You are on page 1of 38

Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

LỜI NÓI ĐẦU

Các bạn thân mến !


Việc tổ chức các trò chơi trong sinh hoạt là việc không thể thiếu của
cán bộ Đoàn. Kỹ năng thiết kế những trò chơi, múa hát những bài hát tập
thể là một việc rất cần thiết.
Từ thực tế đó, Câu lạc bộ Kỹ năng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
biên soạn tập tài liệu “Kỹ năng công tác Đoàn”, nhằm giúp các bạn có
thêm những kiến thức và kinh nghiệm về kỹ năng công tác Đoàn.
Cuốn sách nhỏ này sẽ giúp các bạn biết thêm về các trò chơi trong giao
lưu, kỹ năng soạn và dịch mật thư, hát và múa một số bài hát tập thể phổ
biến.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi biên soạn tập tài liệu này nên chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự
cảm thông và đóng góp ý kiến của tất cả các bạn. Chúng tôi xin cảm ơn và
chân thành tiếp nhận.
Chào thân ái!

MỤC LỤC
• Chương I: Những hiểu biết cơ bản về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.

• Chương II: Một số trò chơi phổ biến trong sinh hoạt và giao lưu.

• Chương III: Mật Thư

• Chương IV: Hướng dẫn một số bài múa hát tập thể
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

KỸ NĂNG
CÔNG TÁC ĐOÀN
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

CHƯƠNG I

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN


VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU LỆ ĐOÀN THANH NIÊN


CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và
rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp
xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt
Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên,
đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và
trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt
động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập
thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho
đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
tập trung dân chủ.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng với tổ chức
thanh niên tiến bộ trên thế giới, phấn đấu vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ, vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
CÁC TÊN GỌI KHÁC NHAU CỦA ĐOÀN
QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách
mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

• Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
• Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
• Từ 11/1939 - 1941: Đoàn TN phản đế Đông Dương
• Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
• Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn TN Lao động Việt Nam
• Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn TN lao động Hồ Chí Minh
• Từ 12/1976 đến nay: Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh

CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của
Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa 2 kỳ Đại hội
cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp
Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
Hệ thống tổ chức của đoàn được tổ chức từ trung ương xuống cơ sở:

• Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở.


• Cấp Huyện và tương đương.
• Cấp Tỉnh và tương đương.

• Cấp Trung ương

6 CÁC BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN HIỆN NAY


• Đào Ngọc Dung--- Bí thư thứ nhất
• Nguyễn Thành Phong---Bí thư thường trực (được xem như cấp phó có quyền hạn
và trách nhiệm lớn nhất giúp việc cho Bí thư thứ nhất ông Đào Ngọc Dung ).
• Bùi Đặng Dũng
• Lê Mạnh Hùng
• Đoàn Văn Thái
• Lâm Phương Thanh
• Nông Quốc Tuấn
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

CỜ - HUY HIỆU- ĐOÀN CA

Lá cờ đoàn Huy hiệu đoàn

+ Cờ đoàn:
• Nền đỏ
• Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài.
• Ở giữa có hình huy hiệu Đoàn. Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5)
chiều rộng cờ.

+ Huy hiệu đoàn: Ý nghĩa: Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính
xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đoàn ca: Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” Nhạc và lời: Hoàng Hà 7
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

CHƯƠNG II
MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỔ BIẾN
TRONG SINH HOẠT VÀ GIAO LƯU

I.Những trò chơi ngoài trời.


1.Trò chơi bịt mắt bắt dê

Cách chơi: Mọi người vây thành vòng tròn, người "bắt dê" phải bịt mắt và tìm cách chạm vào
người chơi ( như trò bắt mù bình thường). Mọi người chú ý cố gắng không được làm đứt vòng
tròn. Chỗ nào bị đứt thì hai người làm đứt phải oẳn tù tì xem ai bị bắt.

2.Trò chơi bom nổ chậm


Cách chơi: Mọi người ngồi thành vòng tròn,người quản trò đứng ở giữa bắt giọng vài bài hát
tập thể. Trong khi đó, một người khác ở ngoài vòng tròn có nhiệm vụ lén lút đặt quả bom vào
sau lưng một ai đó. Người bị cài bom nếu như trước khi hết bài hát mà phát hiện quả bom sau
lưng mình thì phải nhanh chóng đem nó âm thầm đặt vào sau lưng người khác. Cứ như thế, đến
khi bài hát kết thúc, ai bị cài bom sau lưng hoặc đang cầm bom trên tay thì bị phạt.

3.Trò chơi sờ đầu

Cách chơi: Một khoảng đất trống trên sân trường, lớp học, hành lang làm chỗ chơi. Số người
chơi không hạn chế, khoảng 6 đến 8 người một lần. Dùng luật oẳn tù tỳ để chia đôi số người.
Người chơi của hai bên dùng tay vừa để che, đỡ để không cho đối phương sờ vào đầu mình, vừa
cố gắn sờ được vào đầu đối phương. Ai bị sờ vào đầu là bị thua và phải ra ngoài. Cuộc chơi cứ
thế tiếp tục đến khi bên nào còn một người chưa bị sờ đầu thì chuyển sang chơi chọi nhau, tức là
bên còn nhiều người lần lượt cử từng người ra chọi với 1 người còn của bên kia. Cuộc thi kết
thúc khi một bên hết người để chọi. Bên nào còn người chơi là thắng. Cuộc chơi lại tiếp tục từ
đầu.
Luật chơi: Mọi người di chuyển lung tung trên sân. Ai sờ vào đầu đối phương trước là thắng,
người thua phải ra ngoài, người thắng đi tìm người khác để sờ tiếp. Khi một bên nào đó còn lại
một người thì bên kia cử một người ra chội. Luật chơi vẫn là dùng tay sờ vào đầu bạn.
4.Trò chơi điện giật
Cách chơi: Tập hợp mọi người thành vòng tròn. quản trò ngồi giữa vòng.mọi người xoè tay trái
ra để phía bên trái, còn tay phải thì dùng ngón trỏ để vào tay trái của người bên phải mình, sao
cho tạo thành một vòng tròn khép kín. quản trò phải chọn một người làm mốc. khi bắt đầu trò
chơi quản trò hô "điện chạy" thì người làm mốc dùng tay trái của mình nắm lấy tay phải của
người bên trái đã để lên trước đó và run run. và người bên trái khi nhận được "điện" run từ
người bên phải ngay lập tức cũng dùng tay trái run như vậy. và cứ thế điện sẽ chạy xung quanh
vòng tròn. điện sẽ ngưng khi quản trò hô "điện giật" và điện giật người nào thì người đó sẽ bị
bắt phạt
Chú ý để cho công bằng thì khi điện đang chạy thì quản trò phải nhắm mắt lại cho đến khi điện
giật. và cứ thế ta lặp lại trò chơi cho đến khi bắt đủ số người cần phạt.
5.Trò chơi đua ghe
Cách chơi: Mỗi đội 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội. Khi thi đấu các
đội sẽ ngồi theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi
trước, hai tay của người ngồi trước nắm lấy chân của ngồi sau. khi nghe lệnh xuất phát , các đội
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên thắng cuộc và được vào vòng
trong.
Luật chơi: các đội phải giữ nguyên hàng như đã sắp trong suốt quá trình đua, đội nào bị đứt
khúc sẽ bị loại .
6.Trò chơi con tàu tìm báu vật
Cách chơi: Mỗi đội 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội Mỗi đội đứng xếp
thành một hàng dọc để làm thành những đoàn tàu, tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người
cuối cùng làm thuyền trưởng tàu. Mỗi đội được qui định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, cái
nón … để cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau
những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: nếu trưởng tàu đập lên vai trái người
đứng trước thì tàu rẽ trái, nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải, nếu
trưởng tàu đập lên cả hai vai thì tàu đứng yên. Người nào

nhận được ám hiệu xong thì chuyển tín hiệu cho người đứng trước mình theo cách tương tự tàu
sẽ di chuyển . Tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó sẽ thắng. Luật chơi: không dùng lời nói
để điều khiển ai vi phạm sẽ bị loại khỏi vòng thi đấu.

7.Trò chơi chuyển thun trên lưng ngựa


Chuẩn bị : tăm tre , thun.
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 20 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 03 đội, một
người cõng một người, người được cõng sẽ ngậm một tăm tre, quản trò cấp 10 cọng thun cho
cặp đứng đầu của các đội, khi có hiệu lệnh, cặp thứ hai dùng tăm tre lấy thun từ cặp thứ nhất và
chuyển cho cặp đứng sau, mỗi lần chỉ được lấy 1 cọng thun, cứ thế chuyền thun đến cặp cuối
cùng, khi nào người cuối cùng nhận hết 10 cọng thun trước thì thắng.

8.Trò chơi gieo sỏi


Cách chơi: người chơi được chia thành nhiều đội xếp thành những hàng dọc, để bong bóng
chưa thổi cách vạch xuất phát 5-7m, mỗi người chơi cầm sẵn trên tay số sỏi theo qui định, khi
có lệnh của người quản trò từng người sẽ chạy đến bỏ sỏi vào bong bóng, sau đó chạy về, người
thứ hai tiếp tục, cứ thế hết thời gian qui định đội nào có số sỏi bỏ vào trong bong bóng nhiều
nhất thì sẽ thắng.
Luật chơi: số người chơi của mỗi đội là như nhau.

9.Trò chơi cưỡi xe đạp ném con


Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội gồm 4 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội.
Khi có lệnh của người quản trò thì người thứ nhất của đội 1 cưỡi xe đạp và trên tay cầm một quả
bóng nhỏ, khi chạy được một đoạn thì bên đường chạy có để một vòng tròn buộc người chơi
phải ném vào vòng tròn đó (bóng được ném vào sẽ tính 1 điểm) và chạy về đích. Khi đó người
thứ hai của đội 1 có thể xuất phát và lần lượt cho đến hết đội 1, các đội có thể tiến hành cùng
một lúc.
Luật chơi: Phải dùng xe đạp và dùng tay ném bóng vào vòng tròn, đội nào ném nhiều
nhất sau một khoảng thời gian quy định sẽ thắng và được vào vòng trong.
10.Trò chơi “Người - hồ - súng”
Thể loại: Phản xạ
Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng11quanh và bất ngờ đứng trước
một bạn rồi thực hiện một trong ba động tácsau:
-Người:đứng yên giậm chân một cái
- Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi... "grừ!!"
- Súng: Tay như cây súng rồi "Đùng" thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò "Bắn súng" và "Oẳn tù tì")
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
11.Trò chơi đánh trống loảng
Thể loại: Phản xạ.
Cách chơi: Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước
một bạn rồi hỏi một câu bất kì. Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập
gì tới câu hỏi hết. ( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu "yes-no", dễ "dính" lắm. )
Ví dụ: QT: "Bạn ăn cơm chưa?"
DV: "Chưa" hoặc "rồi" là tiêu, chậm cũng tiêu luôn. ------> Có thể trả lời mấy câu đại loại
như: "Bồ tui có ở nhà.", "Hôm nay trời đẹp."....

12.Trò chơi bịt mắt bắt dê 2


Cách chơi: Chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng và sạch sẻ, thoáng mát.lấy một chiếc khăn nhỏ,
không nhìn qua được. Người chơi đứng quanh làm hàng rào(rộng khoảng 5 đến 7m) cùng vỗ tay
cổ vũ cho bạn chơi. Chọn hai người vào chơi. Một người làm dê và một người đi bắt dê, cả hai
đều bịt mắt. Người hướng dẫn đưa hai bạn vào giữa vòng, đứng quay lưng vào nhau cách nhau
một cánh tay. Qui định ai là người làm dê và ai là người đi tìm. Dê phải vừa đi vừa kêu, người
đi tìm dê phải chú ý nghe tiếng dê kêu mà đuổi bắt. Người hướng dẫn hô "bắt đầu" và đẩy hai
bạn sang bên.cuộc chơi bắt đầu, dê kêu, người đi bắt, các bạn xung quanh hò reo. Nếu bắt được
dê thì thắng cuộc, chọn hai bạn khác vào chơi như từ đầu.
Luật chơi: Bịt kín mắt không được ti hí (do người khác bịt cho, tự mình không được động vào).
Dừng lại (cách 5 đến 10giây), dê phải kêu be, be. Các bạn xung quanh không được mách cho
bạn dê hoặc cho người đi tìm. Không được chui ra khỏi hàng rào. Nếu sau một thời gian nào đó
mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng, thay hai người khác vào chơi.

13.Trò chơi với viên đá


Mỗi đội từ 5 - 10 người, mỗi thành viên lần lượt tham gia đua từ điểm xuất phát đến đích.
Đội nào đến đích trước là thắng. Tuy nhiên, đâu phải chạy đua bình thường đâu mà dễ ăn hả
bạn.
Có 4 quy tắc đua như sau:
- Đặt viên đá lên bàn chân và nhảy lò cò đến đích
- Kẹp viên đá giữa 2 đầu gối và "đi kiểu vịt bầu" về đến đích
- Kẹp viên đá giữa cổ và cằm đi về đến đích
- Đặt viên đá lên vai phải và đi về đến đích
Trong quá trình về đích, ai làm rơi viên đá thì phải chạy về vị trí cũ.

14.Trò chơi “Ta là vua”


Cách chơi: Tập họp vòng tròn,người quản trò đứng ở giữa. Khi quản trò chỉ người nào thì
người đó hô “Ta là vua”, hai người hai bên hô “tâu bệ hạ”và cúi thấp xuống. Nếu người chơi
không thực hiện đúng thì sẽ bị phạt

15.Trò chơi bắn súng 1


Thểloại: Phản xạ. Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng
trước một bạn nói "Đùng!" hoặc "Á!"
Nếu người quản trò nói "Đùng!" thì người chơi phải nói "Á!" và ngược lại. Thực hiện động tác
"Đùng!" bạn dùng tay làm như cây súng và chỉ vào người kia. Thực hiện động tác "Á!" bạn
giang hai tay ra và hơi ngã về sau. (Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lắm đó *_*)
16.Trò chơi bắn súng 2
Quản trò bắn người nào người đấy giơ tay đầu hàng. Quản trò bắn về bên trái, phải, trên, dưới
thì người bị bắn phải né sang phải, trái, ngồi xuống hoặc nhẩy lên. Ai không làm hoặc chậm là
thua.
17. Trò chơi "Seven up"
Thể loại: Người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò đứng giữa vòng.
Cách chơi: Quản trò chỉ vào một người, người đó liền nói "Một" và đưa tay ngang ngực chỉ về
bên trái hoặc bên phải. Người bên cạnh theo hướng chỉ sẽ nói "Hai" và tiếp tục như thế cho đến
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
"Sáu". Khi người thứ sáu chỉ về phía nào thì người ở phía đó nói "Seven up" và đưa tay vòng
lên đầu chỉ về một trong hai hướng như trên. Người theo hướng đó bắt đầu hô "Một"… và trò
chơi cứ thế tiếp tục.
Luật chơi: Khi chỉ về hướng người nào mà người đó không hô hoặc không thực hiện động tác
đưa tay, hoặc chậm là sai.

18. Trò chơi "Đoàn kết"


Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa để điều khiển trò chơi.
Nội dung: Quản trò cho người chơi học thuộc các câu sau:
Quản trò hô Người chơi đáp
Đoàn kết Thì sống
Chia rẽ Thì chết
Kết bạn Kết mấy
Cách chơi: Khi người chơi nói "Kết mấy", quản trò hô "Kết 2,3,4….."
Người chơi nhanh chóng tìm người để kết bạn theo lời của quản trò
Luật chơi: Ai chậm chạp, không kết đủ só bạn thì thua
Chú ý: Để tạo không khí vui vẻ, quản trò có thể hô "Kết 3 người 2 chân", "Kết 3 mông chụm
một", "Kết 2+4-3",…
19. Trò chơi "Gió thổi"
Nội dung: Người chơi xếp thành vòng tròn. Khi quản trò nói gió thổi những người có đặc điểm
gì đó thị họ phải thực hiện theo yêu cầu của quản trò (nhảy lò cò một vòng rồi về vị trí cũ, đến
vị trí khác…).
Ví dụ: Quản trò hô "Gió thổi một người nam đến xen kẻ một người nữ" thì người nam phải tự
động tìm đến giữa hai người nữ.
Cách chơi:
Quản trò hô: Gió thổi gió thổi
Người chơi đáp:Thổi ai thổi ai
Quản trò hô: Thổi người mặc áo trắng, Thổi bạn nam, Thổi người mang dày đen,…

20. Trò chơi "Đi chợ"


Người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò đứng giữa.
14 Nội dung: Quản trò cho người chơi học thuộc các câu sau:
Quản trò: Đi chợ đi chợ
Người chơi: Mua gì mua gì
Quản trò: Mua… mua…(chẳng hạn: Mua hoa mua hoa)
Người chơi: Hoa gì hoa gì
Quản trò: Hoa mai…
Cách chơi:
Quản trò đi trong vòng tròn và cho người chơi cùng đọc các câu trên để mua hàng. Khi quản trò
nói "Hoa mai" và chỉ vào một người, người đó liền đi theo sau quản trò. Trò chơi cứ tiếp tục
như thế cho đến khi quản trò "mua" được nhiều thứ. Sau đó quản trò hô "Họp chợ", những
người mà quản trò "mua" được liền ngồi xuồng thành một vòng tròn nhỏ để họp chợ. Khi quản
trò hô "Đi chợ", tất cả những người đó liền đứng dậy theo quản trò để tiếp tục đi chợ. Quản trò
hô "Tan chợ" thì những người này nhanh chóng giải tán và đứng vào vòng tròn bên ngoài.
Luật chơi: Người nào giải tán vào vòng tròn chậm hơn phải vào thay cho quản trò để tiếp tục
điều khiển trò chơi.

21. Trò chơi "Sao cô đơn"


Khi các bạn nam và các bạn nữ e ngại, không tiếp xúc với nhau, quản trò tổ chức trò chơi để
giúp người chơi có thể "làm quen" với nhau, giúp họ mạnh dạn hơn.
Nội dung: Quản trò cho người chơi học thuộc bài hát:
Ngắm ánh trăng đêm đêm hỏi rằng/Hồng xanh hồng xanh xanh hồng xanh/Ngôi sao xanh kia
chính là anh/Ngôi sao hồng chính là chị kia/Không có ngôi sao nào là sao cô đơn.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
Cách chơi: Trước tiên, tập thể hát bài hát trên, quản trò cùng một người nữ cầm tay nhảy quanh
vòng tròn. Khi hát đến chỗ "chính là anh", người nữ chỉ vào một người nam. Khi hát đến chỗ
"chính là chị kia", người nam chỉ vào một người nữ. Kết thúc bài hát, hai người bị chỉ sẽ ra thay
chỗ cho hai người trước đó và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả mọi người trong vòng đều
được ra nhảy.

II.Những trò chơi trong phòng


1)Những trò chơi có sử dụng bài hát.
Người quản trò sẽ bắt một bài hát , sau đó người chơi sẽ hát theo và làm theo những hành động
của quản trò…
Bài hát 1:
Buổi họp mặt hôm nay sao vui quá (vỗ tay ba tiếng)
Buổi họp mặt hôm nay sao vui quá (vỗ tay ba tiếng)
Em ơi em đi về đâu (vỗ tay ba tiếng)
Nhớ nhé bắc cho nhịp cầu (vỗ tay 3 tiếng +7 tiếng)
Cách chơi:Khi hát thay đổi từ em ơi bằng tên các bạn có mặt trong buổi giao lưu.
Bài hát 2:
Nhìn mặt nhau đi,xem ai có giận hờn gì
Nhìn mặt nhau đi,xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau đi,hãy nhìn mặt nhau đi.
Cách chơi: Thay từ mặt bằng các từ khác như tay,chân,mũi…hoặc thay từ nhìn bằng từ sờ và
từ giận hờn bằng không cho sờ.
Bài hát 3:
Đi học về là đi học về - Tất cả hô: Go!Go!Go
Em vào nhà em chào ba mẹ - Tất cả hô:Hello!Hello!Hello!
Cha em khen rằng con rất ngoan -Tất cả hô:Good!Good!Good!
Mẹ âu yếu hôn đôi má em - Tất cả hô: Kiss!Kiss!Kiss!
Bài hát 4:
Ai đã từng đi tới đi lui,đi tới đi lui xong rồi đi tới
(Theo nhạc bài Tiểu đoàn 307)
Cách chơi: Làm động tác tay theo lời bài hát.Có thể thay bằng đi xuống ,đi lên
Bài hát 5:
Hát lên đi bạn ơi,thẹn thùng gì mà ngại ngùng gì
Hát lên đi bạn ơi đừng rụt rè và đừng ngần ngại
(Xung quanh ta là bạn bè)2
(Hát lên đi)3,chúng ta cùng vui
Cách chơi: Dùng để mời người khác hát
2)Những trò chơi không sử dụng bài hát.
16 1.Trò chơi “đứng ngồi nằm ngủ”
Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật:
-Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
-Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
-Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí.

2.Trò chơi theo nhóm


+Kiểu 1: Đoán nghề,đoán con vật,đoán bài hát
Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng.Nhóm trưởng được quản trò cho biết một nghề hay con vật,bài
hát nào đó và có nhiệm vụ thông báo lại cho nhóm mình biết bằng hành động chứ không được
nói.Nhóm nào đoán ra trước sẽ được thắng.
+Kiểu 2:Tôi cần,thi hát theo chủ đề,hát và múa theo động tác của quản trò: Làm theo yêu cầu
của quản trò
+Kiểu 3:Làm ngược theo yêu cầu
Chia làm 2 nhóm.Nếu quản trò yêu cầu nhóm một làm gì thì nhóm một không làm mà
nhóm hai làm và ngược lại.
3.Trò chơi “Chào hỏi”
Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh,
tạo không khí vui.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
- Làm không rõ động tác là sai.
Chú ý:
- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

III. GỢI Ý MỘT SỐ HÌNH PHẠT


TRONG TRÒ CHƠI
1)Trời hành: Quản trò yêu cầu gì thì phải làm theo(Hát, múa,làm trò…)
2)Bơm xe đạp: Cầm chéo hai tai của mình ngồi xuống đứng lên nhiều lần.
3)Tập nghi thức ngồi :Tập nghi thức theo tiếng hô của quản trò ở tư thế ngồi.
4)Nặn tượng : Một người làm đất sét,một người làm thợ nặn.Người làm đất giữ vững các tư thế
mà người kia đã nặng.
5)Kéo tai, mũi : Tay người này cầm mũi người kia và ngược lại. Sau đó một người ngồi xuống
còn người kia vẫn đứng nguyên và đổi lại.
6)Nhẩy cóc : Nhẩy theo nhịp bài hát trong tư thế ngồi.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

CHƯƠNG III

MẬT THƯ

MẬT THƯ
A. NHỮNG YẾU TỐ CỦA MẬT THƯ
Mật thư là một bản thông tin được viết bằng các kí hiệu bí mật hoặc bằng các kí
hiệu thông thường nhưng theo một cách sắp xếp bí mật mà người gởi và người nhận đã
thoả thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung trao đổi.
Các kí hiệu và cách sắp xếp ấy gọi là MẬT MÃ. Muốn hiểu được nội dung của mật
thư thì phải khám phá những bí mật của kí hiệu và cách sắp xếp ấy. Quá trình khám phá
ấy gọi là GIÁI MÃ.
Mật mã gồm hai yếu tố: hệ thống và chìa khoá.
1. Hệ thống :
Mật mã được mã khoá theo hệ thống nào do người nhận và người gởi đồng ý
trước. Hệ thống này phải tuân theo những nguyên tắc bất biến, những bước tiến hành
nhất định.
Có nhiều hệ thống nhưng chúng ta thường sử dụng 4 hệ thống cơ bản sau:
• Hệ thống có bảng tra (bảng mẫu)
• Hệ thống thay thế
• Hệ thống dời chỗ
• Hề thống ẩn giấu
2. Chìa khoá:
Để nâng cao tính bí mật của bản tin người ta sủ dụng thêm một chìa khoá. Người
nhận tuy biết được hệ thống nhưng không biết được chìa khoá thì khó giải được.
Chìa khoá có thể là một từ, một tiếng, một nhóm từ hoặc một hình vẽ. Người
nhận bắt buộc phải dựa vào đó để tìm ra cách giải.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
B. MỘT SỐ DẠNG MẬT THƯ
1. QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN.
A. HƯỚNG DẪN:
Ở một số nước trên thế giới có sử dụng mẫu tự Latinh thì các chữ hoàn toàn không có
dấu mũ như: â, ă, ê, đ, ô, ư, ơ …và không sử dụng các dấu thanh: Sắc, huyền, hỏi, ngã,
nặng. Do đó ngành bưu điện Việt Nam đã tạm quy ước các dấu thanh và dấu mũ trên
bằng một số chữ tương ứng, mà ta thường gọi là Quốc ngữ điện tín.
Mật mã quốc ngữ điện tính được quy ước như sau:
 = AA ƯƠ = UOW
Ă = AW Sắc (/) = S
Ê = EE Huyền (\) = F
Đ = DD Hỏi (?) = R
Ô = OO Ngã (~) = X
Ư = UW (=W) Nặng (.) = J
Ơ = OW
+ Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp
Ví dụ: “Đôi mươi” sẽ được viết là “ddooi muowi”
+ Cách đặt dấu thanh: Đặt phía sau mỗi từ.
Ví dụ: “Bác Hồ” sẽ được viết thành “Bacs Hoof”
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Điện tín gởi cho bạn.
“Nganhf Buwu Dieenj treen thees giows hieenj nay khoong conf suwr dungj dichj vuj
ddanhs ddieenj tins nuwax, bowir vif ddax cos nhuwngx phuowng tienj hieenf ddaij
nhuw: Fax, Email.”
2.ĐỌC LÁI (2 TỪ)
A. HƯỚNG DẪN:
Trong lúc nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay đọc lái để tạo ra
tình huống vui nhộn. Ví dụ người ta thường nói: Chuyện này “đơn giản” như “đang
giỡn”, hay thời buổi hiện nay cứ càng “Hiện đại” thì càng “hại điện”…
Thế nên loại mật thư này buộc lòng chúng ta phải nói lái toàn bộ. Nguyên tắc nói lái thì
đa dạng. Nhưng ở đây chúng ta chỉ sử dụng cách nói lái theo quán tính. Ví dụ: “đọc
ngược”thì ta nói “được ngọc”…
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Choà khía
EM ANH – HỄ VẦY – SỌP HUM – VÁU NHƠI - Ả NHỜ - CẢ TUA

3.ĐỌC LÁI (3 TỪ)


A. HƯỚNG DẪN: Ở cách này thì yêu cầu là phải nói lái cùng một lúc 1 cụm có 3 từ đi
liền nhau. Do đó từ ở giữa vẫn giữ nguyên chỉ nói lái từ đầu và cuối thôi.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá ():Lái liên 3
CÃY BẠN HÁC – NÃ TẤT CỘP – MÀ CON GỘT – BỊT CON VA – BÉO CON HÔN
– ĐỊT LÀM THỂ - UI CHO VĂN – CÉ BẠN NHÁC..

4.PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG


A. HƯỚNG DẪN: Ta có thể kết hợp đủ thứ phát âm địa phương (Giọng miền
Bắc,Huế,Quảng Nam,Nam Bộ…) để tạo thành một mật thư.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá ():Phát âm Bắc Trung Nam
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
TẬT CẠ NHENG CHẢNG DÌA TRẸ ĐỆ TẠP HỘP THÈNG TỪN ĐỌI ĐÃNH CHẬN
GIẠ ĐỌC KHA BỒ.

5.GIẤY THAN(CACBON)
A. HƯỚNG DẪN: Ta có thể lấy một tờ giấy than mới,sau đó viết đè bản tin lên một tờ
giấy để sau đó người dịch phải nhìn vào tờ giấy than soi lên ánh sáng sẽ thấy bản tin.

6.TỤC NGỮ -THÀNH NGỮ


A. HƯỚNG DẪN: Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hoặc những câu thơ nổi tiếng cũng là
những khối vững chắc cố định.Ta dễ dàng đoán ra một tiếng nào đó bị mất đi trong một
câu tục ngữ, thành ngữ.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá ():Điền vào chỗ trống
……lửa tắt đèn
……khóc mai cười
Không……mà đến
Giàu nhờ……sang nhờ vợ
……hẹn lại lên
Con hơn cha là……có phúc
Làm……hai chủ
Làm……ăn thiệt.

7.BỎ ĐẦU BỎ ĐUÔI


A. HƯỚNG DẪN: Mật thư sẽ có rất nhiều chữ và câu. Nhưng ta chỉ cần bỏ chữ đầu và
chữ cuối. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Chặt đầu chặt đuôi, đem về nấu cháo
Nếu không có việc gì khó lắm
Ta chị sợ lòng không bền thôi
Ta đào núi và lấp biển đông
Hãy quyết chí và ắt làm nên chuyện.

8.SỐ THAY CHỮ 1


A. HƯỚNG DẪN: Đây là dạng đơn giãn nhất A=1. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái rồi sau
đó viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2…và Z là số 26 (giống như bảng ở dưới). Sau
đó dịch bình thường bằng cách:cứ thấy số nào thì điền chứ tương ứng vào bên dưới.

A B C D E F G H I J
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
K L M N O P Q R S T
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
U V Ư X Y Z.
21 22 23 24 25 26
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá ():A=1
4,15,1,14 – 17,21,1,14,7 – 16,8,1,20 – 20,18,9,5,14 – 11,8,15,14,7 – 14,7,21,14,7
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
9.SỐ THAY CHỮ 2
A. HƯỚNG DẪN: Dựa vào bảng mẫu tự theo vần Việt Nam.Theo như hướng dẫn của
khoá thì ta buộc phải thuộc bảng mẫu tự chữ cái tiếng Việt,tức là bảng chữ cái gồm 29
chữ như bảng dưới đây:

A Ă Â B C D Đ E Ê G
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
H I K L M N O Ô Ơ P
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Q R S T U Ư V X Y
21 22 23 24 25 26 27 28 29
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): A=1,Y=29
BV: 10,1 – 5,25,16,10 – 15,8 – 5,11,19,23 – 11,17,1,12 – 7,1,23 – 16,11,1,25 AR

10.SỐ THAY CHỮ 3


A.HƯỚNG DẪN:Cũng giống như mật thư 9 nhưng ở đây ta phải dựa vào chìa khoá để
xem phải dùng mẫu tự 26 hoặc 29 chữ cái.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Tiến lên! Thằng già mà bẽ gãy sừng trâu (z = ngắt chữ)
24 19.21.3.15.12.6.8.7.20.16.6.10.10.11.11.20.20.25.6.25.7.7.20.6.17.14.7.7.1.25.6.2.1.21.3
.20.12.6.20.14.7.20.4.6.13.7.3.22.16.6.20.13.1.21.3.15.12.6.19.7.20.13.6.20.21.3.6.10.10
.21.24.6.18.7.7.5.25.6.10.10.15.7.16.6.9.14.15.24.6.17.14.21.6.8.7.1.25.

11.CHỮ THAY CHỮ 1


A.HƯỚNG DẪN: Khác với mật thư số thay số,loại mật thư chữ thay chữ sẽ thể hiện
cho chúng ta thấy một bản tin toàn những chữ khó hiểu.Từ đó ta phải giải khoá để hiểu
rõ những chữ đó muốn nói gì.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Anh đi chăn bò
BV: Lippoh – offo – eeffs – usfs – fn – dipxj – ebp

Với mã khoá của dạng mật thư chữ thay chữ thì rất đa dạng và phong phú.Ở đây
chúng tôi giới thiệu một số cách giải khoá để các bạn tiện tham khảo.
A đi chăn dê : A=D
Bò con bằng tuổi dê: B=D
Kéo thang một nấc xê ra ngoài : H=C
Hãy ca hát cho vui: H=K
Anh cả hết sức ngại ngùng: A=E
Bưng phở phải bỏ trứng gà: P=O
Rùa bị điện giậc: Q=T…
Chị ngã em nâng: M=X

12.CHỮ THAY CHỮ 2


A.HƯỚNG DẪN: Khi gặp loại mật thư này ta chỉ cần viết ba câu đầu của bài quốc ca
và chèn 26 chữ cái la tinh vào ứng với từng chữ của bài quốc ca. Ta sẽ giải được mật thư
một cách dễ dàng.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc


A B C D E F G H I
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
J K L M N O P Q R
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
S T U V W X Y Z

13.XUỐNG THANG MÁY


A.HƯỚNG DẪN: Cứ nhìn theo khoá, ta lần lượt xếp 5 nhóm mẫu tự thành 5 tầng, rồi
đọc theo hướng dẫn mũi tên của khoá cho đến hết bản tin.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá ():

BV: T A V E E F D D E E
A F L A F P H A I N
C J B A I F N G R S
N H O W S N H A H N
S B A N J ! E Y O H

14.BÃO CUỐN
A.HƯỚNG DẪN: Khi thấy loại mật thư này,trước hết phải xác định tâm bão nằm ở chỗ
nào. Sau đó ta tìm hướng đi từ chỗ thứ hai trở đi giống hình mũi tên của khoá và có
nghĩa
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH: ? D A A T S L I
Chìa khoá (): Ngôi sao là tâm ! D O O S 7 D E
bão
S F S C H U D E
T O X I  W A N
W A O O C N N F
A V A B F G G T
M S N E E I T R
S Y A H N G N O

15.XOẮN ỐC
A.HƯỚNG DẪN: Khi nhìn thấy loại mật thư này trước hết ta phải xác định chữ đầu tiên
nằm ở chỗ nào. Sau đó ta tìm hướng đi từ chữ thứ hai trở đi, sau cho hướng đi giống
hình mũi tên của khoá và có nghĩa.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Chuột chạy vô hang O W N G V U
U A N H F O
D H O A C W
N T L R O N
A Y A A X G
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
16.MƯA RƠI
A.HƯỚNG DẪN: Khi gặp bản tin loại này thì ta phải sắp xếp các mẫu tự thành những
hàng với số mẫu tự của mỗi hàng bằng nhau. Sau đó dịch bản văn theo hướng nghiêng từ
phải qua trái và từ trên xuống giống như
hướng của các hạt mưa rơi. C O M C C J
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH: N A A H T D
Chìa khoá (): Mưa rơi F I A R D N
X M A U G O
E W O F N U
M W C H W !

17.MẬT THƯ TOẠ ĐỘ 1


A.HƯỚNG DẪN: Mật thư toạ độ là một mật 1 2 3 4 5
thư rất phong phú và đòi hỏi sự chính xác cao.
Xuất phát kiến thức từ binh chủng pháo binh. A A B C D E
Toạ độ là một hình thức xác định một điểm nào B F G H I J
đó mà C K L M N O
đường trục ngang và trục đứng được biết trước.
Theo đó người ta sắp xếp 25 chữ cái la tinh D P Q R S T
(không tính chữ z) vào trong 25 ô chia đều các E U V W X Y
cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn
như hình vẽ dưới.

Khi giải mã ta chỉ cần đối chiếu trục ngang với trục đứng là sẽ ra được nội dung cần tìm.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): A1=A ,E5=Y
A4,A4,A1,E4 – A4,A4,A5,A5,C4,D4 – C4,C5,E3,B4 – D3,C5,C5,B4,B1

18.MẬT THƯ TOẠ ĐỘ 2


A.HƯỚNG DẪN: Đây là mật thư toạ độ mà gốc là M=(0,0). Ta sắp chữ cái vào 25 ô
vuông theo hàng ngang và đánh số như sau: Số thứ nhất là xác định hàng dọc. Số thứ hai
là xác định hàng ngang. Từ đó ta có B=(-2,2) I=(1,1)
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): M(0,0) A(-2,2) Y(2,-2)

BV:(0,2)(2,0) – (-1,0)(2,2)(1,0) – (-1,2)(-2,2)(1,0) – (2,-1)(0,1)(-2,2)(2,-1) –(2,-1)(-2,-


2)(2,-2)(2,2)(2,-1) – (-1,-2)(2,0)(1,1) .AR
- - 0 1 2
2 1
2 A B C D E
1 F G H I J
0 K L M N O
- P Q R S T
1
- U V W X Y
2
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
19. CHẴN LẼ
A.HƯỚNG DẪN: Đây là dạng mật thư biến thể từ MORSE .Số chẵn = tic (.) Số lẽ =(-)
Như vậy dựa vào bảng Morse ta cứ nhận biết những chữ số lẽ:1,3,5,7,9 được ký hiệu
bằng Tic(.)
Và những chữ số chẵn:2,4,6,8 được ký hiệu bằng Tè(-)
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Chẵn lẽ
213,457,682,94,61,3587–294,1,3,6,791–2,468,246,8,359 AR.28

20. MỰC VÔ HÌNH


A.HƯỚNG DẪN: Mực vô hình là thứ chất lỏng không màu dùng để viết mật thư. Khi
khô đi, mực không để lại dấu vết gì trên trang giấy. Người nhận thư sẽ làm cho nét chữ
hiện hình bằng cách nhúng tờ giấy vào nước, hơ lửa hoặc bôi hoá chất lên. Nét chữ có
màu xanh, nâu, vàng.đỏ hoặc đen tuỳ theo mỗi thứ mực và thuốc hiện hình. Dưới đây là
một số loại mực vô hình và thông dụng và các biện pháp làm cho nét chữ hiện rõ.
+Nước trái cây (cam, chanh…) Hơ lửa
+Nước đường Hơ lửa
+Mật Ong Hơ lửa
+Xà bông Nhúng nước
+Huyết thanh Nhúng nước
+Sáp đèn cày Hơ lửa
+Giấm,sữa Hơ lửa
Các khoá là:
Nếu cần giải với nước thì ta dùng các khoá sau:
-Hãy tắm rửa tôi cho sạch sẽ
-Tôi khát quá! Hãy cho tôi uống nước
-Nước là chất lỏng rất cần thiết cho cuộc sống
Nếu cần giải với lửa thì ta dùng các khoá sau:
-Tôi lạnh quá! Hãy sưởi ấm cho tôi
-Nếu có lửa loài người sẽ làm chúa tể muôn loài.

21.MẬT THƯ Ô CHỮ


A.HƯỚNG DẪN: Khi gặp mật thư loại này ta phải đi giải các ô chữ hàng ngang, sau đó
dựa vào toạ độ hoặc dựa vào nghĩa trong ô chữ hàng dọc để giải.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:
Chìa khoá (): Ô chữ hàng dọc
BV: GDX – DQK – FKDQ – KXQT – WKHR – QJXRL – QKXQJ

5
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
1-Người anh hùng đã dũng cảm huy sinh một cánh tay để làm trọn nhiệm vụ, lập nên
thành tích lớn trong chiến dịch biên giới.
2-Tên của Bác Hồ khi người làm đầu bếp trên tàu sang Pháp tìm đường cứu nước
3-Người đã có công khai phá miền Nam
4-Tổng bí thư đầu tiên của nước ta
5-Tên một đoàn quân do ba anh em nhà họ Nguyễn lãnh đạo.

BẢNG SEMAPHORE
BẢNG MÃ MORSE
Đây là bảng mã điện tín phổ biến nhất trên thế giới dựa vào độ dài ngắn của tín
hiệu (điện, ánh sáng, âm thanh...) để biểu thị kí tự. dưới đây là các kí tự được biểu
thị bằng tín hiệu morse:

*Quy ước: dấu(.) biểu thị tín hiệu ngắn, dấu (_) biểu thị tín hiệu dài.

A ._ B_... C_._. D_..


E. F.._. G_ _. H..
I._ _ J._ _ _ K_._ L._..
M_ _ N_. O_ _ _ P._ _ _
Q_ _._ R._. S... T_
U.._ V..._ W._ _ X_.._
Y_._ _ Z_ _..
1._ _ _ _ 2.._ _ _ 3..._ _
4...._ 5..... 6_....
7_ _... 8_ _ _..
9_ _ _ _. 0_ _ _ _ _

MỜI CÁC BẠN


GIẢI THỬ CÁC MẬT THƯ SAU
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
Mật thư số 1:
OII: Tụi bây hỏi anh Hùng chỉ dùm cho.
BV: 25,2,16,25 - 6,17,7,1 – 24,21,7 – 27,21 – 1,3,21,3 – 27,17,10,25 –
6,23,15 - 15,2,17 – 27,23,16 – 15,3,29,7 AR
Mật thư số 2:
OII: Thằng mù có một cây gậy
BV: BCX – AGS – NGC – GDE –OXZ – IFK – BXC – AYS – OLM AR

Mật thư số 3:
OII: Đôi bàn tay của em nay em múa cho thật xinh
BV: 25,24,11,7 – 1,1,24,21 – 4,24,24,11,3 – 19,2,2,3 – 1,1,6,26,5,16 – 15,12,12,6,3 –
1,1,12,16 . AR
Mật thư số 4:
OII: Anh Hùng đi từ nhà đến cơ quan rồi quay ngược trở về.
BV: FGNWOUHT – FHNIB – JTAOH – HNIS – XNAAV – FYAN – RYAB –
SWUHT – SIOOT .AR

Mật thư số 5:
OII: Ngôi sao vàng ở giữa
Bão đã nổi lên rồi
Nào anh em vùng dậy
Vì tổ quốc ngày mai
BV: !SCWOUN – DDFOAHS – INAAUJT – LOM – XWA – EWUAFUA – EI! –
TATD – NCUNGFO .AR

Mật thư số 6:
OII: Cách đây tám năm em bước sang tuổi trăng rằm
BV: 12,26,19,6,26 – 6,1,23,6 – 14,1,23,12 – 6,19,5 – 14,1 – 6,25,19,17 –
5,19,1.AR
Mật thư số 7:
OII: Thành Cổ Loa - Người chiến sĩ cách mạng ? X G I N B
đứng trước kẻ thù E O R U X U
BV: N L I K D J
T T  B K H
Mật thư số 8: G X H M U L
OII: Khát vọng tuổi trẻ - Anh ở quê chờ em. K T F A S N
BV: Trẻ giông hương bão – bão đang dù hôm – hôm đang giông – hôm bão nay –
lên dù ngày. AR
Mật thư số 9:
OII: Hi! Lâu rồi không gặp.
BV: 21,14,12,11 – 11,8,2,2,1,20,6 – 26,14,1,20,23 – 17,17,2,16,23 – 7,22,1 –
1,21,14,10,1,6. AR

Mật thư số 10:


OII: Chiều nay mưa rơi trên phố Huế
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
BV: C O M C C J
N A A H T D
F I A R D N
X M A U G O
E W O F N U
M W C H W !
Mật thư số 11:
OII: Vật gì cũng có số, thậm chí số cũng có số của nó
BV: 61,93,43,92 – 94,21,32,13 – 21,12,23. AR
Mật thư số 12:
OII: A1= E , E1=Y
BV: B3,A5,E1 – C2,C1,B2 - C5,B3,C1,C2,B4 – E4,C1,B2 – C3,A5 – D1,E5,E1. AR

Mật thư số 13:


OII: A=M=1
BV: 1,22,8 – 5,12 – 22,8,92,112 – 82,8,5,5,62 – 82,1,132 – 3,8,1,1,22 .AR

Mật thư số 14:


OII: M(0,0) A(-2,2) Y(2,-2)

BV: (0,2)(2,0) – (-1,0)(2,2)(1,0) – (-1,2)(-2,2)(1,0) – (2,-1)(0,1)


(-2,2)(2,-1)–(2,-1)(-2,-2)(2,-2)(2,2)(2,-1)–(-1,-2)(2,0)(1,1) .AR

Mật thư số 15:


OII: 135...642
BV: TAHPOSIHYEVFUINOSWHSONAUEFNTOHFNH .AR

Mật thư số 16:


OII: 8
8
8
8
8

BV: DJEYCCHG – DTNEASSJ – OUTEKCMH – OYRNHAAC – IEUFUCNM .AR


Mật thư số 17:
OII: Chuột chạy vô hang
BV:
M O O T J N
M C S B A H
E A E S N A
H C H N J F
N X I W O H
A F A L A T

Mật thư số 18:


OII: Chị ngã em nâng - Không tiến thì lùi
BV: JTTXH – DPR – YIPPWI – YCPQ – GPJR – YDDSS – UWCXGI .AR

Mật thư số 19:


Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
OII: Ba cây chụm dọc thành hòn núi ngang
BV: HNR – ATO – YIN – XMG – TFV – IKU – EHW – EOO – NBW – SAN – LUF –
ESZ – ETZ .AR

Mật thư số 20:


OII: Ô chữ Việt Nam anh hùng
BV: G4,K10,,H1 – B1,G5,G2,D7 – H3,I15,L14,G16,E6 – F8,F2,D15,H6 – F7,L10,K15
– F8,K11,C4,D7,L8 – B1,E9,E15,G12,N10. AR

Ô CHỮ VIỆT NAM ANH HÙNG

A B C D E F G H I J K L M N

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
13
14
15
16

Ô CHỮ VIỆT NAM ANH HÙNG

1) Có nghĩa là “Nước Việt to lớn”

2) Cùng với “ Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân” đây là tờ báo để Nguyễn Ái

Quốc tuyên truyền,truyền bá chủ nghĩa Mac LeNin

3) Nơi mà Liễu Thăng – danh tướng nhà Minh bị chém bay đầu

4) Người chiến sĩ anh hùng,sẵn sàng chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu

5) Anh hùng thiếu niên ôm bom lao vào trận địch

6) Tên thật của người sáng tác bài thơ bất hủ “Nam quốc sơn hà...”

7) Nạn nhân của đại thắng Bạch Đằng lần thứ 938

8) Nơi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

9) Địa danh nổi tiếng của những con tàu không số

10)Trong kháng chiến chống Pháp đây là tên của một đại đoàn quân nổi tiếng

11)Người cầm cờ trên nóc dinh độc lập,lúc 11h30 ngày 30/4/1975

12)Tháng 9/1945,Việt Nam dân chủ cộng hòa,nhà nước..... đầu tiên ở Đông Nam Á ra

đời

13)Nơi in đậm dấu ấn khởi nghĩa hai Bà Trưng


Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
14) Ai lên Tây Bắc mùa xuân ấy

Hồn về....,chẳng về xuôi

15)Danh nhân văn hóa,ông là một trong hai người được suy tôn là thánh thần về thơ văn

16)Một ông vua yêu nước tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch.

CHƯƠNG IV
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BÀI
MÚA HÁT TẬP THỂ

1.NỤ CƯỜI HỒNG


(Đội hình nam nữ đứng đối diện)
Động tác 1: Bắt đầu từ chân phải, đi qua đi lại 8 bước. Lời bài hát (Nụ cười…thiết tha)
Động tác 2:8 nhịp -Nam nắm hai tay nữ đi lui (1.2.3.4), sau đó đi lên(5.6.7.8). Lời bài
hát (nụ cười…vì sao)
Động tác 3:Tay trái Nam đưa cao, nữ xoay theo chiều ngược kim đồng hồ về hông bên
phải của Nam (2 nhịp)
Động tác 4: -Nam nữ đi tại chỗ (4 nhịp)
-Nam nữ đi lên (4 nhịp)
-Nam nữ đi lui (4 nhịp)
-Nam đứng tại chỗ, nữ xoay ra vị trí cũ
Lời bài hát (Trên môi…trao nhau)

2.CHIẾN BINH CA VŨ KHÚC


(Đội hình vòng tròn)
Động tác 1:-Đi qua phải trước, 3 bước đi 1 bước đá (chân trái). Dậm chân trái đá chân
phải. Dậm chân phải ký chân trái
-Đi ngược lại (Ký chân phải). Động tác này đi 2 lần
Lời bài hát (Đêm nay…tiếng ca)
Động tác 2:-Đi lên 3 bước, bắt đầu bằng chân trái,qua trái 4 bước,về lại bên phải 4 bước
-Đi lui 3 bước, bắt đầu bằng chân trái, qua phải 4 bước, về lại bên trái 4 bước. Lời bài
hát (Tang tính…tự do)
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
Động tác 3:-Đi qua phải 3 bước, bước thứ 3 người hơi chếch về phía sau, gót chân phải
chấm đất, mũi bàn chân hướng lên trên. Tay đưa về bên phải vỗ 3 cái. Xong quay 180 độ
về bên trái làm động tác giống bên phải.
-Đi qua trái 3 bước, bước thứ 3 người hơi chếch về phía sau,gót chân trái chấm đất,mũi
bàn chân hướng lên trên. Tay đưa về bên trái vỗ 3 cái. Xong quay 180 độ về bên phải
làm động tác giống bên trái. Lời bài hát (Tang tính…thắm tươi)

3.TIẾN VỀ SÀI GÒN


(Đội hình 2 vòng tròn,nữ ở trong nam ở ngoài)
Động tác 1:-Dậm chân phải
-1.2.3.4 đi qua phải.Chân phải bước qua.Chân trái ký vào
-5.6 Đi về lại phía bên trái.Chân trái bước qua chân phải kéo về
Lời bài hát(Thành đô…câu cười)
Động tác 2: 1.Chân trái bước qua bên phải (…cười)
2.Chân phải chập vào (Ký chân) (Khu…)
3.Rút chân phải về vị trí cũ
4.Rút chân trái về
5.Chân phải bước lên bên trái
6.Chân trái chập vào (Kỹ chân)
7.Rút chân phải về vị trí cũ
8.Rút chân trái về vị trí cũ (…ngày)
Động tác này khi chân trái bước lên thì tay trái đặt lên vai trái.Tay phải dang ra 30 độ so
với cơ thể và ngược lại.
Động tác 3: 8 bước đi ký chân
1.2.3.4.5 Nam nữ bước theo chiều ngược kim đồng hồ,nam nữ đấu lưng nhau.Tay trái
nam nắm tay phải nữ.Tay phải nam nắm tay trái nữ.Nam nữ tay trái thẳng ra tay phải gập
vào.
6.Nam nữ trở về vị trí ban đầu,tay trái nam thả tay phải nữ ra
7.8 Nam xoay ngược trở lại
Động tác 4: 8 nhịp -Nữ tiếp tục xoay tại chỗ
-Nam đứng ký chân tại chỗ
4.GỞI LẠI EM
(Đội hình 2 vòng tròn, nữ ở trong nam ở ngoài)
Động tác 1: Đi qua đi lại tại chỗ 8 bước bắt đầu bằng chân phải, chân trái ký
Động tác 2:1.Chân phải bước lên bên chân trái
2.Chân trái bước lên ký
3.Lui chân trái về vị trí cũ
4.Chân phải bước lui về ký

40 5.Chân phải bước lên bên phải


6.Chân trái bước lên ký
7.Lui chân trái về vị trí cũ
8.Chân phải bước lui về ký
Động tác này thì tay phải nam nắm tay trái nữ và ngược lại (Xin chào thành phố thân
thương)
Động tác 3:Tay phải nam nắm tay phải nữ.
1.2..8 -Nam đi vòng quanh nữ theo chiều thuận kim đồng hồ và trở về vị trí cũ -Nữ
đi ngược chiều kim đồng hồ.
Động tác 4:Nam nữ giống nhau.
1.Chân phải lui ra sau.Xoay người 90 độ,tay phải chào.Tay trái chống bên hông
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB
2.Chân trái ký
3.Chân trái về vị trí cũ
4.Chân phải về ký
5.Chân phải bước lên
6.Chân trái chập vào
7.Chân trái trở về vị trí cũ
8.Chân phải trở về vị trí cũ

5.TA RA TRẬN HÔM NAY


(Đội hình 2 vòng tròn,nữ ở trong nam ở ngoài)
Động tác 1:Nam nữ qua phải 16 bước (Ta…bước)
Nam nữ qua trái 16 bước (Lời… ca)
Động tác 2:-Nam nắm tay nhau giơ lên cao và đi vào bên trong 10 bước và 6 bước dậm
tại chỗ. Nữ tay trái chống hông. Tay phải đưa từ dưới lên trên. Mắt nhìn theo tay (đi 19
bước) 6 bước dậm tại chỗ.
-Nam nữ đi lui 10 bước đứng đối diện nhau, bước còn lại đi dậm tại chỗ (chập chùng…
xanh)
Chú ý: Nam nữ đi về bên phải của nhau
Động tác 3:-Tay trái nam nắm tay phải nữ giơ ngang tầm vai.
Tay phải nam nắm tay phải nữ đi xoay quanh theo chiều ngược
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

kim đồng hồ(đi 14 bước).Lúc đó nam đứng vòng trong nữ đứng vòng ngoài. (Ta đi…xa)
-Đi ngược trở lại tay trái nam hạ xuống,tay phải nam nâng lên ngang tầm vai(đi 14 bước)
Lúc đó nam đứng vòng ngoài nữ đứng vòng trong (chiến trường…xa)
Nam nữ làm động tác vẫy chào nhau.

6.THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC


(Đội hình 2 vòng tròn,nữ ở trong nam ở ngoài)
Động tác 1:Nhịp đếm 1.2.3.4.5.6.7.8 Đi 4 lần, 2 lần qua trái 2 lần qua phải
1.Dậm chân phải
2.Co chân trái mũi bàn chân hướng xuống đất - người nghiêng qua phải
3.Dậm chân trái
4.Co chân phải mũi bàn chân hướng xuống đất - người nghiêng qua trái
5.6.7.8 Đi qua phải,co chân trái
Lời bài hát (Kết niên lại…đi lên)
1.Dậm chân trái
2.Co chân phải mũi bàn chân hướng xuống đất - người nghiêng qua trái
3.Dậm chân phải
4.Co chân trái mũi bàn chân hướng xuống đất - người nghiêng qua phải
5.6.7.8 Đi qua trái. Động tác này đi 2 lần
Lời bài hát (Giơ nắm tay…tự do)
Động tác 2:
1.2.3.4 Đi qua phải, 2 tay đưa từ trái qua phải (4 vỗ tay)
5.6.7.8 Đi qua trái, 2 tay đưa từ phải qua trái (8 vỗ tay)
2.2.3.4 Đi qua phải, 2 tay đưa từ trái qua phải (4 vỗ tay)
5.6.7.8 Đi qua trái, 2 tay đưa từ phải qua trái
Chú ý:Tay phải nam nắm tay phải nữ42
42
Động tác 3: 1…8 Nữ xoay theo chiều thuận kim đồng hồ hướng đối diện với nam.Nam
đứng ký chân tại chỗ. Lời bài hát(Không có…bền)
2…8 Nữ xoay theo chiều ngược kim đồng hồ lùi 2 bước.Nam tiến 2 bước.Lúc đó nữ đứng
vòng trong,nam đứng vòng ngoài.
Hết động tác 3 nam nữ lại đứng thành một vòng tròn.

7.LÁ XANH
(Đội hình vòng tròn,nữ đứng bên phải nam)
Động tác 1: 3 bước đi 1 bước nhẩy. Nhẩy chân phải trước.Đi tiếp 3 bước về bên phải
Lời bài hát (Lá còn xanh…toàn dân)
Động tác 2: Nam nữ giống nhau 8 nhịp
1.Chấm gót chân phải,mũi bàn chân hướng lên trên,người nghiêng sang trái
2.Chân phải chụm vào
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

3.Chấm gót chân phải,mũi bàn chân hướng lên trên,người nghiêng sang phải
4.Chân trái chụm vào
5.6.7.8 Xoay người tại chỗ theo chiều ngược kim đồng hồ (Động tác này khi đi 2 lần thì
xoay ngược lại)
Lời bài hát (Lá còn xanh…toàn dân)
Động tác 3: -Tay phải nam nắm tay trái nữ đi lên 4 bước,chân trái chéo ra sau chân phải
-Đối với nữ thì chân phải chéo ra sau chân trái
-Đi lui 4 bước,lúc đó 2 tay nam nắm 2 tay nữ đứng đối diện với nhau
Lời bài hát(Anh là…gió mưa).
Động tác 4:Nam nữ đứng đổi chỗ cho nhau(4 nhịp)
Sau đó nam thả tay phải ra,nữ đi ngược chiều kim đồng hồ.Nam đi thuận chiều kim đồng hồ
trở về vị trí cũ
Lời bài hát(anh là…phen này)

8.HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH


(Đội hình một vòng tròn)
Động tác 1: Bắt đầu bằng chân phải.Lời bài hát(Đời mình…đảo xa)
1.2.3 Dậm chân tại chỗ
4.Đá chân trái qua bên phải
5.Dậm chân trái
6.Đá chân phải qua trái
2.2.3.4.5.6 Đi lên hướng vào tâm: 4 đá 6 đá
3.2.3.4.5.6 Đi về vị trí cũ : 4 đá 6 đá
4.2.3.4.5 Đi qua bên phải 2 lần: 4 đá 6 đá
Động tác 2:Dậm chân tại chỗ 3 bước(Phải -trái- phải).Bắt đầu từ chân trái
1.2.3.4.5.6.7 Đi vào: 5 đá 7 đá.Lúc đó nam chỉ nắm tay nữ của mình
Lời bài hát(mãi…ta)
Động tác 3: 1.2…8 Nam nữ đi quanh theo chiều ngược kim đồng hồ.Tay trái nam chạm tay
trái nữ :6 đá 8 đá. (Ca bài ca người lính)
Chú ý: 6.8 xoay ngược lại tay phải nam chạm tay phải nữ.
2.2.3…8 Nam nữ đi quanh theo chiều thuận kim đồng hồ.Tay phải nam chạm tay phải nữ:6
đá 8 đá.Xong nhịp 8 lúc đó nam mặt hướng vào trong,nữ hướng ra ngoài.(Mãi mãi lòng
chúng ta)
Động tác 4: 1.2.3…8 Nam đi lui nữ đi tới và xoay lại theo chiều ngược kim đồng hồ:6 đá 8
đá(Vẫn hát khúc quân hành ca)

9.MÚA SẠP
(Đội hình vòng tròn hoặc hàng ngang)
Nam nữ đối diện.Chân nào ký chân đó đi
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Động tác 1:Bắt đầu từ chân phải.


1.2.3.4 Bước liên tục qua phải,4 vỗ tay và ký chân (Mời bạn cùng lên đường)
5.6.7.8 Về lại bên trái,8 vỗ tay và ký chân phải (Hoà ngàn lời yêu thương)
2.2.3.4 Đi thẳng lên,nam nữ đi về bên phía phải của nhau,4 vỗ tay và ký chân trái (Quê
hương nay đã đổi thay)
5.6.7.8 Đi xuống vị trí cũ 2 tay nam nắm 2 tay nữ,8 ký chân phải (Nơi nơi múa ca tưng
bừng)
Động tác 2:
1.2.3.4 Nam nữ cùng đi ngược chiều kim đồng hồ.Nam nữ đổi chỗ cho nhau (Hát khúc ca
tuổi xuân đẹp tươi)
5.6.7.8 Tay trái nam nâng cao quá đầu,đứng dậm chân tại chỗ,8 ký chân phải.Nữ đi vào bên
phải của nam theo chiều ngược kim đồng hồ,8 ký chân phải. (Nỗi gót theo bước chân anh
hùng)
Động tác 3:
1.2.3.4 Nam nữ cùng đi thẳng lên,4 ký chân trái.
5.6.7.8 Nam đi lui nữ xoay tại chỗ,8 ký chân phải (Lao động…xuân vui)

10.KHÚC HÁT THANH NIÊN


(Đội hình nam nữ đứng đối diện)
Động tác 1: Dậm chân phải.Dậm chân trái.Đá chân phải
(Chúng) (ta) (về đây)
Dậm chân phải.Dậm chân trái.Dậm chân phải.Đá chân trái
(Cùng chung) (một ) (ước) (vọng)
Động tác 2: Nam nắm tay nữ
+Chân trái bước tiếp lên bên phải,chân phải chụm vào.
+Chân phải lui,chân trái chụm vào.
Động tác này đi 2 lần.Lời bài hát(Góp chung…đất nước)
Động tác 3: Nam nữ đi ngược chiều kim đồng hồ,đứng lệch về bên trái của nhau
+Đi 3 bước đá nhẹ chân phải.Đi 3 bước đá nhẹ chân trái.Sau đó đi ngược lại thì nam nữ
đứng lệch về bên phải của nhau.
+Đi 3 bước đá nhẹ chân phải.Đi 3 bước đá nhẹ chân trái.
Lời bài hát(Cất tiếng…thanh niên).

11.DẤU CHÂN TÌNH NGUYỆN


(Đội hình vòng tròn-nam nữ xen kẽ)
Động tác 1: Nam nữ dậm chân tại chỗ,tay phải đưa lên cao giữ nguyên(8 nhịp).Tay trái đưa
lên cao(8 nhịp) (Những trái tim tình yêu cuộc sống)
Động tác 2: Hai tay vòng thả xuống theo hình cánh cung,đồng thời chân dậm tại chỗ(8
nhịp),sau đó vòng tròn nắm tay nghiêng trái nghiêng phải(8 nhịp).Vỗ tay 3 cái. (Như cánh
chim…vòng tay thân ái)
Động tác 3: Nam nữ nắm tay nhau đi vào vòng tròn(8 nhịp),sau đó lui ra(8 nhịp) (Vách
núi cao…lên tiếng)
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Động tác 4: Nam nữ nắm tay nhau nghiêng phải nghiêng trái(8 nhịp),sau đó đưa 2 tay lên
cao(8 nhịp) và quay một vòng ngược chiều kim đồng hồ(8 nhịp theo nền nhạc dạo) (Thôi
thúc…vươn mình đẹp sao)

Động tác 5: Vòng tròn đi về phía bên phải,đồng thời tay phải đưa lên cao,tay trái thấp(4
nhịp),ngược về lại bên trái,tay trái cao tay phải thấp(4 nhịp).Vòng tròn dậm chân tại chỗ
hướng vào trong vòng tròn,tay trái để ở ngực,tay phải đưa cao(8 nhịp) (Lên rừng…kỷ
nguyên mới)
Động tác 6: Nam dậm chân tại chỗ vỗ tay,nữ vừa đi vào vòng tròn vừa vỗ tay(8 nhịp) tay
trái nam và tay trái nữ chạm nhau giơ lên cao.Tay phải nam nữ duỗi thẳng tạo góc 45 độ so
với thân người,cả nam và nữ đi ngược chiều kim đồng hồ(8 nhịp),sau đó ngược lại.Tay phải
nam và nữ chạm nhau giơ lên cao.Tay trái nam nữ duỗi thẳng tạo góc 45 độ so với thân
người,cả nam và nữ đi thuận chiều kim đồng hồ(8 nhịp) (Không ngại…ước mơ xa)
Vỗ tay chờ nhạc và múa lại từ đầu.

MỘT SỐ BÀI HÁT SINH HOẠT


1. LÀM QUEN
Này anh bạn anh tên chi cho tôi xin làm quen với nào.Mời tay bạn cầm tay tôi,đôi tay
ta làm nên nhịp cầu.Nói tên lên bạn thêm gần thêm thân,hát ca vui đùa quen nhiều quen
thân.
2. CÙNG MÚA VUI
Cùng nhẩy múa chung quanh vòng, cùng nhẩy múa cùng vui. Cùng nhẩy múa chung
quanh vòng,vui cùng vui múa đều. Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa vui. Nắm
tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều.

3. CHIA TAY
Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên
Giờ chia tay, giờ chia tay đã sắp đến rồi bạn ơi, nào cùng hát, nào cùng hát vang lên
đón chào ngày mới. Ta hát ca vang vang trong giời tạm biệt, ta giữ trong tim ta những ngày
vui đã qua. Tạm biệt nhé (2) đã đến giờ chia tay. Tạm biệt nhé (2) dù cách xa nhưng ta vẫn
nhớ nhau hoài. Hẹn gặp nhé (2) đã đến giờ chia tay. Hẹn gặp nhé (2). Dù cách xa nhưng ta
vẫn nhớ nhau hoài. Bạn ơi….
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

4. THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC


Sáng tác:Hoàng Hà
Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên. Giơ nắm tay thề gìn giữ hoà bình
độc lập tự do. Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước. Đánh tan quân thù xây
đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no.
ĐK:Đi lên thanh niên chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác. Không có việc
gì khó chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển quyết chí sẽ làm nên.
5. HỎI TÊN
Hòn bi xanh trong đôi mắt anh. Hòn bi xanh trong đôi mắt em. Dẫu biết rằng không
quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen. Ngồi bên nhau chưa cho biết tên, gặp nhau đây
mai sau khó quên. Dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen.
6. CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN
Chào người bạn mới đến góp thêm một niềm vui. Chào nụ cười dễ mến góp thêm cho
cuộc đời. Đến đây vui, đến đây chơi là vười hoa muôn màu muôn sắc. Đến đây vui, đến đây
chơi là bài ca thắm thiết tình người.

7. GIỜ ĂN ĐẾN RỒI


Giờ ăn đến rồi,giờ ăn đến rồi.Mời anh xơi,mời chị xơi.Giơ bát cơm cho cao này.Ta
cùng ăn.Ta cùng ăn.

8. HAI CON THẰNG LẰN CON


Hai con thằng lằn con đùa nhau cắn nhau đứt đuôi.Cha con thằng lằn buồn thiu gọi
chúng đến mới mắng cho.Hai con thằng lằn con đuôi thì to nhưng đã cụt rồi.Ôi đau đớn quá
trời,chúng khóc la tơi bời.
9. NỤ CƯỜI HỒNG
Sáng tác:Lê Quốc Thắng
Nụ cười hồng ta trao nhau như khúc hát cho bao lời thiết tha.Nụ cười hồng ta trao
nhau như ánh sáng muôn ngàn vì sao.Trên môi như hoa tươi nở từng ngày trong những yêu
thương.Trên môi hoa xinh xinh nụ cười hồng mãi mãi trao nhau.

10. CHIẾN BINH CA VŨ KHÚC


Sáng tác:Ngọc Thới
Đêm nay trăng sáng ta nhẩy đùa vui.Ta ca ta hát cho đời thắm tươi.Bao nhiêu sức
sống tung ra đêm này.Một hai cùng nhẩy ta hoà tiếng ca.
Tang tính tình đời ta chiến binh,là vui chiến trường.Tang tính tình ta đem sức trai xây
đời tự do.Tang tính tình đời ta chiến binh,là vui chiến trường.Tang tính tình ta đem sức trai
xây đời thắm tươi.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

11. HỌP MẶT


Buổi họp mặt hôm nay sao vui quá (1, 2, 3) buổi họp mặt hôm nay sao quá vui (1, 2,
3) Em ơi em đi về đâu (1, 2, 3), nhớ nhé bắc cho nhịp cầu (1, 2, 3 – 1, 2, 3 – 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7).

12. BỐN PHƯƠNG TRỜI


Bốn phương trời ta về đây chung vui. Không phân chia giọng nói tiếng cười. Cùng
nắm tay ta kết tình thân ái, ta trao nhau những gì mến thương.

13. TÌNH BẠN


Thế là ta đã bên nhau như trăm sông về biển rộng.Thế là ta đã bên nhau,ngàn lá kết
một đài hoa.Tuổi xuân tràn đầy sức sống không ngại gì bão giông.Cầm tay cứ mãi buâng
khuâng,mong sao tình bạn bền lâu.
14. TIẾN VỀ SÀI GÒN
Sáng tác:Huỳnh Minh Siêng
Nơi thành đô trong ánh điện quang tiếng nấc nghẹn câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngựa
ô rên siết đêm ngày. Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người. Sài Gòn ơi ta đã
về đây, ta đã về đây. Lướt qua nắng mưa súng bom nhịp chân đi. Quê hương kêu gọi tiến
lên diệt giặc mỹ. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Tiến về đồng bằng ta tiến về thành
đô.
Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời. Ta về đây khi lũ giặc ngoại xâm
hấp hối tơi bời. Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khoắc khoải mong chờ. Nào vượt lên
mau bước đoàn quân giải phóng thành đô. Đứng lên phố phường đánh tan giặc ngoại xâm.
Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm. Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này. Tiến
về đồng bằng giải phóng thành đô.

15. HÀNH TRÌNH NỐI VÒNG TAY LỚN


Sáng tác :Nguyễn Văn Hiên
Lên rừng xuống biển, tuổi thanh xuân như chim tung bay đến với núi rừng hay hải đảo xa.
Một trái tim tình nguyện, một giọt máu quê hương đâu cần là thanh niên có, đâu khó có
thanh niên.

50 ĐK: Nối vòng tay lớn, Bắc Trung Nam anh em một nhà. Nối vòng tay lớn, cuộc hành trình
tuổi xuân chúng ta. Nối vòng tay lớn, Bắc Trung Nam anh em một nhà. Nối vòng tay lớn,
cuộc hành trình tuổi xuân chúng ta.
16. KHI TỔ QUỐC CẦN
Khi tổ quốc cần là đoàn ta đi tới. Đất nước đang gọi mời con cháu Lạc Hồng ơi! Khi
tổ quốc cần là đoàn ta ra đi. Đi tới buông làng xa hay tới nơi đảo khơi. Lắng nghe tiếng gọi
triệu bàn chân đi tới. Đất nước đang còn nghèo, gian khó còn nặng vai. Hãy mau đứng dậy
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

đừng ngồi trông mong ai. Ta có đôi bàn tay bên trái tim rực hồng. Một cây làm chẳng nên
non ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn
núi cao.

17. GỞI LẠI EM


Sáng tác:Vũ Hoàng
Ngày mai tôi sẽ lên đường,xin chào thành phố thân yêu. Ngày mai tôi sẽ lên đường
tạm biệt nhé người thương. Gần nhau trong giây phút này, êm đềm hạnh phúc trong tay.
Nhìn nhau trao nhau nụ cười, qua đôi mắt xanh như màu mây.
ĐK:Gởi lại em ước mơ bên giảng đường. Gởi lại em lúa ngô đang vào mùa. Gởi lại
em phố vui qua từng chiều. Gởi lại em tiếng yêu ngọt ngào, là la la, lá la la, là lá. Vì quê
hương hiến dâng cho cuộc đời. Chào thành phố chúng tôi lên đường.
Cùng nhau ra nơi chiến trường, căm thù giục bước chân đi. Hàng me xôn xao vẫy
chào, tạm biệt nhé người thương.
Gần nhau trong giây phút này nghe lòng rộn rã thương yêu. Dù mai xa cách chân mây
đôi ta vẫn bên nhau từng ngày.

18. LỬA TRẠI ĐÊM NAY


Lửa trại đêm nay lung linh soi sáng bao gương mặt tươi sáng. Lửa trại đêm nay xôn
xao chia ấm bao tâm hồn nồng nàn. Lửa trại đêm nay không soi cho những ai đem lòng u
tối. Lửa trại đêm nay lan ra thiêu đốt bao u mê đời thường. Ngồi lại bên nhau anh em.Ta hát
lên cho đời tươi thắm. Ngồi lại bên nhau anh em,ta đốt thêm cho lửa bập bùng. Để ngày mai
khi xa nhau, ta có thêm hơi thở nung nấu. Để rồi mai khi chia tay, ta có thêm ánh lửa đêm
nay.
19. LÊN ĐÀNG
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng,kiếm nguồn tươi sáng.Ta nguyện đồng
lòng điểm tô non sông, từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng. Ta
người Việt Nam nhìn tương lai huy hoàng. Đoàn ta bước lên đàng, cùng hiên ngang hát
vang.
Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời, tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàn cầu
khá trông năm châu cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên
đàng. Ta người Việt Nam nhìn non sông tưng bừng. Đoàn ta hát vang lừng, nào tung bay
chí trai.
Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm,lên đàng kết đoàn hùng tráng. Danh lừng
Bạch Đằng tiếng vang Chi Lăng. Đồng tâm noi dấu anh hùng. Ngày xưa ai đem tài cho quê
hương bao lần, khuông phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng, đời hy sinh anh hùng, nhìn
non sông thẳng xông.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

20. KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ


Nhạc và lời:Vũ Hoàng
Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời. Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày
mới. Dù lên rừng, hay xuống biển. Vượt bão giông, vượt gian khổ. Tuổi trẻ kề vai vững
vàng chân bước bạn ơi.
(ĐK): Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm
nay. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.
21. MÙA HÈ SINH VIÊN
Tạm biệt ghế nhà trường ta lại đến với mùa hè xanh. Xanh biển xanh rừng, xanh cây
xanh lá. Bàn chân ta qua xanh miền đất lạ. Đi xây cuộc đời xanh những bài ca.

ĐK1: Đời sinh viên như những trang thơ, mùa hè xanh cho ta những ước mơ. Những
miền quê đang chờ đón, từng em thơ đang mong ngóng, ngại gì sương gió khó khăn nề chi.

ĐK2: Đời sinh viên những chuyến đi xa, lòng càng thêm yêu tha thiết quê nhà. Nụ cười
trên môi rạng rỡ. Từng ngày trong tim vẫn nhớ, mùa hè ghi dấu một thời sinh viên.

22. MÙA HÈ QUÊ HƯƠNG


Sáng tác: Nhóm KTX
Mặt trời rực sáng trên đồng một ngày mới với bao niềm vui. Một màu áo xanh ngang
trời, mùa hè ơi quê hương gọi mời. Chung tay về đây với những xóm làng cho ngày mai
tươi sáng, ta mong trong tim nhuyệt huyết thanh niên mong quê hương đẹp giàu.
Dịu dàng hương lúa trên đồng, tình yêu nào lớn như tình quê. Lượn lờ sóng nước đôi
dòng, mùa hè xanh quê hương chờ mong.

Như phù sa dung đắp đôi bờ, cho đồng quê nhịp sống mới, đây màu xanh thân thiết với bao
nghĩa tình.
Nhanh lên nào bạn ơi! Nhịp chân bước trên những miền xa, mai sau còn trong ta niềm
khát khao tuổi xuân đẹp tươi. Mong quê mình đẹp hơn cùng chung sức bàn tay dựng xây.
(Nào cùng hát bài ca về thanh niên tình nguyện chúng ta)3.

23. ÁO XANH TÌNH NGUYỆN


Nhạc và lời:Hoài An
Xanh xanh màu quê hương, màu áo xanh trên mọi tuyến đường.Nhanh nhanh từng
bước chân, bao khát khao tuổi xuân ước mơ.Đến với những cung đường thật xa, dẫu biết
trước khó khăn chờ ta. Hát lên nào bạn ơi!
ĐK:Hát lên nào tiếng ca từ trái tim cùng vì ngày mai.Những tiếng cười em thơ, vang
trong ta niềm vui mới. Những công trình đã xây từ cánh tay tình nguyện hôm nay. Sáng mãi
tâm hồn niềm tin.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

24. MÙA HÈ XANH


Nhạc và lời:Vũ Hoàng
Tựa đàn chim tung bay trên những nhịp cầu tre, mùa hè xanh xôn xao nâng bước
chân ta về. Đường làng quê tiếng ve như gọi mời say mê, ngoài bờ đê có con trâu già nằm
ngủ mê. Mùa hè xanh long lanh trong mắt đàn trẻ thơ, trường làng vui cho em trang sách
mới, tờ. Từ đồng sâu có hay những giọt mồ hôi rơi, để màu xanh vút lên trên ruộng đồng
ngát hương.

ĐK: Mùa hè xanh, mùa hè xanh! Bao yêu thương ơi mùa hè xanh vấn vương. Đi muôn
phương lưu luyến tình quê hương. Trong tim ta ơi mùa hè xanh thiết tha, vang câu ca trên
những chặng đường xa.5

25. HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO BÀI CA TUỔI TRẺ


54 Sáng tác:Nguyễn Duy Khoái
Còn nhiệt tình còn tin yêu còn đôi môi ta hát. Còn con tim đang tuổi xuân, bạn thân ơi
sao còn ngại ngần ? Bao người đang chờ chúng ta, tấm lòng nhân ái sẻ chia. Giúp nhau một
giọt máu hồng, dắt nhau qua bờ tử sinh.
Hiến máu cứu người là truyền thống ngàn đời của cha ông. Nhắc nhau đừng quên:
“Thương người như thể thương thân”. Tim ta còn hồng là còn biết đau vì bao người,chớ
quên bạn ơi: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. (Tuổi xuân bạn ơi hiến máu cứu người chớ
ngại ngần chi)2

26. VIỆT NAM TỔ QUỐC MẾN YÊU


Việt Nam mến yêu! Nước non gấm hoa đẹp tươi. Rạng danh bao chiến công thắm tô
núi sông ngàn năm. Việt Nam mến yêu chứa chan biết bao tình thương. Thuỷ chúng sắc
son, bốn phương sống vui chan hoà.
ĐK: Vì ngày mai ta vai sát vai. Đường hạnh phúc thênh thang gọi ta. Cùng hoà vang
câu ca kết đoàn. Tự hào thay nòi giống tiên rồng.

27. DẤU CHÂN TÌNH NGUYỆN


Những trái tim như ngọn lửa hồng, lòng khát khao tình yêu cuộc sống. Như cánh chim
trời tung bay. Góp sức tô đẹp tương lai. Nối đất trời vòng tay thân ái.
Vách núi cao vang lời gọi mời. Về biển khơi tài nguyên lên tiếng, thôi thúc sức trẻ hôm
nay. Đất nước mong chờ đôi tay, những công trình vươn mình đẹp thay.
ĐK: Lên rừng! Xuống biển! Dưới cờ đoàn quang vinh ta tiến vào kỷ nguyên mới.
Không ngại gian khổ. Những dấu chân tình nguyện chinh phục những đỉnh cao. Những dấu
chân tình nguyện gợi những ước mơ xanh.

28. MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI


55tuổi hai mươi. Tạm biệt
Có một chàng trai trẻ tuổi hai mươi, có một người con gái
người thân lên đường chiến đấu, ra đi không hẹn ngày về lòng mang khát vọng trong tim.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Như huyền thoại anh vui sống giữa đời. Như mẹ hiền chị đến với đồng đội. Đạn bom nề chi
dù từng giây là cái chết, chỉ có trái tim yêu hòa bình và yêu cuộc sống này. Chiến tranh
chiến tranh đã mang đi biết bao niềm mơ ước trong anh. Nhưng cuộc đời này còn mãi
nhưng trang nhật ký, những trang nhật ký như ngọn lửa cháy. Thắp sáng tuổi hai mươi
trong anh, trong tôi, trong trái tim mọi người. Chiến tranh chiến tranh đã đi qua, tấm gương
chị còn mãi trong tôi. Và cuộc đời này còn mãi những trang nhật ký, những trang nhật ký
như ngọn lửa cháy. Thắp sáng tuổi hai mươi trong anh, trong tôi, trong trái tim mọi người.

29. KÝ ỨC MÙA HÈ XANH


Thắp sáng lên những ngọn lửa hồng, giữa đồng bằng hương lúa mênh mông. Trên cao
nguyên núi rừng gió lộng. Mùa hè xanh tô đẹp cuộc sống. Bắc nhịp cấu qua dòng kênh nhỏ.
Tiếng trống trường náo nức em thơ. Xóa đói nghèo xây nhà tình thương, mùa hè xanh giục
bước lên đường. Những chàng trai, cô gái sinh viên, khoác trên vai áo xanh tình nguyện.
Đất nở hoa hóa thành kỉ niệm. Mười năm qua chân cứng đá mềm. Cho đời vui tiếng hát mê
say. Từ giảng đường nối tình thân ái. Cùng sát vai chắp cánh tương lai. Mùa hè xanh nỗi
nhớ không phai.

30. MÙA HÈ XANH LẠI VỀ


Mùa hè xanh lại về rồi bạn ơi bạn có thấy bồi hồi khi nơi nơi ngân vang lên khúc nhạc
mùa hè xanh. Mùa hè xanh lại về rồi mà sao cứ đến mùa hè là con tim ta nao nao làm đôi
chân ai xôn xao

56 Bao lớp thanh niên ra đi về khắp mọi miền. Mùa hè xanh lại về rồi này bạn cùng tôi
khoác áo xanh về miền quê mới: đắp con đường xây ngôi trường dạy em thơ viết từng nét
chữ thân thương. Mùa hè xanh lại về rồi ta đi muôn phương lòng rung lên bao niềm mơ
ước, bắt cây cầu xây ngôi nhà nụ cười luôn theo ta mỗi mùa hè xanh.

31. TA RA TRẬN HÔM NAY


Ta đi giữa mùa xuân trên đường ra trận. Chào quê hương nhằm tiền phương mạnh
bước. Lời nước non như càng giục giã lòng ta, băng qua muôn suối ngàn sông rộn vang
tiếng ca.
ĐK: Hành quân, Ta lại hành quân. Núi sông nâng bước đôi chân ta lên đường dặm xa.
Trập trùng mà dốc núi đường trơn. Đôi chân bao chiến sĩ bước mòn đá xanh. Ta đi tiếp
bước cha anh, khi nào còn giặc ta còn hành quân xa. Chiến trường còn gọi ta vẫn còn hành
quân. Ta còn hành quân. Ta còn hành quân.
Lung linh lá nguỵ trang lưng đèo gió rộng. Tuổi thanh xuân đời hăng say nhịp sống.
Nhìn suối kho bom đạn giặc đã cày sâu. Ta đi giữa những bàn tay san hố giữ cầu.
32. LÁ XANH
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Lá còn xanh như bao anh còn trẻ. Lá trên cành như anh trong lòng dân. Gió rung cây
cành lá tưng bừng đùa vui. Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân. Anh là lá trên cành
ngại chi gió mưa. Anh là trai phải ra chiến trận phen này.
ĐK: Đi đầu quân đi trong mùa động viên. Đi đầu quân đi trong mùa xuân mới. Gió lá
reo, gió lá reo. Kìa bảng treo cùng trong làng. Đi đầu quân, đi đầu quân, tất cả cho tuyền
tuyến. Mau lên đi hỡi các anh trai làng.
Lá còn xanh như bao anh còn trẻ. Sức oai hùng đang căng trong toàn dân. Ngó lên cây
màu lá tươi đầy trời xanh. Anh trai làng vấn vương gia đình làm chi. Ra tiền tuyến thi tài
cùng nhau giết Tây. Em chờ anh với bao chiến công lẫy lừng.

33. TUỔI TRẺ THẾ HỆ BÁC HỒ


57 Nhạc và lời: Triều Dâng
Từ biển khơi đến miền rừng núi cao. Cờ Đoàn ta mang ảnh Bác với tên Người vĩ đại.
Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời. Tình người ấm trong tim ta lên đường chiến
đấu.
ĐK2: Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thoả lòng mong ước của Bác
Hồ đêm ngày hằng mong.
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại,
đồng lúa trĩu bong quê ta nhà máy khói ngút trời. Cả Tổ quốc trong tương lai ánh điện toả
sang.
ĐK2: Là công sức ta xây nên đất trời Tổ quốc thêm tươi xanh thoả lòng mong ước của
Bác Hồ, đêm ngày hằng mong (2 lần)
34. BÀI CA SINH VIÊN
Nhạc và lời: Trần Hoàng Tiến
Bài ca sinh viên ta hát, có nắng ấm ban mai ửng hồng. Tuổi sinh viên theo năm tháng,
trang sách trắng ước mơ tràn đầy. Hàng me đang thay lá mới, có tiếng hát bay cao trời mây.
Đàn chim hôm nay đã lớn, ta vẫn nhớ mãi sân trường này.
ĐK: Tới những chân trời mới, kìa Tổ quốc biết bao tươi đẹp. Tới những công trình mới,
dệt nên những ước mơ cho đời. Ta mơ một ngày mai, bàn tay ta biến song thành điện. Đi đi
nào bạn ơi, dệt nên những ước mơ cho đời.

35. HÀNH TRÌNH TUỔI HAI MƯƠI


Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên
Hành trình tuổi hai mươi chúng ta vẫn còn nhớ, một chặng đường chông gai hiến dâng
cho ngày mai. Hành trình tuổi hai mươi qua núi cao sông dài, từ mọi miền quê hương về
đây chung bài ca.
ĐK: Băng qua Trường Sơn, cát trắng biển xanh. Băng qua Phước Long còn in dấu chân
hùng anh. Về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi hai mươi đẹp sao ước mơ xanh.
Tập san kỹ năng công tác Đoàn DKSCLUB

Đi trong tình yêu, đất nước đẹp tươi. Đi trong tiếng ca, tuổi xuân góp tay dựng xây. Về Tây
Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi hai mươi đẹp sao ước mơ xanh.
Hành trình tuổi hai mươi, tiếng quê hương vọng mãi. Sài Gòn ngày ba mươi Bắc Nam
chung bài ca. Hành trình tuổi hai mươi theo bước chân anh hung. Từ mọi miền xa xôi, về
đây chung bài ca.
36. BÀI CA SUM HỌP
Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng
Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này 1-2-3-4-5. Anh em ta về cùng nhau ta quây
quần này 5-4-3-2-1. Một đều chân bước nhé. Hai quay nhìn nhau đi. Ba cầm tay chắc nhé,
không muốn ai chia lìa. Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà. Năm nhớ mãi tình
này trong câu ca.
 Tập múa: (Đội hình vòng tròn, nữ đứng bên phải nam)
Động tác 1: (8 nhịp) Vòng tròn cầm tay đi qua phải (Anh em ta về cùng nhau ta sum họp này)
(5 nhịp) Dậm chân tại chỗ và vỗ tay
Ngược lại: (Anh em ta về cùng nhau ta quây quần này 5-4-3-2-1)
Động tác 2: (4 nhịp) Đi đều tại chỗ (Một đều chân bước nhé)
(4 nhịp) Tất cả dậm chân, nam quay qua phải, nữ quay qua trái (Hai quay nhìn nhau đi)
Động tác 3: (4 nhịp) Nam nữ vừa dậm chân vừa cầm tay nhau (Ba cầm tay chắc nhé) (4 nhịp) Nam
nữ đưa tay phải chào nhau (không muốn ai chia lìa)
Động tác 4: (8 nhịp) Nam nữ đưa tay lên cao, đi vào trong vòng tròn (Bốn nhớ rằng chúng ta
bốn bể anh em một nhà)
(8 nhịp) Nam nữ đi lui ra, hạ tay xuống và vỗ tay (Năm nhớ mãi tình này trong câu ca)

MỤC LỤC
• Chương I: Những hiểu biết cơ bản về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh.

• Chương II: Một số trò chơi phổ biến trong sinh hoạt và giao lưu.

• Chương III: Mật Thư

• Chương IV: Hướng dẫn một số bài múa hát tập thể

You might also like