You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC


- Môn học: MA4020 - Giải tích hàm một biến
- Số tín chỉ: 4
- Tổng số tiết tín chỉ (LL/ThH/TH): 60(60/00/120)
- Các môn học tiên quyết: Không có
1. Mục tiêu học tập
- Nắm vững các kiến thức về số thực, giới hạn dãy số thực, hàm một biến, giới hạn
và tính liên tục của hàm một biến, phép tính vi phân hàm một biến, phép tính tích phân
hàm một biến.
- Có kĩ năng giải các bài toán về về số thực, giới hạn dãy số thực, hàm một biến,
giới hạn và tính liên tục của hàm một biến, phép tính vi phân hàm một biến , phép tính tích
phân hàm một biến.
- Có tinh thần tự học, tự nghiên cứu và lòng yêu nghề, đam mê NCKH.
2. Tổng quan về môn học
Môn học trình bày về số thực và dãy số thực, hàm một biến, giới hạn và tính liên
tục của hàm một biến, phép tính vi phân hàm một biến, phép tính tích phân hàm một biến.
Đây là môn học đầu tiên của chuyên ngành Giải tích, đóng vai trò nền tảng cho các
môn học tiếp theo và có mối liên hệ gần gũi với chương trình phổ thông.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG Số tiết

LT ThH TH

Chương 1. Số thực- Lý thuyết giới hạn – Hàm số liên tục. 20 40


1.1. Số thực
1.2. Giới hạn dãy số
1.3. Giới hạn hàm số.
1.4. Hàm số liên tục.
Chương 2. Phép tính vi phân hàm một biến. 20 40
2.1. Đạo hàm và vi phân của hàm một biến số
2.2. Các định lý cơ bản về đạo hàm.
2.3. Khảo sát hàm số
Chương 3. Phép tính tích phân hàm một biến 20 40
3.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.
3.2. Tích phân xác định.
3.3. Ứng dụng hình học của tích phân xác định.
3.4. Tích phân suy rộng

III. QUI ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


1. Đánh giá chuyên cần: tham dự đầy đủ các buổi học, tham gia sửa bài tập và phát
biểu ý kiến xây dựng bài ... , trọng số 0,1
2. Đánh giá tự học, tự nghiên cứu: Theo chủ đề từng chương (nộp cuối mỗi chương),
trung bình cộng các bài tự học có trọng số 0,1
3. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: bao gồm 2 bài kiểm tra, hình thức tự luận thời
gian làm bài 45 phút (hoặc vấn đáp, trắc nghiệm…), trung bình cộng 2 bài có trọng
số 0,1
4. Kiểm tra – đánh giá cuối kì: hình thức tự luận, thời gian 90 phút, trọng số 0,7
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu bắt buộc:
[1] Nguyễn Mạnh Quý, Nguyễn Xuân Liêm, Giáo trình phép tính vi phân và tích phân
hàm một biến số, NXB Đại học Sư phạm, 2003, Thư viện Trường Đại học Đồng Tháp
- Tài liệu tham khảo:
[1] Đỗ Công Khanh, Toán học cao cấp, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
2005, Thư viện Trường Đại học Đồng Tháp
[2] Nguyễn Đình Trí, Toán học cao cấp, tập 1, NXB Giáo dục, Thư viện Trường Đại học
Đồng Tháp
[3] Phan Quốc Khánh, Phép tính vi phân, tập 1, NXB Giáo dục, Thư viện Trường Đại học
Đồng Tháp
[4] Nguyễn Viết Đông, Lê Thị Thiên Hương, Toán cao cấp, tập 1, NXB Giáo dục, Thư
viện Trường Đại học Đồng Tháp
V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
Giảng viên 1
- Họ và tên: Cao Thanh Tình
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0918866024
- Email: cttinh@yahoo.com
Giảng viên 2
- Họ và tên: Nguyễn Thành Nghĩa
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0909645886
- Email: nguyenthanhnghiamath@gmail.com
Giảng viên 3
- Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hiền
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán học, Trường Đại học Đồng Tháp
- Điện thoại: 0919242928
- Email: hiendhdt@gmail.com
Duyệt của Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng Bộ môn

You might also like