You are on page 1of 13

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hương Lan-20211477


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Huyền
Chủ đề: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc – Jim Rohn
Tác giả Jim Rohn Jim Rohn là ai?
Jim Rohn tên thật là Emanuel James Rohn (1930 – 2009) là một doanh
nhân, diễn giả động lực, tác giả nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh
danh là diễn giả có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Jim Rohn là bậc thầy
của những người thầy vĩ đại nhất về động lực. Ông cũng là một trong
những nhà tư tưởng và triết gia vĩ đại.

Những nét chính trong sự nghiệp của


tác giả
Năm 1955 – 1957, Rohn lần lượt trở thành nhà phân phối của những
công ty bán hàng trực tiếp lớn nhất bấy giờ. Được sự cố vấn của doanh
nhân nổi tiếng John Earl Shoaff, Jim Rohn thành lập câu lạc bộ Rotary-
một trong những tổ chức bán hàng lớn nhất trong công ty của Shoaff.
Cũng chính bước ngoặt này giúp Jim Rohn trở thành triệu phú ở tuổi 31.
Ông bắt đầu được mời chia sẻ câu chuyện thành công của mình ở khắp
nơi. Và đó là cơ sở để hình thành nên một diễn giả có tầm ảnh hưởng
trên thế giới. Năm 1985, ông đã được trao giải thưởng National
Speakers Association CPAE Award.
Một số câu nói hay của Jim
Rohn
Đừng để việc học tập của bạn dẫn tới tri thức. Hãy để việc học tập dẫn
tới hành động.
Đừng ước chuyện dễ dàng đi, hãy ước bạn giỏi giang hơn. Đừng ước
ít rắc rối đi, hãy ước có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước ít thử thách đi,
hãy ước nhiều sáng suốt hơn.
Tổng quan về cuốn sách 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh
phúc:
Chiến lược 1: Giải phóng sức mạnh của mục tiêu
• “Giờ đây bạn có hai cách để đối mặt với tương lai: Bằng
việc hoạch định trước hoặc bằng sự lo âu. Hãy thử đoán xem
có bao nhiêu người đối mặt với tương lai bằng sự lo âu? Câu
trả lời đúng là hầu hết.

• Bạn đã từng thấy kiểu người đó – luôn luôn lo lắng, lo lắng


và lo lắng. Tại sao những người này lại luôn lo lắng như
vậy? Vì họ đã không dành thời gian để thiết kế tương lai của
họ.

• Hãy mở sổ tay của bạn ra hay một tờ giấy với tiêu đề “Mục
tiêu dài hạn”. Nhiệm vụ của bạn là trả lời câu hỏi:“Tôi muốn
điều gì trong vòng từ một đến mười năm tới?”.

• Như bạn có thể thấy, khi một ai đó đã trở thành triệu phú,
điều ít ý nghĩa nhất là những gì họ có. Điều quan trọng nhất
là những gì họ đã trở thành.

• Hãy ghi nhớ nguyên tắc này: Thu nhập hiếm khi vượt ngoài
sự phát triển cá nhân. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tự
kiểm tra chính mình.”
Chiến lược 2: Tìm kiếm tri
thức “Nếu cậu muốn thành công, hãy học thành công. Nếu cậu
muốn được hạnh phúc, hãy học hạnh phúc. Nếu cậu muốn
làm ra tiền, hãy học cách đạt được sự giàu có. Những người
đạt được những điều này không phải bằng sự tình cờ. Đó là
kết quả của việc học tập trước tiên và thứ đến là thực hành.”

Có hai cách để thu thập sự thông thái. Một là học từ chính cuộc
sống của bạn. Cách thứ hai là học từ cuộc sống của những người
khác.
Có ba cách mà một người có thể học tập từ người khác:
1. Thông qua những tác phẩm đã được xuất bản như sách, băng
cát -sét hay băng video.
2. Lắng nghe những lời thông thái và ngớ ngẩn của người khác.
3. Quan sát những người chiến thắng và những kẻ thất bại.
Chiến lược 3: Học cách để thay đổi

Jim, nếu cậu muốn thịnh vượng và hạnh phúc, hãy học tốt bài

này: Học cách làm việc cật lực cho chính mình hơn là làm cho
công việc.”

Bạn biết đầy, những gì bạn trở thành quan trọng hơn nhiều
những gì bạn gặt hái được. Câu hỏi quan trọng phải hỏi trước
khi làm một việc gì đó không phải là: “Tôi sẽ được gì?” Thay
vào đó, bạn nên hỏi:”Tôi sẽ trở thành cái gì?”.

Vì thế đây là tiên đề kỳ diệu của cuộc sống: Để có nhiều hơn


bạn đã có, hãy trở nên hơn hẳn bạn hiện thời.

Bạn khó có thể giữ được những gì không phải đã nhận được
thông qua nỗ lực của bản thân mình.
Chiến lược 4: Tài chính

Hãy xem những gì bạn đang làm với thu nhập của mình. Bạn có
đang sử dụng nó theo cách khôn ngoan, chi tiêu không nhiều hơn
70% tổng thu nhập của mình? Hay đang sống nhiều hơn thu nhập
của bạn vài trăm đôla hay vài ngàn đôla một tháng? Hãy xem xét
các dấu hiệu trước khi quá trễ.

“Nếu cậu có một kế hoạch tốt hơn cậu sẽ có nhiều tiền hơn. Vấn đề
quan trọng không phải là bạn tiêu dùng bao nhiêu mà bạn tiêu dùng
như thế nào”.

Quy luật 70/30:


Sau khi đã trả phần thuế thuộc trách nhiệm của mình, phải phải học
cách sống với 70% thu nhập sau thuế của mình. 70% bạn sẽ chi tiêu
cho những thứ cần thiết và những thứ xa xỉ. Còn ba mươi phán
trăm? cách bạn phân đổ 30% còn lại rất quan trọng, Bạn sẽ phân bổ
30% còn lại như sau: 10% cho từ thiện, 10% cho đầu tư sinh lời và
10% còn lại dành để tiết kiệm sãn sàng cho những mùa đông của
cuộc đời.
Chiến lược 5: Làm chủ thời
gian
Một trong những cách tốt nhất để
giành lại quyền kiểm soát thời gian
của chúng ta là học một từ về quản
lý thời gian hiệu quả nhất. Bạn có
biết từ đó không? Từ đó là “Không”.
Hãy học cách nói “Không”.

Một cách khác để lấy lại quyền


kiểm soát thời gian của bạn: Khi
làm làm hết sức, khi chơi chơi hết
mình. Trộn lẫn hai việc này sẽ
không đem lại hiệu quả. Tất cả
những gì bạn làm sau rốt là tự dối
mình theo hai cách. Nếu vừa làm
vừa chơi, bạn sẽ đánh mất niềm vui
của việc đạt được thành quả to lớn
và sự thoải mái hoàn toàn vốn là
quà tặng của việc chỉ vui chơi thực
sự.
Chiến lược 6: Ở giữa những người chiến
thắng
Nếu quanh bạn là những người luôn chi tiêu toàn bộ thu nhập của họ thì
đó là cơ hội cực tốt để bạn trở thành người chi tiêu có thói quen vung
tay quá trán.

Ảnh hưởng của những người xung quanh thậm chí còn có thể gây tác
hại nghiêm trọng hơn. Nếu quanh bạn là những người cho rằng việc lừa
dối là hoàn toàn có thể chấp nhận được thì bạn cũng có thể bị thuyết
phục để bớt xén một ít.

Để tránh lãng phí thời gian với đám đông lầm lạc bạn cần tự hỏi mình ba
câu hỏi nề tẳng sau:
1. Tôi dành thì giờ cho ai?
2. Họ làm gì cho tôi?
3. Liệu sự kết hợp này có phù hợp với tôi?

Hãy mở rộng thêm mối quan hệ của bạn với những người phù hợp, Ai là
những người phù hợp? Điều đó tùy thuộc vào mục tiêu và kết quả mong
muốn của bạn. Nhìn chung, hãy tìm những người thực tế và có văn hóa,
có tính kỷ luật, thói quen tốt.
Chiến lược 7: Học nghệ thuật sống
tốt

Hạnh phúc với những gì bạn có trong khi theo đuổi những gì bạn
muốn.

Sống có phong cách, đồng nghĩa với việc mở rộng kiến thức và
kinh nghiệm của bạn nhờ ảnh hưởng từ sách, con người, phim
ảnh và những chuyến phiêu liêu mới. Vì thế hãy cẩn trọng để
thưởng thức và học hỏi từ mọi thứ, mọi người mà bạn sẽ tiếp xúc.
Ý nghĩa của tác phẩm đối với sự phát triển của xã hội và nhân
thức cá nhân

Quyển sách này cũng khá là nổi Từng dòng chữ có sức mạnh tạo cảm
tiếng trong ngăn sách về phát Thịnh vượng và hạnh phúc hứng cực kỳ lớn cho những ai muốn
triển bản thân. Tác phẩm này rất không được vẽ nên bởi những vươn đến sự thành công và hạnh
bổ ích và chứa đựng rất nhiều bài điều lớn lao và cao siêu, mà phúc trong cuộc sống. Đó không hản
học, những chiến lược để vươn chúng xuất phát từ những điều là cuộc sống giàu có bậc nhất của 1
tới hạnh phúc của bản thân mình. đơn giản bình dị, từ những thói doanh nhân thành đạt bởi mỗi người
Từ việc vượt qua những tính xấu quen vô thưởng vô phạt, lặp lại có mục tiêu và ước muốn khác nhau.
đến cách để xây dựng một kế những công việc đơn giản đến Điều quan trọng là quyển sách đã
hoạch thật hoàn chỉnh. Vì vậy mà nhàm chán nhưng lại tạo ra truyền cảm hứng cho người đọc biết
đọc thêm tác phẩm này cũng như thành quả không ngờ. khai thác những tiềm năng và sức
trau dồi thêm cho kiến thức kĩ sống trong chính bản thân mình để
năng sống của bản thân. thấy cuộc đời thú vị và ngọt ngào biết
bao!
Bài học rút ra cho bản thân

 Bạn không cần phải lựa chọn giữa hạnh phúc và thịnh vượng – cả
hai đều được xuất phát từ một dòng chảy phong phú. Với quyển
sách này, bạn sẽ khám phá ra được bảy chiến lược đặc biệt mà
bạn cần để thành công nhanh chóng:
• Khám phá sức mạnh của những mục tiêu
• Học hỏi kiến thức
• Khám phá điều kỳ diệu của sự phát triển cá nhân
• Kiểm soát tài chính của chính bạn
• Làm chủ thời gian
• Ở giữa những người chiến thắng
• Học nghệ thuật sống tốt

 Cuộc sống của bạn cần có những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn,
việc theo dõi những mục tiêu này không phải là một lần, mà nó sẽ
đi theo bạn suốt cả cuộc đời. Để bạn nhận ra mình đã đạt được
những gì, nếu bạn muốn mình trở thành như thế nào hay muốn
làm gì, hãy lập ra mục tiêu và kế hoạch chi tiết, sự cẩn thận từ
những điều đơn giản sẽ giúp bạn tạo nên thành công.
THANK YOU!
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài
thuyết trình của em.

You might also like