You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

1. Thông tin chung


- Môn học: MA4120 - Phương trình vi tích phân
- Số tín chỉ: 2
- Tổng số tiết tín chỉ (LL/ThH/TH): 30 (30/0/60)
- Các môn học tiên quyết: MA4016- Giải tích hàm nhiều biến 1

2. Mục tiêu học tập


- Nắm vững các kiến thức về phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân cấp
cao và hệ phương trình vi phân.
- Có kỹ năng giải các bài toán phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân
cấp cao và hệ phương trình vi phân.
- Có tinh thần tự học, tự nghiên cứu và lòng yêu nghề, đam mê NCKH.

3. Tổng quan về môn học


Môn học trình bày về phương trình vi phân cấp một, phương trình vi phân cấp cao và
hệ phương trình vi phân.
Đây là môn học nặng về kĩ năng tính toán.

II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Số tiết
Nội dung
LT ThH TH
Chương I: PHƯƠNG TÌNH VI PHÂN CẤP MỘT 6 4 20
1.1.Phương trình vi phân cấp một 1 2
1.1.1.Các khái niệm mở đầu
1.1.2.Điều kiện Lipsit, dãy xấp xỉ Picar – Định lý tồn tại và duy
nhất nghiệm
1.2.Các phương trình vi phân cấp một thường gặp 3 2 10
1.2.1.Phương trình biến số phân ly và phân ly được
1.2.2.Phương trình thuần nhất
1.2.3.Phương trình tuyến tính và phương trình Becnuli
1.2.4.Phương trình Ricati
1.2.5.Phương trình vi phân toàn phần, thừa số tích phân
1.3.Các phương trình vi phân cấp một chưa giải ra đạo hàm 1 1 4
1.3.1.Phương trình không chứa hàm cần tìm
1.3.2.Phương trình không chứa biến số độc lập
1.3.3.Phương trình tổng quát – Phương trình Lagrange và
phương trình Clairaut
1.4.Nghiệm kỳ dị của phương trình vi phân – Quỹ đạo trực giao 1 1 4
1.4.1.Sự tồn tại và duy nhất nghiệm
1.4.2.Tìm nghiệm kỳ dị bằng phương pháp p - biệt tuyến
1.4.3.Tìm nghiệm kỳ dị bằng phương pháp c - biệt tuyến
Chương 2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP CAO 6 4 20
2.1.Các khái niệm – Điều kiện tồn tại và duy nhất nghiệm 1 2
2.1.1.Các khái niệm ban đầu
2.1.2.Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm
2.1.3.Các phương trình vi phân cấp cao giải được bằng phương
pháp cầu phương
2.2.Lý thuyết tổng quát về phương trình vi phân cấp n 2 2 8
2.2.1.Các khái niệm
2.2.2.Lý thuyết tổng quát về phương trình vi phân tuyến tính
thuần nhất cấp n
2.2.3.Phương trình vi phân tuyến tính không thuầ nhất
2.3.Phương trình vi phân tuyến tính với hệ số hằng cấp n 3 2 10
2.3.1.PTVPTT thuần nhất cấp n với hệ số hằng
2.3.2.PTVPTT không thuần nhất cấp n với hệ số hằng
2.3.3.Một số tính chất về PTVPTT cấp hai
Chương 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN 6 4 20
3.1 Hệ phương trình vi phân cấp một 1 2
3.1.1.Các khái niệm
3.1.2.Mối quan hệ giữa PTVP cấp n và hệ n PTVP cấp một
3.1.3.Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm
3.1.4.Giải hệ phương trình bằng phương pháp khử và phương
pháp tổ hợp giải tích
3.2 Hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp một 2 1 6
3.2.1.Hệ PTVP tuyến tính thuần nhất
3.2.2.Hệ PTVP tuyến tính không thuần nhất
3.3 Hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp một với hệ số hằng 3 2 10
3.3.1.Hệ PTVP tuyến tính thuần nhất với hệ số hằng
3.3.2.Hệ PTVP tuyến tính không thuần nhất với hệ số hằng
Tổng 18 12 60

III. QUI ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


1. Đánh giá chuyên cần : tham dự đầy đủ các buổi học, tham gia sửa bài tập và phát biểu
ý kiến xây dựng bài ... , trọng số 0,1
2. Đánh giá tự học, tự nghiên cứu: Theo chủ đề từng chương (nộp cuối mỗi chương),
trung bình cộng các bài tự học có trọng số 0,1
3. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên : bao gồm 2 bài kiểm tra, hình thức tự luận thời
gian làm bài 45 phút (hoặc vấn đáp, trắc nghiệm…), trung bình cộng 2 bài có trọng số
0,1
4. Kiểm tra – đánh giá cuối kì hình thức tự luận, thời gian 90 phút, trọng số 0,7
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu bắt buộc:
[1] Nguyễn Thế Hoàn và Phạm Phu, Cơ sở phương trình vi phân và lý thuyết ổn định, NXB
Giáo dục, 2000
2. Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Mạnh Quý, Giáo trình phương trình vi phân, NXB Đại học sư phạm, 2007, Thư
viện Trường Đại học Đồng Tháp
[2] Nguyễn Thế Hoàn và Trần Văn Nhung, Bài tập phương trình vi phân, NXB Giáo dục
[3] Nguyễn Đình Phư, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2002
[4] Nguyễn Đình Trí, Toán cao cấp, Tập 3, NXB Giáo dục, 2006, Thư viện Trường Đại học
Đồng Tháp
V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
Giảng viên 1
- Họ và tên: Nguyễn Thành Nghĩa
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0909645886
- Email: nguyenthanhnghiamath@gmail.com
Giảng viên 2
- Họ và tên: Cao Thanh Tình
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0918866024
- Email: cttinh@yahoo.com
Giảng viên 3
- Họ và tên: Nguyễn Văn Dũng
- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng bộ môn, Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0907335008
- Email: nvdung@.staff.dthu.edu.vn

Duyệt của Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng Bộ môn

You might also like