You are on page 1of 9

Hướng dẫn tự học Nhập môn tôpô

Lớp CĐSTOAN08A

Nguyễn Văn Dũng


Khoa Toán học
Đại học Đồng Tháp
Email: nvdung@staff.dthu.edu.vn

Ngày 09 tháng 09 năm 2009


Tóm tắt nội dung

Tài liệu này được biên soạn cho sinh viên tự học và tự nghiên cứu môn học Nhập môn tôpô
theo cuốn Giáo trình Nhập môn tôpô của tác giả Nguyễn Văn Đoành, NXB Đại học sư phạm
năm 2007, Thư viện Khoa Toán học và Thư viện Trường Đại học Đồng Tháp.
Mục lục

1 Một số khái niệm cơ bản của Tôpô đại cương 2


1.1 Tôpô trên đường thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Tôpô trên mặt phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Không gian tôpô . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.4 Ánh xạ liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.5 Ánh xạ liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.6 Không gian tách và không gian compắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.7 Không gian mêtric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.8 Không gian mêtric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Hướng dẫn tự học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.9 Không gian mêtric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
Chương 1

Một số khái niệm cơ bản của Tôpô đại


cương

1.1 Tôpô trên đường thẳng


Hướng dẫn tự học
1. Trục số là gì?

2. Tập số thực mở rộng R được hiểu như thế nào?

3. Các kí hiệu (a, b), [a, b], (a, b], [a, b), (a, +∞), [a, +∞], . . . được hiểu như thế nào?

4. Lân cận và lân cận đối xứng của một điểm trên đường thẳng được định nghĩa như thế
nào? Cho ví dụ minh hoạ.

5. Mối quan hệ giữa lân cận và lân cận đối xứng.

6. Trình bày tính chất của lân cận.

7. Điểm trong của một tập được định nghĩa như thế nào? Phần trong hay miền trong
của tập hợp là gì và được kí hiệu như thế nào?

8. Tìm miền trong của các tập (a, b), [a, b], (a, b], [a, b), (a, +∞).

9. Tập mở là tập như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

10. Trình bày tính chất của tập mở.

11. Tôpô trên R được định nghĩa như thế nào? Đường thẳng thực là gì?

12. Định nghĩa điểm dính và bao đóng. Cho ví dụ minh hoạ.

13. Tìm bao đóng của các tập (a, b), [a, b], (a, b], Q trong R.

14. Mối quan hệ giữa tập đóng và tập mở.

15. Trình bày tính chất của tập đóng trên cơ sở tính chất của tập mở.

16. Hợp của vô số tập đóng có là tập đóng hay không?

17. Điểm giới hạn của tập hợp trong R được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

18. Điểm giới hạn của tập hợp được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

2
19. Giới hạn của dãy số thực trong đường thẳng thực được định nghĩa như thế nào? Trình
bày mối quan hệ giữa khái niệm này với giới hạn dãy số đã được nghiên cứu trong giải
tích cổ điển.

20. Giới hạn của hàm số tại một điểm trong đường thẳng thực được định nghĩa như thế
nào? Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với giới hạn của hàm số tại một điểm
đã được nghiên cứu trong giải tích cổ điển.

21. Hàm số liên tục tại một điểm trong đường thẳng thực được định nghĩa như thế nào?
Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với hàm số liên tục tại một điểm đã được
nghiên cứu trong giải tích cổ điển.

22. Hàm số liên tục trên tập xác định trong đường thẳng thực được định nghĩa như thế
nào? Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với hàm số liên tục trên tập xác định
đã được nghiên cứu trong giải tích cổ điển.

1.2 Tôpô trên mặt phẳng


Hướng dẫn tự học
1. Mối quan hệ giữa R2 với mặt phẳng là như thế nào?

2. Khoảng cách giữa hai điểm trong mặt phẳng được cho bởi công thức nào?

3. Hình chữ nhật mở trong mặt phẳng được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

4. Hình tròn mở tâm a bán kính r được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

5. Mối quan hệ giữa hình cầu mở và hình chữ nhật mở là như thế nào?

6. Lân cận của điểm trong R2 được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

7. Tập mở trong R2 được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

8. Điểm trong và phần trong của tập hợp trong R2 được định nghĩa như thế nào? Cho ví
dụ minh hoạ.

9. Trình bày tính chất của tập mở trong R2 .

10. Tôpô trên R2 được định nghĩa như thế nào? Mặt phẳng thực là gì?

11. Tập đóng trong R2 được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

12. Điểm dính và bao đóng của tập hợp trong R2 được định nghĩa như thế nào?

13. Trình bày tính chất của tập đóng trong R2 .

14. Điểm giới hạn của tập hợp trong R2 được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

15. Giới hạn của dãy điểm trong mặt phẳng thực được định nghĩa như thế nào? Trình bày
mối quan hệ giữa khái niệm này với giới hạn dãy điểm đã được nghiên cứu trong giải
tích cổ điển.

3
16. Giới hạn của hàm số tại một điểm trong mặt phẳng thực được định nghĩa như thế
nào? Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với giới hạn của hàm số tại một điểm
đã được nghiên cứu trong giải tích cổ điển.
17. Hàm số liên tục tại một điểm trong mặt phẳng thực được định nghĩa như thế nào?
Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với hàm số liên tục tại một điểm đã được
nghiên cứu trong giải tích cổ điển.
18. Hàm số liên tục trên tập xác định trong mặt phẳng thực được định nghĩa như thế nào?
Trình bày mối quan hệ giữa khái niệm này với hàm số liên tục trên tập xác định đã
được nghiên cứu trong giải tích cổ điển.

1.3 Không gian tôpô


Hướng dẫn tự học
1. Tôpô là gì? Không gian tôpô là gì? Tập mở là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Trên một tập hợp có bao nhiêu tôpô?
3. Không gian tôpô tầm thường là không gian như thế nào?
4. Không gian tôpô rời rạc là không gian như thế nào?
5. Trình bày một cấu trúc tôpô trên R2 khác với cấu trúc tôpô mặt phẳng thực.
6. Trình bày một cấu trúc tôpô trên Rn .
7. Lân cận trong không gian tôpô được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
8. Trình bày mối quan hệ giữa lân cận và tập mở trong không gian tôpô.
9. Tập đóng trong không gian tôpô được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
10. Trình bày tính chất của tập đóng.
11. Điểm trong và phần trong của một tập hợp (trong không gian tôpô) được định nghĩa
như thế nào? Phần trong được kí hiệu như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
12. Trình bày điều kiện tương đương với tập mở.
13. Điểm dính và bao đóng của một tập hợp được định nghĩa như thế nào? Bao đóng được
kí hiệu như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
14. Điểm giới hạn của một tập hợp được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
15. Trình bày một số tính chất của bao đóng.
16. Điểm biên và biên của một tập hợp được định nghĩa như thế nào? Biên được kí hiệu
như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
17. Tập trù mật khắp nơi trong X được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
18. Tôpô cảm sinh trên một tập con được định nghĩa như thế nào? Không gian con được
định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
19. Nếu A1 ⊂ A2 ⊂ X thì mối quan hệ giữa các tôpô trên A1 được cảm sinh từ tôpô trên
A2 và X là như thế nào?

4
1.4 Ánh xạ liên tục
Hướng dẫn tự học
1. Ánh xạ liên tục là sự suy rộng từ khái niệm đã biết nào?

2. Mục đích nghiên cứu chính của môn học tôpô là gì?

3. Ánh xạ (giữa hai không gian tôpô) liên tục tại một điểm được định nghĩa như thế nào?
Cho ví dụ minh hoạ.

4. Trình bày điều kiện tương đương với định nghĩa của ánh xạ liên tục tại một điểm.

5. Ánh xạ liên tục được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

6. Trình bày điều kiện tương đương với định nghĩa của ánh xạ liên tục.

7. Tôpô mịn hơn hay tôpô mạnh hơn được định nghĩa như thế nào? Tôpô thô hơn hay
tôpô yếu hơn được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

8. Trong các tôpô trên một tập hợp thì tôpô nào là mạnh nhất, tôpô nào là yếu nhất.

9. Hợp thành của hai ánh xạ liên tục có là ánh xạ liên tục hay không?

10. Ánh xạ đồng phôi được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

11. Hai không gian như thế nào thì được gọi là đồng phôi với nhau? Cho ví dụ minh hoạ.

12. Trình bày một số ví dụ không gian đồng phôi với đường thẳng thực R.

1.5 Ánh xạ liên tục


Hướng dẫn tự học
1. Tôpô tích và không gian tích được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

2. Trình bày điều kiện tương đương với tôpô tích.

3. Ánh xạ liên tục riêng phần được định nghĩa như thế nào? Trình bày một số tính chất
của ánh xạ liên tục riêng phần? Cho ví dụ minh hoạ.

4. Nhóm tôpô được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

5. Tập thương được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

6. Tôpô thương và không gian thương được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

5
1.6 Không gian tách và không gian compắc
Hướng dẫn tự học
1. Dãy điểm hay dãy trong không gian tôpô được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ
minh hoạ.

2. Dãy hội tụ và điểm giới hạn được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

3. Trình bày mối quan hệ giữa ánh xạ liên tục và dãy hội tụ.

4. Không gian tách hay không gian Hausdorff được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ
minh hoạ.

5. Trình bày điều kiện tương đương với không gian tách và một số tính chất của không
gian tách.

6. Cái phủ hay phủ của không gian tôpô được định nghĩa như thế nào?

7. Phủ mở, phủ con và phủ hữu hạn được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

8. Không gian compắc được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

9. Trình bày mối quan hệ giữa tính compắc, không gian đóng và không gian compắc.

10. Trình bày mối quan hệ giữa tính liên tục và tính compắc.

11. Trình bày tính compắc của không gian tích.

1.7 Không gian mêtric


Hướng dẫn tự học
1. Hàm khoảng cách hay mêtric trên một tập hợp được định nghĩa như thế nào? Khoảng
cách giữa hai điểm được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

2. Hình cầu mở tâm a bán kính r được được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

3. Tôpô xác định bở mêtric được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

4. Không gian mêtric được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

5. Trình bày mêtric thông thường trên Rn .

6. Trình bày mối quan hệ giữa không gian mêtric và không gian tách.

7. Đường kính của một tập hợp được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

8. Khoảng cách của hai tập hợp được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

9. Số Lebesgue của phủ được định nghĩa như thế nào?

10. Trình bày điều kiện tương đương với tính liên tục của ánh xạ giữa hai không gian
mêtric.

6
11. Dãy Cauchy trong không gian mêtric được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

12. Không gian mêtric đầy hay đầy đủ được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

13. Trình bày một số tính chất của không gian đầy.

14. Trình bày mối quan hệ giữa tính đầy và tính đóng.

15. Trình bày tính chất đầy của không gian tích.

16. Trình bày mối quan hệ giữa tính compắc và tính đầy.

1.8 Không gian mêtric


Hướng dẫn tự học
1. Không gian liên thông và tập liên thông được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

2. Trình bày tính chất của không gian liên thông.

3. Thành phần liên thông được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

4. Trình bày mối quan hệ giữa tính liên tục và tính liên thông.

5. Cung được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

6. Không gian liên thông cung được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.

7. Trình bày mối quan hệ giữa giữa tính liên thông và liên thông cung.

8. Không gian liên thông cung địa phương được định nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh
hoạ.

1.9 Không gian mêtric


Chuẩn bị các bài tập trang 43-46.

You might also like