You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 4
QUẢN TRỊ LOGISTICS TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG

Giảng viên: Nguyễn Thị Huyền


Khoa: Khoa thương mại

1
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nắm được các nội dung về hoạt động Logistics như: khái niệm, phân loại logistics, vai trò logisitcs.
• Hiểu được các hoạt động Logistics chức năng.
.

2
CẤU TRÚC NỘI DUNG
4.2 Các hoạt động logistics chức năng

4.2.1 Dịch vụ khách hàng

4.2.2 Hệ thống thông tin

4.2.3 Quản trị dự trữ

4.2.4 Quản trị vận chuyển

4.2.5 Quản trị kho hàng

4.2.6 Quản lý vật tư mua hàng

3
4.2. CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CHỨC NĂNG

4.2.1 Dịch vụ khách hàng

4.2.2 Hệ thống thông tin

4.2.3 Quản trị dự trữ

4.2.4 Quản trị vận chuyển

4.2.5 Quản trị kho hàng

4.2.6 Quản lý vật tư mua hàng

4
4.2.1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
a. Khái niệm dịch vụ khách hàng

• Nhìn chung, dịch vụ khách hàng có thể được nhìn nhận


như là một quá trình giữa người mua, người bán và bên
trung gian. Kết qủa là quá trình này tạo ra những giá trị
gia tăng vào sản phẩm hoặc dịch vụ được trao đổi.
• Giá trị gia tăng này có thể chỉ trong ngắn hạn như trong
các quá trình trao đổi đơn lẻ, nhưng cũng có thể dài hạn
như trong các mối quan hệ hợp đồng lâu dài. Giá trị gia
tăng cũng được chia sẻ cho các chủ thể tham gia quá
trình trao đổi, hay nói cách khác, các đơn vị tham gia
này được hưởng một lượng giá trị nhiều hơn trước quá
trình trao đổi.

5
4.2.1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
a. Khái niệm dịch vụ khách hàng

• Hiện nay đang có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ


khách hàng (DVKH), tuy nhiên, trong hầu hết các tổ
chức, dịch vụ khách hàng thường được xem xét dưới 3
góc độ:
o Một hoạt động hoặc một chức năng được quản lý,
o Những kết quả đạt được đánh giá trên một số tiêu
thức (chẳng hạn như khả năng có thể cung cấp
98% lượng hàng đặt trong vòng 24 giờ) hoặc
o Một phần của toàn bộ phương châm hoạt động của
doanh nghiệp.

6
4.2.1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
b. Phân loại dịch vụ khách hàng

Theo các giai đoạn trong Theo mức độ quan trọng


Theo đặc trưng tính chất
quá trình giao dịch của dvkh

Dịch vụ kỹ thuật
Trước khi bán
Dịch vụ chính yếu (hoàn thiện sp)

Dịch vụ tổ chức kinh


Trong khi bán
doanh

Dịch vụ phụ Dịch vụ bốc xếp vận


Sau khi bán
chuyển

7
4.2.1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
c. Thành phần dịch vụ khách hàng

• Chính sách dịch vụ khách hàng


Các yếu tố trước
quá trình giao • Công bố chính sách dịch vụ cho khách hàng
dịch • Cấu trúc doanh nghiệp
• Mức độ linh hoạt của hệ thống
• Mức độ tồn kho
• Thông tin về đơn hàng
• Tính chính xác của hệ thống
Các yếu tố trong • Sự nhất quán của chu kỳ đặt hàng
quá trình giao •
dịch Giao hàng đặc biệt
• Chuyển tải
• Sự thuận lợi của đơn đặt hàng
• Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và dịch vụ phụ tùng
Các yếu tố sau • Kiểm định sản phẩm
quá trình giao • Khiếu nại và hoàn trả sản phẩm của khách hàng
dịch • Thay thế sản phẩm

8
4.2.1. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
d. Hoàn thiện hoạt động dịch vụ khách hàng

(1) (2) (3) (4)

Thiết lập các


mức độ dịch
vụ khách Sử dụng Đánh giá và
Nghiên cứu công nghệ đo lường
hàng nhằm
nhu cầu của mới trong mức độ hoạt
thoả mãn yêu
khách hàng, quá trình xử động thương
cầu về doanh
thu trên chi lý thông tin, mại
phí bỏ ra,

9
4.2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN
a. Khái quát về công nghệ thông tin trong logistics
Lĩnh vực áp dụng và triển khai CNTT ở các doanh nghiệp
Logistics trong hầu hết các lĩnh vực như:
Dịch vụ khách hàng; Kênh tiếp thị, Điều chỉnh thông tin;
Hoạt động tài chính; Các liên minh chiến lược; Mua sắm
điện tử; Truyền thông; Quản lý nhân sự, Tin học hóa
công việc của nhân viên thương mại. Việc triển khai các
công nghệ trong Logistics mang lại nhiều lợi ích như:
Tăng hiệu suất; Tăng lợi thế cạnh tranh; Tăng khả năng
đáp ứng; Đảm bảo tuân thủ đáp ứng nhu cầu phân tích
báo cáo.

10
4.2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN
a. Khái quát về công nghệ thông tin trong logistics

Một số công nghệ thông tin được ứng dụng trong logistics

Mã vạch (Barcode) Trao đổi dữ liệu điện tử Công nghệ RFID (Radio
(EDI - Electronic Data Frequency Identification)
Interchange)

11
4.2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN
b. Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System – LIS)
Hệ thống thông tin Logistics (LIS) được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương pháp
và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực
thi và kiểm soát logistics hiệu quả.

Hệ thống thông tin logistics


Hệ thống Hệ thống Các chức năng
Môi trường lập kế nghiên cứu và quản trị logistics
logistics hoạch thu thập thông
- Lập kế hoạch
tin
- Hoạt động
- Thực thi
kinh doanh Hệ thống Hệ thống báo
- Kiểm soát
- Quản trị thực thi cáo kết quả
logistics
- Hoạt động
logistics
Hình 4.4: Hệ thống thông tin Logistics
12
4.2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN
b. Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System – LIS)

Hệ thống lập kế hoạch:


• Bao gồm một loạt các kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch tầm chiến lược

Hệ thống thực thi:

• Hệ thống thực thi logistics bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng triển khai logistics trong thời
gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lý nhà kho, vận tải, mua sắm, dự trữ, quản lý hiệu quả các đơn hàng
của khách.
Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin:

• Quan sát môi trường, thu thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực logistics và trong nội
bộ công ty
Hệ thống báo cáo kết quả:
• Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị logistics

13
4.2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN
b. Dòng thông tin logistics trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin logistics bao gồm 2 dòng chính, đó là sự kết hợp chặt chẽ của các hoạt động kế hoạch - phối hợp
và các hoạt động tác nghiệp. Những hoạt động chính của hai dòng được thể hiện trong hình.
Dòng thông tin phối hợp – hoạch định
Kế hoạch chiến Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch
lược nguồn lực logistics sản xuất mua

Quản trị dự trữ

Dòng thông tin nghiệp vụ


Quản lý đơn Đáp ứng Hoạt động Vận chuyển Mua
hàng đơn hàng phân phối
hàng
Hình 4.5: Liên kết của LIS ở hai mức độ hoạch định và tác nghiệp.

14
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ

a. Khái niệm, chức năng của dự trữ

Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm,
sản phẩm,…trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất.

- Chức năng cân đối cung - cầu: đảm bảo cho sự phù hợp giữa
nhu cầu và nguồn cung ứng
- Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng
những biến động ngắn hạn
- Chức năng giảm chi phí: Dự trữ nhằm giảm những chi phí
trong quá trình sản xuất và phân phối

15
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ

b. Phân loại dự trữ


• Phân loại theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình
 Dự trữ chu kỳ
 Dự trữ bảo hiểm
 Dự trữ trên đường
• Phân loại mục đích của dự trữ:
 Dự trữ thường xuyên
 Dự trữ thời vụ
• Phân loại theo giới hạn của dự trữ:
 Dự trữ tối đa
 Dự trữ tối thiểu
 Dự trữ bình quân

16
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
b. Các yêu cầu quản trị dự trữ
• Yêu cầu trình độ dịch vụ
Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu d- Trình độ dịch vụ (một loại sản phẩm)
𝑚𝑡
hoạt động mà dự trữ phải có khả năng thực hiện. mt- Lượng sản phẩm không thỏa mãn
𝑑=1− yêu cầu tiêu thụ
Trình độ dịch vụ được xác định bằng thời gian 𝑀𝑐 Mc- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của cả
thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thoả mãn mặt kỳ
hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (sản xuất, bán
buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh hệ số
thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). 𝑛 dc- Trình độ dịch vụ chung cho một đối

𝑑 =∏ 𝑑
Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên
𝑐
tượng tiêu thụ sản phẩm
𝑖 di- Trình độ dịch vụ của mặt hàng i
đây phụ thuộc khá lớn vào việc quản trị dự trữ.
𝑖=1 n- Số sản phẩm cung cấp

17
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ

b. Các yêu cầu quản trị dự trữ


• Yêu cầu về giảm chi phí có liên quan đến dự trữ

∑F = Fm + Fd + Fv + Fdh
Trong đó:
Fm: Chi phí giá trị sản phẩm mua
Fd: Chi phí dự trữ
Fv: Chi phí vận chuyển
Fdh: Chi phí đặt hàng

Các loại chi phí này đều liên quan đến một thông số của dự trữ, đó là qui mô lô hàng mua. Khi thay
đổi qui mô lô hàng mua, các loại chi phí này biến đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau, cụ thể chi
phí dự trữ biến đổi ngược chiều với các chi phí: giá trị sản phẩm mua, chi phí vận chuyển, chi phí đặt
hàng.

18
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ

b. Các yêu cầu quản trị dự trữ


• Yêu cầu về giảm chi phí có liên quan đến dự trữ

• đầu tư vốn cho dự trữ


Chi phí vốn • Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ
8-40%.

Chi phí công nghệ • chi phí bảo quản sản phẩm dự trữ ở kho
kho • Trung bình chi phí này là 2%, dao động từ 0-4%.

• Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán


Hao mòn vô hình • Chi phí này trung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 -
2%

• chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian


Chi phí bảo hiểm • Chi phí này trung bình 0,05%, dao động từ 0 - 2%

19
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
c. Các quyết định trong quản trị dự trữ

Hệ thống kéo
Hệ thống đẩy

Hệ thống dự trữ trong đó, các đơn vị


Hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ
của doanh nghiệp hoạt động độc
chung (quyết định “đẩy” sản phẩm dự trữ
lập, việc hình thành và điều tiết dự
vào các đơn vị)
trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo
hút sản phẩm vào dự trữ tại đơn vị) Dự trữ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu dự
đoán trong tương lai (gọi là kiểu
Dựa trên nhu cầu thực của khách
proactive). Dựa trên việc dự báo và ước
hàng để kéo sản phẩm qua chuỗi
lượng nhu cầu sản phẩm để hình thành
cung ứng (gọi là dự trữ kiểu
lượng dự trữ
reactive).
20
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
c. Các quyết định trong quản trị dự trữ

Hệ thống kéo Hệ thống đẩy

Ưu điểm: phản ứng nhanh với các


Ưu điểm: giảm chi phí vận chuyển,
biến động của nhu cầu, dễ dàng
nhờ vào việc đặt các đơn hàng lớn
thích nghi. đáp ứng được nhu cầu
hơn, số lượng lô hàng đặt ít hơn.
của doanh nghiệp và khách hàng
mà không bị dư thừa hàng hóa.
Nhược điểm: dự báo không chính
Nhược điểm: chi phí vận chuyển có xác có thể gây nên tình trạng thừa
thể cao, nhất là với các thị trường thiếu không mong muốn, gia tăng
có khoảng cách xa. nhu cầu về không gian nhà kho

21
4.2.3. QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
c. Một số giải pháp nhằm cải tiến quản trị dự trữ

Cung ứng sản phẩm đầu vào (nguyên liệu, hàng


mua,…) ổn định về số lượng, cơ cấu, chất lượng, và
thời gian.

Tăng tốc độ quá trình sản xuất và quá trình kinh


doanh.

Xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa nhằm giảm dự


trữ vật tư

Dự báo chính xác nhu cầu tiêu thụ vật tư, nguyên
liệu, nhu cầu mua hàng của khách hàng

22
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
a. Khái niệm, vai trò và vị trí vận chuyển

Vận chuyển hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là
sự di chuyển hàng hoá trong không gian bằng sức người hay
phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán,
dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh.

2 nhiệm vụ logistics:
- Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
- Giảm tổng chi phí của toàn bộ hệ thống.

23
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
b. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa

Tính
vô hình

Không
Không
Vận thể
thể lưu
chuyển tách
kho
rời

Không
ổn định

24
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
c. Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hoá

Người gửi hàng (shipper/chủ hàng)

Người nhận hàng (consignee/khách hàng)

Đơn vị vận tải (carrieer)

Chính phủ

Công chúng

25
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Chiến lược vận chuyển hàng hóa

Xác định mục tiêu chiến


lược vận chuyển: căn cứ 2
Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển:
nhóm mục tiêu căn bản của
logistics:
Vận chuyển thẳng đơn giản (direct shipment
network): chuyển trực tiếp từ nhà cc  KH

Chi phí Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng (direct
shipping with milk runs): gộp 1 nhà CC  nhiều
KH hoặc ngược lại

Vận chuyển qua trung tâm phân phối (all


shipments via distribution center)
Dịch vụ khách hàng Vận chuyển đáp ứng nhanh (tailored network):phối
hợp nhiều phương án kể trên để tăng mức độ đáp
ứng và giảm chi phí trong hệ thống logistics.

26
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Phối hợp vận chuyển căn cứ theo mật độ khách hàng và khoảng cách

Trường hợp doanh nghiệp phục vụ số lượng khách hàng lớn với mật độ
dày đặc xung quanh một trung tâm phân phối: sử dụng đội vận chuyển
riêng để chủ động cung ứng và khai thác tối đa công suất phương tiện
với tuyến đường vòng.
Trường hợp mật độ khách hàng đông nhưng khoảng cách xa DC: việc
sử dụng dịch vụ vận chuyển công cộng cho quãng đường dài tới kho/DC
gần khu vực khách hàng sẽ hiệu quả hơn.
Khi mật độ khách hàng trong một địa bàn thưa thớt: sử dụng vận chuyển
hợp đồng với đơn vị vận tải nhỏ (không đầy xe = LTL) thì sẽ tối ưu hơn.
Vận chuyển bưu kiện thường được coi là phương án lựa chọn hợp lí khi
mật độ khách hàng rất thấp mà khoảng cách vận chuyển lại xa.

27
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa
 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa nội địa

Vận đơn (bill of lading = Hoá đơn vận chuyển Khiếu nại vận chuyển
B/L) (freight bill) (freight claim)

28
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa
 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển vận chuyển quốc tế
Vận đơn
Hoá đơn cảng
Hướng dẫn giao hàng
Chứng từ Khai báo xuất khẩu
dùng trong Tín dụng thư
hoạt động
xuất khẩu Chứng nhận của lãnh sự quán
Chứng nhận về nguồn gốc của hàng hoá
Hoá đơn thương mại
Chứng từ bảo hiểm
Thư chuyển giao

29
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa
 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển vận chuyển quốc tế

30
4.2.4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN
d. Các quyết định cơ bản trong vận chuyển
• Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa
 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển vận chuyển quốc tế

Thông báo đến

Giấy khai báo hải quan


Chứng từ
dùng trong
hoạt động Chứng nhận của đơn vị vận tải và yêu cầu giải phóng hàng
nhập khẩu
Giấy yêu cầu giao nhận

Chứng nhận giải phóng hàng

31
4.2.5. QUẢN TRỊ KHO HÀNG
a. Khái niệm và vai trò của kho

Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị
hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao
nhất và chi phí thấp nhất.

Vai trò:
- Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối
hàng hoá
- Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh
nghiệp
- Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược”

32
4.2.5. QUẢN TRỊ KHO HÀNG
b. Hệ thống bảo quản và các loại kho hàng hóa
• Hệ thống bảo quản
Bảo quản hàng hoá là một trong những chức năng cơ bản, trọng yếu trong tổ chức hoạt động kho của
doanh nghiệp. Để thực hiện tốt hoạt động của mình mọi loại hình nhà kho đều duy trì một hệ thống bảo
quản hàng cần thiết phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng và mục tiêu dự trữ.

Hệ thống bảo quản gồm các yếu tố chính:


 Qui trình nghiệp vụ kho
 Điều kiện không gian công nghệ kho
 Trang thiết bị công nghệ
 Tổ chức lao động trong kho
 Hệ thống thông tin và quản lý kho

33
4.2.5. QUẢN TRỊ KHO HÀNG
b. Hệ thống bảo quản và các loại kho hàng hóa
• Các loại hình kho bãi

Theo điều kiều


Theo đối Theo quyền sở Theo đặc điểm Theo mặt hàng
kiện thiết kế,
tượng phục vụ hữu kiến trúc bảo quản
thiết bị

Kho định Kho tổng


Kho thông Kho kín
hướng thị Kho riêng hợp
thường
trường
Kho nửa Kho chuyên
kín nghiệp
Kho định
hướng Kho công Kho đặc
nguồn cộng biệt Kho hỗn
Kho lộ thiên
hàng hợp

34
4.2.5. QUẢN TRỊ KHO HÀNG
c. Các quyết định cơ bản của quản trị kho và quá trình nghiệp vụ kho

Quyết định về mức độ sở hữu: tự xây hay


thuê

Quyết định về mức độ tập trung: Doanh


nghiệp cần quyết định sẽ sử dụng bao nhiêu
kho? Qui mô?

Bố trí không gian trong kho: căn cứ nhu


cầu hàng, khối lượng hàng, thuận tiện tác
nghiệp (giao nhận, chất xếp…)

35
4.2.6. QUẢN TRỊ VẬT TƯ MUA HÀNG
a. Vai trò và mục tiêu của mua

• Vai trò của mua hàng:


• Khái niệm của mua hàng
 Mua đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời, đáp ứng
Mua là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực
các yêu cầu vật tư nguyên liệu của quá trình sản
lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hoá… cho doanh
xuất, đáp ứng yêu cầu hàng hóa bán ra trong kinh
nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với
doanh thương mại.
tổng chi phí thấp nhất
 Mua đảm bảo giảm chi phí, tăng hiệu quả sử
dụng vốn, và do đó tăng hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.

36
4.2.6. QUẢN TRỊ VẬT TƯ MUA HÀNG
a. Vai trò và mục tiêu của mua
• Mục tiêu của mua hàng

Phát triển
các mối
quan hệ
Mục tiêu
chi phí

Hợp lý
hóa dự trữ

37
4.2.6. QUẢN TRỊ VẬT TƯ MUA HÀNG
b. Nghiên cứu và chọn nhà cung ứng

Quan hệ
lâu dài
Tập hợp Tiếp xúc Thử
Đánh giá
thông tin đề nghị nghiệm

Làm lại

D  d q
k i i
Dk: Tổng số điểm đánh giá nhà cung ứng k
di: Điểm đánh giá tiêu chuẩn i của nhà cung ứng k
i 1
(0di10)
qi: Độ quan trọng của tiêu chuẩn i (0qi1, qi=1)
n: Số tiêu chuẩn đánh giá

38
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Logistics bên thứ 3 là:


A. Là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng
nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.
B. Là hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng
để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.
C. Là người thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức
năng.
D. Là thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ các hoạt động chức năng cũng như thương mại điện tử và hệ
thống thông tin.
Đáp án đúng là: C

Vì: Logistics bên thứ 3 là người thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng
bộ phận chức năng.

39
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Dịch vụ về thông tin, giới thiệu, quảng cáo chào hàng, chuẩn bị hàng hóa, bao bì, đóng gói hàng hóa
theo yêu cầu của khách hàng... nằm trong nhóm dịch vụ khách hàng nào :
A. Dịch vụ khách hàng trước khi bán
B. Dịch vụ khách hàng trong khi bán
C. Dịch vụ khách hàng sau khi bán
D. Dịch vụ khách hàng phụ
Đáp án đúng là: A

Vì: Dịch vụ khách hàng trước khi bán gồm các dịch vụ về thông tin, giới thiệu, quảng cáo chào hàng, chuẩn bị
hàng hóa, bao bì, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, nhận đặt hàng trước, ký kết các hợp đồng
mua bán hàng hóa, triển lãm trưng bày, các hoạt động này thường tạo ra môi trường thuận lợi cho giao dịch
được thực hiện tốt.

40
TỔNG KẾT BÀI HỌC

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về khái niệm logistics, hiểu thế nào là logistics, các hoạt
động chức năng của logistics, vai trò, ý nghĩa của logistics trong chuỗi cung ứng. Chúng ta có thể thấy,
logistics và chuỗi cung ứng trước đây hay bị nhầm lẫn là hai khái niệm giống nhau, tuy nhiên, thực tế
logistics là một phần của chuỗi cung ứng, logisitcs có thể được coi là “xương sống” của chuỗi cung
ứng. Với những hoạt động chức năng chính trong logistics như quản trị dự trữ, quản trị kho hàng,
quản trị vận chuyển, quản trị vật tư mua hàng, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, logistics đã hỗ
trợ đắc lực cho chuỗi cung ứng trong việc di chuyển các luồng nguyên vật liệu, các dòng thông tin và
tài chính được diễn ra suôn sẻ. Các chức năng của logistics đều hướng đến những mục tiêu nhất định
như nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, tối thiểu hóa chi phí trên toàn bộ hệ thống cho chuỗi cung
ứng, tối ưu hóa quá trình vận chuyển và các chi phí trong hoạt động mua hàng. Tóm lại, logistics là
một phần quan trọng và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

41
BÀI HỌC TIẾP THEO

• Tên bài: Chương 5, mục 5.1


• Hướng dẫn ôn tập và giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới:
 Trả lời câu hỏi 1,2 cuối chương 5 trang 141 tài liệu [1]
 Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên hệ thống LMS.
 Nghiên cứu trước:
- Tài liệu [1]: nội dung từ mục 5.2, chương 5 từ trang 130 đến trang 141.
- Tài liệu [3]: Chương 4
- Tài liệu [4]: Chương 20

Tên học phần: Chương: 42


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Tên học phần: Chương: 43

You might also like