quy, chỉ đạo Đảng, của chính quyền
• Quản lý nhà nước: Bộ y tế và các bộ ngành.
• Các đoàn thể và tổ chức xã hội
• Tác động của các yếu tố bên ngoài biên giới
(tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nước ngoài, dịch
bệnh xuyên biên giới . . .)
Các nước có hệ thống y tế
khác nhau
• Do nền tảng kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau

• Gốc rễ là ở chỗ đầu tư cho y tế dựa vào ngân sách

nhà nước (thuế là chính) hay dựa vào thu phí dịch vụ
(thu trực tiếp từ tiền túi của người dân khi sử dụng
dịch vụ), hay vừa từ thuế vừa từ tiền túi .

• Hệ thống y tế Việt Nam trước đây và hiện nay có gì

khác nhau? Tại sao? tốt lên ? hay ….???


CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG Y TẾ

Theo thể chế chính trị:

1. Mô hình Xêmatskô của hệ thống y tế bao cấp Xã hội chủ


nghĩa

2. Mô hình Bê-vơ-rit-dơ: ở các nước Bắc Âu, nền tảng

là thuế

3. Mô hình Bit-smác: ở một số nước tây Âu và Nhật bản,


lấy nền tảng là BHYT
Theo nguồn tài chính cho y tế:

• Mô hình y tế tư nhân chủ đạo

• Mô hình y tế công chủ đạo

• Mô hình công - tư hỗn hợp


Mô hình Xêmatskô

• Mô hình này được hình thành và phát triển dưới


thời Xô Viết, trong đó có các nước XHCN trước
đây ở Đông Âu, Cu ba, Triều Tiên, Trung Quốc,
Lào và Việt Nam trước thời kì đổi mới.
• Nền tảng của mô hình này là sự bao cấp gần
như hoàn toàn của ngân sách nhà nước cho
các hoạt động CSSK.
Ưu điểm:
• Đảm bảo tính công bằng

• Vào thời kỳ bao cấp mạng lưới cung ứng dịch vụ


CSSK phát triển theo chiều rộng .

• Đã đạt được các chỉ số sức khỏe cao bằng hoặc hơn
những nước có mức thu nhập cao gấp nhiều lần.

• Tuổi thọ trung bình của nhân dân ta (vào năm 2005)
nhiều hơn 11 năm so với nước khác có cùng mức
thu nhập quốc dân tính trên đầu người.
Nhược điểm
• Mức đầu tư cho y tế từ nguồn nhân sách thời kì

bao cấp cũng rất thấp nên chất lượng dịch vụ

thấp và khó có thể tăng .

• Chất lượng dịch vụ khó tăng kịp với mức tăng

nhu cầu CSSK của các tầng lớp nhân dân (có

mức thu nhập chênh lệch ngày càng lớn) do tăng

ngân sách y tế không kịp với tăng nhu cầu và


• Thiếu động lực để phát triển kỹ thuật y khoa.

• Thực chất chúng ta không từ bỏ mô hình Xê

mats kô , mà đã bổ sung một cách có chọn

lọc những ưu điểm của những mô hình khác


Mô hình Bê-vơ-rit-dơ

• Dựa trên nguồn đầu tư từ thuế thu nhập.


Mô hình này phổ biến ở nhiều nước Châu
Âu.

• Người thu nhập càng cao, tỷ lệ thu thuế


càng lớn và các chi phí cho phúc lợi xã hội
(trong đó có CSSK) rất lớn.
• Điểm giống với mô hình Xematsco là ở chỗ
phần lớn dịch vụ y tế đều không mất tiền do
được bao cấp

• Có tình trạng trì trệ, thiếu động lực và nguồn


chi luôn hạn chế (cho dù mức đầu tư y tế theo
đầu dân đạt trên dưới 1.000USD/năm nghĩa là
gấp khoảng 20 lần so với Việt Nam hiện nay)
Mô hình Bit-smác

• Đây là mô hình hệ thống y tế lấy bảo hiểm y tế


làm nền tảng, Đức, Pháp, Nhật. Có trần dịch vụ
và có đồng chi trả.
• Nhà nước điều tiết hệ thống này bằng pháp luật.
Đảm bảo công bằng xã hội.
• Nhược điểm như hệ thống Bê-vơ-rit-dơ nhưng ít trì
trệ hơn do các cơ sở cung cấp BHYT cũng có cạnh
tranh
Mô hình y tế tư nhân chủ đạo

• Đây là mô hình hệ thống y tế Mỹ là điển hình

• Khác với quan điểm mọi người vì mỗi người,

mỗi người tự có trách nhiệm với chính mình

và có quyền lựa chọn dịch vụ y tế mà họ

muốn dẫn đến mất công bằng trầm trọng


• Nhà nước cũng có trách nhiệm CSSK cho

người nghèo (Medicaid) và cho người già

(Medicare).

• Hệ thống này rất năng động, hiệu quả không

tương xứng với chi phí.

• ObamaCare: cải cách, giảm bất công bằng


Một số bài học về cải cách y tế VN

• Trước 1990: bao cấp


• Sau 1990 – khoảng 1995: vừa bao cấp vừa áp
dụng thu một phần viện phí
• Từ 1995 nay: Viện phí + một phần BHYT BHYT
chủ đạo + chế độ ưu tiên cho đối tượng nghèo và
trẻ em + thu phí
• Y tế tư nhân phát triển
• Xã hội hóa trong đầu tư
• Đang trong tiến trình thích ứng và hoàn
thiện
Bài học cải cách y tế Đông Âu,
Trung Quốc

Nga và Đông Âu:

• Tình hình xấu đi ngay sau Liên Xô tan rã.

• Đang tìm phương thức hội nhập

• Lúng túng
Trung Quốc:

• Giai đoạn đầu khá lúng túng, xuống cấp, sai


lầm, mất công bằng

• Mô hình công – tư phối hợp

• Đang tìm được cách đi của riêng mình, giảm


mất công bằng qua BHYT và phát triển kỹ thuật
cao
Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế Việt
Nam (cung ứng dịch vụ)
 Bộ y tế
 Các Vụ, Cục, Tổng cục
TW  Các bệnh viện, viện trung ương.
 Các Trường Đại học, Cao đẳng …

 Sở y tế
 Các Trung tâm chuyên khoa
Tỉnh/Thành  Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh.
phố

 Phòng y tế huyện.
Y tế cơ sở  Trung tâm y tế huyện.
 Bệnh viện huyện.
(huyện quận và  PKĐK khu vực, TYT xã, y tế thôn
xã phường)
5 nguyên tắc cơ bản về tổ chức
hệ thống y tế
1. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt nhất và có

hiệu quả cao:

Gần dân; rộng khắp; đa dạng các loại hình dịch vụ

CSSK

Đáp ứng được nhu cầu CSSK nhân dân: kịp thời,

hiệu quả và công bằng.


2. Xây dựng theo hướng dự phòng chủ động

và tích cực.

• Làm tốt công tác vệ sinh môi trường; giáo dục

sức khỏe; kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với

các ngành khác, với các tổ chức xã hội nhằm

thực hiện dự phòng theo hướng xã hội hoá.


• Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá

• Đảm bảo phát hiện sớm bệnh tật, xử lý kịp

thời, quản lý người bệnh

• Khám chữa bệnh ngoại trú các bệnh thông

thường.
3. Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với tình

hình kinh tế địa phương.

• Quy mô cơ sở y tế hợp lý; Địa điểm thuận lợi.

• Cán bộ y tế phù hợp về số lượng và chất

lượng (loại cán bộ, trình độ chuyên môn).


• Nhà nước và nhân dân cùng làm.

• Phát triển cân đối khu vực y tế phổ cập và

y tế chuyên sâu, phòng bệnh và chữa

bệnh, y và dược, chuyên môn và hành

chính, hậu cần.


4. Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp trình

độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý.

• Đủ trang thiết bị y tế, quy mô phù hợp với

nhu cầu và nhiệm vụ, phù hợp với từng

tuyến.
5. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng

phục vụ.

• Chất lượng phục vụ bao gồm về chuyên môn kỹ

thuật, quản lý và đạo đức phục vụ.

• Chất lượng phục vụ ở 3 khâu: đầu vào, quá trình

thực hiện và đầu ra .

• Chất lượng trên cả 3 mặt y học, xã hội và kinh tế.


Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cần:

• Phát huy mọi tiềm lực về nguồn lực trong các cơ sở y

tế nhà nước, liên doanh và tư nhân; lồng ghép các

hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh, khám chữa bệnh

và đào tạo, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa

học kỹ thuật tiên tiến trong nước và trên thế giới.

• Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế.

• Đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, trang thiết bị

y tế

You might also like