You are on page 1of 3

I.

Ðặc điểm của từ vựng Hán ngữ cổ đại:

Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại - PHẦN I – TỔNG QUAN

1. Từ cổ đại đa số là đơn âm tiết, từ hiện đại thường là song âm tiết (cũng có một
sốít từ đa âm tiết).
Thí dụ (cổ đại / hiện đại):

* Gắn thêm một âm tiết vào trước hoặc sau từ cổ đại (ý nghĩa không đổi):

sư 師 / lão sư 老師 (thầy giáo); di 姨 / a di 阿姨 (dì); trác 桌 / trác tử 桌子 (cái bàn);


thạch 石 / thạch đầu 石頭 (đá); nữ 女 / nữ nhi 女兒 (con gái); nguyệt 月 / nguyệt
lượng 月亮 (mặt trăng); mi 眉 / mi mao 眉毛 (chân mày); học 學 / học tập 學習
(học); tư 思 / tư khảo 思考 (suy nghĩ); mỹ 美 / mỹ lệ 美麗 (ðẹp); nguy 危 / nguy hiểm
危險 (nguy hiểm); v.v...

* Dùng từ khác hẳn (diễn tả cùng một ý nghĩa): Thí dụ


(cổ đại / hiện đại): nhật 日 / thái dương 太陽 (mặt trời); duyệt 悅 / cao hứng 高興
(vui); dịch 弈 / hạ kỳ 下棋 (đánh cờ); quan 冠 / mạo tử 帽子 (cái nón); v.v...

2. Từ cổ có ý nghĩa khác với từ hiện nay:


Thí dụ (cổ đại / hiện đại):
–Ðịa phương sổ thiên lý 地方數千里 (diện tích vài ngàn dặm / nơi đó [xa] vài ngàn
dặm)
–Kỳ thực vị bất đồng 其實味不同 (quả của nó có vị khác / thực tế, vị nó khác)

3. Từ xưa nay không còn dùng:Từ xã tắc 社稷 (ám chỉ quốc gia) nay không còn
dùng nữa.
II. Ý nghĩa của từ và phạm vi sử dụng biến đổi từ cổ đại đến hiện đại:
Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại - PHẦN I – TỔNG QUAN
1. Chuyển nghĩa:
Từ khoái 快 nghĩa xưa là «xứng ý, vui thích»; nghĩa nay là «nhanh chóng».
Từ hi sinh 犧牲 nghĩa xưa là «các gia súc (trâu, lợn, dê, ...) đem đi cúng tế»; nghĩa
nay là «xả bỏ sinh mạng vì một chính nghĩa hay lý tưởng nào đó».
2. Phạm vi cụ thể sang phạm vi tổng quát:
Từ hà 河 xưa ám chỉ «sông Hoàng Hà», nay chỉ chung chung là «sông».
Từ Trung Quốc 中國 xưa ám chỉ khu vực trung nguyên, nay ám chỉ cả nước Trung
Quốc.

3. Phạm vi tổng quát sang phạm vi cụ thể:


Từ cốc 榖 (谷) xưa ám chỉ chung «ngũ cốc», nay ám chỉ «lúa gạo» (đạo cốc 稻穀).

4. Sắc thái tình cảm thay đổi:


Từ khả lân (liên) 可憐 xưa nghĩa là «hết sức khả ái», nay là «đáng thương xót».
Từ tỳ bỉ 卑鄙 xưa nghĩa là «địa vị thấp thỏi, kiến thức hẹp hòi», nay nghĩa là «phẩm
chất xấu ác».
III. Hiện tượng giả tá:
Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại - PHẦN I – TỔNG QUAN
Giả tá là rắc rối cố hữu của Hán ngữ cổ đại. Học giả đời Thanh là Du Việt 俞樾
từng nhắc nhở độc giả rằng: «Ðộc cổ nhân thư, bất ngoại hồ chính cú đậu, thẩm tự
nghĩa, thông cổ văn giả tá. Nhi tam giả chi trung, thông giả tá vưu yếu.» 讀古人書
不外乎正句讀審字義通古 文假借而三者之中通假借尤要 (Ðọc sách người xưa [cần chú
ý] không ngoài [ba điều]: Ðọc đúng [phạm vi] câu văn [tức là ngắt câu cho đúng
bởi cổ văn viết không chấm câu, gọi là bạch văn 白文], tra xét đúng nghĩa chữ, và
tinh thông chữ giả tá trong cổ văn. Trong ba điều ấy, tinh thông giả tá là tối quan
trọng).

1. Hiện tượng thông giả (mượn dùng thông với):


Nói chung, nếu hai từ có ý nghĩa và âm đọc gần giống nhau thì cổ nhân có thể
mượn từ này thay cho từ kia. Thí dụ phản 反 thông với phản 返 , tri 知 thông với
trí 智 , v.v... Hiện tượng thông giả đều dựa trên âm đọc, nếu hai từ A và B không
liên quan với nhau về âm thanh (âm đọc) thì chúng không phải là thông giả. Ðôi
khi một từ có thể thông với nhiều từ khác: Từ tịch 辟 (vua, triệu vời, trừng phạt)
thông với các từ: tỵ 避 (tránh), tịch 闢 (khai mở, bài trừ), tịch 僻 (không thành thực).
Tuỳ theo ngữ cảnh mà ta hiểu và dịch cho đúng.

2. Hiện tượng giả tá (mượn dùng):


Nói chung, nếu hai từ có âm đọc gần giống nhau tuy ý nghĩa khác nhau thì cổ nhân
có thể mượn từ này thay cho từ kia.
Thí dụ:
thệ 逝 (chết) là giả tá của thệ 誓 (thề nguyền),
nữ 女 (con gái) là giả tá của nhữ 汝 (mi, ngươi),
thuyết 說 (nói) là giả tá của duyệt 悅 (vui vẻ), v.v...

Nếu A là giả tá của B thì ta đọc câu văn với ý nghĩa của B.
Thí dụ: Hữu bằng tự viễn phương lai bất duyệt diệc hồ? 有朋自遠方來不說亦乎 (Có
bạn từ phương xa đến chẳng phải là không vui hay sao?). Ở đây chữ 說 phải đọc là
duyệt, không đọc là thuyết.
Do hiện tượng giả tá này, khi đọc Hán ngữ cổ đại ta phải dùng từ điển Hán ngữ cổ
đại, thì may ra mới hiểu đúng văn bản.

IV. Hiện tượng từ đa âm đa nghĩa:


Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại - PHẦN I – TỔNG QUAN
Một từ có thể đa âm và đa nghĩa. Ðây là hiện tượng chung của các ngôn ngữ,
không riêng gì Hán ngữ cổ đại hay hiện đại. Thí dụ từ 數 có hai âm Hán Việt là
«số» và «sổ», về Hán âm thì có 4 âm: /shù/ (số đếm; số lượng; vài lần; tướng số,
thuật số; phương thuật, đạo thuật; số mệnh), /shǔ/ (liệt kê; kể lể tội lỗi), /shuò/ (lớp
lang, tầng lớp), /cù/ (nhỏ nhặt kín đáo).

You might also like