You are on page 1of 2

trường đh đồng tháp ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

Đề số 1 Môn học: Nhập môn tôpô


Thời gian: 90 phút
Cho các lớp: CĐSTOAN08
Số tín chỉ: 3

Bài 1. (3 điểm) Giả sử d là một mêtric trên X . Đặt ρ(x, y) = min{1, d(x, y)} với
mọi x, y ∈ X . Chứng minh rằng:
(a) ρ là một mêtric trên X .
(b) Nếu (X, d) là không gian mêtric đầy thì (X, ρ) cũng là không gian mêtric
đầy.

Bài 2. (2 điểm) Chứng minh rằng đường thẳng thực R là không gian tách.

Bài 3. (2 điểm) Chứng minh rằng nếu f : X −→ R là ánh xạ liên tục từ không
gian tôpô X vào đường thẳng thực R và K là tập con compắc của X thì f (K)
là tập con compắc của R.
3
Bài 4. (3 điểm) Xét đường Peano f : [0, 1] → [0, 1]×[0, 1]. Hãy xác định giá trị f ( ).
4

HẾT
Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu khi làm bài
ĐÁP ÁN

Bài Ý Nội dung Điểm


1 (a) Kiểm tra 3 tiên đề của mêtric
ρ(x, y) ≥ 0, ρ(x, y) = 0 ⇔ x = y 0,5
ρ(x, y) = ρ(y, x) 0,5
ρ(x, y) + ρ(y, z) ≥ ρ(x, z) 1,0
(b) Ta chứng minh mọi dãy Cauchy trong (X, ρ) là dãy hội tụ. 1,0
Giả sử {xn }n là dãy Cauchy trong (X, ρ). Khi đó ρ(xn , xm ) →
0. Suy ra d(xn , xm ) → 0. Vì (X, d) là không gian đầy nên
xn → x trong (X, d). Do đó d(xn , x) → 0. Vậy ρ(xn , x) → 0 hay
xn → x trong (X, ρ).
2 Kiểm tra R thoả mãn định nghĩa không gian tách. Với mọi 2,0
x+y
x 6= y ∈ R, ta giả sử x < y , đặt U = (−∞, ) và V =
2
x+y
( , +∞). Khi đó U là lân cận của x và V là lân cận của
2
y thoả mãn U ∩ V = ∅.
3 Kiểm tra f (K) thoả mãn định nghĩa tập compắc.
Vì đường thẳng thực R là không gian tách nên f (K) là không 1,0
gian tách.
Giả sử U là phủ mở bất kì của f (K) trong R. Suy ra V = 1,0
{f −1 (U ) : U ∈ U} là phủ mở của K . Vì K là compắc nên
tồn tại phủ hữu hạn {f −1 (U1 ), . . . , f −1 (Un )} của K . Khi đó
{U1 , . . . , Un } là phủ hữu hạn của f (K).
T∞ 3
4 f (x) = n=1 Qn,k(n) , 4n x < k(n) ≤ 4n x + 1 ⇒ 4n < k(n) ≤ 0,5
4
3
4n + 1.
4
k(1) = 4, k(n) = 3.4n−1 + 1 = 4.3.4n−2 + 1 = 4l + 1 với mọi n ≥ 2. 0,5
3
Tính từ Q1,4 , khi phân hoạch Qn−1,k(n−1) ta có f ( ) ∈ Qn,4l+1 , 1,0
4
là hình vuông thứ nhất trong 4 hình vuông con.
3 1
Vậy f ( ) = (1, ). 1,0
4 2

You might also like