You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ
KẾ TOÁN
NỘI DUNG

• 1.1. Bản chất của kế toán và sử dụng thông tin kế toán


• 1.2. Các loại kế toán
• 1.3. Quy trình kế toán
• 1.4. Các nguyên tắc kế toán cơ bản
• 1.5. Cơ hội nghề nghiệp trong kế toán
MỤC TIÊU CHƯƠNG

• Giải thích đươc bản chất của kế toán


• Nhận diện được các đối tượng sử dụng thông tin kế toán
• So sánh được thông tin kế toán dùng cho quản lý và các đối
tượng khác
• Mô tả được quy trình kế toán
• Giải thích được các yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán
• Vận dụng được các nguyên tắc kế toán cơ bản
• Nhận diện được các cơ hội nghề nghiệp trong kế toán
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN

+ Kế toán là hoạt động dịch vụ có chức năng cung cấp và giải thích
các thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định bới các tổ
chức, cá nhân.
+ Kế toán là một hệ thống thu thập, ghi nhận và cung cấp thông tin
kinh tế của một đơn vị cho các đối tượng có liên quan.
+ Kế toán có chức năng thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động.
+ Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh
+ Đối với doanh nghiệp, kế toán cung cấp thông tin cho các đối
tượng sử dụng về các hoạt động kinh tế và tình trạng của doanh
nghiệp (tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền)
CÁ C ĐỐ I TƯỢ NG SỬ DỤ NG THÔ NG TIN KẾ TOÁ N

Người sử dụng Nhu cầu Thông tin Quyết định


thông tin bên trong
đơn vị
Nhà quản trị: giám Thông tin tài chính và Ra quyết định điều
đốc, trưởng các bộ phi tài chính: doanh hành hoạt động sản
phận thu, chi phí, thông tin xuất kinh doanh hàng
phục vụ đảm bảo ngày (hàng tồn kho,
quyền lợi người lao khả năng trả lương
động, đảm bảo chất cao hơn cho nhân
lượng sản phẩm, viên)
chính sách mua & bán
hàng…
CÁ C ĐỐ I TƯỢ NG SỬ DỤ NG THÔ NG TIN KẾ TOÁ N
Người sử dụng thông tin Nhu cầu Thông tin Quyết định
bên ngoài đơn vị
Tổ chức tín dụng Đánh giá khả năng trả nợ Nên cho DN vay hay
(khả năng sinh lời, số dư nợ không? Giá trị khoản vay là
và tài sản dùng để đảm bảo bao nhiêu? Lãi suất?
thanh toán nợ)

Cổ đông (nhà đầu tư)_chủ Đánh giá mức độ sinh lợi Mua thêm, giữ nguyên, bán
sở hữu trên vốn đầu tư bớt cổ phiếu.
Đầu tư thêm, rút vốn đầu tư
Cơ quan quản lý Nhà nước khả năng sinh lời, dòng tiền, Giám sát hoạt động của đơn
(Quốc gia, địa phương) tình hình tài chính nói chung vị, tình hình thực hiện nghĩa
vụ về thuế, đảm bảo quyền
lợi người lao động
Có thể điều chỉnh thuế để
khuyến khích DN tại địa
phương.
Nhà cung cấp Đánh giá tình hình tài chính Chấp nhận bán chịu hay
không?
Khách hàng Đánh giá khả năng duy trì
hoạt động của DN trong
tương lai
Các loại kế toán
Kế toán tài chính (KTTC) Kế toán quản trị (KTQT)

 Thông tin kế toán được sử dụng cho  Thông tin kế toán được sử dụng cho
bên trong và bên ngoài. đối tượng bên trong DN.
 Bắt buộc tuân thủ theo các quy định  Không bắt buộc tuân thủ theo các
pháp luật có liên quan quy định pháp luật có liên quan (theo
yêu cầu quản lý)

 Thông tin có tính khách quan, đáng  Thông tin chủ quan, phù hợp, hướng
tin cậy, có tính lịch sử, được công bố đến tương lai, công bố thông tin định
định kì kì và theo yêu cầu quản lý

 Sử dụng thước đo giá trị  Sử dụng nhiều loại thước đo khác


nhau
 Thông tin báo cáo toàn bộ DN
 Thông tin báo cáo theo cấp ra quyết
định.
Quy trình kế toán

• Thu thập Ghi nhận Cung cấp thông tin

1. Thu thập: nhận diện, sao chụp, phản ánh lại các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ kế toán
2. Ghi nhận: ghi chép có hệ thống và theo trình tự
thời gian các nghiệp vụ kinh tế (đo lường bằng thước
đo tiền tệ) vào sổ kế toán
3. Cung cấp thông tin: lập và công bố thông tin qua
các báo cáo kế toán cho các đối tượng sử dụng thông
tin kế toán.
Các yêu cầu đối với thông tin kế
toán (Chuẩn mực kế toán số 1)
Tính trung thực Thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng: đầy đủ, khách quan, không có
sai sót
Tính khách quan Thông tin kế toán phải đúng thực tế : có thể kiểm
chứng hoặc có chứng cứ khách quan
Tính đầy đủ Các nghiệp vụ kinh tế phải được ghi chép và báo cáo
đầy đủ
Tính kịp thời Thông tin cung cấp đủ sớm để người sử dụng ra quyết
định
Tính dễ hiểu Thông tin kế toán trên báo cáo tài chính phải được
trình bày rõ rang và dễ hiểu đối với người sử dụng
Tính có thể so sánh Thông tin kế toán giữa các kì kế toán phải được xác
định giá trị (đo lường) nhất quán và trình bày nhất
quán
Đặ c điểm chấ t lượ ng thô ng tin kế
toá n
Các nguyên tắc kế toán
1. Thực thể kinh doanh
2. Hoạt động liên tục
3. Kỳ kế toán
4. Cơ sở dồn tích
5. Giá gốc
6. Phù hợp
7. Nhất quán
8. Thận trọng
9. Trọng yếu
10. Thước đo tiền tệ
11. Ghi nhận doanh thu
Thực thể kinh doanh

• Đơn vị báo cáo là một thực thể được yêu cầu hoặc được
chọn để lập và trình bày báo cáo tài chính. (Khung khái
niệm chung cho BCTC)
• Yêu cầu phân biệt rõ ràng giữa chủ sở hữu và các đơn vị
khác với đơn vị báo cáo trong ghi chép và trình bày
nghiệp vụ kinh tế.
Hoạt động liên tục

• Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định là đơn vị
đang hoạt động liên tuc và sẽ tiếp tục hoạt động kinh
doanh bình thường trong tương lai gần. (hoạt động kinh
doanh của đơn vị giả định sẽ tiếp tục hoạt động vô thời
hạn)
Kỳ kế toán

• Vòng đời của một đơn vị kế toán có thể được chia thành
các khoang thời gian bằng nhau (tháng, quý, năm)
lập các báo cáo kế toán cung cấp thông tin hữu
ích và kịp thời phục vụ cho việc phân tích đánh giá quá
trình hoạt động và những thay đổi về tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Cơ sở dồn tích

• Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị phải được ghi
vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực tế thu tiền hoặc thực tế chi tiền.
Giá gốc

• Giá trị của các đối tượng hình thành trong các nghiệp vụ
kinh tế được đo lường theo chi phí thực tế ban đầu (giá
phí).
Phù hợp

• Ghi nhận chi phí gánh chịu trong kì phù hợp với doanh
thu tạo ra.
• Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một
khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra
doanh thu đó.
Nhất quán
• Yêu cầu đơn vị báo cáo áp dụng các quy định, chính sách,
thủ tục, phương pháp kế toán thống nhất giữa các kì kế
toán.
• Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế
toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự
thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
• Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán.
Thận trọng
• Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn.
• Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn
• Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản
thu nhập
• Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả
và chi phí
• Chỉ ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, nhưng
phải ghi nhận chi phí khi có bằng chứng về khả năng phát
sinh chi phí
Trọng yếu

• Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu
thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có
thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng
đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài
chính.
• Tính trọng yếu phụ thuộc bản chất và độ lớn về giá trị của
thông tin có ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin.
Thước đo tiền tệ

Các yếu tố trình bày trên báo cáo tài chính phải được
đo lường theo một đơn vị tiền tệ nhất định và không
có bất kì sự điều chỉnh nào vì sự thay đổi sức mua của
đồng tiền.

Kế toán chỉ ghi nhận những gì có thể đo lường
được bằng tiền
Ghi nhận doanh thu

• DN ghi nhận doanh thu khi nghĩa vụ thực hiện được thỏa
mãn với số tiền được xác định tương ứng với nghĩa vụ đó
trên cơ sở giao dịch cho một hợp đồng cung cấp dịch vụ,
sản phẩm hay hàng hóa cho khách hàng.
Cơ hội nghề nghiệp trong kế toán

• Kế toán ở các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và tổ


chức phi lợi nhuận, kiểm toán nội bộ, kế toán công
chứng.
• Kế toán: kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng
• Chuyên viên kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính, kế toán
thuế.
• Tư vấn kế toán, tư vấn và hỗ trợ kê khai và quyết toán
thuế
• Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề

You might also like