You are on page 1of 37

TUYÊN

NGÔN ĐỘC
LẬP
(Hồ Chí
Minh)
A. TÁC GIẢ
I. Tiểu sử (SGK)
II. Sự nghiệp
1. Quan điểm nghệ thuật
- Bác coi văn học là vũ khí chiến đấu, nhà văn là
chiến sĩ.
- Bác đề cao tính chân thật và tính dân tộc.
- Trước khi cầm bút, Bác luôn ý thức:
+ Viết cho ai? (Đối tượng)
+ Viết để làm gì? (Mục đích)
+ Viết cái gì? (Nội dung)
+ Viết như thế nào? (Hình thức)
2. Di sản
- Ba lĩnh vực sáng tác:
+ Thơ
+ Truyện và kí
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực
dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập
(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến (1946), Không có gì quý hơn độc
lập tự do (1966),..
3. Phong cách nghệ thuậtB. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học, từ
văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca, Hồ Chí
Minh đều tạo được những nét phong cách riêng,
độc đáo và hấp dẫn.
- Văn chính luận của Người thương ngắn
gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép,
bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận
chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận
mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.
Giọng văn đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình đạt lí;
khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
B. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I. Khái quát
1. Hoàn cảnh ra đời
- Cách mạng tháng Tám thành công:
+ HCM từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.
+ Soạn thảo TNĐL tại căn nhà số 49 Hàng Ngang.
+ Ngày 2/9/2945, Bác đọc tại quảng trường Ba Đình trước
hàng vạn đồng bào cả nước.
- Cùng thời điểm đó:
+ Phía Bắc: 20 vạn quân Tưởng được Mĩ hậu thuẫn đang lăm le
xâm chiếm bờ cõi nước ta.
+ Phía Nam: Quân Anh đại diện Đồng Minh vào tước khí giới
quân đội Nhật, đi theo Anh là thực dân Pháp.
- Khi quay lại xâm lược nước ta lần 2, Pháp rêu rao với thế giới:
+ Pháp có công khai hóa Đông Dương và trong đó có Việt Nam.
+ Pháp có công bảo hộ Đông Dương và VN.
+ VN là thuộc địa của Pháp.
 Nhật đầu hàng Đồng Minh thì Pháp có quyền quay trở lại Việt Nam.
=> Vì ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó nên một trong những
nội dung trọng tâm của “Tuyên ngôn Độc lập” là vạch trần
luận điệu xảo trá của thực dân Pháp để chứng minh cho thế
giới thấy Pháp không có công khai hóa, không có công bảo hộ

VN và VN không còn là thuộc địa của Pháp.


2. Đối tượng và mục đích
- Đối tượng:
+ Toàn thể nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới, trong đó
có thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ
- Mục đích:
 Tuyên bố về thắng lợi của CMT8.
 Tuyên bố khai sinh nhà nước VN DCCH.
 Khẳng định tính chính nghĩa của ta và phi
nghĩa của Pháp.
 Vạch trần luận điệu xảo trá của Pháp.
 Ngăn chặn âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ.
 Khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của
dân tộc ta.
3. Giá trị
3.1. Lịch sử
- Đây là văn kiện lịch sử vô giá đánh dấu bước ngoặt trong
lịch sử dân tộc: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến;
mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do.
3.2. Văn học
- Nghệ thuật: Áng văn chính luận mẫu mực.
- Nội dung: Giàu tính đấu tranh (luận chiến), giàu tinh thần
yêu nước, mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Phân tích
1. Bố cục: 3 phần
Phần đầu: cơ sở pháp lí
• Nguyên lí về quyền độc lập tự chủ của dân tộc

Cơ sở thực tiễn:
=> Bố cục Tuyên ngôn
• Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
rất ngắn gọn, chặt chẽ,
• Khẳng định tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
mỗi phần giữ một vị
trí quan trọng không
Lời tuyên bố: thể thay thế.
• Tuyên bố về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt
Nam.
• Khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
2. Phân tích chi tiết
2.1. Cơ sở pháp lí
 Vai trò
- Tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho bản
Tuyên ngôn.
- Khẳng định nguyên lí về quyền độc lập
dân tộc.
- Làm cơ sở lí thuyết để soi chiếu vào thực
tiễn những gì đã diễn ra ở VN trong suốt
80 năm qua.
 Trình tự lập luận
- Để tạo được cơ sở pháp lí
cho bản Tuyên ngôn độc lập, Bác đã
đưa ra một trình tự lập luận vô cùng
logic, chặt chẽ.
Trước hết: trích dẫn lời bản “Tuyên ngôn Độc lập”
năm 1776 của Mĩ.

Tiếp theo, suy rộng từ quyền con người được


khẳng định trong bản “TNĐL” của Mĩ thành
quyền dân tộc.

Trích dẫn lời bản tuyên ngôn “Nhân quyền và


Dân quyền” năm 1791 của Pháp.

=> Khẳng định “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” => là
chân lí khách quan mà mọi người, mọi dân tộc phải tuân theo.
 Ý nghĩa
- Tại sao Bác không trích dẫn “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo”?
=> Vì: Phần mở đầu cần tạo được cơ sở pháp lí mang tính quốc tế, được thế giới
thừa nhận.
- Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ:
+ Đảm bảo được tính pháp lí quốc tế vì hai bản tuyên ngôn này là thành quả
của hai cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử nhân loại, là những tư tưởng đã được
nhân loại thừa nhận.
+ Đảm bảo hiệu quả trong tranh luận, vì đây là thủ pháp lấy gậy ông đập lưng
ông – lấy chính lí lẽ của cha ông người Pháp người Mĩ để đấu tranh chống lại luận
điệu xảo trá của chúng.
+ Thể hiện được niềm tự hào dân tộc vì việc trích dẫn đã đặt ngang hàng hai bản
tuyên ngôn của Pháp và Mĩ với bản “Tuyên ngôn Độc lập” của dân tộc Việt Nam, đặt
cuộc CMT8 ngang bằng với hai cuộc CM lớn trong lịch sử nhân loại, khẳng định vị thế
của VN trên bản đồ thế giới, gợi lại niềm tự hào từ thời Nguyễn Trãi – Lê Lợi:
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
=> Cả 2 bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều chỉ khẳng định quyền con người.
Bác đã trích dẫn để làm tiền đề nhằm phát triển lên thành quyền dân tộc. Bởi mục đích
cuối cùng của Người là muốn khẳng định nguyên lí về quyền độc lập dân tộc. Đây là
một đóng góp to lớn của HCM cho kho tàng lí luận về đấu tranh giải phóng dân tộc
trên thế giới.
 Đánh giá
- Trình tự lập luận của Bác ở phần Mở đầu hết sức chặt chẽ, khéo léo, sắc sảo
và vô cùng sáng tạo.
+ Khéo léo, sắc sảo: Việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ vừa thể
hiện sự tôn trọng của Bác đối với lí tưởng đấu tranh của cha ông, tổ tiên người Pháp
người Mĩ nhưng đồng thời cũng là cách nhắc nhở chúng đừng chà đạp lên “mồ mả tổ
tiên”, đừng đi ngược lại với lí tưởng của cha ông. Không những thế, đây còn là cách
đấu tranh sắc bén và hiệu quả.
+ Sáng tạo: Người không chỉ dừng lại ở quyền con người, mà đã phát triển
thành quyền dân tộc. Điều đó chứng tỏ Bác không chỉ biết kế thừa mà còn biết sáng tạo
và bổ sung để làm phong phú và có giá trị hơn những tư tưởng tiến bộ của nhân loại.
=> Tất cả những điều nói trên đã góp phần tạo nên một phần mở đầu bản
Tuyên ngôn giàu tính pháp lí, đóng vai trò làm nền tảng để triển khai những luận
điểm tiếp theo.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Nếu như phần mở đầu của bản Tuyên ngôn, HCM xác lập
được một nền tảng cơ sở pháp lí vững chắc để làm tiền đề cho
việc triển khai những nội dung tiếp theo, thì phần cơ sở thực tiễn
chính là những minh chứng hùng hồn để củng cố những nền tảng
lí thuyết đã được xác lập ở phần mở đầu.
- Ở phần thứ 2 của bản Tuyên ngôn – phần cơ sở thực tiễn,
Bác đã cùng lúc làm sáng rõ 2 thực tế: Tội ác cùng sự phi nghĩa
của thực dân Pháp và tính chính nghĩa của dân tộc VN.
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
* Có thể coi đây là “Bản án chế độ thực dân Pháp” lần
thứ hai. Có điều, bản án lần này ngắn gọn, súc tích và hướng
đến một mục tiêu cụ thể. Đó là đấu tranh chống lại luận
điệu xảo trá của thực dân Pháp về công khai hóa, công bảo
hộ và quyền thuộc địa của Pháp.
- Bác bỏ luận điệu khai hóa: Để bác bỏ luận điệu “có
công khai hóa Việt Nam” của thực dân Pháp, Bác đã đưa ra
hàng loạt những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh tội ác của
Pháp ở các lĩnh vực: kinh tế - văn hóa – chính trị,..
+ Chính trị: Chúng tuyệt đối không cho
dân ta quyền tự do dân chủ; thi hành luật pháp
dã man; lập ba chế độ khác nhau ở Trung –
Nam – Bắc để chia rẽ đất nước Việt Nam; lập
ra nhà tù nhiều hơn trường học..
+ Văn hóa: Thi hành chính sách ngu dân;
dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc dân ta,
làm cho nòi giống ta suy nhược…
+ Kinh tế: Bóc lột dân ta đến xương tủy;
cướp không ruộng đất; đặt ra hàng trăm thứ thuế;
độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng .
=> Có thể thấy tất cả những dẫn chứng mà HCM đưa ra không
cần thêm một lí lẽ, lập luận nào cũng đủ để bác bỏ cái gọi là
“công khai hóa” của thực dân Pháp ở đất nước chúng ta. Thực
tế qua khái quát của Bác, có thể thấy với hơn 80 năm đô hộ
nước ta thực dân Pháp đã gây nên biết bao tội ác. Chúng chính
là kẻ thù đã đẩy nhân dân ta, dân tộc ta đến cảnh đói nghèo,
kiệt quệ, đau khổ, tang thương. Điều đó cho thấy luận điệu mà
chúng rêu rao về công khai hóa là hoàn toàn xảo trá.
- Bác bỏ luận điệu về “công bảo hộ”: Sau khi bác bỏ được luận điệu về công khai
hóa của thực dân Pháp, Bác tiếp tục đưa ra những luận cứ và dẫn chứng để chứng
minh Pháp không những không có công bảo hộ Việt Nam, mà còn là thủ phạm đã
hai lần bán nước ta cho Nhật.
+ Mùa thu năm 1940: khi Nhật xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đã
quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Tệ hại hơn, Pháp còn cấu kết với
Nhật để áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam gây nên nạn đói khủng khiếp cuối năm
1944, đầu năm 1945 khiến cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
+ 9/3/1945: Nhật tước khí giới quân đội Pháp (Đảo chính). Pháp bỏ chạy,
đầu hàng dù cho trước đó Việt Minh đã nhiều lần đề nghị liên minh để chống Nhật,
nhưng Pháp không những không đáp ứng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh. Khi
thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị của ta ở Cao Bằng…
=> Tóm lại: Trong vòng 5 năm (từ năm 1940 đến 1945) Pháp đã bán nước
ta hai lần cho Nhật. Đây không chỉ là hành động hèn nhát, nhục nhã của 1
nước vốn tự xưng là “mẫu quốc” mà còn là tội ác không thể dung thứ đối
với nhân dân Việt Nam, và đặc biệt còn là có tội với Đồng Minh và thế giới.
Và như thế, là Bác đã bác bỏ được quyền bảo hộ của thực dân Pháp một
cách đầy thuyết phục.
- Bác bỏ quyền thuộc địa: Cùng với việc bác bỏ quyền bảo hộ của thực dân Pháp,
Bác đã bác bỏ được quyền thuộc địa của chúng ở đất nước chúng ta. Khi quay trở
lại xâm lược VN lần 2, có thể nói trong ba luận điệu mà Pháp rêu rao và tuyên bố
thì luận điệu về quyền thuộc địa là nguy hiểm nhất. Chính vì vậy, việc bác bỏ cái
gọi là quyền thuộc địa của Pháp ở đất nước VN sẽ là đòn giáng quyết định của
HCM vào âm mưu xâm lược của thực dân Pháp để chứng minh cho thế giới thấy
việc Pháp trở lại VN là không có một cơ sở pháp lí nào ủng hộ.
+ Bác khẳng định: Từ mùa thu năm 1940, VN là thuộc địa của Nhật. Khi
Nhật đầu hàng Đồng Minh, nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật.
+ HCM lại tiếp tục khẳng định thêm một lần nữa: sự thật là dân ta đã lấy
nước VN từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo
Đại thoái vị…
=> Có thể thấy Người đã liên tục điệp lại cụm từ
“sự thật”, “sự thật là” để nhấn mạnh tính chất hiển
nhiên của sự việc. Bởi không gì có thể chiến thắng
được sự thật. Không có lí lẽ, lập luận nào có thể
thay thế được sự thật hiển nhiên.
=> Có thể thấy, đến đây, HCM đã từng bước bác bỏ
tất cả những luận điệu mà thực dân Pháp đã rêu rao
khi quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2, vạch
trần được âm mưu và bản chất phi nghĩa của chúng.
Vậy còn nhân dân ta thì sao? Nhân dân Việt Nam
có xứng đáng được hưởng quyền tự do, độc lập
hay không ?
b. Tính chính nghĩa của nhân dân VN: Song song với việc tố cáo tội ác của
thực dân Pháp, HCM đã từng bước khẳng định được tính chất chính nghĩa của
dân tộc VN. Tính chính nghĩa ấy được biểu hiện sáng rõ nhất ở hai phương
diện.
- Thứ nhất: Nhân dân Việt Nam đã gan góc chống ách đô hộ của Pháp
hơn 80 năm, đã chấp nhận hi sinh xương máu để giành lại quyền độc lập dân
tộc.
- Thứ hai: Kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt
là khi Nhật vào Đông Dương, VN luôn đứng về phía Đồng Minh. Thậm chí,
VN sẵn sàng liên minh với Pháp – kẻ thù hơn 80 năm để chống lại Nhật – kẻ
thù mới chỉ đến đất nước ta 4-5 năm. Điều đó chứng tỏ VN sẵn sàng hi sinh
quyền lợi của dân tộc vì quyền lợi nhân loại.
=> Khi xét ở hai phương diện nói trên, đủ thấy, nhân dân VN
có quyền và xứng đáng được hưởng nền độc lập dân tộc. Và
thành quả của CM T8 là hết sức to lớn và đáng tự hào. Trên tất
cả, bằng những lập luận và dẫn chứng của mình, Bác đã cho
thế giới thấy rằng, dân tộc VN dù nhỏ bé, dù phải chịu hơn 80
năm đô hộ của thực dân Pháp dẫn đến cảnh đói nghèo, tang
thương nhưng vẫn là một dân tộc cao thượng, giàu đức hi sinh.
2.3. Lời tuyên bố
* Sau khi xác lập được cơ sở pháp lí vững chắc và
đưa ra những cơ sở thực tiễn làm minh chứng tố cáo tội ác
và sự phi nghĩa của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định
tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, Bác đã đi đến nội
dung cuối cùng và cũng là phần quan trọng, quyết định
nhất của bản “Tuyên ngôn Độc lập” chính là lời tuyên bố.
Ở phần nội dung tuyên bố, Người cũng trình bày lập luận
của mình theo một trình tự hết sức chặt chẽ, logic gắn với
từng đối tượng, từng mục tiêu cụ thể:
- Trước hết, là lời tuyên bố với thực dân Pháp:
+ Bác xưng “chúng tôi” và nhân danh cho chính phủ Lâm thời của
nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố:
+ thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp;
+ xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí
về Việt Nam;
+ xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp
trên đất nước Việt Nam.
=> Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng kiên
quyết chống lại âm mưu xâm lược của thực dân
Pháp.
Nhận xét:
- Có thể thấy mọi lời lẽ của Bác trong lời tuyên bố hướng đến
thực dân Pháp đều hết sức chặt chẽ, rõ ràng, quyết liệt.
+ Người đã dùng liên tiếp những cụm động từ theo hướng tăng
cấp và tuyệt đối “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả” để nói về
mối quan hệ của Việt Nam với Pháp.
+ Người cũng hết sức tinh tế khi dùng từ “về” chứ không phải từ
“với” để nói “những hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” nhằm khẳng
định tính bị động của dân tộc Việt Nam trong những hiệp ước ấy. Rõ
ràng những hiệp ước ấy không phải dân tộc Việt Nam kí song phương
với Pháp mà là do thực Pháp gây sức ép bắt triều nhà Nguyễn phải kí.
- Tiếp theo là lời tuyên bố với Đồng minh: sau lời tuyên bố với Pháp, Bác
hướng đến đối tượng tiếp theo là phe Đồng minh – bởi đây là lực lượng có
ảnh hưởng lớn đến cục diện thế giới lúc bấy giờ. Với phe Đồng minh, Người
dùng những lời lẽ mềm dẻo, khéo léo hơn, nhưng cũng không kém phần
cứng rắn:
+ Bác nói: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận
những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê – hê – răng và Cựu –
kim – sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt
Nam.”
+ Tiếp đó, Bác khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ
của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh
chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải
được độc lập!”
Nhận xét: Có thể thấy, trong lời tuyên bố với
Đồng minh, tuy lời lẽ của Bác có phần mềm
dẻo hơn so với khi tuyên bố với Pháp, nhưng
Người vẫn giữ một thái độ cứng rắn và kiên
quyết. Điều đó được thể hiện qua cách nói
“quyết không thể không công nhận” và phép
điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh, khẳng định
quan điểm của Bác khi nói về quyền tự do, độc
lập của dân tộc ta: “…dân tộc đó phải được tự
do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
- Cuối cùng là lời tuyên bố với thế giới: Có thể nói, Người đã cố ý sắp xếp trình
tự lời tuyên bố theo từng đối tượng cụ thể, từ thực dân Pháp, đến Đồng minh rồi
đến toàn thế giới để tạo thành một hệ thống lí lẽ, lập luận chặt chẽ.
+ Sau khi tuyên bố với Pháp và Đồng minh xong, người tiếp tục tuyên bố:
“Vì những lí lẽ trên, chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh
trọng tuyên bố với thế giới rằng:
“Dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả, tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Nhật xét: Chúng ta nhận thấy, trong lời tuyên bố với thế giới, người đã dùng hai
chữ “trịnh trọng” để nói lên tầm quan trọng và
thiêng liêng của vấn đề. Bên cạnh đó trong nội dung
cốt lõi của lời tuyên bố với thế giới, Người không
chỉ nhấn mạnh “quyền” tự do và độc lập của dân
tộc mà còn nhấn mạnh “sự thật” nước Việt Nam
đã tự do và độc lập. Bởi sự thật là điều không thể
thay đổi. Không những tuyên bố về quyền và sự thật của nền độc lập của dân tộc,
Bác còn khẳng định quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả
để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
=> Nhìn lại lịch sử dân tộc và theo dõi những văn bản chính luận quan trọng nhất
trong sự nghiệp chính trị của Bác, có thể thấy lời tuyên bố và khẳng định của Người
không phải là lí thuyết, là duy ý chí, mà nó là thực tiễn. Bởi ngay sau thời điểm Bác
đọc Tuyên ngôn, thực dân Pháp vẫn bất chấp mọi đạo lí, chà đạp lên mọi cơ sở pháp lí
để xâm lược nước ta lần hai, và Hồ Chí Minh đã ngay lập tức ra “Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến”. Trong văn bản này, người tiếp tục khẳng định lại nội dung đã
tuyên bố ở “Tuyên ngôn Độc lập”: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà
bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp
càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Tiếp đó,
đến năm 1966, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng quyết liệt,
Người lại tiếp tục khẳng định lại một lần nữa: “Không gì quý hơn độc lập tự do”.
=> Có thể khẳng định, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền
độc lập, tự do của dân tộc cũng chính là ý nguyện chung của toàn
thể dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó, ý nguyện đó phù hợp với cơ sở
pháp lí chung trên toàn thế giới. Vì vậy, Hồ Chí Minh và những tư
tưởng của Người mãi là tấm gương vĩ đại để nhân dân Việt Nam
nói riêng và nhân loại nói chung kính trọng, noi theo.

You might also like