You are on page 1of 50

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN


MỤC TIÊU CHƯƠNG
 Nhận diện được các đối tượng kế toán: tài sản, nợ phải
trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí.
 Giải thích được cân bằng kế toán

 Phân tích được ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh đến cân bằng kế toán.
 Hiểu rõ được các quan hệ đối ứng kế toán.
NỘI DUNG
 Khái quát về đối tượng kế toán
 Các yếu tố của đối tượng kế toán: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ
sỡ hữu, doanh thu, chi phí
 Cân bằng kế toán

 Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến cân bằng
kế toán
 Sự hình thành các quan hệ đối ứng kế toán
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG
KẾ TOÁN
 1. Tài sản và nguồn hình thành tài sản
 2. Sự vận động của tài sản
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG
KẾ TOÁN

1. Tài sản và nguồn hình thành tài sản


Ví dụ 1: Ngày 2/1/202N, Ông A góp vốn để thành lập công ty
An Nam bằng tiền gửi ngân hàng (500 triệu đồng) và xe ôtô
4 chỗ Toyota (trị giá 700 triệu đồng). Trong tháng 1/202N,
công ty vay ngân hàng 1 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh.
Anh (chị) hãy cho biết:
+ Tài sản của công ty An Nam gồm những loại nào?
+ Các tài sản đó hình thành từ đâu?
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG
KẾ TOÁN
2. Sự vận động của tài sản
Ví dụ 2: Trong tháng 1/202N, công ty An Nam đã tiến hành
một số hoạt động sau:
+ Mua và nhập kho hàng hóa (1.000 ram giấy in) trị giá 30
triệu đồng, đã thanh toán cho người bán bằng chuyển
khoản.
+ Mua 1 xe tải nhỏ để vận chuyển hàng, trị giá 100 triệu
đồng, chưa thanh toán cho người bán.
+ Xuất kho bán 100 ram giấy in trị giá 4 triệu đồng, khách
hàng đã trả bằng tiền mặt, giá vốn của 100 ram giấy này là
3 triệu đồng.
+ Chi phí vận chuyển lô hàng trên đến đơn vị KH là 500
ngàn đồng, đã thanh toán cho đơn vị vận chuyển.
CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

 Tài sản
 Nợ phải trả

 Vốn chủ sở hữu

 Doanh thu

 Chi phí
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ

Định nghĩa: (Chuẩn mực kế toán Việt Nam-số 01)


Tài sản là nguồn lực:
 do đơn vị kiểm soát và
 có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ_Định nghĩa (tt)
Quyền kiểm soát đối với 1 nguồn lực kinh tế là:
 quyền khai thác, sử dụng nguồn lực đó vào những hoạt
động nhằm đạt mục tiêu của đơn vị
 hoặc quyền định đoạt đối với nguồn lực đó trước những tình
huống đặt ra trong thực tế.

Quyền của đơn vị đối với các nguồn lực này là kết quả của
các sự kiện đã xảy ra

Lưu ý: Phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát


Nguồn lực kinh tế thuộc quyền sở Có những nguồn lực kinh tế không
hữu của đơn vị thì cũng thuộc thuộc quyền sở hữu của đơn vị
quyền kiểm soát của đơn vị nhưng vẫn thuộc quyền kiểm soát
của đơn vị (thuê tài chính)
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ _Định nghĩa (tt)

Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản: là tiềm năng:
+ làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của đơn
vị
+ hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà đơn vị phải chi ra.
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ _Định nghĩa (tt)

+ Một nguồn lực phải đảm bảo cả hai điều kiện về quyền kiểm
soát và khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai mới
thỏa mãn định nghĩa về tài sản.
 Trường hơp có nguồn lực do đơn vị kiểm soát nhưng không
còn khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
 Trường hơp có nguồn lực mang lại lợi ích kinh tế trong
tương lai cho đơn vị nhưng đơn vị không có quyền kiểm
soát.
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ _TIÊU CHUẨN GHI NHẬN TÀI SẢN

Một nguồn lực sau khi đã thỏa mãn định nghĩa về tài sản
còn phải thỏa mãn về tiêu chuẩn thì mới được ghi nhận là
tài sản của đơn vị.
•Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của đơn vị: (Chuẩn mực
chung_VAS01))
-Đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai (nguyên tắc thận trọng)
-Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin
cậy (nguyên tắc thước đo tiền tệ; nguyên tắc giá gốc)
TÀI SẢN CỦA ĐƠN VỊ
ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN

Tài sản được ghi nhận & trình bày trên BCTC thì:
(1) Phải là nguồn lực do đơn vị kiểm soát
(2) Chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai
(3) Giá trị được xác định một cách đáng tin cậy
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

* Phân loại theo đặc điểm luân chuyển về mặt giá trị (đặc
điểm hoán chuyển thành tiền của TS):
 Tài sản ngắn hạn

là tài sản có thời gian luân chuyển giá trị hoặc thời gian thu
hồi vốn trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường
hoặc trong vòng 12 tháng.
 Tài sản dài hạn

là tài sản có thời gian luân chuyển giá trị hoặc thời gian thu
hồi vốn dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc
trên 12 tháng.
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Chu kì kinh doanh của đơn vị là khoảng thời gian từ lúc đơn
vị chi tiền ra mua vật tư, hàng hóa chuẩn bị cho sản xuất
kinh doanh cho đến khi bán sản phẩm, hàng hóa hay cung
cấp dịch vụ cho khách hàng để thu lại bằng tiền.
TÀI SẢN NGẮN HẠN

Dựa trên tính thanh khoản giảm dần


(khả năng hoán chuyển thành tiền từ nhanh đến chậm):
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Chi phí trả trước ngắn hạn
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

1. Tiền: đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn
và nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
+ Tiền mặt (TM): tiền đang được quản lý tại đơn vị
+ Tiền gửi ngân hàng (TGNH): tiền của đơn vị được gửi tại
các ngân hàng
+ Tiền đang chuyển: TGNH đã chuyển đi để thanh toán nợ
nhưng chủ nợ chưa nhận được
_ Hình thức biểu hiện: VND, ngoại tệ, vàng tiền tệ
2. Các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư tài
chính có thời gian đáo hạn không quá 3 tháng và không có
rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền (kỳ phiếu ngân
hàng, tín phiếu kho bạc…)
TÀI SẢN NGẮN HẠN
CÁC KHOẢN ĐÂU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu
tư vào các tổ chức khác có thời hạn thu hồi vốn trong
vòng 12 tháng, không bao gồm các khoản đầu tư ngắn
hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng
(các khoản tương đương tiền).

VD: chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các
khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư ngắn hạn
khác
TÀI SẢN NGẮN HẠN
CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN

Các khoản phải thu: là tài sản của đơn vị nhưng các đơn vị, cá
nhân khác nắm giữ với thời han nhất định (trong vòng 12
tháng) đơn vị sẽ thu hồi lại.
 1. Phải thu của khách hàng: hình thành khi đơn vị bán sản
phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng
khách hàng chưa thanh toán tiền.
 2. Ứng trước cho người bán: hình thành khi đơn vị ứng tiền
trước cho người bán nhưng người bán chưa giao hàng hay
cung cấp dịch vụ cho đơn vị.
 3. Tạm ứng: hình thành khi người lao động trong đơn vị có
nhu cầu về tiền, vật tư và đã tạm ứng trước từ đơn vị để đáp
ứng nhu cầu công việc của mình.
 4. Phải thu ngắn hạn khác: phải thu về cho vay ngắn hạn,
phải thu về cổ tức được chia…
TÀI SẢN NGẮN HẠN
HÀNG TỒN KHO

Hàng tồn kho: là những tài sản dự trữ cho quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.

1. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

2. Sản phẩm dở dang

3. Thành phẩm

4. Hàng hóa

5. Hàng mua đang đi đường

6. Hàng gửi đi bán


TÀI SẢN NGẮN HẠN
HÀNG TỒN KHO

 Nguyên liệu, vật liệu: là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Công cụ dụng cụ: là những tư liệu lao động không đủ
tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối
với tài sản cố định.
 Sản phẩm dở dang: là những sản phẩm đang trong quá
trình sản xuất trên các dây chuyền hoặc ở các bộ phận
sản xuất khác nhau của đơn vị.
TÀI SẢN NGẮN HẠN
HÀNG TỒN KHO

 Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình


chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản
xuất đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật và nhập kho chờ tiêu thụ.

 Hàng hóa: là sản phẩm do doanh nghiệp mua về với


mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ).
TÀI SẢN NGẮN HẠN
HÀNG TỒN KHO

 Hàng mua đang đi đường: là các loại vật tư, hàng hóa
(nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa) mua
ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang
trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại
quan hoặc đã về đến DN nhưng đang chờ kiểm nghiệm
nhập kho.

 Hàng gửi đi bán: là hàng hóa, thành phẩm gửi đi cho


khách hàng, gửi bán đại lí, kí gửi nhưng chưa được xác
định là đã bán (vẫn thuộc quyền sở hữu của DN)
TÀI SẢN NGẮN HẠN
CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN

Chi phí trả trước: là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ
kế toán và đang chờ phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh
của các kỳ tiếp theo. (nguyên tắc phù hợp)
Thời gian phân bổ không quá 12 tháng gọi là chi phí trả trước
ngắn hạn.
Tại sao chi phí trả trước được ghi nhận là tài sản của
đơn vị?
VD: Ngày 2/1/202N, công ty An Nam chi tiền gửi ngân hàng trả
tiền thuê văn phòng cho cả năm 202N là 240 triệu đồng. Giả
TÀI SẢN DÀI HẠN

Phân loại theo tính chất đầu tư:

1.Tài sản cố định (TSCĐ)

2.Bất động sản đầu tư

3.Đầu tư tài chính dài hạn

4.Tài sản dài hạn khác


TÀI SẢN DÀI HẠN

1. Tài sản cố định: (TSCĐ) là những tài sản dài hạn do đơn vị
nắm giữ để sử dụng cho hoạt động thông thường của đơn vị.

Thỏa mãn 02 điều kiện sau:

1. Thời gian luân chuyển giá trị trên 12 tháng

2. Điều kiện về tiêu chuẩn giá trị hiện hành (>=30 triệu đồng)
TÀI SẢN DÀI HẠN

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:

+ TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình
thái vật chất cụ thể tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu (nhà cửa,
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải….)

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có


hình thái vật chất cụ thể, thể hiện quyền của đơn vị về mặt
pháp lý (quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính….)
TÀI SẢN DÀI HẠN

2. Bất động sản đầu tư: là bất động sản mà đơn vị đầu tư nhằm
mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá.
3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào
các tổ chức khác có thời hạn thu hồi vốn trên một năm, nhằm
mục đích kiếm lợi hoặc nắm quyền kiểm soát đối với các đơn
vị khác (đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên
doanh liên kết….)
4. Tài sản dài hạn khác: là những tài sản có thời gian luân
chuyển trên 12 tháng nhưng không được xếp vào các loại tài
sản dài hạn trên (phải thu dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…)
NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN (NGUỒN VỐN)

 Nợ phải trả
 Nguồn vốn chủ sở hữu
NỢ PHẢI TRẢ

 Khái niệm: (Chuẩn mực chung VAS01- đoạn 18),

nợ phải trả (NPT) là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao
dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ nguồn lực của mình.

+ Nghĩa vụ hiện tại là trách nhiệm của đơn vị ở thời điểm hiện tại đối với tổ
chức, cá nhân nào đó và đơn vị sẽ phải thực hiện trách nhiệm này trong
tương lai.

+ Giao dịch, sự kiện đã qua mới phát sinh nghĩa vụ hiện tại.

+ Đơn vị sẽ phải sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện nghĩa vụ hiện tại
và dẫn đến làm giảm nguồn lực (tiền, TS khác)
NỢ PHẢI TRẢ

Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả:

(Chuẩn mực chung VAS 01- đoạn 42):

1.Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ phải dùng một lượng
tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh
nghiệp phải thanh toán; và

2.Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin
cậy.
NỢ PHẢI TRẢ

 Phân loại NPT theo thời hạn thanh toán:

+ Nợ ngắn hạn: là những khoản nợ mà đơn vị có trách
nhiệm thanh toán trong vòng 12 tháng (vay ngắn hạn, lương
phải trả người lao động, thuế phải nộp Nhà nước, phải trả
cho người bán ngắn hạn...)

+ Nợ dài hạn: là những khoản nợ có thời hạn thanh toán
trên 12 tháng (vay dài hạn, phải trả cho người bán dài
hạn…)
VỐN CHỦ SỞ HỮU (VCSH)

 Định nghĩa:

Chuẩn mực chung VAS01 - đoạn 18

Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của đơn vị, được tính bằng
số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ
Nợ phải trả.

Tại sao Chuẩn mực kế toán không nêu tiêu chuẩn


ghi nhận VCSH?

Sự khác biệt giữa NPT & VCSH?


VỐN CHỦ SỞ HỮU (VCSH)

 Phân loại VCSH theo nguồn gốc hình thành:


1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: bao gồm vốn góp ban đầu
khi thành lập DN và vốn góp bổ sung trong quá trình hoạt
động của DN.

2. Vốn từ lợi nhuận để lại: lợi nhuận DN tạo ra sau khi đã


thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, số còn lại sẽ được
phân phối theo quyết định của CSH.
VỐN CHỦ SỞ HỮU (VCSH)

Phân loại VCSH theo mục đích sử dụng:

1. VCSH dùng cho mục đích kinh doanh: dùng để


tài trợ cho tài sản dùng vào mục đích kinh doanh

2. VCSH chuyên dùng: dùng cho mục đích nhất


định ngoài mục đích kinh doanh.

3. VCSH khác: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,


chênh lệch đánh giá lại tài sản…
DOANH THU

 Định nghĩa: (Chuẩn mực chung VAS01)

Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích
kinh tế đơn vị thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt
động khác của đơn vị, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu, không bao gồm khoản góp vốn của chủ sở hữu.
DOANH THU

 Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu:

Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận khi:

+ lợi ích kinh tế thu được có liên quan đến sự tăng lên của
tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả

+ giá trị TS tăng lên hoặc NPT giảm bớt phải được xác
định một cách đáng tin cậy.

Gắn liền với tiêu chuẩn ghi nhận TS và tiêu chuẩn ghi
nhận NPT
DOANH THU

Phân loại doanh thu:

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: được tạo ra từ
hoạt động sử dụng vốn vào kinh doanh sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ.

2.Doanh thu hoạt động tài chính: được tạo ra từ hoạt động sử
dụng vốn vào đầu tư như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư
vào đơn vị khác…

3.Thu nhập khác: khoản thu từ bán thanh lý tài sản, tiền thu
từ đơn vị khác nộp phạt…
CHI PHÍ

 Định nghĩa: (Chuẩn mực chung VAS01)

Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kì kế toán dưới hình thức:
 các khoản tiền chi ra,
 các khoản khấu trừ tài sản hoặc
 phát sinh các khoản nợ

dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu

(không bao gồm các khoản phân phối cho chủ sở hữu)
CHI PHÍ
 Tiêu chuẩn ghi nhận:

Chi phí được ghi nhận (trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh) khi:

+ lợi ích kinh tế giảm đi có liên quan đến việc giảm bớt tài
sản hoặc tăng nợ phải trả

+ giá trị TS giảm xuống hoặc NPT tăng lên phải được xác
định một cách đáng tin cậy

Gắn liền với tiêu chuẩn ghi nhận TS và tiêu chuẩn ghi
nhận NPT
Tuân thủ nguyên tắc phù hợp
CHI PHÍ

 Phân loại chi phí:

1. Chi phí thời kì: là những chi phí tạo ra doanh thu/thu nhập
khác trong kì của đơn vị (gắn liền với doanh thu/thu nhập
khác) và dùng để xác định kết quả kinh doanh trong kì (lợi
nhuận). (ví dụ:…)

2. Chi phí vốn hóa: là chi phí hình thành giá trị tài sản mới
hoặc gia tăng giá trị tài sản hiện có (chi phí sản xuất sản
phẩm, chi phí mua nguyên vật liệu nhập kho…)
LỢI NHUẬN

 Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh


sau một kì kế toán của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Nguyên tắc phù hợp
CÂN BẰNG KẾ TOÁN

Cân bằng kế toán là mối quan hệ cân đối giữa các yếu tố của
đối tượng kế toán.

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN


TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả ngắn hạn + Nợ
phải trả dài hạn + (Vốn chủ sở hữu + Doanh thu – Chi phí)
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH ĐẾN CÂN
BẰNG KẾ TOÁN

 Nghiệp vụ kinh tế là gì?


 Phân tích nghiệp vụ kinh tế:

+ Liên quan đến đối tượng kế toán cụ thể nào?

+ Đối tượng KT liên quan là: TS, NPT, VCSH, DT, CP?

+ Đối tượng KT biến động như thế nào? (tăng/giảm)

+ Đối tượng KT biến động với giá trị bao nhiêu? (số tiền)
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH
ĐẾN CÂN BẰNG KẾ TOÁN

 NV 1: Chủ sở hữu A góp vốn bằng tiền mặt 2.000


(tăng TS – tăng VCSH)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt Vốn góp CSH-A
+ 2.000 = 0 + 2.000

 NV 2: Mua phương tiện vận tải bằng tiền mặt 300


(tăng TS – giảm TS)

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


Tiền mặt PTVT
- 300 +300 Không ảnh hưởng
2.000 = 0 + 2.000
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH ĐẾN CÂN BẰNG KẾ
TOÁN

 NV 3: Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho
người bán 10.000 (tăng TS-tăng NPT)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
2.000 = 0 + 2.000
Nguyên vật liệu Nợ người bán
+ 10.000 + 10.000
12.000 = 10.000 + 2.000

 NV 4: Thanh toán nợ người bán ở NV 3 bằng tiền mặt 1.000


(giảm TS – giảm NPT)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
12.000 = 10.000 + 2.000

Tiền mặt Nợ người bán


- 1.000 - 1.000
11.000 = 9.000 + 2.000
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH ĐẾN
CÂN BẰNG KẾ TOÁN
 NV5: Chủ sỡ hữu rút vốn khỏi doanh nghiệp 500 bằng
tiền mặt. (giảm TS – giảm VCSH)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
11.000 = 9.000 + 2.000

Tiền mặt Vốn góp CSH


- 500 -500
10.500 = 9.000 + 1.500
 NV6: Bán hàng hoá trị giá 2.000, khách hàng trả ngay
bằng tiền gửi ngân hàng.
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
10.500 = 9.000 + 1.500

Tiền gửi ngân hàng Doanh thu


+ 2.000 +2.000
ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH ĐẾN CÂN BẰNG KẾ
TOÁN

 NV7: Thanh toán tiền điện thoại cho giám đốc 200 bằng
tiền gửi ngân hàng (giảm TS – giảm VCSH)
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
12.500 = 9.000 + 3.500

Tiền gửi ngân hàng Chi phí


- 200 - 200
12.300 = 9.000 + 3.300
Kết luận:
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến ít nhất 02
đối tượng kế toán & luôn có sự cân bằng nhau về giá trị
biến động giữa các đối tượng.
QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN

 Quan hệ đối ứng kế toán là khái niệm dùng chỉ mối quan hệ về sự biến động
cân bằng nhau giữa các đối tượng kế toán qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.

(1)
Tài sản tăng Tài sản giảm

(3) (4)

(2)
Nguồn vốn tăng Nguồn vốn giảm
QUAN HỆ ĐỐI ỨNG KẾ TOÁN

1. Loại 1: tài sản tăng - tài sản giảm


thay đổi kết cấu tài sản của đơn vị, tổng giá trị tài
sản không đổi cân bằng kế toán không đổi.
2. Loại 2: nguồn vốn tăng - nguồn vốn giảm
thay đổi kết cấu nguồn vốn, tổng nguồn vốn không đổi
cân bằng kế toán không đổi.
3. Loại 3: tài sản tăng - nguồn vốn tăng
thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tổng tài sản và
tổng nguồn vốn tăng lên với cùng một lượng giá trị hai
vế của cân bằng kế toán tăng lên.
4. Loại 4: tài sản giảm - nguồn vốn giảm
thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; tổng tài sản
và tổng nguồn vốn giảm xuống với cùng một lượng giá
trị hai vế của cân bằng kế toán giảm xuống.

You might also like