You are on page 1of 9

Phiên âm Hán-Việt

Phiên âm Hán-Việt
Bởi:
Lê Văn Tâm

Phát âm của chữ Hán

Bản thân chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc, tuỳ từng vùng mà
có nhiều giọng/âm đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều
Châu, tiếng Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người
Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (??); người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là
Hán-Hoà (??); người Việt có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (??).

Ngoài ra bản thân ngữ âm tiếng Hán cũng chịu sự biến đổi nhất định trong lịch sử phát
triển của nó. Một số kết quả được phản ánh trong các nghiên cứu của các nhà ngữ âm
học Trung Quốc đối với tiếng Hán cổ đại và trung đại.

Phiên âm Hán-Việt

Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam coi âm Hán-Việt chỉ là âm chữ Hán vào thời nhà
Đường, đọc theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ
Hán và Việt bắt đầu từ lâu, và tiếng Hán đã được du nhập vào Việt Nam từ khi nhà Hán
xâm chiếm Việt Nam. Tuy nhiên quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hán giai đoạn đầu
chỉ diễn ra một cách lẻ tẻ, không hệ thống và chủ yếu bằng đường khẩu ngữ. Đến giai
đoạn nhà Đường thì tiếng Hán được du nhập một cách có hệ thống, với số lượng lớn và
chủ yếu thông qua con đường sách vở.

Theo quan điểm này thì phiên âm Hán-Việt là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng
Hán thời nhà Đường qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng chữ Hán đặt ra,
Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó. Theo
Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán-Việt đại diện cho phương
ngữ Tràng An thế kỷ 9-10, vào thời kỳ cuối Đường. Đây là giai đoạn hình thành cách
đọc Hán-Việt có hệ thống.

Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước hay các từ
Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm Hán cổ, và đã được
Việt hóa tương đối.

1/9
Phiên âm Hán-Việt

?: buồng (âm Hán cổ)/ phòng (âm Hán-Việt); ?: chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-
Việt)...

Một số từ Hán-Việt sau khi được du nhập vào tiếng Việt đã chiu sự tác động của quy
luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, do vậy có một số từ đã bị thay đổi diện mạo so
với dạng ngữ âm Hán-Việt ban đầu. Ví dụ: ?: ấn (Hán-Việt)/ in (Hán-Việt Việt hóa); ?:
chủng (Hán-Việt)/ giống (Hán-Việt Việt hóa), ?: chính, chinh (Hán-Việt)/ giêng (Hán-
Việt Việt hóa)...

Ngoài ra còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm
của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mì chính, quẩy...

Cách đọc Hán Việt gắn liền với việc sử dụng văn tự: ban đầu là văn tự Hán, sau là chữ
Hán và chữ Nôm và cuối cùng là ghi bằng chữ quốc ngữ.

Trong các tự điển Hán-Việt, bên cạnh ghi chú bính âm do người Trung Quốc đặt ra để
đọc âm của họ, còn có ghi chú âm tiếng Việt dành riêng cho người Việt. Tức là âm
tiếng Quan thoại chuẩn (nay gọi là "phổ thông thoại", tức tiếng Hán phổ thông dựa trên
phương ngữ Bắc Kinh) được phiên sang âm tiếng Việt.

Chữ ?? đọc theo âm Quan thoại là Pẩy Chinh, chú âm theo bính âm (pinyin) là Běijīng,
còn người Việt đọc là Bắc Kinh.

Phiên âm Hán-Việt và phiên thiết Hán-Việt

Một số ý kiến cho rằng cách đọc Hán-Việt là dựa vào cách đọc theo phiên thiết. Các
ý kiến này cho rằng âm Hán-Việt không phải do người Việt đặt ra mà là các âm phiên
thiết, ghi trong các cuốn tự điển Hán. Theo cách lý giải này, một số tác giả cực đoan còn
cho rằng, những từ đọc không đúng với phiên thiết là sai và phải bị loại bỏ khỏi các từ
Hán Việt.

Nhiều ý kiến phân biệt rõ ràng giữa phiên âm Hán-Việt và phiên thiết Hán-Việt. Phiên
âm là bản thân âm (cách đọc) Hán-Việt của chữ Hán, còn phiên thiết chỉ là một trong
những phương pháp ghi cách đọc chữ Hán để người đọc biết cách đọc. Phiên thiết là
dùng âm của hai chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho một chữ
thứ ba, nghĩa là lấy phụ âm đầu (thanh mẫu) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận mẫu)
của chữ thứ hai đọc nối liền lại, còn thanh điệu thì tuân theo một quy tắc nhất định.

Trước khi có cách dùng ký tự Latin để ghi cách đọc chữ Hán, thì ngoài cách phiên thiết,
còn có các phương pháp khác như chú âm bằng cách dùng chữ đồng âm, gọi là "trực
âm" (??), hay dùng những chữ có âm gần giống, gọi là "độc nhược" (??), "độc như" (??)
hay "độc vi" (??).

2/9
Phiên âm Hán-Việt

Ngoài ra, còn phương pháp chú âm dùng 37 ký tự dựa vào chính chữ Hán gọi là "chú
âm phù hiệu" (chữ Hán phồn thể: ????; chữ Hán giản thể: ????; bính âm: Zhùyīn fúhào),
được soạn ra vào đầu thế kỷ 20, hiện nay thỉnh thoảng vẫn được sử dụng nhưng ít phổ
biến hơn bính âm, chủ yếu sử dụng tại Đài Loan.

Ngoài ra, không phải bao giờ phiên âm Hán-Việt cũng trùng với phiên thiết Hán-Việt,
nghĩa là âm Hán-Việt không đọc theo phiên thiết Hán-Việt, vì phiên thiết của người
Trung Hoa dùng cho người Trung Hoa chứ không phải dùng cho người Việt.

* ? theo phiên thiết là ân, nhưng xưa nay người Việt vẫn đọc là nhân,

* ? theo phiên thiết là ất, nhưng xưa nay vẫn đọc là nhất,

* ? theo phiên thiết là bỉ, nhưng xưa nay vẫn đọc là tỉ

* ? theo phiên thiết là thiến, nhưng xưa nay vẫn đọc là phiến

* ? theo phiên thiết là hoanh, nhưng xưa nay vẫn đọc là oanh

* ? theo phiên thiết là thưng, nhưng xưa nay vẫn đọc là thăng

* v.v.

Phiên thiết Hán Việt có thể giúp định âm Hán Việt của một số từ Hán chưa có âm tương
đương trong các tự điển Hán-Việt của tiêng Việt. Tuy vậy, phiên thiết trong tiếng Hán
cũng khá phức tạp, vì là âm đọc trong một giai đoạn lịch sử và của một vùng lãnh thổ
trong tiến trình ngữ âm của Hán ngữ, tạo nên một hệ thống thiết vận không ổn định nên
có thể góp phần làm phức tạp việc định âm Hán-Việt cho các từ Hán. Do đó, có thể tồn
tại các kiểu phiên thiết khác nhau.

So sánh âm Quan thoại chuẩn và âm Hán-Việt

Âm Quan thoại chuẩn (dưới đây gọi tắt là Quan thoại) có 4 thanh điệu: âm bình, dương
bình, thượng thanh và khứ thanh, trong khi âm Hán-Việt có 6 thanh điệu: ngang (không
dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng.

Một âm Quan thoại thường tương ứng với nhiều chữ Hán, và đôi khi một chữ Hán cũng
có 2-3 âm khác nhau, nhưng nói chung tổng số âm Quan thoại ít hơn nhiều so với tổng
số chữ Hán. Một âm Quan thoại cũng thường tương ứng với nhiều âm Hán-Việt và đôi
khi một âm Hán-Việt cũng tương ứng với 2 hoặc vài âm Quan thoại, nhưng tổng số âm
Quan thoại ít hơn tổng số âm Hán-Việt (tiếng Quan thoại có 1280 âm trong khi tiếng
Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ, và 6200 âm viết trong
quốc ngữ[1]). Ví dụ: âm Quan thoại yù (được biểu thị bằng bính âm) tương ứng với các

3/9
Phiên âm Hán-Việt

âm Hán-Việt và chữ Hán sau (chữ viết nghiêng là âm Quan thoại, chữ viết đậm là âm
Hán-Việt):

* ẩu ?

* dụ ?, ?, ?, ?, ?, ?/? (còn có âm là hu/xū), ?, ?, ?/?, ? (có sách phiên là dục)

* dũ ?/?, ?

* duật ?, ?, ?, ?, ?/?, ?, ?, ?

* dục ?, ?, ?, ?, ? (còn có âm là cốc/gǔ), ?, ? (có sách phiên là dụ), ?/?, ?/?, ?, ?, ?, ?

* dự ? (còn có âm là dư/yú, dữ/yǔ), ?/?, ?, ?/?, ?/?, ?

* ngọc ?, ?

* ngộ ?

* ngụ ?/?

* ngục ?/?

* ngữ ?/? (còn có âm là yǔ)

* ngự ?/?, ?/?

* quắc ?/? (còn có âm là vực)

* uất ? (còn có âm là úy/yùn), ?, ?/? (còn có âm là úc), ? (còn có âm là uyển/wăn), ? (còn


có âm là úy/wèi), ? (còn có âm là úy/wèi)

* úc ?, ? (còn có âm là áo/ào), ? (còn có âm là áo/ào), ?, ?/? (còn có âm là uất), ? (có


sách phiên là vực)

* ứ ? ? ?/? ?

* vũ ? (còn có âm là yǔ)

* vực ? ? ? ?? ?/?? ?/? (còn có âm là quắc) ? (có sách phiên là úc)

Dưới đây đưa ra ví dụ về các trường hợp một chữ Hán có nhiều âm khác nhau hoặc các
trường hợp không tương ứng một đối một giữa âm Quan thoại và âm Hán-Việt.

4/9
Phiên âm Hán-Việt

2 âm Quan thoại và 2 âm Hán-Việt

Một số ví dụ:

* ? (yīn) âm và (yìn) ấm

* ? (yù) dục, và (gǔ) cốc

* ?(tái) đài (trong Đài Loan), và (tài) thai (trong Thiên Thai, Thai Châu)

* ? (zēng) tăng, và (céng) tằng

2 âm Quan thoại và 1 âm Hán-Việt

Một số ví dụ:

* ?, ? (yān /yīn) nhân

* ? (bó /pō) bạc

1 âm Quan thoại và 2 âm Hán-Việt hoặc nhiều hơn

Ta thường gặp các biến thể:

* Chu Ân Lai - Châu Ân Lai (???/?, Zhōu Ēnlái), trong trường hợp này âm Châu gần âm
gốc Zhōu hơn. Tuy nhiên âm Chu chủ yếu được dùng ở miền Bắc Việt Nam trước kia
nay trở nên phổ biến hơn

* Châu Giang - Chu Giang (??, Zhū Jiāng) (sông), Châu Hải - Chu Hải (??; Zhūhǎi)
(thành phố), trong trường hợp này âm Chu gần âm gốc Zhū hơn

* Càn Long - Kiền Long (??; Qiánlóng) (vua nhà Thanh), trong trường hợp này âm Càn
được coi là chính tắc hơn

* Phủ Điền - Bồ Điền (thành phố thuộc tỉnh Phúc Kiến)

* Đông Hoản - Đông Quản (thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông), trong đó âm Hoản được
coi là chuẩn hơn

* Sái Luân - Thái Luân, người phát minh ra một loại giấy

* Chu Đệ - Chu Lệ, tức Minh Thành Tổ, trong đó âm Đệ hiện nay được dùng phổ biến
trong các từ /tự điển và sách vì gần âm gốc hơn

5/9
Phiên âm Hán-Việt

* Tiền Kỳ Tham - Tiền Kỳ Thâm - Tiền Kỳ Sâm (???, Qián Qíchēn), cựu Bộ trưởng
ngoại giao Trung Quốc, v.v.

Điển hình cho trường hợp này là tên hồ ??? (Póyáng Hú), tọa lạc tại tỉnh Giang Tây của
Trung Quốc. Các sách và tự điển gọi hồ này bằng nhiều cái tên khác nhau: hồ Bà Dương,
hồ Phàn Dương, hồ Phiền Dương, hồ Phiên Dươnghoặc có khi là hồ Phồn Dương.

Chữ ? chỉ có 1 âm gốc là tǔ và trong mọi nghĩa đều được phiên là thổ, nhưng người ta lại
đặt thêm âm độ chỉ dành riêng cho cụm từ Tịnh độ tông. Tuy nhiên âm thổ cũng được
dùng cho trường hợp này, tuy ít phổ biến hơn: Tịnh thổ tông. Trong khi đó âm độ thông
thường, ứng với âm gốc dù, gồm các chữ ? (còn có âm là đạc/duó), ?, ?, ?.

Sự thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt

Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-
Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi
sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau.

Bản thân chữ bính, trong thuật ngữ "bính âm", xuất xứ từ một số sách cũ ở miền Nam
Việt Nam, trong khi nhiều từ/tự điển hiện nay chỉ phiên là phanh, và cũng có một số
người dùng phanh âm.

Ung Châu (??), một trong chín châu của Trung Quốc thời cổ (vùng Thiểm Tây ??, Cam
Túc ??, Thanh Hải ?? ngày nay), có chữ đầu đều được phiên là Ung trong hầu hết các
từ/tự điển Hán-Việt và các sách truyện như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc, chỉ riêng tự
điển Thiều Chửu phiên là Úng. Chữ Ung này cũng nằm trong niên hiệu Ung Chính ??
của vua Thanh Thế Tông.

Trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, An Chi Võ Thiện Hoa đã so sánh một
số trường hợp phiên âm không thống nhất giữa 2 quyển Hán-Việt tự điển của Thiều
Chửu và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (câu 438, trang 140-145, tập 3) như:

* chữ ? (bính âm: kuài), là khoái theo Đào Duy Anh và quái theo Thiều Chửu. Theo An
Chi, khoái là âm Hán-Việt thông dụng, còn quái là âm Hán-Việt chính thống, phản ánh
cách phát âm đời nhà Đường.

* chữ ? (bính âm: zhì), là chá theo Đào Duy Anh và chích theo Thiều Chửu. Trong từ
điển của Trung Quốc có cả 2 âm này.

* chữ ? (bính âm: tiĕ), là tiếm theo Đào Duy Anh và thiết theo Thiều Chửu. Âm thiết là
đúng, còn âm tiếm dành cho chữ ? (jiàn, zèn) cũng gần giống mà từ điển của Đào Duy
Anh không có chữ này. Người ta vẫn có thói quen lấy chữ ? thay cho chữ ? nhưng làm
như thế là không chuẩn.

6/9
Phiên âm Hán-Việt

Nhân vật họ Mã trong Tam quốc làm thất thủ Nhai Đình, lỡ kế hoạch của Gia Cát Lượng
có tên là ?/?? (bính âm: Mǎ Sù), được phiên khi thì là Mã Tốc, khi thì là Mã Tắc, thậm
chí có khi là Mã Thốc, còn theo An Chi thì phải đọc là Mã Sốc theo đúng âm Hán-Việt
chính thống xuất xứ từ đời Đường.

Tương tự như vậy, nhân vật Chu Du (??, Zhōu Yú) quen thuộc có lúc lại biến thành
Châu Do (âm Do không đúng nhưng âm Châu lại sát âm gốc hơn) chỉ vì cách phiên âm
Hán-Việt khác nhau.

Hai viên tướng Trung Quốc thời cổ thường được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới
tên gọi Đồ Thư (??) và Nhâm Ngao (??), nếu theo phiên âm hiện đại thì phải là Đồ Tuy
và Nhậm/Nhiệm/Nhâm Hiêu (??). Ở đây họ ? (Nhâm - Rén) thời xưa đã được viết thành
? có hai âm Nhâm - Rén và Nhậm/Nhiệm - Rèn.

Chữ (tự) đồng âm

Trong tiếng Hán, có rất nhiều chữ (tự) đồng âm, tức là đọc giống nhau nhưng viết (mặt
chữ) khác nhau và nghĩa khác nhau. Tuy nhiên chữ đồng âm Quan thoại (pinyin) thường
không nhất thiết là chữ đồng âm Hán-Việt, còn chữ đồng âm Hán-Việt nói chung thường
là đồng âm Quan thoại. Lấy ví dụ âm nguyên Hán-Việt có khoảng 11 chữ đồng âm là ?,
?, ?, ?, ?, ?, ?, ?, ?, ?, ? (và đều đồng âm Quan thoại: yuán).

Còn nếu xét chữ đồng âm Quan thoại (âm yuán) thì có thể kể thêm:

* Các chữ đồng âm Hán Việt viên: ? (giản thể ?) (còn có các âm yún /vân, yùn /uẩn), ?(
giản thể ?), ? (giản thể ?), ? (còn có âm huán /hoàn), ?, ? (còn có âm yuàn /viện), ?, ?, ?
(còn viết là ?), ?, ?, ?

* 2 chữ đồng âm Hán Việt viện: ?, ? (chữ ? đã tính ở mục âm viên)

* Chữ ngoan: ?

* 4 chữ đồng âm Hán Việt duyên: ?, ?, ?, ?

Tuy nhiên cũng có một số chữ đồng âm Hán-Việt nhưng có tới 2 (thậm chí nhiều hơn)
âm Quan thoại. Chẳng hạn, có (ít nhất) 7 chữ đồng âm cát, nhưng có tới 4-5 âm Quan
thoại: ? (jí), ? (jí), ? (gē), ? (gé /gě), ? (gé), ? (gá), ? (gá). Đó là chưa kể các chữ kiết ?
(giản thể ?), ?, ? (kiết / kết) với âm Quan thoại là jié, mà có từ điển còn phiên là cát.

7/9
Phiên âm Hán-Việt

Chữ "tác" đánh chữ "tộ"

Thành ngữ có câu chữ "tác" đánh chữ "tộ" (chữ "tác" tưởng là chữ "tộ") để chỉ sự lẫn
lộn giữa các chữ do mặt chữ gần giống nhau, qua đó chê người học kém. Một số cặp chữ
gần giống nhau làm cho người dịch dịch nhầm, chẳng hạn, các cặp chữ:

* ? tác (zuò) thuộc bộ nhân (?) – ? tộ (zuò) thuộc bộ tâm (?)

* ?, ? bác (bó) – ? phó (fù) – ? phổ (pǔ)

* ? bặc (bó) – ? hào (háo)

* ? chuẩn (zhǔn) thuộc bộ băng (?) – ? hoài (huái) thuộc bộ thủy (?)

* ? dực (yì) – ? ký (jì)

* ? đảng (dǎng) – ? giác (giản thể) (jiào)

* ? hạo (hào) – ? khiết (jié)

* ?, ? đồng (dòng /tóng, tóng) – ?, ? quýnh (jiōng)

* ? ngộ (yù) – ? quá (guò)

* ? hạnh (xìng) – ?, ? tân (xīn)

* ? mạt (mò) – ? muội (mèi)

* ? ngộ (yù) – ? quá (guò)

* ? thổ (tǔ) – ? sĩ (shì)

* ? tính, tịnh (bìng) – ? tỉnh (jĭng)

* ? vạn (giản thể) (wàn) – ? phương (fāng)

Những chữ tên riêng bị phiên sai có thể kể:

* Bặc /Bạc /Bột Châu (??), quê hương của đạo sĩ Trần Đoàn, ông tổ tử vi, bị phiên sai
thành Hào Châu (??), do nhầm Bạc (?; pinyin: bó) thành Hào (?; pinyin: háo). Ví dụ:
[1]. Cuốn Almanac những nền văn minh thế giới có bài về Trần Đoàn do Nguyễn Tiến
Đoàn - Trần Thanh Loan - Hoàng Điệp viết (bài được chép ở đây) cũng nói rằng ông
người huyện Hào Châu (nay là Tây Nam huyện Hào, tỉnh An Huy). Đất Bạc ở đây trước
kia là một vùng rộng lớn, nằm ở vùng Thương Khâu, Lộc Ấp (Hà Nam) và tây bắc An

8/9
Phiên âm Hán-Việt

Huy, từng là kinh đô nhà Thương thời vua Thành Thang, nhưng nay chỉ thu lại là thành
phố Bạc Châu thuộc tỉnh An Huy. Rất nhiều sách, kể cả cuốn Tinh hoa văn hóa Trung
Quốc, dịch và in tại NXB Thế giới cũng ghi là đất Hào!

* Trí Di, hay bị phiên là Trí Khải.

9/9

You might also like