You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

TƯ DUY PHẢN BIỆN

VLU, 09.2021
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Chương 1
NHẬP MÔN TƯ DUY PHẢN BIỆN

VLU, 09.2021
2
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
- Tư duy

- Phản biện

- Tư duy phản biện

- Vai trò của tư duy phản biện

- Những rào cản đối với tư duy phản biện

- Như thế nào là người có tư duy phản biện?


3
1. KHÁI NIỆM TƯ DUY

“Tư duy là giai đoạn cao của quá


trình nhận thức nhắm phản ánh những
thuộc tính bản chất, những mối liên hệ
và quan hệ mang tính quy luật của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan mà trước đó ta chưa biết.”

4
Điều kiện để quá trình tư duy nảy sinh và diễn biến

• Nhận thức được tình huống có vấn đề và có


nhu cầu giải quyết vấn đề đó

• Có thức cần thiết liên quan đến vấn đề, đủ để


có thể giải quyết được vấn đề sau những cố
gắng nhất định

5
Phân biệt tư duy và ghi nhớ
Tư duy Ghi nhớ
(Ghi nhớ có tư duy) (Ghi nhớ không tư duy)

Đều là hình thức hoạt động của hệ thần kinh.


- Không có cơ hội để đối tượng - Lặp đi lặp lại nhiều lần 
tác động nhiều lần. ghi nhớ  kinh nghiệm.

- Đòi hỏi hệ thần kinh phải tư - Tìm trong sự ghi nhớ, không
duy (so sánh, phân tích, đánh đòi hỏi hệ thần kinh phải tư
giá, tổng hợp). duy.
6
- Hoạt động của hệ thần kinh - Áp dụng cho nhiều dạng hệ
 Như vậy:
- Tư duy là hoạt động của hệ thần kinh trung ương,
- Tư duy không phải là sự ghi nhớ,
- Tư duy không phải là hoạt động điều khiển cơ thể,
- Tư duy giúp cho sự định hướng điều khiển / định
hướng hành vi,
- Tư duy là sự vận động của vật chất, không phải là
vật chất,
- Tư duy cũng không phải là ý thức.
7
2. KHÁI NIỆM PHẢN BIỆN

Phản biện là huy động vốn tri


thức, kinh nghiệm và năng lực
lập luận, biện bác của mình để
chỉ ra những điểm (đúng) sai /
(hợp lý) bất hợp lý / (khả thi)
bất khả thi / (khả dụng) bất
khả dụng,… của đối tượng,
vấn đề được đem ra tra vấn. 8
Mục đích của phản biện
- Nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối tượng;

- Có giải pháp phù hợp / hiệu quả tác động lên


đối tượng.

 Phản biện là hành động thúc đẩy tái nhận


thức, điều chỉnh thái độ, tái kiến tạo giải pháp
cho thích đáng, hiệu quả

9
Chất lượng, chiều sâu của phản biện
= Thái độ và niềm tin
+ Tri thức đủ rộng và sâu
+ Kỹ năng đủ thuần thục

10
3. KHÁI NIỆM TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện


chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin
đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt
ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính
chính xác của vấn đề.

11
Lập luận phản biện phải:

- Rõ ràng
- Logic
- Đầy đủ bằng chứng
- Tỉ mỉ
- Công tâm

12
Ý KIẾN PHẢN BIỆN

- Ý kiến phản biện thường là ý kiến của thiểu


số, trái ngược với ý kiến của nhóm
(thường bị đám đông chê cười, vùi dập).

- Ý kiến phản biện có giá trị rất lớn đến sự thành


bại của tổ chức, sự tiến bộ của loài người.

- Cần tôn trọng ý kiến phản biện.

13
Phân biệt tư duy phản biện và tư duy phê phán
Tư duy phản biện Tư duy phê phán
Chú ý Những cái mới, cái hay, cái khác Những yếu điểm, lỗi, sai lầm để phê
biệt, cái đóng góp để học hỏi bình

Cơ sở Ý tưởng, lập luận, minh chứng, Tấn công cá nhân, cảm xúc cá nhân,
đánh giá bằng các tiêu chuẩn khách quy chụp động cơ, nhiều ngụy biện
quan

Thái độ Tôn trọng, học hỏi, biết mình có Chỉ trích, chê bai, dèm pha, coi
thể sai thường, cho ý kiến mình là đúng

Góc nhìn Đa chiều, khách quan Thường chủ quan, định kiến
Mục tiêu Cải thiện chất lượng Xóa bỏ, không công nhận
Kết quả Sự vật được nhìn nhận rõ ràng và Thắng thua trong tranh cãi, có thể
công bằng hơn xúc phạm người khác, sự thật vẫn
không rõ ràng hơn 14
Phân loại tư duy phản biện

- Tư duy tự phản biện

- Tư duy phản biện ngoại cảnh

15
Phân loại tư duy phản biện

- Tư duy tự phản biện: là tự mình phản biện những ý


nghĩ, hành động của chính bản thân mình.

16
Phân loại tư duy phản biện

- Tư duy phản biện ngoại cảnh: là sự phản biện


những ý nghĩ, hành động của các sự vật, hiện tượng
khác xảy ra xung quanh cuộc sống không phải là của
chính bản thân mình.

17
Vai trò của tư duy phản biện

- Tiếp nhận và chọn lọc thông tin, đưa ra những lựa


chọn hợp lý, chu đáo

- Tạo ra con người tự do

- Nền tảng của giáo dục khai phóng

- Khám phá và thích nghi cái mới

18
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI TƯ DUY PHẢN BIỆN
- Rào cản 1: Thành kiến sâu sắc
- Rào cản 2: Sai lệch quy kết cơ bản
- Rào cản 3: Tin vào những bình luận
- Rào cản 4: Mơ hồ
- Rào cản 5: Mặc nhiên thừa nhận quyền lực
- Rào cản 6: Tổng quát hóa từ một vài quan sát
- Rào cản 7: Sự tảng lờ hay thất bại trong việc thừa nhận

19
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN
Rào cản 1: Thành kiến sâu sắc
Bắt bằng chứng phải thích hợp với lòng tin, lái chứng cứ theo hướng
suy nghĩ của mình.

Cụ bà 80 tuổi kết hôn Cô dâu 71 tuổi và chú


với cụ ông 95 tuổi ở Mỹ rể 16 tuổi ở Indonesia
(2016) (2017) 20
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN
Rào cản 2: Sai lệch quy kết cơ bản
Thành kiến này tạo nên những quy kết về hành động của người
khác, đặc biệt là đối với những hành động xấu, rằng những lỗi lầm
của họ là do bản chất chứ không phải hoàn cảnh.

Bạn vẫn tưởng


Hành vi của mọi người đều phản ánh tính
cách của họ.
Sự thật là
Hành vi của con người phần nhiều là kết quả
của tình huống cụ thể, hơn là do tính cách.
21
Chuyện Kiến và Sư tử
Mỗi ngày Kiến đi làm rất sớm và bắt tay ngay vào làm việc. Kiến làm việc rất giỏi và luôn luôn vui vẻ. Ông
chủ của chú, là con Sư Tử, rất ngạc nhiên khi thấy Kiến làm việc mà không cần sự giám sát. Sư Tử chợt nghĩ
rằng nếu được giám sát thì chắc chắn Kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Thế là Sư Tử thuê Gián về làm giám sát. Sau khi được thuê, quyết định đầu tiên của Gián là gắn một cái đồng
hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ. Gián cũng cần một thư ký để thay nó viết ghi chú hay làm báo
cáo, và thế là nó thuê một con Nhện - để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.
Sư Tử rất hài lòng về những báo cáo của Gián và yêu cầu Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và
phân tích xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị. Vậy là Gián mua một cái
laptop mới cùng với một máy in lazer, rồi thuê một con Ruồi làm quản lý bộ phận IT.
Nhắc tới Kiến, lúc trước làm việc rất chăm và thoải mái, giờ Kiến rất bực mình vì những công việc giấy tờ và
những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó!
Trong khi đó, ông chủ Sư Tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà
Kiến đang làm việc. Chức vụ ông chủ nhỏ này được giao cho một con Ve Sầu. Quyết định đầu tiên của Ve Sầu
là mua ngay một cái thảm đẹp và một cái ghế thật êm cho phòng làm việc của nó.

22
“Ông chủ” Ve Sầu này cũng cần thêm một máy vi tính và một thư ký riêng, đó
là thư ký cũ của nó, người đã giúp nó chuẩn bị Kế Hoạch Tối Ưu Hoá Chiến
Lược Kiểm Soát Công Việc & Ngân Quỹ. Văn phòng nơi Kiến làm việc trở
thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó
chịu.
Thế là Ve Sầu thuyết phục ông chủ lớn, là con Sư Tử, về sự cần thiết phải làm
một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây. Sau khi xem lại
các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi Kiến làm, Sư Tử phát hiện ra năng
suất đã giảm sút hơn trước đây rất nhiều.
Thế là Sư Tử thuê một con Cú, đó là một cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến
hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên
cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển và đi đến kết
luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”.
Hãy đoán xem ông chủ Sư Tử sa thải ai đầu tiên? Và nếu là ông chủ Sư Tử, lựa
chọn của bạn là gì?
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN
Rào cản 3: Tin vào những bình luận
Sự sai lầm của việc tin tưởng những thông tin không đáng tin cậy,
chưa được kiểm chứng, không xem xét đến các cơ sở khoa học hay
minh chứng nào của thông tin, sau đó lan truyền những thông tin
này với tốc độ quá nhanh.

24
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN

Rào cản 4: Mơ hồ
Rào cản mơ hồ là rào cản mà người phản biện nghèo nàn tri thức, sự
hiểu biết, không có thông tin hay ý kiến gì với vấn đề đang được tra
xét.

25
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN

Rào cản 5: Mặc nhiên thừa nhận quyền lực


Việc chấp nhận một cách mù quáng những người mà trình độ và
chuyên môn vẫn còn là một câu hỏi.

26
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN

Rào cản 6: Tổng quát hóa từ một vài quan sát


Người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa
cho cộng đồng, một tập hợp.

27
31
5. RÀO CẢN ĐỐI VỚI
TƯ DUY PHẢN BIỆN

Rào cản 7: Sự tảng lờ hay thất bại trong việc thừa nhận
Không ai muốn trông mình ngu dốt cho nên thay vì thừa nhận sự
yếu kém, một người có thể bịa ra một câu trả lời và tìm cách giải
thích phù hợp.

32
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

Người có tư duy phản biện có những khả năng sau:


- Khả năng quan sát
- Khả năng nghiên cứu
- Xác định thành kiến
- Suy luận
- Xác định mức độ liên quan
- Sự tò mò
33
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.1. Khả năng quan sát


Khả năng quan sát là khả
năng nhìn nhận và hiểu
vấn đề.

34
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.2. Khả năng nghiên cứu


Lập luận phản biện nhằm mục
đích thuyết phục, điều đó có
nghĩa là các sự kiện và số liệu
đáng tin cậy phải được trình
bày.

35
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.3. Xác định thành kiến


Gạt sang một bên những
thành kiến cá nhân có thể
làm lu mờ phán đoán.

36
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.4. Suy luận


Khả năng suy luận cho
phép người phản biện
ngoại suy và khám phá
các kết quả tiềm năng khi
đánh giá một tình huống.

37
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.5. Xác định mức độ liên


quan
Đánh giá thứ tự quan trọng
của các bên có ảnh hưởng
Đặt các câu hỏi về dữ liệu để
đảm bảo dữ liệu đó chính xác

38
6. NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI
CÓ TƯ DUY PHẢN BIỆN?

6.6. Sự tò mò
Để có thể giải quyết
thành công một vấn đề
đòi hỏi một số kiến thức
và học hỏi hoặc tìm hiểu.

39
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Ghi nhớ có phải là tư duy hay không? Tại sao?

2. Trình bày sự khác nhau giữa tư duy phản biện; tư duy


logic và tư duy sáng tạo?

3. Trong bày rào cản của tư duy phản biện, bạn thường
mắc phải những rào cản nào? Bạn sẽ làm gì để khác
phục những rào cản này?

40

You might also like