You are on page 1of 90

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ
--------------------

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG ĐẦU TƯ


MÔ HÌNH VÀ CHỈ BÁO

Giảng viên : Ts. Nguyễn Thanh Bình


Phần 1 : Khái niệm và các giả định :

PTKT là việc sử dụng biểu đồ giá và khối lượng giao dịch


trong quá khứ để dự báo xu hướng giá trong tương lai
 Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng:
 Biến động giá phản ánh mọi yếu tố tác động. Do vậy, nhà đầu
tư kỹ thuật không quan tâm đến các yếu tố cơ bản.
 Xu hướng vận động của giá thường tiếp diễn đến khi có các
yếu tố đảo ngược xu thế xuất hiện.
 Lịch sử biến động giá cổ phiếu thường lặp lại, giả thiết này
cho rằng xu thế giá trong tương lai là sự lặp lại của quá khứ
Lý thuyết Dow
 Lý thuyết Dow được Charles Dow phát triển cuối thế kỷ19 và trở
thành nền tảng của phân tích kỹ thuật. Lý thuyết này cho rằng
giá có khuynh hướng biến động theo xu thế. Tuy nhiên xu thế
này không diễn ra liên tục mà thường bị điều chỉnh bởi các xu
thế ngược chiều.
 Dow phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1 (chính): Xu thế
giá này thể xu hướng giá chính của thị trường và thường kéo dài
vài tháng thậm chí đến vài năm
 Xu thế giá cấp 2 (phụ): Có xu hướng ngược chiều với xu cấp
một, làm gián đoạn xu thế cấp 1. Xu hướng này mang tính tạm
thời, diễn ra trong thời gian ngắn.
 Lý thuyết này cũng chia thị trường thành 3 giai đoạn : Tích lũy,
công chúng và phân phối.
Sóng tăng của thị trường
3 giai đoạn của thị trường tăng và giảm giá
Thị trường tăng giá Thị trường giảm giá
Phân phối

Kéo dài
Xu thế tăng
chính Xu thế giảm chính

Tuyệt vọng
Tích lũy
Kháng cự và hỗ trợ
1. Ngưỡng kháng cự (Resistance):
Là mức giá đủ cao để sức cung trên thị trường đủ
sức chế ngự lực cầu và kéo giá chứng khoán giảm
xuống.
2. Ngưỡng hỗ trợ (Support):
Là mức đủ thấp để lực cầu trên thị trường đủ sức
chế ngự sức cung và đẩy giá chứng khoán tăng
lên.
Phiên điều chỉnh của thị trường – Phân phối hay mua gom

Điều chỉnh: Khi cổ phiếu liên tục tăng sẽ gặp ngưỡng


kháng cự, làm cho giá cổ phiếu bớt nóng. Khi cổ
phiếu liên tục giảm sẽ gặp ngưỡng hỗ trợ làm cho các
nhà đầu tư bớt hoang mang.
Phân phối : Thường xuất hiện tại các phiên điều
chỉnh khi thị trường có khuynh hướng tăng nóng, giá
cổ phiếu đảo chiều, khối lượng cổ phiếu giao dịch
tăng đột biến.
Mua gom : Thường xuất hiện tại các phiên điều chỉnh
giảm sâu, giá cổ phiếu có khuynh hướng đảo chiều,
khối lượng cổ phiếu cũng tăng đột biến.
Xu hướng tăng (Uptrend)
Hình thành khi biểu đồ giá tạo các đỉnh và đáy cao
hơn theo thời gian. Khi xuất hiện xu hướng tăng, nhà
đầu tư nên mua và nắm giữ cổ phiếu.
Xu hướng giảm (Downtrend)
Hình thành khi biểu đồ giá tạo các đỉnh và đáy thấp
hơn theo thời gian. Khi xuất hiện xu hướng giảm,
nhà đầu tư nên bán cổ phiếu và nắm giữ tiền mặt.
Daily Q/IBM.N [Candle, MA 20, VOL]
[Pro fessio nal] 4/27/2005 - 11/30/2005 (GMT)
Price
Q /IBM.N, Last Tr ade, C andle
9/20/2006 82.37 83.79 82.27 83.42 USD
Q /IBM.N, C lo se(Last Tr ade), MA 20
9/20/2006 81.14 89

88

87

86

85

84

83

82

81

80

79

78

77

76

75

74

73

Vol
Q /IBM.N, Last Tr ade, VO L
9/20/2006 5.1108Milln

8M

6M

4M

2M

0
03 10 17 24 01 08 15 22 29 07 14 21 28 04 11 18 25 01 09 16 23 30 07 14 21 28 04 11 18 28
May 05 Jun 05 Jul 05 A ug 05 Sep 05 Oct 05 Nov 05
Xu hướng không đổi (Sideways trend)
Hình thành khi biểu đồ giá có khuynh hướng đi
ngang, khi xuất hiện biểu đồ này nhà đầu tư nên giữ
cổ phiếu và mua thêm nếu xu hướng trước đó là tăng
giá và bán nếu xu hướng trước đó là giảm giá. Nếu
giá tiếp tiếp tục tăng sau khi đi ngang thì mua thêm
và nắm giữ và ngược lại.
Đường xu hướng
 Là đường thẳng nối hai hay nhiều đỉnh hoặc đáy trên biểu đồ
giá có xu hướng. Đường xu hướng giúp nhà đầu tư nhận biết
1. Xu hướng chính của thị trường
2. Dự báo thời gian diễn ra xu hướng (căn cứ vào độ dốc)
3. Các điểm hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance)
4. Kết hợp với các chỉ số, khối lượng để dự báo điều chỉnh.
 Đặc điểm của đường xu hướng
Đường xu hướng tiếp xúc với càng nhiều điểm thì độ tin cậy càng
cao
Đường xu hướng càng lâu thì càng có hiệu lực
Khoảng cách giữa các điểm càng đều độ tin cậy càng cao
Đường xu hướng càng dốc thì càng dễ bị phá vỡ
Các dạng mô hình cơ bản

Mô hình đảo chiều : Mô hình đảo chiều thường xảy


ra khi thị trường đang tăng nóng hoặc giảm sâu. Mô
hình này diễn ra xu hướng cấp 1 sẽ bị đảo ngược và
hình thành xu hướng mới.

Mô hình tiếp diễn: Khi xuất hiện mô hình tiếp diễn,
xu hướng giá sẽ tiếp tục duy trì
Mô hình đảo chiều (Reversal)
Thường xuất hiện khi kết thúc xu hướng chính. Sau khi đảo
chiều, đường giá sẽ hình thành xu hướng mới.
Khối lượng giao dịch thường gia tăng đột biến trong thời
gian trước và sau khi đảo chiều. Khối lượng giao dịch giảm
khi xu hướng giá mới được hình thành rõ nét.
Khi nhận biết mô hình nhà đầu tư phải có chiến lược mua,
bán chứng khoán quyết đoán.
Dấu hiệu nhận biết đảo chiều sớm
Đảo chiều tăng sang giảm
Khối lượng tăng đột biến giá không biến động tăng lớn.
Khối lượng giao dịch tăng trong giai đoạn dài nhưng giá
không tăng.
Khu vực giá có P/E và các chỉ báo FA cao so với mức giá ở
chu kỳ bình thường
Thị trường có nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp
tham gia, khối lượng thị trường tăng mạnh (giá không
tăng mạnh).
Chứng khoán Penny vào chu kỳ tăng.
Quan sát sớm bằng nến, khi chuẩn bị có tín hiệu đảo
chiều thì các chỉ báo giảm cường độ
Phần 2 : Các mô hình đảo chiều cơ bản

Mô hình hai đỉnh, ba đỉnh (hai đáy, ba đáy)


Mô hình vai đầu vai (vai đầu vai đảo ngược)
Mô hình “sụt giá theo 1 mũi nhọn” (Falling wedge)
Mô hình “kim cương” (diamond pattern)
Mô hình hai đỉnh (Double top)
Mô hình này khá phổ biến và thường xuất hiện khi
giá đã trải qua xu hướng tăng mạnh, khối lượng giao
dịch tăng đột biến, giá giảm khoảng dưới 10% (với
Việt nam) sau đó tăng trở lại hình thành đỉnh thứ hai.
Đỉnh thứ hai thường có khuynh hướng hơi thấp hơn
đỉnh thứ nhất.
Nếu giá giảm xuống dưới đáy tạo bởi hai đỉnh thì mô
hình được hoàn thành, nhà đầu tư nên bán chứng
khoán và thoát khỏi thị trường.
Thị trường không lên vượt trên đỉnh cũ có nghĩa lực
cầu và dòng tiền yếu không đủ khả năng để đẩy giá
tiếp tục xu hướng.
Mô hình hai đỉnh (tiếp)
DIG tạo hình cây thông 2 đỉnh sau phân phối năm 2022. Giá giảm từ 120
trước chia tách ngày 12/1/2022 (biểu đồ sau điều chỉnh là 102) giảm xuống 9,4
vào ngày 16/11/2022.
Biểu đồ DIG
Biểu đồ CEO tạo hình cây thông, giảm từ 100 nghìn
ngày11/1/2022 xuống 7,3 nghìn ngày 16/11/2022.
Mô hình 2 đáy (double bottom)
Vnindex tăng từ 235 lên 624 điểm giai đoạn tháng
3/2009 đến 23/10/2009. Tuần trước đảo chiều từ
15/10/2009 đến 22/10/2009 có dấu hiệu phân phối.
Mô hình vai đầu vai (Head-and-shoulders)
 Mô hình đảo chiều này xuất hiện khi thị trường tạo ra một đỉnh mới
(left shoulder), giảm xuống, tăng lên đến đỉnh cao hơn (head) và giảm
trở lại, sau đó tăng lên 1 đỉnh cao mới (thấp hơn đầu và khoảng
tương đương với vai trái) và giảm điểm.
 Đường viền cổ là đường nối hai điểm thấp trên mô hình, khi giá vượt
qua đường viền cổ thì mô hình hoàn thiện.
 - Sự xác nhận: Mô hình xác nhận là mô hình 3 đỉnh vai-đầu-vai khi giá
đóng cửa dưới đường viền cổ (điểm G trong hình dưới).
 - Khối lượng giao dịch: Thường thì khối lượng giao dịch ở mức cao
nhất tại phần vai trái hoặc phần đầu, giảm dần bên vai phải. Khối
lượng giao dịch có xu hướng giảm dần trong 63% thời gian.
 Khi mô hình hoàn thiện, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu và giữ tiền mặt,
không nên sớm vào thị trường “bắt đáy” vì thị trường có khả năng
giảm rất sâu.
Chiến lược giao dịch
Giao dịch khi đã có tín hiệu :
 Thời điểm này nhà đầu tư giao dịch trên đường viền cổ dễ bị thiệt
hại.
 Khó bán nếu thị trường bị mất thanh khoản, với thị trường Việt
Nam có thể giảm sàn hoặc giảm sâu vài phiên với biên độ khoảng
10% - 20%.
 Lợi ích : Thoát ra khỏi thị trường có xu hướng giảm sâu, với các nhà.
Dự báo giao dịch khi trước khi có tín hiệu :
 Ưu điểm : giảm bớt thiệt hại, bảo toàn lợi nhuận
 Nhược điểm : Nếu mô hình không diễn ra, thị trường tạo mô hình
tiếp tục tăng thì sẽ bị mất lãi.
 Yêu cầu chiến lược giao dịch trước khi có tín hiệu : Kinh nghiệm nhà
đầu tư lâu năm, có khả năng dự báo đảo chiều bằng khối lượng và
giá ở đỉnh.
Mô hình vai đầu vai (tiếp)
Mô hình vai đầu vai đảo ngược (Head-and-
shoulders reversal )
Mô hình 2 đáy đảo chiều sau nến Bullist Engulfing
ngày 16/11/2022 đáy 874. Ngày 24/11 tạo đáy 941.
Mô hình “sụt giá theo 1 mũi nhọn” (Falling wedge)
Mô hình này ít khi xuất hiện. Khi xuất hiện mô hình
này thị trường đang trong xu hướng đồng loạt giảm
giá và các loại giá cao giảm nhanh hơn các loại thấp,
giống như dạng mũi nhọn.
Mở đầu mô hình người bán có thể đẩy giá đến mức
thấp hơn nhưng do lực cầu vẫn khá lớn để giữ cho
thị trường không giảm mạnh. Sau đó lực cung giảm
dần dần, cầu gia tăng mạnh đẩy thị trường đi lên.
Mô hình “sụt giá theo 1 mũi nhọn” (Falling
wedge)
Mô hình “tăng giá theo 1 mũi nhọn” (Rising wedge)
Mô hình đỉnh tròn (Round top)

Mô hình này xuất hiện khi thị trường ở cuối xu


hướng tăng giá chính. Tại điểm bắt đầu lượn vòng
dòng tiền vẫn tăng nhưng độ dốc giảm dần không đủ
lực để duy trì độ dốc của xu hướng chính.
Thị trường tiếp tục tăng với độ dốc thấp, tạo đỉnh và
sụt giảm dần do dòng tiền yếu dần, tuy nhiên thị
trường không sụt giảm mạnh cho đến khi đột ngột
xuất hiện lực cung mạnh phá vỡ mô hình.
Đỉnh vòm và đáy chén

Đỉnh vòm Mái vòm

Đáy chén

Đáy chén
Đỉnh vòm phân phối của Vnindex từ tháng 11/2021 đến
4/2022 (biểu đồ tháng). Kết thúc khu 4 tháng giao động
biên độ hẹp bằng nến tháng 4 sụt mạnh. Các tín hiệu bán kỹ
thuật đã xuất hiện
Các mô hình tiếp diễn

Mô hình cờ tăng ( bullish flag )


Mô hình cờ giảm (Bearish flag)
Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)
Tam giác giảm (descending triangle)
Tam giác tăng (Ascending triangle )
Chiếc tách và tay cầm ( cup and handle or cup
and saucer)
Mô hình cờ tăng ( bullish flag )

Mô hình này thường gặp khi giá cổ phiếu đang có xu hướng
tăng chính, đặc biệt khi kết thúc sóng tăng thứ 2 của xu hướng
chính. Thị trường có hiện tượng chốt lời của nhà đầu tư ngắn
hạn làm thị trường điều chỉnh. Sau đó lực cầu mạnh đẩy thị
trường tiếp tục xu thế tăng.
Điểm phá vỡ mô hình khi giá bắt đầu vượt đỉnh trước đó, mô
hình càng chắc chắn khi khối lượng tại điểm phá vỡ mô hình
tăng mạnh.
Mô hình này rất hay gặp khi thị trường vừa trải qua đợt giảm
sâu, nền kinh tế mới phục hồi sau suy thoái.
Nhà đầu tư nên mua vào tại điểm mô hình bị phá vỡ, khi gặp
dạng mô hình này nhà đầu tư không nên vội bán cổ phiếu,
thậm chí thúc đẩy mua vào với khối lượng lớn hơn.
Mô hình cờ tăng (tiếp)
Mô hình cờ giảm (Bearish flag)
Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)
Là mô hình khá phổ biến, dao động giá có khuynh hướng
yếu dần tạo thanh tam giác. Mô hình được hình thành khi
giá tăng hoặc giảm ra khỏi xu hướng cũ.
Xu hướng giá chinh thường được tiếp diễn, do vậy nhà
đầu tư nên hành động khi đỉnh nhọn sắp hình thành.
Lưu ý : khối lượng giao dịch, giá thường đột phá khi phá
vỡ mô hình, do vậy khi phát hiện mô hình cần theo dõi
chặt chẽ và mua tại thời điểm phá vỡ mô hình.
Nhà đầu tư không theo dõi bảng giao dịch thường xuyên
có thể tích lũy (hoặc bán) đỉnh tam giác sắp hình thành.
Tam giác đối xứng hay cờ hiệu
Tam giác giảm (descending triangle)
Là mô hình báo trước xu hướng giảm giá, tam giác
giảm hình thành với một đường hỗ trợ nằm ngang và
đường kháng cự dốc xuống.
Cổ phiếu đã bật lên nhiều lần khi chạm ngưỡng hỗ
trợ nhưng lực cầu giá cao không đủ mạnh để đẩy giá
lên trên đỉnh cũ, cuối cùng những người tích lũy tại
ngưỡng hỗ trợ quyết định bán làm giá giảm xuống
dưới ngưỡng hỗ trợ.
Khi gặp mô hình này, nhà đầu tư nên hành động sớm
vì khi giá đã phá vỡ mô hình làn sóng cutloss sẽ được
tạo ra đẩy giá xuống ngưỡng thấp hơn.
Tam giác tăng (Ascending triangle )
Chiếc tách và tay cầm ( cup and handle)
Mô hình này thường gặp khi thị trường kết thúc sóng tăng thứ
nhất của xu hướng tăng điểm.
Sau khi kết thúc xu hướng giảm, thị trường tăng điểm tạo đáy
dạng chữ U. Khi giá tăng tương đương với đỉnh trước đó
(ngưỡng kháng cự) thị trường giảm điểm và giám khối lượng
trong thời gian ngắn và tiếp tục tăng tạo thành quai chén.
Mô hình hoàn thiện khi giá tăng cao hơn đỉnh trước, nếu tại
điểm đột phá mức tăng giá và khối lượng càng cao thì mô hình
càng tin cậy.
 Thị trường hình thành mô hình này thường có khuynh hướng
tăng mạnh mẽ, nhà đầu tư nên đẩy mạnh mua vào khi mô hình
được phá vỡ. Nếu có thông tin hỗ trợ nên sử dụng đòn bẩy tài
chính.
Tách và tay cầm
PHẦN 3 : CÁC ĐƯỜNG CHỈ BÁO
Mục đích:
1- Hiểu các chỉ báo cơ bản :
Chỉ số trung bình động(Moving Average)
Đường chỉ báo MACD
Đường chỉ báo sức mạnh thị trường (RSI)
Đường chỉ báo sức mạnh dòng tiền MSI
Dải Bollingger

2- Kết hợp các chỉ báo cơ bản thành hệ thống chỉ


báo giao dịch. (Hệ thống mẫu của giảng viên và người
học có thể xây dựng hệ thống khác).
Chỉ báo và hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật là gì?

Chỉ báo phân tích kỹ thuật là một chỉ số TA được xây


dựng từ biến động giá và khối lượng để cung cấp cho
nhà đầu tư thông tin về : Tín hiệu giao dịch (mua,
bán), xu thế thị trường, sức mạnh thị trường.
Hệ thống chỉ báo TA là tập hợp các chỉ báo được
thiết lập phục vụ mục đích đầu tư. Hệ thống này
thường có các chỉ báo kỹ thuật bổ trợ cho nhau để sử
hiệu quả hơn so với khi chỉ báo TA được sử dụng
đơn lẻ.
3.1. Đường trung bình giản đơn (MA)
Được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật do dễ sử
dụng và tính chính xác tương đối cao đặc biệt với nhà đầu
tư trung và dài hạn.
Đường MA (giản đơn) được tính toán bằng cách cộng
dồn giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian và chia cho
số ngày trong khoảng thời gian đó (trung bình cộng).
MA(i) = Giá đóng cửa trong i phiên/ số phiên i
Ví dụ: MA20 = Cộng giá đóng cửa của 20 phiên gần nhất/20
Độ dài của khoảng thời gian phụ thuộc vào thời gian nắm
giữ cổ phiếu dự kiến của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể
chơi một hay nhiều đường MA.
Cách sử dụng : Sử dụng một hay nhiều đường MA
có thời gian khác nhau trong cùng 1 biểu đồ
Nên sử dụng ít nhất 2 đường MA trở lên (ở Việt Nam
sử dụng MA10, MA20, MA50 và MA100 là phổ biến).
Đường MA phải phù hợp với chiến lược giao dịch và
thời gian giao dịch của nhà đầu tư. Ví dụ : Nhà đầu tư
đầu tư lướt sóng siêu ngắn phải sử dụng các đường
MA có thời gian ngắn. Nhà đầu tư giá trị, nắm giữ cổ
phiếu lâu thì sử dụng MA20, MA50, MA100.
Cách sử dụng (tiếp):
Độ dốc và xu hướng biến động của đường MA chính là độ dốc và
xu hướng biến động của giá trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Tín hiệu giao dịch : Nếu giá cắt đường MA từ dưới lên là tín hiệu
mua vào cổ phiếu và ngược lại.
Các đường MA ngắn cắt lên trên đường MA dài từ dưới lên là tín
hiệu mua vào, tín hiệu xu thế tăng và ngược lại. MA dài cắt MA
ngắn từ trên xuống dưới là tín hiệu bán.
Khi giá nằm trên đường MA thị trường đang trong xu hướng
tăng,
Độ dốc MA càng lớn thì xu thế thị trường càng rõ, nếu giá càng
phân kỳ với đường MA thì xu hướng càng mạnh và ngược lại.
Nên sử dụng nhiều đường MA trong cùng một biểu đồ để xác
định thời điểm mua bán cho danh mục ngắn, trung và dài hạn.
Nếu đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn hơn là tín hiệu
mua và ngược lại (xem hình sau).
Đường MA (tiếp)

Đặt lệnh mua


Thanh khoản lệnh mua

Đường TB 15 ngày
Đường TB 30 ngày
Đường TB 100 ngày
Hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật
3.2. Chỉ báo MACD

MACD, viết tắt của đường trung bình động hội tụ/phân kỳ, là một
chỉ số giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật của cổ phiếu,
tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối năm 1970. Nó được cho là để lộ
những thay đổi về sức mạnh, xu hướng, động lượng và thời gian của
một xu huống trong giá của một cổ phiếu.
Đường MACD có đặc điểm rất nhanh cho tín hiệu nên phù hợp
với những nhà đầu tư lướt sóng và là một trong những chỉ số
được sử dụng rộng rãi nhất.
 MACD dùng đường trung bình là một chỉ dẫn chậm, MACD
được tạo thành bởi hiệu số hai đường trung bình dài và ngắn,
do vậy MACD sẽ biến động quanh ngưỡng 0.
MACD thường được sử dụng với đường trung bình mũ, đường
này đóng vai trò làm đường tín hiệu.
Cách tính
Fast MACD : hiệu số giữa đường trung bình động của một
chứng khoán với thời gian 12 ngày (đường MACD nhanh)
và đường trung bình động thời gian 26 ngày (đường
MACD chậm).
Đường dấu hiệu (Signal line): là trung bình của đường
Fast MACD với khoảng thời gian quan sát là 9 ngày.
Bộ tín hiệu truyền thống sử dụng số ngày là (12, 26,9)
tương đương 2 tuần, 1 tháng và 1,5 tuần. Hiện giao
dịch giảm xuống 5 ngày nên có hiểu hiệu chỉnh lại số
ngày trong công thức.
Công thức
MACD = EMA1(V,n1)- EMA (V,n2)
i 2
Signalline = MA (MACD, n3)
i i
Trong đó:
 n1=12 (short periods)
 n2=26 (long periods)
 n3=9 (signal line periods)
V : số liệu chứng khoán nhập vào
EMA (V,n)= Exponential Moving Average of V with
i
period n
Cách sử dụng MACD
Cách sử dụng
 MACD dốc lên là thị trường tăng và dốc xuống là thị trường đang
giảm.
 Khi MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên là chỉ báo dấu hiệu mua.
Nếu đường MACD và đường tín hiệu cắt ngưỡng 0 từ dưới lên tín
hiệu mua vào càng mạnh. Và ngược lại
 Xác định xu hướng : Nếu cả 2 đường MACD và đường tín hiệu nằm
trên đường 0 và đường MACD ở trên đường tín hiệu, thì xu hướng
được xác định là xu hướng tăng (và ngược lại).
 Khi MACD càng phân kỳ so với đường tín hiệu xu thế giá càng mạnh.
 Khi độ dốc của đường MACD suy giảm chứng tỏ xu hướng đang yếu
dần, MACD đảo chiều là dấu hiệu lưu ý cho nhà đầu tư, khả năng đảo
chiều của thị trường là rất cao.
Cách sử dụng MACD
MACD chỉ xu thế
 Chỉ ra xu hướng thị trường:
+ Nếu hai đường Fast MACD và đường signal
đều nằm trên đường zero (0) thì cho thấy
thị trường đang tăng giá
+ Nếu hai đường Fast MACD và đường signal
đều nằm dưới đường zero (0) thì cho thấy
thị trường đang giảm giá
Chỉ ra sự phân kỳ tăng giá và giảm giá
Chỉ ra sự phân kỳ tăng giá và giảm giá: Sự phân
kỳ giữa đường MACD với đồ thị giá cho thấy chiều
hướng tăng/giảm giá đang yếu dần.
+ Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence): khi đồ thị
giá đang hình thành những đáy thấp hơn trong khi
đường MACD lại đang hình thành những điểm đáy
cao hơn. Điều này cho thấy xu hướng giảm giá đang
yếu dần.
+ Phân kỳ giảm giá(Bearish Divergence): khi đồ
thị giá đang hình thành những điểm đỉnh cao hơn
trong khi đường MACD đang hình thành những
điểm đỉnh thấp hơn.
Biểu đồ Vnindex MACD và Bollinger band
3.3. Dải Bolinger (Bolinger band)
Dải Bollinger là một chỉ báo được sử dụng để so sánh
mức độ biến động của các mức giá liên quan trong
một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này được
tạo thành bởi 3 đường.
1. Đường trung bình đơn giản ở giữa (MA20)
2. Dải băng ở trên (đường trung bình đơn giản cộng với 2
đơn vị lệch chuẩn);
3. Dải băng ở dưới (đường trung bình trừ đi 2 đơn vị lệch
chuẩn).
Cách sử dụng

Nếu giá chạm dải trên của đường Bollinger và bật lại
chỉ ra tín hiệu bán
Giá biến động bám sát dải Bollinger trên chứng tỏ xu
hướng tăng giá (và ngược lại).
Dải Bollinger có xu hướng co hẹp lại chứng tỏ thị
trường đang biến động trong biên độ hẹp, giá sắp có
biến động mạnh nếu xu hướng bị phá vỡ.
Nên sử dụng Bollinger kết hợp với các chỉ báo khác
(nếu đường giá vượt dải Bolinger nhưng chỉ báo xu
hướng mạnh cổ phiễn vẫn có thể tiếp tục tăng giá)
Bollinger Bands chỉ xu hướng tăng giá
3.4. ĐƯỜNG CHỈ BÁO SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG RSI :(RELATIVE
STRENGTH INDEX)

Được xác định bằng tỷ lệ giữa trung bình số ngày tăng


giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá
trong một giai đoạn nhất định.
Công thức tính :
RSI (i) =100- 100/(1+RS (i)) (RSI tiêu chuẩn là RSI 14)
RS : Bình quân tăng/ bình quân giá giảm
Ví dụ : Trong 14 phiên có 9 phiên tăng và 5 phiên giảm. Cách tính
bình quân tăng = Tổng số điểm của các phiên tăng/số phiên tăng
Cách tính bình quân tăng = Tổng số điểm của các phiên tăng/số
phiên giảm
Từ công thức trên cho thấy RSI chỉ biến động từ 0 đến 100.
Cách sử dụng
Nếu RSI trên 70, thị trường đang ở trạng thái mua quá
RSI dưới 30, thị trường đang ở trạng thái bán quá
Khi đường RSI từ trên đỉnh cắt xuống dưới 70 chỉ ra
dấu hiệu bán.
Khi đường RSI từ dưới đáy cắt lên trên 30 chỉ ra dấu
hiệu mua.
Chỉ ra sự phân kỳ tăng/giảm giá: Phân kỳ giảm giá
(Bearish Divergence):khi đthị giá hình thành những
điểm cao hơn trong khi RSI lại hình thành những điểm
cao thấp hơn
3.4. RSI (tiếp)
3.5. Chỉ số dòng tiền MFI
Chỉ số dòng tiền (MFI) - chỉ số kỹ thuật dùng để đánh giá
cường độ của dòng tiền bằng cách so sánh giá tăng tích cực và
tiêu cực trong một khoảng thời gian nhất định, có tính đến khối
lượng giao dịch.
MFI liên quan chặt chẻ với RSI (relative strength index) nhưng
RSI liên quan đế với giá chứng khoán, còn MFI liên quan đến
khối lượng (theo cách tính) .
Việc tính toán MFI tạo ra giá trị sau đó được vẽ như một
đường di chuyển trong phạm vi 0-100, khiến nó trở thành bộ
dao động.
Khi MFI tăng, điều này cho thấy áp lực mua tăng lên. Khi nó
giảm, điều này cho thấy sự gia tăng áp lực bán.
Cách tính MFI
Bước 1 : Xác định giá điển hình : Typicao Price (TP) :

TP = (HIGH + LOW + CLOSE)/3


Bước 2 : Xác định dòng tiền MF

MF = TP * VOLUME
MF nhận giá trị dương nếu giá TP hiện tại cao hơn TP phiên
trước và ngược lại MF nhận giá trị âm
Tính MFI (tiếp)
Bước 3 : Xác định PMF, NMF và MR
Dòng tiền dương (PMF) là tổng các dòng tiền dương
trong một giai đoạn nhất định, tương tự với dòng tiền âm
(NMF) .
Tiếp theo tính tỷ lệ tiền (Money Ratio – MR):
MR = Dòng Tiền Dương (PMF)/Dòng Tiền Âm (NMF)

Bước 4 : Tính MFI từ công thức


MFI = 100 – (100/(1 + MR))
Ý nghĩa
Chỉ số Dòng tiền có thể tạo ra một số tín hiệu, nổi
bật nhất; các điều kiện quá mua và quá bán, sự
phân kỳ, và phân kỳ âm
Tín hiệu phân kỳ cảnh báo có thể đảo chiều xu hướng:
Phân kỳ giảm giá: Giá hình thành đỉnh mới cao hơn nhưng MFI
lại hình thành đỉnh mới thấp hơn.
Phân kỳ tăng giá: Giá hình thành đáy mới thấp hơn nhưng MFI
lại hình thành đáy mới cao hơn.
Tín hiệu quá mua, quá bán (tương tự RSI) : Nếu MFI vượt
quá 80 (overbought) hay giao động trong vùng dưới 20 (over
sold), thị trường có thể đảo chiểu (chạm đỉnh hoặc chạm đáy).
Phân kỳ giá và MFI của HBC giai đoạn 6/2012 – 9/2013
Biểu đồ giá và MFI của Vnindex
Sử dụng MFI
Nguyên tắc mua bán : Xem xét bán khi MFI trên 80 điểm
và mua khi MFI dưới 20 điểm hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi
xuống và mua khi MFI có tín hiệu đi lên nếu trade ngắn hạn.
Lưu ý sự phân kỳ giữa MFI và giá để xem xét tín hiệu đảo
chiều.
Trong thực tế giao dịch, thị trường có thể tiếp tục nóng
khi MFI biến động trên 80 (vùng quá bán) và ngược lại
tiếp tục giảm khi MFI giao động trong vùng dưới 20 (vùng
quá mua). Do vậy, cần xem xét xu hướng biến động MFI
để quyết định bán. Nếu cần, kết hợp với các chỉ số khác
để ra quyết định.
Vnindex và chỉ báo 28/2/2023
Một số chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo DMI (DI+ và DI-)

DMI bao gồm 2 chỉ báo DI+ và DI-


Cách sử dụng
Khi DI+ cắt DI- từ dưới lên trên cho tín hiệu mua vào
DI+ cắt DI- từ trên xuống dưới cho tín hiệu bán ra
Chỉ báo ADX

ADX là chỉ báo xu hướng khá quan trong trong phân tích kỹ thuật
Cách sử dụng
 Dưới 20: thị trường không có xu hướng.
 Tăng từ dưới lên trên 20: tín hiệu báo hình thành xu hướng mới. Nên xem
xét có thể mua vào hoặc bán ra theo xu hướng.
 Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40. Xác nhận xu
hướng đang dần mạnh hơn (đặc biệt chú ý độ dốc của đường ADX và đường
giá, lực cung cổ phiếu. Nên đẩy mạnh mua vào theo xu hướng.
 Tiếp tục tăng trên 40 xu hướng đang mạnh,. ADX trên 50 là biểu hiện xu
hướng cực mạnh tuy nhiên nó cũng có hàm ý cổ phiếu đang tăng rất nóng, cần
phải theo dõi liên tục.
 Khi ADX tạo đỉnh, xu hướng có khả năng bị phá vỡ, nếu rơi xuống mức dưới
40 là xác định xu hướng hiện tại bị phá vỡ.
Lưu ý :
Khi ADX tăng phải mua thêm (hoặc bán khống) theo xu hướng nên kết hợp phân
tích khối lượng để giao dịch.
Khi ADX tăng chỉ báo RSI sẽ tồn tại ở điểm mua quá hoặc bán quá một thời gian,
có thể bỏ qua RSI đến khi xu hướng bị phá vỡ.
Lưu ý
Nên thiết lập một hệ thống các chỉ báo, áp dụng vào thực tế
thấy thành công và sử dụng thành thạo.
Không cần thiết phải sử dụng quá nhiều các chỉ báo, thực tế
cho thấy các chỉ báo đơn giản như MA, MACD, ADX< MFI, RSI
… mang lại hiệu quả khá cao.
Nên kết hợp khối lượng giao dịch để xem xét, dự báo xu hướng
tiếp theo của chỉ báo.
Kết hợp chỉ báo và mô hình sẽ mang lại thành công.
Nên kết hợp phân tích thông tin, phân tích cơ bản với phân
tích kỹ thuật.
Tuân thủ kỷ luật rất quan trọng trong PTKT, đôi khi biểu đồ
vẫn tạo ra những điểm mua, bán giả nhưng khả năng thành
công trong phân tích kỹ thuật khá cao.
3.6. Mây Ichimoku
Ichimoku là tên gọi tắt của chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo (Biểu
đồ cân bằng trong nhanh). Ichimoku tạo thành bởi các đường
xu hướng có năm thành phần, gắn liền với các đường trung
bình 9, 26, 52. Điểm đặc biệt của biểu đồ là hình thành dạng
biểu đồ đám mây trong tương lai. Do điểm đặc trưng này, chỉ
số còn được gọi là ‘Mây Ichimoku”.
Người đã tạo ra hệ thống giao dịch Ichimoku này chính là một nhà
báo người Nhật Bản, ông Goichi Hosoda. Sau này, ông trở thành
Tổng giám đốc của tờ Miako, một tờ báo tài chính nổi tiếng ở
Nhật.
Ông có một niềm đam mê vô cùng lớn với biểu đồ nến Nhật. từ khi
còn rất bé. Ông muốn tìm ra một bộ chỉ số “all in one” cho các
nhà giao dịch và Biểu đồ mây Ichimoku ra đời vì mục đích này.
Biểu đồ Ichimoku
Các đường cấu thành Ichimoku
Kijun-Sen (Base Line) – Đường Cơ sở.
Công thức: Kijun-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 26
Cách sử dụng (tương tự sử dụng các đường MA):
Giá vượt đường Kijun Sen từ dưới lên là tín hiệu mua. Giá
nằm trên Kijun Sen là thị trường trong xu hướng tăng giá.
Ngược lại, giá cắt xuống đường Kijun Sen từ trên xuống là
tín hiệu bán. Giá nằm dưới Kijun Sen là thị trường trong
xu hướng giảm giá.
Trong xu hướng tăng, Kijun-Sen là ngưỡng hỗ trợ mạnh
Trong xu hướng giảm, Kijun-Sen là ngưỡng kháng cự
mạnh
Sử dụng Kijun, Tenkan và đường giá
để xác định xu hướng và tín hiệu
Các đường cấu thành Ichimoku
Tenkan-Sen (Conversion Line) – Đường Chuyển đổi
Cách tính : Tenkan-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 9
Đường chuyển đổi Tenkan là đường chu kỳ ngắn
hạn Kijun, sử dụng tương tự MA9 (Kijun sử dụng
tương tự MA26).
Cách sử dụng :
Tương tự đường Kijun Sen nhưng giá bám sát
đường giá hơn.
Bổ sung : Khi đường Tenkan (đường ngắn) cắt lên
trên Kijun (đường dài) là tín hiệu mua và ngược lại
Tín hiệu mua
Tín hiệu bán
Chikou-Span (Lagging Span) – Đường trễ
Công thức: Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi
về trước 26 phiên
Đường này có ý nghĩa so sánh giá đóng cửa hiện
tại với giá 26 phiên trước (khoảng gần 1 tháng
giao dịch).
Cách sử dụng
Nếu Chikou Span nằm cao hơn giá 26 phiên trong
quá khứ thì thị trường có xu hướng tăng so với 26
phiên trước và ngược lại.
Đường Chikou sát với đường giá biểu hiện thị
trường đang slide way.
Senkou-Span A (Leading Span A) – Đường dẫn A
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B
Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về
trước 26 phiên.
Senkou-Span B = (High + Low) / 2, chu kỳ 52, tiến về trước
26 phiên
Kết hợp Senkou Span A và Senkou Span B hình thành Mây
Ichimoku còn gọi là mây Kumo
Nếu Span A nằm trên Span B (Đường ngắn nằm trên đường dài) mây
Kumo (tương lai) mang màu Span A thể hiện thị trường tăng giá và
ngược lại mây Kumo sẽ mang mầu Span B (thể hiện thị trường giảm
giá).
Khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên, mây Kumo đổi
màu từ xám sang cam (hoặc đỏ sang xanh). Tín hiệu mua. Ngược lại,
khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống, mây Kumo
đổi màu từ cam sang xám (hoặc từ xanh sang đỏ), tín hiệu bán.
Span A, Span B và màu mây Kumo
Mây Kumo đổi màu
Mây Kumo
Mây Kumo cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của hệ
thống giao dịch Ichimoku. Dựa vào độ dày của mây
Kumo và khoảng cách từ Kumo đến đường giá, trader có
thể xác định xu hướng thị trường.
Sử dụng
Giá nằm trên mây Kumo: xu hướng tăng
Giá nằm dưới mây Kumo: xu hướng giảm
Giá nằm bên trong mây Kumo: xu hướng đi ngang
Mây hướng lên, càng dày xu, càng trên cao đường giá
thìhướng càng mạnh.

You might also like