You are on page 1of 81

Tuyển tập

TRÒ CHƠI BĂNG REO


CHỦ ĐỀ GIÁO LÝ
Gồm:
• 140 trò chơi:
❖ 70 trò chơi vận động mạnh
❖ 30 trò chơi vận động nhẹ
❖ 40 trò chơi hình phạt
• 100 băng reo

1
LỜI MỞ
- Để có được món ăn ngon, hợp khẩu, người đầu bếp phải biết khéo léo
gia giảm các gia vị
- “Trò chơi và băng reo” là những gia vị không thể thiếu trong món ăn
sinh hoạt của các đoàn thể trẻ, giúp đoàn sinh thư giãn tinh thần sau
những giờ học tập; qua sự vận động tay chân, còn tập cho đoàn sinh
biết ứng xử, phản xạ nhanh hơn.
- Trong sinh hoạt có tính cách tôn giáo như dạy giáo lý, hội thảo, họp
mặt… việc ứng dụng trò chơi, băng reo cần được quy hướng vào mục
tiêu chính về CHỦ ĐỀ GIÁO LÝ hay BÀI TIN MỪNG mà ngày hôm
đó đoàn sinh học tập, chia sẻ, thảo luận.
- Người điều khiển (NĐK) là vai trò chính trong cuộc chơi. Một trò
chơi, băng reo lôi cuốn, hấp dẫn, tạo bầu không khí hứng khở cho các
em hay không là do TÀI KHÉO LÉO, HOẠT BÁT, CÓ ĐẦU ÓC
SÁNG TẠO, biết xử lý, biết hóa mọi tình huống cho tiết mục mình
điều khiển.
- “TUYỂN TẬP TRÒ CHƠI & BĂNG REO” được góp nhặt từ các tài
liệu sinh hoạt, đặc biệt là thành quả của cuộc thi “Hành trang giáo lý”
với 23 đơn vị dự thi. Lần đầu tiên ra mắt, nhằm đáp ứng nhu cầu cần
thiết của các bạn giáo lý viên trong giáo phận đang mong đợi.
- Chúng tôi những người phụ trách sưu tầm, đúc kết, ước mong giúp
một chút ít chất liệu trong giờ sinh hoạt, dạy giáo lý cho các “KỸ SƯ
TÂM HỒN” của Chúa.
- Chân thành cảm ơn các tác giả mà chúng tôi sao chép. Cảm ơn các
đơn vị dự thi và những người đã đóng góp cho tuyển tập này them
phong phú.
- Kính chúc các bạn GLV những giờ phút vui tươi, lành mạnh, thoải
mái để công tác phục vụ của các bạn hữu hiệu hơn.

2
TRÒ CHƠI
A THỂ LOẠI: VẬN ĐỘNG MẠNH
1- RAO GIẢNG TIN MỪNG
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Trí nhớ, nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chia thành từng toán (nhóm, đội, tổ) đều nhau, ngồi theo
hàng dọc, mỗi người cách nhau 3-4 bước.
NĐK viết sẵn các câu phúc âm hoặc các đề tài giáo lý ngắn dài tùy đối
tượng chơi) để trước mỗi hàng cách từ 3m trở lên. Nghe hiệu lệnh người đầu
hàng chạy đến đọc bản tin dành cho toán mình, chạy về ghé lại thông báo cho
người thứ hai rồi về chỗ cũ: Người thứ hai và các người tiếp theo cứ tiếp tục
như thế cho đến người cuối cùng. Người này chạy đến báo lại đoạn văn cho
NĐK.
Đội nào nhanh, chính xác là thắng cuộc
CHẾ BIẾN: Khi người tham gia cuộc chơi có số lượng ít và sân chơi bị hạn
chế, NĐK cùng ngồi vòng tròn và chia vòng tròn làm hai nữa. NĐK trao cho
người bên phải và bên trái đọc bản tin. Người cuối cùng của nữa vòng tròn có
trách nhiệm đứng lên đọc lớn và chính xác bản tin.
2- CHÚA GỌI GIAKÊU
- Số người: Không hạn chế, miễn là chia chẵn cho ba
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Đứng thành vòng tròn hoặc hàng ngang (từng ba người
một). Hai người làm cây, tay trái người này nắm tay phải người kia,
người còn lại làm Giakêu (nên chọn người thấp nhất) đừng lên vị trí
hai bàn tay nắm của hai người, hai tay còn lại vịn vào hai tay của ai
người bạn đưa cao.
NĐK đứng giữa (hoặc trước hàng ngang) làm Chúa Giêsu. Gọi:
“Giakêu! Hãy xuống, hôm nay ta đến nhà ngươi” rồi thổi một tiếng còi dài.
Dứt tiếng còi, các bạn làm Giakêu nhảy xuống chạy đến chạm tay vào NĐK.
Nhóm nào nhanh nhất là thắng cuộc.
3. VỀ ĐẤT HỨA

3
“Đường về đất hứa lắm gian truân”
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Phản xạ nhanh
- Cách chơi: Xếp hàng ngang quay lưng về đích
NĐK đứng ở đích quay lưng về hàng ngang khoảng 5-10m. Nghe tiếng
còi, mọi người quay mặt lại và chạy về đích. Thình lình NĐK thổi còi và quay
lại, tất cả phải đứng lên, (ai cử động, nhúc nhích sẽ bị loại). NĐK tiếp tục thổi
còi và quay lưng, lại cử tọa (thỉnh thoảng thổi còi và quay lưng lại để tìm người
sai lỗi). Ai về đích, chạm tay đến NĐK trước là thắng cuộc
4. TÌM CHIÊN LẠC
Cách chơi: Chọn 3 người vào trong vòng tròn (bịt mắt) một người làm
chủ chiên, một người làm chiên và một người làm sói. Nghe lệnh còi, chủ đi
tìm, chạm được vào chiên là thắng cuộc, đụng phải sói là bị loại
Lưu ý: Tiếng chiên (be be) – tiếng sói (gâu gâu). Cả hai phải đi bằng
bốn chân.
5. GẬY MAISEN
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Thể chất, Nhanh nhẹn
- Cách chơi: NĐK làm Maisen, cầm cây gậy đứng giữa vòng tròn, gậy
nghiên bên nào thì tát cả ngả người về bên đó, NĐK giơ cao gậy quay
trên đầu hướng nào thì tát cả chạy theo hướng đó (Quay ngược vòng:
Chạy ngược vòng) Gậy đập xuống đất thì nhảy hai chân tại chỗ, gậy
thả xuống đất. Mọi người nằm.
6. ĐÓN MANNA
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Phản xạ nhanh
- Cách chơi: NĐK đứng giữa vòng tròn dã được đếm số thứ tụ. Cầm
một quả banh (hoặc chiếc khan cột lại). Tung trái banh hoặc khăn lên
đồng thời kêu lên một số. Đúng số mình được gọi phải chạy ra hứng
Manna. (Có thể gọi một lúc 2, 3, 4 số), ai khống hứng được sẽ bị loại.
Người hứng được Manna thay NĐK tiếp tục điều hành cuộc chơi.

4
7. ISAAC CHÚC PHÚC
- Rèn luyện: Phán đoán, suy luận
- Cách chơi: Một em được chọn làm Isaac vào giữa vòng tròn bịt mắt.
Isaac lần lượt đến từng người sờ đầu, mặt, tay bất cứ ai và hỏi bất cứ
câu gì. Ví dụ: Ai đây?. Người được hỏi phải giả giọng để trả lời khỏi
bị Isaac nhận diện. Ví dụ: “con là Esau”. Isaac phải đoán tên người
này, nếu trúng em này sẽ bị vào thay.
- Chỉ được đoán ba người nếu sai sẽ bị phạt
8. ĐOÀN KẾT
- Số người: Từ 10-30 người
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: NĐK hô lớn: “Đoàn kết, đoàn kết”. Tất cả hỏi lại: “Kết
mấy, kết mấy?”.NĐK: Kết 5 hoặc 3, 7 (tùy ý). Mỗi người phải tìm
đủ 5, 3 hoặc 7 người thành một nhóm.
NĐK có thể cho: 7 người một vòng tròn hoặc kết 5, 4 chân. 5 người gom thành
một nhóm chỉ có 4 chân chạm đất.
9 .CHÚA CHỮA
- Rèn luyện: phản xạ nhanh
- Cách chơi:
✓ NĐK chỉ vào đầu mình và nói: “Chúa chữa đầu tôi” mọi người lặp lại
và xoa vào đầu.
✓ NĐK chỉ vào bụng: Chúa chữa bụng tôi, mọi người xoa bụng và lặp
lại.
✓ NĐK chỉ vào tai:...
Sau đó NĐK có thể chỉ vào bụng và nói: “Chúa chữa đầu tôi. Mọi
người xoa bụng mà nói Chúa chữa bụng tôi”.
- Ai làm hoặc nói sai sẽ bị phạt

5
10. MA QUỶ VÀ LOÀI NGƯỜI
- Số người: 2, 4 hoặc 6 em
- Rèn luyện: Phản xạ nhanh
- Cách chơi: Tất cả những người không chơi ngồi thành vòng tròn. Một
nữa số người chơi làm loài người. Số còn lại làm quỷ. Tất cả đều ngồi
xổm. Chống tay lên hông và đi bằng 10 đầu ngón chân, khi có lệnh
của NĐK. Ma quỷ đi cám dỗ loài người. Ai là người nếu bị ma quỷ
chạm phải, thì bị loại (hoặc có thể cũng trở thành ma quỷ đến tiếp tục
đi cám dỗ người khác).
Trong khi chơi NĐK có thể thay dổi hiệu lệnh để người trở thành quỷ và ngược
lại.
11. HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA
- Số người: Không quá 24
- Rèn luyện: Ứng xử nhanh
- Cách chơi: Tất cả đếm số từ một đến hết.
NĐK thông báo đi về đất thánh để thăm lại các địa danh mà Chúa
Giêsu đã ở và đã đi qua. NĐK hô “Bay giờ là 8 giờ”. Người mang số 8 phải
nói một địa danh nào đó. Sauk hi nói địa danh, người ấy cso quyền nói giờ tiếp
theo. Ví dụ: Đến 12 giờ người số 12 lại tiếp tục như người số 8.
Lưu ý: Khi đến số mình mang phải nói ngay một địa danh, không chần
chừ. Ai lặp lại dịa danh đã được nêu sẽ bị loại.
12. THIÊN THẦN, MA QUỶ, LOÀI NGƯỜI
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Thê chất, nhanh nhẹn
- Cách chơi: chia cử tọa làm ba nhóm:
Một nhóm làm Thiên Thần, che chở loài người đứng thành vòng tròn,
giang rộng hai chân, chân trái người này chạm chân phải người kia khoanh tay,
không cử động
Nhóm thứ hai làm loài người, ở trong vòng tròn.
Nhóm thứ ba làm ma quỷ ở ngoài vòng tròn, tìm mọi cách để đụng
được người ở trong vòng tròn, nhưng không được chạm vào các thiên thần.

6
Loài người nếu bị ma quỷ chạm trừ một điểm
Ma quỷ chạm thiên thần bị trừ một điểm
Sau thời gian nhất định, hai nhóm thiên thần ma quỷ đổi vị trí cho nhau
13. VIỆC BÁC ÁI
- Rèn luyện: Thể lực, nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chia cử tọa thành nhiều nhóm
NĐK thông báo một thiên tai vừa xảy ra hoặc một người hoạn nạn cần
sự cứu trợ: Ban cứu trợ cần một số vật dụng như: Giày, dép, sổ, viết, hoa, lá…
Sau tiếng còi phát xuất quyên góp, nhóm nào về trước và mang nộp đủ số
lượng là nhóm ấy thắng cuộc.
Lưu ý: Trò chơi phải được hạn chế thời gian.
14. TÌM CA TRƯỞNG
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: Nhận định đúng, phản xạ nhanh
- Cách chơi: Mỗi một người làm quan sát viên đứng giữa vòng tròn, tất
cả các ca viên đang tập hát. NĐK đã kín đáo chỉ định một người làm
ca trưởng, người này có quyền sử dụng và thay đổi động tác (ví dụ:
Vỗ tay lên đầu, kéo viôlông, dậm chân,…)
Tất cả các ca viên phải chú ý làm theo, trong khi NĐK hoặc bất cứ ai
được chỉ định phải bắt liên tục các bài hát. Sau hai hoặc ba bài nếu chưa tìm
ra, quan sát viên sẽ bị phạt, nếu trong thời gian, ca trưởng bị “Điểm mặt” phải
rat hay thế người quan sát.
15. ĐI XE LỬA
- Số người: Từ 10 đến 40
- Cách chơi: Vòng tròn hoặc hàng dọc.
Người sau đặt tay trái lên người trước hơi khom lưng, tay phải quay
tròn như bánh xe lửa.
NĐK có thể thỉnh thoảng hô: Chui hầm (mọi người cúi) lên đèo (mọi
người nhún) tới ga (dừng lại), trong khi di chuyển có thể hát: “Nào mời anh
lên” hoặc: “Đây xe lửa Việt Nam”

7
16. THỬ TRÍ NHỚ
- Số người: Không giới hạn
- Rèn luyện: Trí nhớ
- Cách chơi: NĐK cử ra một em vào giữa vòng tròn. Sau đó gọi lần lượt
3 hoặc 4 em đến nói vào tai em đó là những câu tin mừng ngắn, ví dụ:
Em 1: “Của Xêda trả cho Xêda”. Em 2: “Hãy chỗi dậy vác chõng mà
về”. Em 3: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.
Sau đó em được cử sẽ nói lại thứ tự các câu Tin Mứng đã nghe bạn nói.
Tùy theo trình độ: NĐK cho nhiều em lên nói với em dược cử các câu
tin mừng và khi tổng hợp các câu. NĐK có thể cho các em khác phát biểu: Lời
Chúa thường được xảy ra trong hoàn cảnh nào?
17. NỐI TIẾP
- Số người: Từ 15 đến 20
- Rèn luyện: Trí nhớ
- Cách chơi: Nối vòng tròn, NĐK đọc một câu tin mừng, sau đó chỉ định
em thứ nhất đọc lại một hoặc hai chữ đâu (tùy câu tin mừng dài hay
ngắn) rồi lần lượt theo kim đồng hồ, các em kế tiếp nói chữ kết tiếp
của câu tin mừng đó.
Có thể lặp lại nhiều lần từ chậm dến nhanh kết thúc trò chơi, cho tất
cả cùng đọc nguyên văn.
18. GẬY MAISEN
- Số người: 3, 4 đôi ( tùy theo số lượng đội)
- Rèn luyện: Phản xạ - suy đoán
- Cách chơi: Các dội đứng thành hàng dọc, người đứng đầu cầm một cái
gậy khoảng một mét. Trước mặt mỗi đội đã đặt một bịch nước sạch
cách 6-7m, người cầm gậy ở đầu đội bịt kín mắt, rời chỗ đến bịch nước
dành cho đội mình, đưa gậy cao, đập mạnh. Nếu trúng bịch nước sẽ
dược điểm tối đa cho toàn đội. Nếu hụt, bị trừ một điểm và trở về,
người kế tiếp sẽ được bịt mắt làm Maisen như người trước.
Quy luật tính điểm: Người đập trúng bịch nước, sẽ được tính điểm cho
những đội viên tham gia cuộc chơi.

8
19. TIẾNG LƯƠNG TÂM
- Số người: Từ 10 đến 20
- Rèn luyện: Phán đoán nhanh
- Cách chơi: (Tiếng còi tượng trưng cho tiếng lương tâm). Chọn một
người vào vòng tròn bịt mặt. NĐK trao cho người ngồi chơi 1 cái còi,
một người thổi mooijt tiếng rồi truyền tay cho người kế tiếp… Một
người nào đó tự động thổi lên 3 tiếng rồi dấu còi. Nếu chỉ đúng người
này phải ra thay thế. Nếu trong hai lần không tìm ra “tiếng lương tâm”
sẽ bị phạt.
20. TÌM ĐÚNG NHÀ
- Số người: Từ 15 đến 30
- Rèn luyện: Phán đoán đúng
- Cách chơi: Một người được chọn ra giữa vòng, bịt mắt. Tất cả còn lại
vừa hát vừa đi về bên phải. NĐK ra lệnh ngưng bài hát và dẫn người
bịt mắt đến một em nào đó để hai em nói chuyện, hỏi thăm nhà. Em
không bịt mắt phải giả giọng để em bịt mắt không nhận ra. Sau vài 3
câu hỏi em bịt mắt phải đoán ra xem em nào đã tiếp chuyện với mình.
21. TÌM CHIÊN LẠC
(Biến chế từ trò chơi tìm ca trưởng)
- Số người: từ 10 đến 40
- Rèn luyện: Phán đoán nhanh nhẹn
- Cách chơi: Mỗi em được cử ra khỏi khu vực chơi làm chủ chiên, NĐK
chỉ định một em làm chiên lạc và tất cả cùng hát đồng thời làm theo
tác dộng của chiên lạc, trong vòng 2 hoặc 3 bài hát chủ chiên phải chỉ
đúng con chiên lạc, khi chỉ đúng chiên lạc NĐK phải thổi một tiếng
còi và chiên lạc phải chạy quanh vòng tròn để tránh chủ chiên đang
rượt bắt.
Tất cả những con chiên khác vẫn tiếp tục hát.
22. TIẾNG MA QUỶ
“Ma quỷ thường thúc dục ta làm những điều trái ngược với ý Chúa”
- Số người: Không hạn chế

9
- Rèn luyện: Phán đoán, ứng xử mau lẹ
- Cách chơi: NĐK đứng trước một người nào đó nói điều gì thì người
đối diện phải nói ngược lại, ví dụ NĐK nói: “Trên trời” đáp lại: “dưới
đất”; siêng năng – lười biếng.
Lưu ý: NĐK nói từ đơn phải đáp lại từ đơn, NĐK nói từ kép phải đáp lại từ
kép.
Mỗi người được đáp lại 3 lần, nếu đáp đúng sẽ được tuyên dương.
23. LỤT ĐẠI HỒNG THỦY
- Số người: từ 6 đến 30
- Rèn luyện: nhanh nhẹn, phán đoán
- Cách chơi: vẽ 2 vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn này cách vòng tròn kia
khoảng 0.60m. Chia làm 3 khu vực. Hồ trong = diện tích vòng tròn
nhỏ, hồ ngoài = diện tích vành khan, bờ = khu vực ngoài vòng tròn
lớn. NĐK hô “hồ trong” taasts cả nhảy vào vị trí; “bờ” nhảy ra ngoài
Lưu ý:
NĐK có thể hô từ chậm đến nhanh dần, ai sai sẽ bị loại.
Đang chơi trưởng có thể cho đứng nguyên vị trí và kể chuyện lụt đại
hồng thời Noe. Bất chợt tiếp tục hô và các em phải làm ngay. Ai sai cũng bị
loại.
24. ABRAHAM SÁT TẾ CON
- Số người: 7 hoặc 9
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: chọn một em là Isaac trói tay ngồi ghế giữa vòng tròn, 3, 4
em bịt mắt đứng quanh Isaac canh giữ, 3, 4 em còn lại tìm cách xông
vào cứu Isaac bằng cách chạm vào người. Nếu chạm vào lính canh giữ
sẽ bị loại.
Sau một thời gian nhấ định nếu không cứu được Isaac. NDĐK sẽ làm
băng reo sát tế, NĐK chia làm 2 phe, một phe: “Bili”, phe còn lại: “Tùng”…
Để giải tán trò chơi, NDĐK thổi còi hoặc phất mạnh khăn. Những
người chơi chạy nhanh về vị trí cũ.

10
25. MA QUỶ- LOÀI NGƯỜI
- Số người: Không hạn chế nhưng phải chẵn
- Rèn luyện: Tự giác, nhanh nhẹn, phản xạ
- Cách chơi: chia số người chơi thành hai nhóm. Một nhóm làm ma quỷ,
chọn tiếng còi tè (-) làm lệnh. Nhóm còn lai làm ngườ chọn tiếng chời
tích (.) làm lệnh. Hai nhóm đứng cách xa nhau. NĐK thổi còi tích
nghĩa là cho lệnh loài người đuổi ma quỷ (hoặc trái lại). Nhóm bị đuổi
phải cố tránh đừng để đối phương chạm. Nếu bị chạm phải tự giác ra
khỏi khu vực chơi.
NĐK: Có thể thay đổi tiếng còi để nhóm bị đuối trở thành nhóm được
đuổi. Sau thời gian nhất định nhóm nào còn lại được nhiều quân là nhóm thắng
cuộc.
26. THẬT THÀ
NĐK hướng dẫn các em luôn thật thà không lấy của người khác. Chỉ
nhận khi đúng vật đó là của chính mình
- Số người: Chẵn, không hạn chế
- Rèn luyện: Tự giác, nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chia làm 2 đội đứng thành hàng ngang đối diện nhanh,
cách khoảng 6m, 7m mỗi người góp vào giữa một chiếc dép. NĐK
thổi còi, người đứng đầu chạy nhanh về đống dép, dung chân tìm đúng
chiếc dép của mình, kẹp vào hai đầu gối nhảy về đập vào vai người
thứ hai. Người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Đội nào xong trước là
thắng cuộc.
Lưu ý:
Tất cả các dộng tác chỉ được dung chân, cấm dùng tay.
Khi được kẹp dép vào đầu gối, nhảy về chỗ, nếu bị rớt, tự động dùng
chân đưa dép lên đầu gối lại rồi tiếp tục nhảy.
27. TÌM BẠN
- Số người: từ 20 trở lên (chẵn).
- Rèn luyện: nhanh nhẹn
- Cách chơi: chia làm 2 đội bằng nhau, xếp thành hai vòng tròn dồng
tâm. Hai vòng tròn chọn bạn tâm đắc với nhau. Sau đó hai vòng tròn

11
quay ngược vòng nhau. Tay trên vai, lưng khom và NĐK cho lệnh vừa
đi vừa hát. Thình lình NĐK thổi còi, những người đã chọn bạn tâm
đắc phải tìm và nắm tay nhau. Cặp nào đến trình diện trước tiên là
thắng cuộc.
28. THƯỞNG – PHẠT
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: phán đoán nhạy bén
- Cách chơi: không được làm theo động tác NĐK
NĐK hô: “công” – Tất cả đưa thẳng hai tay lên
NĐK hô: “ thưởng” – Tất cả giang ngang hai tay
NĐK hô: “Tội”- Tất cả khom lưng cúi đầu
NĐK hô: “Phạt” – Quỳ gối hai chân.
NĐK có thể làm động tác này mà hô câu kia.
29. CHÚA CHỌN
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Giáo dục: Giúp các em nhớ Thánh Bổn Mạng
- Cách chơi:
NĐK hô: Chúa chọn, Chúa chọn.
Tất cả: Chọn ai, chọn ai?
NĐK hô: Chọn Phêrô, những em có tên hai Thánh Bổn Mạng chạy
đến NĐK. Em nào nhanh nhất được 1 điểm
NĐK lại tiếp tục: Chúa chọn, chúa chọn. Tất cả cùng lặp lại như trên
và NĐK tiếp tục gọi tên các Thánh Bổn Mạng mà trong số các em đang chơi
đó
Khi chơi lượng các em nhanh nhẹn đã điều, NĐK có thể cho các em
này một trò chơi nhỏ khác, hoặc kể chuyện về một vị Thánh trong số các Thánh
vừa được gọi
Lưu ý: NĐK phải nắm vững tên thánh của các em để đừng gọi Tên Thành mà
không có em nào chọn làm bổn mạng

12
30. CỬA CHUỒNG CHIÊN
- Rèn luyện: Nhanh Nhẹn
- Cách chơi: chọn hai em, một em làm chủ chuồng chiên, đứng trong
vòng tròn, em còn lại làm kẻ ăn trộm chiên, đi ra chỗ khuất. Số còn lại
nắm tay nhau đưa cao. NĐK chỉ định một số khoảng cách từ em này
đến em kia là cửa chuồng cấm. Số cửa còn lại là cửa không cấm. NĐK
ra lệnh hát một bài. Người trộm chiên đi vào và tìm cửa không cấm đề
vào bắt chiên.
Nếu vàu cửa cấm thì chiên có quyền rượt đuổi ăn trộm chạy ra ngoài
vòng để tìm một cửa không cấm chui vào.
Nếu vào đúng cửa không cấm thì chiên phải bỏ chạy ra ngoài vòng rồi
tìm cách chui vào lai. Người ăn trộm sẽ chui theo. Nhưng nếu cửa đó cũng là
cửa cấm thì chiên có quyền quay lại rượt đuổi ăn trộm.
Cửa cấm, không cấm chỉ ấn định cho kẻ ăn trộm mà thôi.
31. CÙNG ĐI TRYỀN GIÁO
- Số người: Từ 10 trở lên
- Rèn luyện: nhanh nhẹn, phán đoán
- Cách chơi: Xếp thành vòng tròn, NĐK là số 1, tất cả đếm số thứ tự từ
số 2 và nhớ số của mình.
NĐK : “Đi truyền giáo, đi truyền giáo”
Tất cả: “Truyền điều chi, truyền điều chi?”
NĐK: 3 em đi thăm bệnh nhân”.
Em mang số 3 vào vòng tròn đi theoNĐK làm điệu bộ như một người
bệnh.
NĐK lại tiếp tục mời gọi như trên. Và cứ lần lượt: “10 e, đi lần chuỗi”
em số 10 ra theo em số 3 tay mân mê như lần chuỗi… Cho đến khi số lượng
đã khá đông. NĐK hô: “TẬN THẾ” tất cả phải tìm chỗ trống mà chạy vào (dĩ
nhiên là thiếu 1 chỗ). Người không có chỗ lại tiếp tục ra mời gọi mọi người đi
truyền giáo như NĐK.

13
32. DỌN CHỖ CHO KHÁCH
- Số người: 4 em
- Vật dụng: 4 khăn quàng, 2 ghế đẩu, 6 chiếc dép (hoặc 6 viên gạch)
- Rèn luyện: phán đoán dùng trí nhớ
- Cách chơi: NĐK để ra giữa vòng hai ghế đẩu và rải rác 6 chiếc dép
(hoặc 6 viên gạch). Chọn 4 em bịt mắt, nghe còi lệnh, 4 em đi tìm, mỗi
em cố gắng tìm 4 chiếc dép kê vào 4 chân ghế - khi một em nào đó
đến gần chiếc dép ( hoặc viên gạch) tất cả vỗ tay lớn, khi xa viên gạch
vỗ tay nhỏ dần.
Em nào xong trước là thắng cuộc
33.TÌM BẠN
- Số người: không hạn chế (càng đông càng vui)
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: NĐK phát cho mỗi người một mảnh giấy trắng. từng người
điền tên mình vào và nộp lại cho NĐK. NĐK lai phát lộn xộn số giấy
nói trên ra cho mỗi ngời. Khi có lệnh của NĐK, mọi người phải đi tìm
người bạn đang giữ bảng tên của mình nắm tay nhau. Trò chơi kết thúc
khi mọi người đã tìm được tên của mình.
34.ẾCH TÌM BẠN
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: dẻo dai, nhanh nhẹn
- Cách chơi: NĐK cho đứng thành hàng đôi để ừng người bắt cặp bạn
với nhau. Sau đó giải tán và có thể xếp vòng tròn lộn xộn, hoặc một
hàng ngang lộn xộn. NĐK tuyên bố:
“Vì chúng ta nghi ngời quyền năng của Thiên Chúa, nên chúng ta đã
bị phạt trở thành ếch nhái”. Tất cả mọi người chơi nhón gót, chống 2 tay xuống
đất sát với đầu bàn chân. NĐK tiếp: “Để được trở lại thành người, ngay bây
giờ các cặp vợi chồng ếch phải nhảy, di chuyển như loài ếch để tìm nhau. Sau
khi gặp nhau, các cặp nắm tay nhau và nhảy 3 chân (2 chân và 1 tay) dến trình
diện ta”: NĐK lui đến vị trí cách xa chỗ xuất phát khoảng 5 đến 10m.

14
35. TRÁNH TỘI
- Số người: Từ 6 đến 15
- Vật dụng: Một trái banh (nếu đông người chơi thì thêm 1 hoặc 2 trái
banh)
- Rèn luyện: phản xạ, nhanh nhẹn
- Cách chơi: xếp thành vòng tròn, nắm chặt tay nhau. NĐK đặt giữa
vòng tròn một trái banh (nếu số người chơi đông thì có thể đặt rải rác
3 hoặc 4 trái). Mỗi người cố gắng lôi, kéo đẩy nhưng vẫn nắm tay nhau
đừng để mình chạm phải trái bóng- ai chạm bóng kể như đã phạm tội
và sẽ bị loại.
36. ONG, CHIM THỢ SĂN
- Số người: 3 em
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chọn 3 em vào trong vòng tròn, 1 làm ong, 1 làm chim sẻ
và 1 thợ săn. Tất cả đứng nắm tay nhau. Khi có lệnh, 3 em đuổi nhau
trong hoặc ngoài vòng tròn.
Luật: Thợ săn đuổi chim sẻ nhưng sợ ong. Ong đuổi thợ săn nhưng
tránh chim sẻ. Chim sẻ đuổi ong nhưng sợ thợ săn. Trò chơi chấm dứt khi 1
trong 3 em bị loại.
37. CHÚA TRẢ CÔNG
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Phán đoán, thị giác nhanh nhẹn
- Giáo dục: Chúa luôn ban ơn cho những kẻ tìm kiếm Ngài
- Cách chơi: Chọn 1 em khỏe mạnh làm Chúa Giêsu, đi đến một nơi nào
đó kín đáo để núp. Trong khi đó NĐK có thể giải thích về tình yêu của
Thiên Chúa đói với những kẻ tìm Ngày và hướng dẫn trò chơi. Khi có
lệnh, mọi người đi tìm Chúa (trong một thời gian nhất định). EM nào
tìm và chạm vào ngườ Chúa sẽ được Chúa cõng về, những người
không tìm được sẽ cùng đi theo hai hàng để chùng nhau hát mừng
Chúa và người tìm Chúa.

15
38. LƯU ĐÀY
- (Dành cho các em tuổi từ 13 trở lên)
- Số người: Từng đôi một (không hạn chế)
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Giáo dục: Hướng dẫn cho các em biết sự khổ cực của dân Thiêc Chúa
khi còn ở Ai Cập
- Cách chơi: Mỗi đội chọn 2 em, hoặc toàn đội đứng thành hàng ngang
từng đôi một. Em đứng trước bỏ 2 tay, duỗi thẳng 2 chân về phía sau.
Ems au nắm lấy cổ chân em trước. Khi có lệnh tất cả cùng đi tới đích
như xe cút kít (em trước đi 2 tay, ems au đi 2 chân). Đội nào về đích
trước là thắng cuộc.
Lưu ý: Nên cho chơi ở sân cỏ hoặc sân cát rộng, tránh chơi ở sân xi măng.
39. CHUYỂN BỆNH NHÂN
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Cẩn thận
- Giáo dục: Bác ái
- Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành hàng ngang, cúi gập lưng
mỗi người một cái nón hoặc một vật gì tượng trưng cho bệnh nhân.
NĐK thổi hiệu lệnh, giữa người chơi chạy về đích. Cố giữ sao cho
bệnh nhân vẫn ở trên lưng ( không dùng tay). Ai về đích trước không
phạm luật thì thắng cuộc.
Chế biến: Có thể cho di chuyển về đích với đoạn đường ngắn hơn
nhưng phải nhảy cò một chân
40. CHA CON TÌM NHAU
“Ở đền thánh, sau dịp lễ, Chúa Giêsu cũng được Thánh Giuse và Mẹ Maria
đi tìm”
- Số người: Mỗi đội cử ra 2 em ( hoặc toàn đội chia thành từng đôi) một
cha và một con
- Rèn luyện: Phán đoán nhanh, thính giác nhạy
- Cách chơi: Xếp số người vào chơi thành hai hàng quay mặt vào nhau,
cách xa 5 đến 7m. Từng cặp cha con đã chọn trước phải có tiếng còi
riêng. Tất cả đều bịt mắt. Nghe tiếng còi của NĐK hàng cha theo tìm

16
hàng con, hàng con cũng báo hiệu để cha mình dễ tìm. Đội nào tìm
thấy xong trước là thắng cuộc. Cha nào không ôm đúng con mình sẽ
được con người khác “ký” nhẹ một cái trên đầu.
41. CHẠY THI
- Số người: Không hạn chế, những phải chẵn
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, ý thức đồng đội
- Cách chơi: Mỗi đội chia thành 2 người hoặc toàn đội chia thành từng
đôi một, đứng thành hàng ngang. NĐK dùng khăn quàng cột chặt chân
phải người này với chân trái người kia thành đôi. Khi có lệnh từng đôi
chạy về đích. Đội nào về đích trước là thắng cuôc.
Lưu ý: nên tổ chức chơi ở sân cỏ hoặc cát.
42. KHI RÓT NƯỚC HOẶC RƯỢU Ở TIỆC CƯỚI CANA
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Cẩn thận, ý thức đồng đội
- Vật dụng: Chai, thau, ly nhỏ, nước, (tùy số lượng người chơi)
- Cách chơi: Chia thành các đội có số người bằng nhau. Dứng thành
hàng dọc, trước mỗi đội (khoảng 5m) có thể sẵn từng chai, một thau
nước và một cái ly thật nhỏ. NĐK thổi còi người đầu doàn chạy lên
dùng ly nước đổ vào chai, người thứ 2 nhận ly cũng làm như người
thứ nhất rồi đến người thứ 3.
Đội nào xong trước có chai nước đầy và ít đổ ra ngoài là thắng cuộc.
43. NGẬM MUỖNG BI
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: cẩn thận, nhanh nhẹn
- Vật dụng: bi, muỗng, cà phê
- Cách chơi: các đội có số người dều nhau đứng thành hàng dọc, NĐK
đứng trước cách hàng 5 đến 7m. Người đứng đầu ngậm (cắn chặt) một
muỗng cà phê (hoặc muỗng canh) trên muỗng có một hòn bi. Khi có
lệnh người ngậm muỗng đi đến NĐK vòng quanh sau lưng rồi trở về
trao muỗng cho người thứ 2. Cứ thế tiếp tục cho đến người cuối cùng.

17
Luật chơi: mỗi lần rót bi được phép lượm lên và đến vị trí rớt bi để
tiếp tục đi lại nhưng bị trừ một điểm.
Chế biến: Có thể cử mỗi đội một người để cùng ngậm muỗng bi chay
thi, ai làm rơi sẽ bi loại.
44. CHIẾM CHỖ
- Số người: Từ 10 đến 30
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Tất cả ngồi vòng tròn, cử một em ra ngoài chạy quanh
vòng, em này có quyền chạm vào bất cứ em nào trong vòng, lập tức
em được chạm đứng dậy chạy ngược vòng theo em kia, khi 2 bên gặp
nhau cùng bắt tay rồi chạy về chiếm chỗ trống, em không có chỗ sẽ
tiếp tục chơi như trước.
45. BÁN GIA TÀI THEO CHÚA
- Số người: Từ 10 đến 30
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chọn 1 em ra ngoài số còn lại xếp vòng tròn đến số thứ tự.
Mỗi em tự vẽ cho mình một vòng tròn hoặc hình vuông bao quanh chỗ
đứng. NĐK hô: “Bán nhà theo Chúa”. Tất cả vỗ tay 2 cái và đáp: “Nhà
nào, nhà nào” vỗ tiếp 2 cái. NĐK sẽ hô nhà bị bán ví dụ nhà 10, nhà
7. Tất cả lại vỗ tay 2 cái và hô: “Bán”, Hai em số 10 và số 7 chạy
nhanh dổi chỗ cho nhau. Trong khi đó em được chọn phải cố dành lấy
một chỗ hoán đổi. Em không có nhà lại tiếp tục hô lại như NĐK.
NĐK: Có thể hô một lúc 4, 6 haowjc 8 nhà đổi chỗ cho nhau.
46.GIÀNH BÁU VẬT
- Số người: Từ 10 đến 40 (phải chẵn)
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Cách chơi: Chia người chơi thành 2 đội bằng nhau, xếp hàng dọc, quay
mặt vào nhau, dội anfy cách đội khi từ 10 đến 20m. Đếm số thứ tự mỗi
đội. Chính giữa khoảng cách 2 đội để 1 cái khăn hoặc nón. NĐK tuyên
bố cuộc chơi và gọi số, ví dụ: Số 5,2 em mang số 5 của 2 đội chạy
nhanh đến “báu vật” tìm cách lấy báu vật chạy về đội mình. Nếu đã

18
cầm báu vật trong tay khi chưa về đến đội nhà mà bị đối phương chạm
vào người thì bị trừ 1 điểm.
Lưu ý: NĐK: Có thẻ gọ một lúc 2, 3 hoặc 4 số. Trường hợp này nếu
đang cầm báu vật trong tay mà bị bất cứ số nào của phe đối phương chạm vào
mình cũng đều bị trừ 1 điểm.
47. TÌM CON HOANG
- Số người: 3
- Rèn luyện: Phán đoán
- Giáo dục: Hướng dẫn vào bài: “Dụ ngôn con hoang”
- Cách chơi: Chọn 3 em ra giữa vòng tròn, bịt mắt, 1 em làm heo. Thính
thoảng kêu “éc éc”, một em làm con hoang chăn heo, thỉnh thoảng gọi:
“heo đâu”, một em làm ông chủ cầm còi, thỉnh thoảng thổi.
- Luật chơi:
✓ Heo tìm ông chủ, tránh người chăn
✓ Người chăn tìm heo, tránh ông chr
✓ Ông chủ tìm ngườ chăn, tránh heo
✓ Trò chơi chấm dứt khi 1 trong 3 em bị loại
48. KẺ LÀNH NGƯỜI DỮ
- Số người: Không giới hạn
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, phán đoán
- Cách chơi: Chia người chơi thành 2 phe xếp hàng đối diện và cách
nhau 3 bước. Một lằn mức làm ranh giới giữa 2 phe. Sau lưng mỗi phe
vẽ một lằn mức nữa cách khoảng 8 bước.
NĐK hô: “Kẻ lành” thì phe làm người dữ phải chạy lùi về lằn mức
sau lưng, trong lúc đó phe người lành cố đuổi bắt.
Ai bị chạm khi chưa về lằn mức sẽ bị loại. NĐK trong lúc gọi phe
này đuổi rồi gọi ngược lại.
Kết thúc trò chơi, phe nào còn sống nhiều nhất thì sẽ thắng cuộc.

19
49. BẮN SÚNG THẦN CÔNG
- Số người: Từ 18 trở lên (chia chẵn cho 3)
- Rèn luyện: phản xạ, ứng xử nhanh
- Giáo dục: tinh thần đồng đội
- Cách chơi: Đứng thành vòng tròn theo từng cụm 3 người. Mỗi cụm
được đếm số thứ tự để biết số khẩu sung của mình.
NĐK ra lệnh cuộc chơi và gọi tên bất cứ khẩu súng nào (ví dụ: Khẩu
số 5) lập tức người đứng bên phải cụm 5 hô “cắc”, người bên trái hô “cụp”,
người đứng giữa hô “bùm” (…) kèm thêm số khẩu súng khác ( ví dụ: Bùm 3).
Ngay lập tức người bên phải cụm 3 cũng hô lại: “cắc” , trái hô “cụp”, giữa hô:
“bùm”(…) cứ thế tiếp tục.
Quy định:
Các tiếng phải được liên tục không ngắt quãng, chần chừ, sai sẽ bị loại.
Súng bắng vào số súng của mình hoặc bắn vào số súng đã bị loại, xem
như bị cháy nòng (cũng bị loại) NĐK phải cho lại số khẩu súng khai nòng
khác.
Lưu ý: NĐK có thể bố trí cho em đứng giữa đan hai tay vào nhau nắm
lại giương ra trước như nòng súng. Hai em còn lại quỳ 1 gối theo thế xạ thủ
đang nạp đạn.
50. BÀ GÓA BỎ TIỀN
- Số người: Khoảng 15 đến 30
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Tất cả ngồi vòng tròn, tay để phía sau. Cử 1 em cầm khăn
chạy quanh (ngoài vòng) tùy ý em này muốn bỏ khăn sau lưng bất cứ
em nào. Và bỏ thế nào để em đó không biết. Nếu biết em này đứng
dậy lấy khăn làm như em thứ nhất, nếu không biết em thứ nhất chạy 1
vòng lấy khăn đã bỏ quất mạnh vào lưng em không biết, sau đó trao
khăn cho em bị quất và em này lại làm như em trước.
Quy định:
Những em ngồi bỏ tay ra phía sau nhưng không được ngoái đầu nhìn
về sau
Em bỏ khăn không được bỏ quá xa lưng bạn của mình

20
51. QUỶ, LOÀI NGƯỜI
- Số người: Không hạn chế, theo từng đội
- Rèn luyện: nhanh nhẹn
- Cách chơi: Ngồi thành vòng tròn, người trong đội ngồi sá nhau. Mỗi
đôi được điểm số thứ tự. Giữa vòng trò để chiếc nosntrong đó có các
mãnh giấy nhỏ (theo số lượng đội) trên mảnh giấy đề sẵn: “Quỷ” hoặc
“Người”. NĐK kêu 1 số (VD: sô 5) tất cả các em mang số 5 ở các đội
chạy nahnh đến bốc mảnh giấy trong nón. Nếu là “quỷ” thì có quyền
đi chạm vào số 5 các đội. Còn nếu là “người” thì phải liệu chạy nhanh
về vị trí cũ. Quỷ bắt được bao nhiêu người thì được bấy nhiêu điểm
cho đội. Sau một lần ấn định, đội nhiều điểm là thắng cuộc.
52. MÌN NỔ CHẬM
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, tự giác
- Cách chơi: Ngồi thành vòng tròn, NĐK đứng giữa vòng dùng một trái
banh (hoặc cuộn tròn chiếc khăn) làm mìn quăng đến tay người nào
đó trong vòng, người ấy phải kêu “xì…” và chuyền nhanh cho người
bên cạnh. Trong khi chuyền khăn, NĐK nhắm mắt và thình lình thổi
một tiếng còi. Mọi người hô lớn “Đùng”. Khăn đang ở tay ai người ấy
bị loại, ngồi vào trong vòng một bước không được tham gia cuộc chơi.
Người cuối cùng không bị mìn nổ là thắng cuộc.
53 VƯỢT NGỤC
- Số người: từ 15-30
- Rèn luyện: Tháo vát, nhanh nhẹn
- Cách chơi: chọn 2 em làm tù binh vào trong vòng tròn, số còn lại ngồi
sát nhau làm thành vòng kín, tượng trưng nhà tù. Hai tù nhân tìm cách
vượt ngục mà không chạm vào người khác. Một tù nhân tìm cách vượt
ngục mà không chạm vào người khác. Một tù nhân vượt ngục được
xem như cả 2 được giải thoát. 2 người tạo khe hở cho tù vượt ngục
được sẽ phải thay thế.

21
54. MA QUỶ QUẤY NHIỄU
- Số người: 10 người trở lên
- Rèn luyện: Giác quan nhạy bén
- Cách chơi: chia người chơi thành 2 phe: 1 phe là ma quỷ, phe còn lại
là loài người và thiên thần: phe thứ 2 chia làm đôi đứng 2 hàng ngang
cách nhau khoảng 10m; 1 hàng là thiên thần, (nhận lời cầu nguyện) 1
hàng là loài người dâng lời cầu xin; phe ma quỷ đứng ở giữa để phá
rối. NĐK trao cho hàng loài người 1 bản văn ( lời cầu nguyện). Nhóm
lafoi người cố gắng đọc lớn để các thên thần nhận bản tin, trong khi
đó phe ma quỷ tìm đủ mọi cách để phá làn song lời cầu xin. Sau thời
gian nhất định NĐK thổi còi chấm dứt. Nếu ma qur thành công là phe
một thắng và trái lại.
Nên đổi vai trò cho 2 phe cùng chơi rồi tính điểm.
55. ĐÔI CHÂN VÀNG
- Số người: 10-20
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Cách chơi: Đứng thành vòng tròn, chọn 1 em ra giữa vòng làm cầu thủ
xuất sắc cùng với 1 trái bòng. Cầu thủ có quyền dùng chân hay tay để
lừa bóng ra khỏi vòng tròn, Người chơi phải nắm tay nhau, chỉ dùng
chân để cản không cho bóng ra khỏi vòng. Bóng chỉ được kể là lọt lưới
khi ra khỏi vòng dưới cánh tay hay giữa các chân người chơi. Ai kể
lọt ra phải vào thay. Nếu bóng lọt qua giữa 2 người, thì bên trái phải
vào thay.
56. TIẾP SỨC 1
- Số người: theo đội
- Rèn luyện: Thể lực, ý thức đồng đội
- Cách chơi: Chia các đội có số người bằng nhau. Xếp hàng dọc trước
vạch khởi hành. Trước mỗi đội khoảng 5m, có mỗi cọc hoặc cái ghế,
hoặc 1 viên gạch làm mục tiêu. NĐK cho lệnh xuất phát: người đứng
đầu kẹp cuốn vở hay cái nón vào 2 đầu gối nhảy đến mục tiêu, vòng
về phái sau rồi nhảy về vạch khở hành trao lại vở (hoặc nón) cho người
thứ 2… cứ thế tiếp tục cho đến hết, đội nào xong trước là thắng cuộc.
(nếu dọc đường làm rơi, được phép dùng tay để kẹp lại, tuy nhiên phải
về đúng vị trí đã làm rơi mới tiếp tục nhảy).

22
57. TIẾP SỨC 2
- Số người: theo đội
- Rèn luyện: thể lực, nhanh nhẹn
- Cách chơi: các đội có số người đều nhau xếp hàng dọc trước vạch khởi
hành. Phía trước mỗi đội có cắm trụ cờ hoặc 1 vật gì đó để làm muc
tiêu cách đội 30-40m. NĐK cho lệnh khởi hành, người thứ nhất cầm
1 cái khăn (hay 1 cái nón, trụ cờ) chạy nhanh vòng qua mục tiêu, trở
về ngay vị trí khởi hành trao cho người thứ 2, người thứ 2 tiếp tục rồi
trao cho người thứ 3… người cuối cùng của đội trở về vạch khởi hành
trước các đội là thắng cuộc.
58. MA QUỶ, LOÀI NGƯỜI
- Số người: từ 10-40
- Rèn luyện: phản xạ, nhanh nhẹn
- Cách chơi: chia thành 2 phe đều nhau, 1 phe là ma quỷ, còn lại là loài
người. 2 phe xếp hàng ngang đối diện nhau các 3m. Phía sau mỗi phe
cách 10, có vạch an toàn. 2 phe sẵn sàng, NĐK hô tên phe nào thì phe
đó rượt đuổi phe đối phương. (phe bị đổi phải chạy về an toàn khu của
mình). Nếu chưa về khu an toàn mà bị phe kia chạm kể như bị loại.
NĐK muốn tạo bất ngờ có thể hô: “Thiên thần” hoặc hô phe này mà
chỉ phe kia…
59. CHO KHÁCH ĐỖ NHÀ
- Rèn luyện: nhanh nhẹn
- Cách chơi: xếp 2 vòng tròn đồng tâm với số người mỗi vòng bằng
nhau. Trong và ngoài quay mặt vào nhau, nắm tay nhau để lafmt hành
1 ngôi nhà. Số còn lại đứng sẵn ngoài vòng để xin ở nhờ qua đêm. (số
người xin ở nhờ phải hơn số trong nhà là 1 hoặc 2) khi cso lệnh, người
xin ở chạy vòng quanh các nhà và khi cso tiếng còi, các em này phải
tự tìm cho mình 1 ngồi nhà để ở. (sẽ có 1 hoặc 2 em không có nhà).
Các em này sẽ vào giữa vòng tròn chờ cơ hội. Trò chơi lại tiếp tục.

23
60. MỞ MANG NƯỚC CHÚA
- Số người: từng nhóm 5-6 người
- Rèn luyện: tháo vát, nhanh nhẹn
- Giáo dục: ý thức mở mang nước Chúa
- Cách chơi: Từng nhóm 5-6 người ôm ngang lưng nhau. NĐK thổi còi
xuất phát người đầu nhóm này cố gắng kéo toàn nhóm để ôm lưng
người cuối nhóm kia. Khi bị ôm, người đó phải tách rời nhóm cũ và
sẽ là đầu nhóm mới dể đi chiêu dụ (bắt) người cuối của nhóm khác ữa
Sau thời gian nhất định, nhóm nào đông nhất được biểu dương là làm
tốt công tác truyền giáo.
61. CÁM DỖ
- Số người: Từ 10 trở lên
- Rèn luyện: nhanh nhẹn, tháo vát
- Giáo dục: Hướng dẫn các em đừng để ma quỷ lôi kéo phạm tội
- Cách chơi: chọn 2 em làm ma quỷ cám dỗ nắm tay nhau. Số còn lại
rải rác trong 1 khu vực giới hạn. NĐK cho lệnh bắt đầu cuộc chơi, 2
em làm ma quỷ chạy tìm chạm đến những em khác. Khi bị chạm những
em bị biến thành ma quỷ, nắm tay thành 1 dây dài để đi bắt những em
khác. Người cuối cùng không bị bắt là em không bị ma quỷ lôi kéo.
62. MA QUỶ, THIÊN THẦN, LOÀI NGƯỜI
- Số người: (tùy theo số lượng, mỗi đội 8-10)
- Rèn luyện: nhanh nhẹn, tháo vát
- Giáo dục: hướng dẫn các em: Loài người được Thiên thần bản mệnh
che chở
- Cách chơi: Mỗi đội từ 8-10 người xếp hàng dọc, ôm ngang lưng nhau.
Em đầu tiên là Thiên thần bản mệnh, che chở cho những người đứng
sau là loài người. Mỗi đội cử ra 1 em làm quỷ đi bắt loài người. Quỷ
của đội này, bắt người của đội kia.
Luật chơi: - Quỷ cố tránh không cho Thiên thần chạm đến mình. Loài
người cố tránh quỷ nhưng không được rời thắt lưng nhau. Nếu bị quỷ chạm
hoặc người nào buông thắt lưng sẽ bị loại. Nếu quỷ bị Thiên Thần chạm đến
mình cũng bị loại.

24
63. TRÁNH TỘI
- Số người: Không hạn chế
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Cách chơi: Người chơi chia thành nhiề đội mỗi đợi chừng 7-8 em. Mỗi
đội vào trong vòng tròn xếp thành hàng dọc, 2 tay năm 2 vai bạn đứng
trước mình. Người đứng đầu của đội có trách nhiệm che chở cho người
đứng sau. Số còn lại đnưgs thành vòng tròn có vạch giới hạn. Sau lệnh
bắt đầu chơi của NĐK, những người ở vòng tròn chuyền bóng cho
nhau, tìm thế thuận lợi ném bóng vào hàng dọc trong vòng tròn. Người
đứng đầu hàng có quyền dùng tay, chân, để chống đỡ bóng cho đồng
đội. Từ người thứ 2 trở về sau phải tránh bóng (tượng trưng cho tội)
không để bóng chạm người kể cả bóng từ đất dội lên. Nếu mỗi lần bị
chạm, đội bị từ 1 điểm, người đứng ngoài phải ném bóng từ vạch giới
hạn, không được vào trong vạch mà ném. Ném hụt toàn đội sẽ bị từ 2
điểm.
64. BỒ CÂU TÀU ÔNG NOE
- Số người: Chia chẵn cho 5
- Rèn luyện: Ý thức đồng đội, tháo vát
- Giáo dục: Bài Cựu ước tàu ông Noe
- Cách chơi: chia đều mỗi nhóm 5 người xếp hàng ngang ở vạch khởi
hành. 3 em đứng trước khoác vai nhau. Em đứng giữa ôm cổ 2 ngươi
bạn, 2 em đứng sau nâng đầu gối em đứng giữa kê lên vai. NĐK ra
lệnh khởi hành, tất cả chạy mang chim bồ câu(em không chạm đất)
đến vòng qua 1 vị trí đã ấn định (tượng trưng 1 ngọn đồi) mang về 1
nhành lá trao cho NĐK ở vạch khởi hành. Đội nào xong trước là thắng
cuộc.
65. BÁC ÁI
- Số người: Từ 6 em trở lên ( phải là chẵn)
- Rèn luyện: Thể lực tốt, nhanh nhẹn
- Giáo dục: Có lòng giúp đỡ mọi người
- Cách chơi: chia đều 2 đội xếp hàng ngang quay mặt vào nhau. Mỗi
hàng đếm 1-2, 1-2 từng cặp. hàng nọ cách hàng kia từ 5 -10m. NĐK
kể một câu chuyệ cổ tích về 2 anh em, người nào cũng có lòng tốt luôn

25
giúp đỡ nhau. Sau đó người số 1 mỗi hàng cõng người số 2, NĐK thổi
còi, người được cõng tượng trưng cho bao gạo – hàng anh cõng qua
mức giới hạn của hàng em và ngược lại sau thời gian nhất định hàng
nào có số gạo nhiều là hàng đối diện đoạt danh hiệu có tinh thần bác
ái cao.
66. GÓP HOA
- Số người: Từ 10-20 (chẵn)
- Rèn luyện: nhanh nhẹn
- Cách chơi: 2 nhóm đều nhau – đối diện – cách nhau từ 10 - 20m. Mỗi
người của các nhóm chọn một loài hoa (các loài hoa cũng đều cho 2
nhóm). NĐK đứng ở giữa tuyên bố cuộc chơi, cả 2 nhóm đều trong tư
thế sẵn sàng: Tư thế 2 tay chống chạm vạch xuất phát, chân trước chân
sau ( như vận động viên điền kinh) NĐK gọi tên hoa nào thì người
mang tên hoa ấy của 2 nhóm đến chạm vào tay của NĐK
Sau khi tất cả mọi hoa đã đến góp hoa. Nhóm nào có người chạm trước NĐK
là thắng cuộc.
67. BẮT LINH HỒN
- Số người: Từ 20 trở lên( phải chẵn)
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Chia người chơi thành 2 nhóm bằng nhau. Hai vòng cùng
quay mặt vào nhau để nhận cặp. NĐK chọn 2 vòng tròn quay ngược
vào nhau vừa đi vừa hát một bài vui. Thình lình, NĐK thổi còi, ma
quỷ tìm cách bắt linh hồn đã nhận theo cặp trước. Linh hồn thì có thể
chạy ra xa khỏi khu vực quy định. Trong một thời gian nhất định, tính
điểm, nhóm có điểm cao là tránh bị bắt hoặc bắt được nhiều linh hồn.
Sau đó đổi vai trò cho 2 nhóm
68. CỨU TRỢ BẰNG THUYỀN (nam, nữ riêng)
- Số người: từng đọi từ 6-10 người
- Rèn luyện: khôn khéo tháo vát, ý thức đồng đội
- Cách chơi: Các đội xết thành hàng dọc theo sau vạch giới hạn, người
ngày sát với người kia. Hai chân người sau gác lên đùi người trước,
hai tay chống xuống đất. Mỗi đội là một chiếc thuyền vận tải cứu trợ.
Khi có lệnh xuất phát của NĐK. Tất cả phải chống để nhấc mông khỏi

26
mặt đất và di chuyển về đích phía trước, thuyền nào được về đích sớm
nhất mà không có lỗi là thắng cuộc
Lưu ý: trò chơi này dành riêng cho từng giới ở lứa tuổi thiếu trở lên.
Muốn thành công mỗi đội phải được hướng dẫn thống nhất với kỹ thuật của
một người đại diện.
69. DỌN CHIẾN TRƯỜNG
(Sau một buổi sinh hoạt đặc biết là ngày trại và họp mặt, vệ sinh ở khu
vực sinh hoạt thường bừa bãi. Người có trách nhiệm nên hướng dẫn đoàn sinh
ý thức giữ gìn môi trường môi sinh, trả lại cho thiên nhiên sự trong lành)
Cách chơi: tập hợp toàn đoàn hàng ngang NĐK thổi còi ra lệnh, tất cả
cúi mình tiến về phía trước nhặt rác. Nếu chưa hoàn toàn sạch sẽ lặp lại 1,2 lần
nữa. Khu vực đội nào phụ trách sạch sẽ là thắng cuộc.

27
THỂ LOẠI: VẬN ĐỘNG NHẸ
1. HÁI HOA HỌC TẬP
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: giúp trí nhớ học tập chủ đề
- Vận dụng các câu Thánh Kinh ngắn gọn (số lượng tùy theo số đội)
- Cách chơi: NĐK chọn một cây thấp, treo các mảnh giấy có ghi sẵn các
đoạn Kinh Thánh hoặc chủ đề buổi học. Xếp các đội đứng thành hàng
dọc quay mặt vào cây. NĐK lần lượt gọi đại diện từng đội lên hát hoa,
đọc lớn câu Kinh Thánh. Sau đó toàn đội sẽ đọc lại, rồi đến đội thứ 2,
thứ 3… Khi hết hoa NĐK gọi bất cứ đội viên nào đứng lên đọc câu
Thánh Kinh của đội kahcs do NĐK chỉ định. Người đọc đúng toàn bộ
sẽ được hưởng một điểm.
2. GIỚI THIỆU
(Trong các buổi giao lưu, mọi người cần biết tên nhau để xưng hô.
Mục đích trò chơi là để giới thiệu tên, cởi bỏ mặc cảm e dè khi mới cùng nhau
sinh hoạt).
- Cách chơi: Ngồi vòng tròn NĐK cho vỗ tay theo 2 nhịp theo phương
thức vỗ 2 tiếng 2 móc đơn, nghỉ 2 móc đơn. Khi đã vỗ tayNĐK giới
thiệu tên mình và tên một người trong vòng tròn vào lúc không vỗ tay.
Người được giới thiệu chờ 2 tiếng vỗ ta lại giới thiệu mình với một
tên người khác trong vòng tròn. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi hết
tên trong vòng.
Ví dụ: x x cột (mời) kèo x x…
Chế biến: để có tính cách khôi hài hơn người ta giới thiệu đặt tên mình
đi kèm với một từ ghép, giới thiệu tên bạn cũng với từ ghép cùng vần. Người
được giới thiệu nhận tên và từ ghép bạn đã đặt để giới thiệu tiếp một bạn khác
cũng cùng tên ghép cùng vần.
Ví dụ:
Cột “Cộc cằn” giới thiệu kèo “khôn khéo”
Bính “bộc bạch” giới thiệu Đinh “đủng đỉnh”
Trong trường hợp này có thể không vỗ tay, nếu vỗ tay thì thời gian
không vỗ (để giới thiệu) phải để lâu hơn.

28
3. CÁC NGÀY LỄ TRỌNG
Số người: không hạn chế
Rèn luyện: tháo vát ứng xử mau lẹ
Giáo dục: Giúp trẻ nhớ các ngày lễ trọng trong năm
Cáchchơi 1:
NĐK chỉ 1 em và nói liền ngày tháng. Em được chỉ phải lập tức nói ngay
ngày lễ của ngày đó
Ví dụ:
NĐK: 24 tháng 06: Đáp: Gioan Tẩy giả
NĐK: 15 tháng 08: Đáp: Mẹ lên trời
Cách chơi 2:
NĐK chỉ 1 em và nói lễ, em được chỉ nói lại ngày kính.
Ví dụ:
NĐK: Giáng sinh: Đáp 25 tháng 12
NĐK: Phêrô. Phaolo: Đáp: 29 tháng 06.
Lưu ý: NĐK phải nắm vững các ngày lễ không chần chừ và dĩ nhiên
không thể nói 1 ngày nào đó mà không có lễ trọng.
Các em phải đáp ngay không chần chừ
4. KỂ CHUYỆN TIẾP SỨC
- Rèn luyện: Ứng xử, tập quán nói mạnh dạn lưu loát trước đám đông
- Giáo dục: Giúp nhớ bài Tin mừng hoặc Thánh Kinh Cựu ước
- Cách chơi: một câu chuyện Thánh Kinh quen thuộc
NĐK kể cho các em nghe, đột xuất chỉ một em nào đó đứng lên kể
tiếp, đến đoạn nào đó NĐK lại chỉ 1 em khác, cứ thế tiếp tục cho đến hết câu
chuyện.
5. TRAO NHAU NỤ CƯỜI
- Mục đích: tạo bầu khí vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, xóa bỏ ngại
ngùng, e dè.
- Cách chơi: NĐK tập hợp vòng tròn, NĐK cười thật lớn và đưa tay lên
miệng làm động tác ngắt ( hái ) nụ cười đó đến gắn vào mép bất cứ
người nào trong vòng tròn, người vừa được gắn phải cười lên ( tùy ý

29
muốn cười giọng nào cũng được) rồi tiếp tục ngắt tiếng cười đi để đi
gắn lại nụ cười cho người khác…
6. XIN CHO
- Mục đích: giúp bầu khí vui nhộn
- Cách chơi: chia làm 2 nhóm (mỗi nhóm khoảng 6-10 người,số lượng
đông thì cho đại diện). Mỗi người được phát một mảnh giấy trắng.
Nhóm cho cũng đọc một câu trong giấy của nhóm mình
- Chế biến: có thể chia cho một nhóm viết các câu hỏi. Còn một nhóm
viết tấy cả các câu trả lời. Bất cứ hỏi gì và bất cứ trả lời gì.
7. MẾN THẦY
- Cách chơi: đứng thành vòng tròn làm tông đồ, NĐK làm Chúa Giêsu
đứng ở giữa, đến trước mặt bất cứ em nào hỏi: “Con có yêu mến Thầy
không?” . Nếu người đó trả lời:”Thưa Thầy, con yêu mến Thầy” NĐK
bảo: “Con hãy cúi đầu chào Thầy đi” hoặc “Con hãy hôn tay Thầy đi”
hoặc một điều gì khác. Sau khi người này làm đúng: NĐK nói: “Con
hãy nhân danh Thầy mà đến với anh em”, NĐK đặt tay trên đầu và em
trở thành Chúa Giêsu và đi đến những em khác làm như NĐK đã làm.
Nếu em nào nói “Không mến thầy” thì Chúa Giê su có quyền cho chạy
một vòng và CGS lại phải tiếp tục đến các em khác.
8. TRỜI – ĐẤT – NƯỚC
- Rèn luyện: Ứng xử nhanh, tháo vát
- Cách chơi:NĐK nói lớn: “Trời- Đất- Nước” liên tục đứng trước 1 em
nào đó, NĐK nói một chữ, ví dụ “đất”, em đó phải nói lại 3 hoặc 4 loài
vật sống trên mặt đất.
Ví dụ: “Chó, mèo, bò”. NĐK lại tiếp tục: “Trời- Đất- Nước” và đi đến em khác
hô một tiếng, em đó phải kể nhanh 3, hoặc 4 loài vật sống ở môi trường đó.

30
9. TRÁI LƯƠNG TÂM
- “Ma quỷ thường xúi dục ta làm những điều trái lương tâm”
- Số người: không hạn chế
- Rèn luyện: nhanh trí, ứng xử mau lẹ
- Cách chơi: ngồi hoặc đứng thành vòng tròn NĐK đứng trước mặt một
em nào đó nói 1 từ đơn (hoặc 1 từ ghép). Em đối diện phải đáp lại ý
phản nghĩa của NĐK (NĐK nói 1 từ đơn thì phải đáp lại 1 từ đơn,
NĐK nói 1 từ kép thì phải đá lại một từ kép) và phải đáp ngay chứ
không chần chừ.
Ví dụ: Trên trời đáp: dưới đất; Sốngđáp: chết
10. NẮN TƯỢNG
- Số người: 2
- Rèn luyện: sang kiến, khéo tay.
- Cách chơi: chọn 2 em ra giữa vòng tòn, 1 e, là bức tượng, 1 em là thợ
nắn tượng.
Một em là thợ nắn tượng. Em làm thợ phải tự nhiên để các tư thế cảu
mình theo ý cảu người nắn tượng. Sau đó cho các em khác ở vòng tròn được
nắn tượng theo ý của mình
11. TÔMA
(trong phòng càng tốt)
- Rèn luyện: Nhận định, phán đoán
- Cách chơi: Xếp thành hàng dọc (nếu là ngoài trời) NDĐK vẽ lên bảng
một hình CGS bị đóng đinh. Mỗi đội cử một họa sĩ tài ba đứng sẵn
trước bảng( cá 4-5m) lần lượt từng người được bịt mắt và nhận một
cục phấn đi đến hình vẽ sẵn. Em này phải đoán vị trí cạnh sườn Chúa
và vẽ một lưỡi đòng đâm vào.
Sau người họa sĩ cuối cùng, em nào vẽ lưỡi dòng bên cạnh sườn chúa
là cem đố được điểm cao, em nào vẽ trúng cạnh sườn thì sẽ được phong làm
Tôma
Chúng ta sẽ thấy có nhiều lưỡi dòng sẽ đâm vào mặt, vào đùi Chúa.

31
12. LÀM RẪY
- Rèn luyện: phản xạ nhanh
- Cách chơi: NĐK nói, làm, mọi người lặp lại và làm theo. Sau khi tập
dợt kỹ càng, mọi người chỉ làm theo lời nói của NĐK.
NĐK: “Vác cuốc” (tay trái vịn vai phải, tay phải đỡ khuỷu tay trái)
NĐK: “Làm cỏ” (2 tay làm động tác dẫy cỏ)
NĐK:”Nhặt cỏ” (cúi xuống tay phải nhặt cỏ bỏ vào lòng tay trái).
NĐK: “Cào cỏ” (2 tay làm động tác cào cỏ)
NĐK: “Giải lao” (mọi người ngồi xuống)
13. HỌC – CHƠI – CẦU NGUYỆN
- Rèn luyện: Ứng xử, phản xạ nhanh (người chơi làm theo lời nói của
NĐK)
- Cách chơi: đứng thành vòng tròn, mọi người lặp lại và làm theo động
tác của NĐK.
NĐK: Em vui chơi (2 tay gian rộng và vẫy)
NĐK: Em học bài ( 2 tay mở ra trước mặt)
NĐK: Em cầu nguyện (2 tay chắp trước ngực).
Sau đó, mọi người làm theo lời NĐK, không được làm theo động tác.
Chế biến: - Có thể cho các em nhìn tayNĐK, để nói lại các động từ,
không làm theo lời NĐK
14. TIỆC MỪNG CON HOANG TRỞ VỀ
- Số người: Không giới hạn (chia chẵn cho 5)
- Rèn luyện: Chú tâm, nhận định đúng
- Cách chơi: đứng vòng tròn đếm số thứ tự và mọi người phải nhớ số
của mình. Sau đó cho tập hợp hàng dọc lộn xộn, hoặc đảo lộn tất cả vị
trí vòng tròn. NĐK công bố trò chơi: tất cả chúng ta là gia súc của một
gia đình, ngoại trừ 1 em (gọi em đó ra) là gia nhân. Hôm nay, con đã
trở về và ta sẽ mở tiệc ăn mừng. Những ai mang số từ 1 đến số… âm
thầm tự nhận là bê. Không được cho bạn xung quanh biết từ số… đến
số… là heo…
NĐK sẽ chia đều cho 5, mỗi nhóm chị một tên con vật.

32
Ví dụ: Có 25 em chơi: từ số 1- 5: Bê, từ 6-10: heo, từ 11-15: Chó, gà, vịt
NĐK nói với gia nhân: “Ta muốn con đi bắt cho ta một con bò (hoặc
gà, vịt) để làm tiệc đãi”.
Gia nhân phải đi đến em nào đó dẫn lên trình diện ông chủ. Khi ông
chủ đặt tay lên đầu con vật em đó mới được kêu tiếng con vật ấy ra. Nếu sai,
em phải đi lại một lần nữa.
Tiếng kêu các con vật đã được ấn định:
Heo: éc, éc; Bê: Bê…ê; Gà: Ò ó o; Chó: gâu, gâu,gâu; Vịt: cạpcạpcạp.
Chúng ta sẽ được thưởng thức nhiều pha hấp dẫn
Ví dụ: ông chủ cần heo, gia nhân bắt gà lên đưa cho ông chủ
15. MẶC ÁO NGƯỢC
(dành cho các em nam)
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn, tháo vát
- Mục đích: thay đổi bầu không khí
- Cách chơi: đứng vòng tròn theo đội, hoặc xếp hàng dọc theo dôi. NĐK
thổi còi ra lệnh, mọi người nhanh nhẹn cởi áo và lộn trái, cài nút cẩn
thận. Ai mặc xong theo đội xếp hàng ngang trước
NĐK trình diện trước là thắng cuộc.
16. TÌM SỐ NHÀ
- Rèn luyện: Phán đoán
- Cách chơi: Xếp thành hàng dọc từng đội (Nếu ít sẽ ngồi vòng tròn
hoặc hàng ngang)
- NĐK dùng 5 hoặc 6 bảng con, hoặc 5,6 tờ giấy cứng để viết các số thứ
tự sẵn từ 1 đến 5 hoặc 6. Lần lượt các đội cử các đại diện đến nơi đặt
các tấm bảng (cách 3m) bịt mắt lấy một tấm bảng đưa cao cho mọi
người và hô lớn số mình đang cần.
Sẽ có nhiều điều thủ vị, nực cười.

33
17. LỊCH SỰ
- Rèn luyện: Phản xạ nhanh, đúng
- Giáo dục: nhắc cho các em biết kính trên nhường dưới
- Cách chơi: Vai Bác lớn hơn chú nên chú phải chào với tư thế vòng tay
cúi đầu.
Chú nhỏ hơn Bác nên Bác chỉ đưa tay khỏi đầu, vẫy vẫy.
Tất cả đứng vòng tròn hoặc hàng ngang. NĐK đến trước em nào,
(vòng tay hoặc đưa tay lên) và cất tiếng chào. Em được chào phải biết mình ở
vai trò nào để nói và chào lại cho đúng cả lời lẫn cách chào. (ví dụ: NĐK vòng
tay và nói: chào chú Sáu ạ! Thì em được chào, phải nhận định mình là vai chú,
và NĐK là vai bác, nên phải vòng tay cúi đầu chào lại: xin chào bác Hai (Ba,
Tư, Năm) ạ!
18. CHỌN BẠN THÂN
- Rèn luyện: ứng xử nhanh
- Cách chơi: mỗi người trong vòng âm thầm chọn cho mình một đồ vật
hoặc loài vật. Ví dụ: nhà, con chó, cây tre, cuốn vở… sau đó NĐK đến
từng người và hỏi một câu. Em đó phải đưa đồ vật mình đã chọn để
ghép vào câu trả lời được hỏi.
Ví dụ:NĐK: “Hôm qua bạn đi chơi với ai”
Trả lời: “Tôi đi học với…con gà”
19. ĐI CHỢ 1
- Rèn luyện: Nhanh nhẹn
- Cách chơi: Mỗi người trong vòng tòn chọn cho mình một thứ đồ dùng
ở chợ thường bán. Lần lượt hô lớn đồ vật để NĐK biết trước. Sau đó
NĐK bắt đầu mua: bán cho tôi: cái lược, con cá… những người bị bán
đi theoNĐK, khi số đồ đã mua nhiều, NĐK hô lớn “hết tiền”. Mọi
người (kể cả NĐK) chạy về vòng tròn tìm cho mình 1 chỗ. Ai không
có chỗ, lại phải đi chợ mua hàng,…

34
20. ĐI CHỢ 2
- Cách chơi: Đứng vòng tròn đếm số thứ tự và nhớ kỹ số của mình.
NĐK đi vòng tròn và gọi : “tôi mua được 5 con bò”. Người mang số
5 trong vòng phải đi ra theoNĐK và đi theo vật NĐK gọi (bò: 4 chân).
“Mua thêm 8 con vịt”. Người số 8 với tư thế vịt đi theo người thứ
nhất… NĐK thấy đã khá nhiều cũng hô to: hết tiền. Mọi người chạy
về chiếm chỗ.
21. TÔI BẢO
- Rèn luyện: ứng xử, phản xạ nhanh
- Cách chơi: Đứng thành vòng tròn, tất cả chỉ làm và nói theoNĐK khi
NĐK có kèm 2 chữ “tôi bảo”.
- Ví dụ: NĐK: “Tôi bảo đưa tay lên” (mọi người làm theo)
NĐK: “Bỏ tay xuống” (không làm) ai làm sai sẽ bị loại.
22. BẮT CẦU QUA SÔNG
- Rèn luyện: Cẩn thận, tháo vát
- Cách chơi: mỗi đội xếp hàng dọc, cử người đại diện từng đội lên trước
hàng đội của mình. Mỗi người này được nhận 3 lon sữa bò (hoặc 3
miếng Carton 10x25) tất cả đứng ở vạch giới hạn tượng trưng cho bờ
sông khi có lệnh của NĐK, từng người dùng 3 ống lon ( hoặc 3 ống
carton) vượt qua song đến vạch mức khác cách vạch khởi hành khoảng
4-5m. Ai về đích mà không chạm cahan trước là toàn đội thắng cuộc.
23. TIÊN TRI
- Cách chơi: Cho một em vào vòng tròn bịt kín mắt. NĐK dẫn em này
đến từng em qua 2 câu đối đáp của 2 em. Nếu em bịt mắt đoán được
tên người này nói chuyện thì em đó phải ra thay. Em không bịt mắt
phải cố giả giọng để nhà tiên tri không nhận ra mình.
24. NĂM CÔ KHÔN NGOAN
- Số người: từ 10 đến 20 em
- Rèn luyện: khôn khéo, nhanh nhẹn
- Dụng cụ: 10 cây nến, hai hộp diêm

35
- Cách chơi: chia làm 2 đội đều nhau xếp hàng ngang quay mặt vào nhau
khoảng 10-20m. NĐK đứng ở giữa mỗi tay cầm 5 cây nến và 1 hộp
diêm. Khi có lệnh, mỗi đội cử người đại diện đến nhận diêm và nến ở
NĐK về trao lại cho 5 người trong đội và thắp nến. trong khi đó NĐK
hô “Tân lang đến”.
Những người cầm nên chạy đến trình diện NĐK sao cho nến đừng tắt
là thắng cuộc.
25. SĂN THỎ
- Rèn luyện: phản ứng nhanh
- Cách chơi: đứng thành vòng tròn, NĐK đi vòng quanh phía trong, nắm
chặt bàn tay phải, chìa thẳng ngón giữa và ngón trỏ đưa thẳng vào em
nào đó, NĐK hô “Đùng”. Em đó nhún người xuống, em bên phải để
tay trái xòe ngang tai phải, em bên trái để tay phải xòe ngang tai trái
làm thành hai tai. Ai làm chậm, sai sẽ bị loại.
26. BẮN SÚNG
- Rèn luyện: phản ứng nhanh
- Cách chơi: cho đứng thành vòng tròn, NĐK đi vòng quanh vòng tròn
và làm động tác bắn súng như trò chơi bắn thỏ. Em bị bắn phản ứng
lại bằng cách đưa hai tay lên trời (đầu hàng). Còn NĐK hô: “đùng”
nhưng lại đưa hai tay lên trời thì em đó phải là động tác bắn như NĐK.
Chỉa súng vào NĐK. Làm chậm, sai sẽ bị loại.
27. MẮT THẦN
- Số người: Từ 10 đến 15
- Rèn luyện: Giác quan nhạy bén
- Cách chơi: Tập họp lại thành vòng tròn, chọn một em ra giữa vòng,
cho em này quan sát kỹ các vị trí bạn mình đang đứng. NĐL dùng
khăn, hoặc tay mình bịt mắt em được chọn. Trong vòng một, hai phút.
Sau đó mở ra cho em này quan sát xem ai đã đổi chỗ.
Thay vì bịt mắt, có thể NĐK dẫn em được chỉ đi ra một chỗ khuất, để
em này không thấy việc đổi chỗ.

36
28. ĐỊNH HƯỚNG
- Số người: Từ 10 đến 15
- Rèn luyện: thính giác, phán đoán
- Cách chơi: đứng hoặc ngồi theo vòng tròn cách nhau một sải tay (Đủ
để với tay chạm nhau). NĐK chọn một em ra giữa vòng trong, rồi trao
cho một em khác trong cuộc chơi một cái còi. Còi được chuyền tay
khi người điều khiển bịt mắt em giữa vòng tròn. Độ 30 giây em đang
giữ coi thổi 3 tiếng dài, sau đó dấu còi rồi cho mở mắt em bị bịt mắt.
Em này đoán xem ai đã thổi và dấu còi. Nếu chỉ đúng, em này phải rat
hay thế.
29. TÌM BÁU VẬT
- Cách chơi: Ngồi thành vòng tròn NĐK chọn 2 em ra bịt kín mắt. Sau
đó gắn cho 2 hai kim băng bất cứ chỗ nào (tà áo, gấu áo, gấu quần,…)
sau đó NĐK thổi còi ra lệnh cho 2 em tìm báu vật trên người của bạn
mình. Ai tìm ra trước là thắng cuộc.
30. RƯỚC ĐÈN ĐÓN CHÚA
- Rèn luyện: Cẩn thận, khôn khéo.
- Cách chơi: Xếp người chơi đứng thành từng đội đều nhau. Phía trước
cach khoảng 10m có trụ mốc. em đứng đầu mỗi đội cầm một cây nến
đã đốt cháy. Khi có lệnh em này chạy đến mốc (vòng qua) rồi trở về
trao cho em thứ 2. Em thứ 2 tiếp tục cho đến hết đội. Đội nào xong
trước mà nến không tắt là thắng cuộc.

37
40 TRÒ CHƠI HÌNH PHẠT
Một vài quan niệm về hình phạt
- Hình phạt: là hình thức trừng trị người phạm tội (thí dụ người đi
đường vi phạm luật giao thông, sẽ bị nộp phạt)
- Thiên Chúa yêu ta để ta nên tốt, chứ không phải vì ta tốt nên mới
được Ngài yêu.
- Thiên chúa không muốn phạt, nhưng yêu thương, tha thứ và
thương xót tội nhân.
Mục đích của hình phạt: từ bỏ xấu làm tốt
Một vài nguyên tắc về hình phạt:
- Tôn tọng nhân phẩm: không đáh đập, chữi rủa, bắt nhịn ăn.
- Luôn luôn công bằng, vô tư (không thiên tư) tương xứng với lỗi.
- Không phạt nơi công cộng (tránh tự ái, làm nhục) chỉ muốn điều
tốt.
- Không phạt csr tập thể
- KHông phạt khi trẻ chưa biết luật
- Nghe hai bên rồi xử, bình tĩnh không to tiếng (làm chủ được mình,
không xung đột, tự ái, tức bục.)
- Hình thức tốt nhất là bót tương quan yêu thương qua thái độ bên
ngoài (Don Bosco: không huấn từ tối, không cho em phạm tội hôn
tay Ngài)
- Dù phatjh cũng luôn luôn mở một lối thoát (bảo em xin lỗi để tha
cho em)
- Trước khi phạt : biên minh cho em và cầu nguyện cho em
- Khi phạt đừng biểu lộ ác tâm, nhưng là một sự xót xa vì bao dung.
- Bí tích Cáo giải và Thánh thể là hai phương thế tránh hình phạt.
- Trục xuất và đánh đập có thể sử dụng sau những thử nghiệm. Nó
là phương thế sau cùng, luôn luôn phải do Đức Ái thúc đẩy, lúc
đó không còn hy vọng nào về sự liên lạc giữa hai người.

38
Trò chơi hinh phạt : Tuy là hình phạt nhưng vẫn là trò chơi nên phải
làm cho người bị phạt lẫn người xem thích thú : có 2 mục tiêu :
- Giúp cho cuộc chơi dễ dàng, kích thích người chơi.
- Giúp giải trí người chơi mà vẫn tiếp tục trò chơi trước.
Hình phạt phải phù hợp với khả năng của người bị phạt, tránh tạo cho
người bi phạt cảm thấy khổ cực vì không thi hành được.
Tránh đưng kéo dài – ý tứ những hình phạt gài bẫy, vì sẽ gây ra những

MỘT SỐ TRÒ CHƠI HÌNH PHẠT TIÊU BIỂU:


1. Bài ca tự chọn: bạn bị phạt phải tự cất lên một bài hát quen thuộc.
2. Cò một vòng.
3. Múa bài “Con bướm vàng: Má má ơi kìa con bướm vàng, bay bay bay hoài
mà sao không mỏi cánh. Con mong như bướm: nhởn nhơ bay đùa chơi.
Nhưng thôi hổng them, con đây má mà.” (Múa hát 3 lần: lần 1 để dép lên 1
chân, làn 2 để dép lên vai, lần 3 để dép lên đầu: múa kèm với các động tác:
tay trái chống nạnh – tay phải chỉ - vẫy tay – lắc mông – xòe tay- chắp tay
vào ngực.)
4. Đầu đội ly nước – hai tay cầm 2 cây quạt, vừa đi vừa quạt – đi quanh 1 vòng
về chỗ
5. Múa và hát bài: một đàn vịt già (cồ), rủ nhau đi xa, miêng kêu cạp cạp. Một
chú vịt con bước theo vịt già (cồ) miệng kêu cạp cạp. (Cử điệu: xuống tấn,
hai tay để thòng trước ngực – đi bước đều – quay sang chào – có thể phạt
nhiều người.
6. Xách nước đi đổ: mỗi nhóm 3 người: hai người xách hai tay của 1 người
ngồi (hai tay nắm chặt đùi – có thể là quản trò) đi dạo quanh 1 vòng
7. Hai đầu gối kẹp bóng nhảy quanh 1 vòng – hoặc hai tay chống đất, dùng
đầu húc đất về chỗ
8. Tay trái nắm chân phải – dùng tay phải làm chân - đi 1 vòng về chỗ
9. Viết chính tả: quản trò kể 1 câu chuyện vui, ngắn, kèm theo các dấu: chấm
(.), gạch ngang (-), mở ngoặc, đóng ngoặc đơn (); mở và đóng ngoặc kép

39
“”; chấm hỏi (?); xóa (lắc mông); chấm than (!); chấm xuống hàng (nhảy
tại chỗ 1 cái, nhảy lui 1 bước). Đang khi quản trò kể chuyện hoặc viết thi,
người bị phạt 2 tay chống nạnh làm theo lệnh của quản trò.
10. Hát bài Nappolleson:
+ Lần 1: + Lần 1: Nappolleson và 1 trăm tên lính: 50 tên tướng đi cái tay lúc
lắc, 50 tên tướng đi cái cái lưng gật gù – lúc lắc – gật gù (3 lần)
+Lần 2: Cái mông lúc lắc – cái chân bạt kiềng. Lúc lắc – bạt kiềng (3 lần)
+ Lần 3: Cái môi nhúc nhích – cái chân cà giựt. Nhúc nhích – cà giựt (3 lần)
11. Hát: Thư ba má con chừa, con hổng dám nô đùa, với những kẻ hư thân mà
ba má hông có ưa. Uýnh tét đít cho mày kinh, mày là con nít hay nô đùa,
không vâng lời ba má, không vâng lời má ba.”
Chia thành 2 vòng tròn: cha (đứng) dạy con (ngồi) và ngược lại
Phỏng vấn: quan niệm cha mẹ dạy con cái như thế nào?
12. Hát “Trông kìa con voi, nó đứng rung rinh, nghiêng cái mình trong đám
nhện đang vò tơ. Anh chàng voi ta thích thú mê chơi, liền mời anh khác
đàng xa vào chơi. (Cử điệu: tay phải để trước trán, tay trái để đàng sau
lưng – vừa đi, nhún và đổi tay.)
13. Hát: “Yêu nhau cởi áo ối a cho nhau, về nhà dối rằng cha dối mẹ a….rằng
a ối a qua cầu. Tình tình tình đánh rơi. (2 lần). (Đố là con gì? – con lừa
mẹ)
+Thay “cởi áo” bằng: đội nón, xỏ dép, cạo gió, nhổ tóc, chớp mắt, xin
lỗi….(người bị phạt phải làm theo lời hát của quản trò.)
14. Bản hòa tấu (từ 5-6 người) mỗi người chọn 1 tiếng kêu của con vật (thí dụ
như chó, mèo, gà, heo, chuột, vịt…) cất hát 1 bài bằng tiếng kêu của con
vật mà mình chọn- rồi về chỗ.
15. Mập – lùn - ốm – cao: Các bạn xếp thành 1 hàng ngang. Cả vòng tròn hô
câu sau đây: mập mập mà lùn lùn, ốm ốm mà cao cao” và hô nhanh dần
“mập mập mà lùn lùn, ốm ốm mà cao cao” thì các bạn khép tay lại rồi
đứng thẳng lên và làm nhanh dần theo vận tốc vòng tròn.

40
16.Cây đàn piano: từ 6 -7 bạn xếp hang ngang. Mỗi bạn mang tên một nốt nhạc
từ đô đến si. Cả vòng tròn hát một bài nào đó bằng một nốt nhạc, hát bằng
nốt nào thì bạn mang tên nốt đó phải ngồi xuống rồi đứng lên.
Có thể chỉ định thêm 1 nhạc công điều khiển – chỉ ai người đó hát.
17. Từ 4-6 người ( chia thành 3 cặp vừa trống vừa mái)- tay phải úp, tay trái
ngửa, quản kể 1 câu chuyện về gà, kể tới tên ai ( mái hay trống) người ấy
đánh – đánh đủ 3 điểm cho về chỗ
18. Bắt những bạn bị phạt đi bắt tay với hết mọi người trong vòng tròn.
19. Nồi – niêu – xoong – chảo (hay mắt – răng – tai -mũi – đầu) quản phỏng
vấn các bạn bị phạt, các bạn phải trả lời bằng tên mà mình đã chọn (Thí
dụ: bạn đi học bằng gì? – Bằng “ răng”)
20.Bịt mắt vẽ người: Mỗi bạn bị phạt vẽ một bộ phận (mặt, mũi, tai, mắt,
tóc….) trên bảng, để ráp lại thành hình 1 người.
21. Bịt mắt cho vượt chướng ngại vật (dây, ghế, bàn….) sau đó bỏ chướng
ngại, bò không. Bên ngoài có thể điều khiển ngược lại.
22. Nặn tượng: Quản nặn cho cá nhận người bị phạt – hoặc bắt cả vòng tròn
làm theo (ví dụ: cúi đầu, giang tay, gãy lưng, buồn, vui….) Có thể nặn
theo từng cặp, rồi quản cáo giới thiệu sản phẩm.
23.Hát và múa bài “con lăng quăng”:
Kìa nhìn xem con chi lạ lùng. Nó đứng 1 mình trông cũng hay hay.
Nó đứng 1 mình lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu trông thật là hay. Lúc lắc lúc
lăc, ì xèo (2 lần). À thì ra lăng quăng”
24. Chạy bằng 1 chân và 2 tay (1 chân còn lại kẹp dép) – nghe còi – chạy 1
vòng về chỗ.
25. Bạn bị phạt đến hỏi 1 vài người: Anh (chị) cho tôi cái gì? – cho 1 lời khuyên
-1 yêu cầu (đấm lưng, bắt tay, đi cà nhắc, gù lưng,..) làm xong về chỗ ngồi.
26. Múa rối: 2 em bị phạt lưng dựa nhau, từ từ ngồi xuống, 2 tay giang ra, rồi
đứng lên nhưng không được rời nhau.

41
27. Quản hộ: Chúa muốn (2 lần). Tất cả hô: Muốn gì? Chúa muốn phạt anh
(chị) cười, khóc, hát, múa 1 bài….rồi cho về chỗ.
28. Ta bước đi cho đều: những bạn bị phạt phải làm theo lời hát của vòng tròn
(đi, lui, ra, lăn. 2 tay lăn trước ngực). Bài hát: Đi (lui, vô, ra, lăn…) 1 vòng,
đi (…) thật nhanh. Ta bước đi (….) cho đều 1 2 3 4 – 4 3 2 1
29. “Ta ca ta ngồi ta đứng” … những người bị phạt phải “đứng ngồi” như lời
của bài hát.
30. Bơm hơi: bạn bị phạt nằm bò ra….khi nghe tiếng bơm hơi của vòng
tròn….thì ngồi lên, quỳ, đứng bằng tiếng hô “xịt xịt”. Nếu nghe vòng tròn
hô “xì (xả gió)”, bạn bị phạt lại nằm vật ra, bơm lại từ đầu.
31.Hì hụp: bạn bị phạt cúi đầu hô “hụp” để xin lỗi hay chào những người ở
vòng tròn khi họ hô “hì” và ngược lại vòng tròn hô “hì” thì bạn bị phạt phải
hô “hụp”.
32. Ếch ếch, ộp ộp: người bị phạt ngồi giữa, khi nghe vòng tròn hô: ếch ếch –
bạn bị phạt hô “ộp ộp” và nhảy theo nhịp hô của vòng tròn để về chỗ (hai
tay cầm cổ 2 chân)
33. Một mình 1 cõi: những bạn bị phạt bước vào vòng tròn đã được vạch sẵn
– ngồi thành vòng tròn, 2 tay ở giữa – nghe còi, bắt đầu đẩy: Ai ra ngoài
bị thua, còn lại là thắng. Bạn thắng cầm tai bạn thua dắt về chỗ
34.Ca dao tục ngữ: những bạn bị phạt đi ra xa khỏi vòng tròn, những người
trong vòng tròn chọn 1 câu ca dao, tục ngữ, thí dụ: công cha như núi Thái
Sơn…rồi mỗi người chọn một câu xong đổi chỗ đứng lộn xộn. Rồi gọi những
bạn bị phạt đi vào, những bạn này sẽ hỏi từng người. Ca dao có chữ gì? Người
bị hỏi trả lời câu, như câu “núi”. Bạn bị phạt phải đoán ý, nếu đáp trúng câu ca
dao được về chỗ
35. Ta là vua: quản bắt bạn bị phạt ra giữa và nói: Ta là Vua, bạn bị phạt phải
cung tay nói “Muôn tâu bệ hạ” Vua càng làm thấp, lính càng phải thấp người
hơn.
36. Cảm thông không cần tiếng nói: Quản ra 1 nghề (công an-hớt tóc – bán
phở) bắt bạn bị phạt phải diễn bằng cửa điệu. Nếu diễn tả hay, dễ hiểu, quản
trò cho bạn ấy về chỗ (nên diễn tả ít động tác, nhưng hấp dẫn, không dùng âm
thanh).

42
37. Bắt tay: bạn bị phạt phải đi bắt tay 10 người bạn khác, hay hết mọi người
trong vòng tròn.
38. Chập bà cheng cheng cheng, chí bà cheng cheng cheng: những bạn bị phạt
phải làm theo quản sau 1 cử điệu ( vỗ tay, vỗ đầu, xoa bụng, tát má, cốc đầu,
thụt dầu…) Quản trò có thể phạt cả vòng tròn với trò chơi này.
39. Thổi bong bóng: những bạn bị phạt phải thổi nổ 1 trái bong bóng: có thể
thổi bằng 2 tay, hay 1 tay nếu không nổ. Bóp nổ rồi cò về chỗ.
40. Đi kiểu thời trang kinh dị: bạn bị phạt phải đi 1 vòng vừa đi vừa biểu diễn
những mốt thời trang vui nhôn, rồi về chỗ.

43
II. BĂNG REO
1. VỀ ĐẤT HỨA
-NĐK: Dân ta đâu?
+ TC: Đây! (giơ tay phải lên).
-NĐK: Theo ai?
+TC: Giavê (giơ tay trái lên).
-NĐK: Băng rừng.
+TC: bằng rừng (giậm chân phải).
-NĐK: vượt núi.
+ TC: vượt núi (giậm chân trái).
-NĐK: về đất hứa.
+TC: nở hoa (đưa 2 bàn tay tung từ dưới lên).
• Bài hát về đất hứa
2. VÁC THẬP GIÁ
-NĐK: Ta đi ta đi.
-TC: Vác Thập Giá.
-TC: Chịu khổ hình (tay phải lên vai, tay trái đỡ khuỷu tay phải, lưng
khom xuống).
-NĐK: Đi chết.
-TC: Cho tôi (Đứng thẳng chỉ hai tay vào mình).
-NĐK: Đi chết.
- TC: Cho tôi (Chỉ tay người bên phải, rồi người bên trái).
-NĐK: Đi chết.
- TC: Cho chúng ta (Giang thẳng hai tay)
-Bài hát: Vòng tay cho người.

44
3. ĐUỐC SÁNG
- NĐK: Đuốc sáng
- TC: soi muôn dân (Tay phải nắm lại như cần đuốc, xoay quanh mình
một vòng)
- NĐK: Muối ướp.
- TC: Các tâm hồn (Hai tay để chéo lên ngực)
- NĐK: Nếu muối nhạt
- TC: Vô ích! Vô ích! Vô ích! (Dậm mạnh chân phải ba lần).
4. CHÚA Ở ĐÂU
- NĐK: Chúa ở đâu?
- TC: Trong anh (Chỉ vào người điều khiển và người bên phải rồi bên
trái)
- NĐK: Chúa ở đâu?
- TC: Trong tôi (Chỉ vào ngực, đầu)
- NĐK: Chúa ở đâu?
- TC: Trên trời (chỉ tay lên trời 3 lần)
5. MA QUỶ
- NĐK: Ma quỷ
- TC: Cha gian dối (đá chân phải)
- NĐK: Ma quỷ
- TC: Mẹ điêu ngoa (đá chân trái)
- NĐK: Ma quỷ
- TC: Trong hỏa ngục (rung mình từ từ ngồi xuống)
- NĐK: Thật thà
- TC: Con Thiên Chúa (đứng phắt dậy)
6.ĐAVIT – GOLIAT
- NĐK: Goliat
• TC: Oai hùng (hai tay chống nạnh)
- NĐK: Goliat
• TC: Kiêu ngạo (Hai tay nắm chắc đưa lên trời, vẻ tự đắc)

45
- NĐK: Đavit
• TC: Bé tí (ngồi thấp)
- NĐK: Đavit
• TC: Khiêm nhường (Hai tay đặt trước ngực)
- NĐK: Chúa thương
• TC: Chiến thắng, chiến thắng (Đưa tay phải nắm chặt đưa lên cao)
7. ĐƯỜNG LÊN TRỜI
• NĐK: Đường lên trời
- TC: Quanh co (nắm tay co chân phải lên)
• NĐK: Đường lên trời
- TC: Gềnh đá (nắm tay, nhím người xuống)
• NĐK: Nhưng cố gắng
- TC: Sẽ tới nơi (đứng thẳng nắm tay đưa lên trời, buông tay nhảy lên
kêu A! A! A!)
Bài hát: “Một hai ba ôi con đường…”
8. TÌM CHÚA
- NĐK: Bạn tìm ai
• TC: Tìm Chúa (Tay và mắt hướng lên trời)
- NĐK: Tìm Chúa làm gì
• TC: Xin ơn cứu độ
• NĐK: Tìm bao lâu?
• TC: 1 năm (vỗ tay 1 cái)
- 2 năm (vỗ tay 2 cái)
• NĐK: Và bao lâu nữa?
• TC: Trọn đời
Hát bài: Ta đi tìm Chúa

46
9. ĐỒNG LÚA
• NĐK: Đồng lúa
- TC: Bao la (hai bàn tay làm vòng tròn trên đầu)
• NĐK: Đồng lúa
- TC: Xanh tươi (2 bàn tay mở ra ngang vai)
• NĐK: Đồng lúa
- TC: Chín vàng (Chống 2 tay trên đùi cúi đầu xuống)
• NĐK: Ta về
- TC: Gặt hái (tay phải đưa trước người hơi khom và kết hợp tay
trái là động tác gặt).
Hát bài: “Người đi trong nước mắt”
10. MÙA HỒNG ÂN
• NĐK: Hạt cải
- TC: Tí ti (nhảy một bước vào trong ngồi xuống chỉ vào đất dưới
chân)
• NĐK: Cây lớn
- TC: Xanh um (nhảy lui, đứng lên tay tung xéo lên).
• NĐK: Chim trời
- TC: Tìm đến (vừa bay vừa kêu)
• NĐK: Ẩn nấu
- TC: Dưới bóng cây (tay thu vào bụng, nhón gót, ngồi thật thấp)
• NĐK: Hạt tốt
- TC: Cây to lớn (2 tay đưa lên trời)
• NĐK: Khéo tỉa
- TC: Có nhiều cành (giang thẳng 2 tay, quay sang phải rồi sang
trái)
• NĐK: Chim đến
- TC: Đậu trên cây (co một chân rung 2 tay)
• NĐK: Chiều xuống
- TC: Chim về tổ (tung nón) A! A!!
Hát bài: Tổ ấm yêu thương

47
11. XÂY THÁP
• NĐK: Xây tháp
- TC: Xây tháp (đứng cầm tay)
• NĐK: 1 tầng
- TC: 1 tầng (2 tay đập vào đùi)
• NĐK: 2 tầng
- TC: 2 tầng (2 tay đập lên vai)
• NĐK: 3 tầng
- TC: 3 tầng (2 tay đưa thẳng lên trời)
• NĐK: Cuồng phong
- TC: Ầm (nhún người xuống)
• NĐK: Kiêu căng.
- TC: Ầm (ngồi bệt xuống đất).
(Thay đổi từ tư thế đứng đến tư thế ngồi)
12. VỀ BÊN CHÚA
• NĐK: Xin cho em
- TC: Là chim (giang 2 tay ra nhịp nhịp)
• NĐK: Để em gieo
- TC: Tin mừng (vung 2 tay như gieo)
• NĐK: Để em rắc
- TC: Hòa bình (vỗ 2 cái, một bên phải và một bên trái)
• NĐK: Để em bay
- TC: Về bên Chúa (chấp tay lại)
13. PHÉP RỬA
• NĐK: Được tái sinh nhờ
- TC: Phép rửa
• NĐK: Ai tin
- TC: Sẽ sống (nhảy vào 1 bước)
• NĐK: Không tin

48
- TC: Sẽ chết (ngồi xuống gục mặt, nhảy ra)
• NĐK: Không tin
- TC: Con xin tin A! (đứng phắt dậy, giơ tay ở chữ A).
14. YÊU THƯƠNG
• NĐK: Thiên hạ thấy
- TC: Một, hai (vỗ tay ở một và hai)
• NĐK: Môn đệ Chúa
- TC: Một, hai (dậm chân phải 2 cái)
• NĐK: Thiên hạ thấy môn đệ Chúa yêu thương nhau
- TC: Một hai, một hai (vỗ tay 2 cái dậm chân 2 cái).
15. PHÚC THẬT
• NĐK: Phúc cho người
- TC: Trong sạch (2 tay dể lên ngực)
• NĐK: Phúc cho người
- TC: Bác ái (Từng đôi bắt tay nhau)
• NĐK: Phúc cho ai
- TC: Thuận hòa (Đổi đôi bắt tay nhau)
• NĐK: Vì họ là
- TC: Con Thiên Chúa (Dằn từng chữ một)
16. VUI SỐNG BÊN NHAU
• NĐK: Ta vui
- TC: Bên nhau (vỗ tay từng chữ)
• NĐK: Ta sống!
- TC: Bên nhau (vỗ 2 tay lên đùi)
• NĐK: Ta múa
- TC: Bên nhau (đặt 2 tay lên vai)
• NĐK: Ta ca
- TC: Bên nhau (cùng nhau hát bài: tang tang tình tang tính, ta ca)

49
17. TÌNH YÊU CHÚA
• NĐK: Tình yêu Chúa
- TC: Cao (giơ 2 tay lên cao)
• NĐK: Tình yêu Chúa
- TC: Sâu (cúi xuống bỏ 2 tay xuống đất)
• NĐK: Tình yêu Chúa
- TC: Rộng (2 tay giang ngang)
• NĐK: Tình yêu Chúa
- TC: Bao la (ngẩng đầu, đưa tay cao, vỗ 3 cái)
• NĐK: Tình yêu Chúa
- TC: Con biết lấy gì cảm tạ cho xứng (chắp 2 tay cúi đầu)
18. TẤT CẢ TRONG ĐỨC KITÔ
• NĐK: Đối với tôi
- TC: Ăn trong Đức Kitô (tay phải đưa lên miệng).
• NĐK: Đối với tôi
- TC: Uống trong Đức Kitô (tay trái đưa lên miệng).
• NĐK: Đối với tôi
- TC: Làm trong Đức Kito (2 tay làm cử điệu làm việc).
• NĐK: Đối với tôi
- TC: Tất cả là trong Đức Kito (vung tay nhảy lên 2 lần).
19. GIÁO HỘI NGÀY NAY
• NĐK: Giáo hội ngày nay
- TC: Làm gì, làm gì (hô, to)
• NĐK: Giáo hội ngày nay
- TC: Mời gọi tình thương (2 tay giơ lên cao)
• NĐK: Giáo hội ngày nay
- TC: Phát triển cộng đồng (nắm tay nhau lắc mạnh)
• NĐK: Giáo hội ngày nau
- TC: Thăng tiến con người (cười vui và vỗ tay)

50
20. GIÁO HỘI
• NĐK: Giáo hội, giáo hội
- TC: Cần chi, cần chi (tay phải đưa lên cao 2 lần).
• NĐK: Tin Mừng hóa!
- TC: Bản thân (2 tay chỉ vào ngực)
• NĐK: Tin Mừng hóa!
• TC: Gia đình (2 tay đan vòng tròn nhỏ)
• NĐK: Tin Mừng hóa!
- TC: Xứ đạo (2 tay đan vòng tròn lớn)
• NĐK: Tin Mừng hóa
- TC: Mọi nơi (nhảy lên, vỗ miêng la lớn lên A! A! A!)
21. CHÚA Ở ĐÂU
• NĐK: Chúa ở đâu?
- TC: Trong tâm hồn (2 tay đặt vào ngực)
• NĐK: Chúa ở đâu?
- TC : Trong lương tâm (2 tay đặt lên đầu)
• NĐK: Ở đâu nữa
- TC: Giữa chúng ta (chỉ tay vào giữa)
• NĐK: Và giữa bầu trời
- TC: Chúc tụng Người (hô to, ném khăn mũ nón lên trời)
22. BÊN NHAU
• NĐK: Ta vui
- TC: Bên nhau (vỗ tay)
• NĐK: Ta hát
- TC: Bên nhau (vỗ tay)
• NĐK: Ta học tập
- TC: Bên nhau (ngồi xuống)
• NĐK: Ta đoàn kết
- TC: Cùng nhau (nắm tay)

51
23. HỌC GIÁO LÝ
• NĐK: Học giáo lý
- TC: Để biết Chúa (giơ tay phải lên trời)
• NĐK: Học giáo lý
- TC: Để sống đạo
• NĐK: Học giáo lý
- TC: Để yêu người (giang hai tay nắm hai tay người bên cạnh)
• NĐK: Học giáo lý để biết Chúa, sống đạo, yêu người
- TC: Kêu A (Giơ 2 tay và nhảy mạng lên)
24. MUỐI
• NĐK: Muối
- TC: Mặn (đưa tay phải quẹt miệng)
• NĐK: Đèn
- TC: Sáng (đưa tay trái dụi mắt)
• NĐK: Muối mặn
- TC: Ướp muôn dân (2 tay đưa từ trên xuống dưới)
• NĐK: Đèn sang
- TC: Soi thiên hạ (2 tay khua từ trái sang phải)
• NĐK: Làm tông đồ
- TC: A (nhảy cao la lớn)
25. CON TIN
• NĐK: Con tin
- TC: Chúa Cha (đưa tay lên trán)
• NĐK: Con tin
- TC: Chúa Con ( đưa tay lên ngực)
• NĐK: Con tin
- TC: Chúa Thánh Thần (để tay lên 2 vai)
• NĐK: Con tin
- TC: Chúa Ba Ngôi (ngửa 2 tay tung lên trời)

52
26. HỎA NGỤC
• NĐK: Hỏa ngục (dằn mạnh)
- TC: Kinh (khoanh tay lắc đầu)
• NĐK: Hỏa ngục (trầm giọng)
- TC: Khiếp (vắc đầu rút cổ)
• NĐK: Xa lánh
- TC: Tội (ngồi phệt xuống đất)
• NĐK: Thiên đàng
- TC: A (đứng phắt dậy)
27.EM LÀ NIỀM VUI
• NĐK: Em là niềm vui
- TC: Của gia đình
• NĐK: Là hy vọng
- TC: Của tổ quốc
• NĐK: Là tương lai
- TC: Của Giáo hộ
• NĐK: Là mầm non
- TC: Của gia đình, Tổ quốc, Giáo hội
28. HẠT MEN
• NĐK: Hạt men
- TC: Trong bột (ngồi chồm hổm)
• NĐK: Một hạt
- TC: Một hạt (nhảy vào 1 cái)
• NĐK: Dậy men
- TC: Men dậy (đứng phắt dậy)

53
29. NGƯỜI GIEO GIỐNG
• NĐK: Thóc giống đâu?
- TC: Thóc giống đây (khoanh vòng tay làm thóc giống)
• NĐK: Ra đồng
- TC: Gieo giống (đọc 3 lần. Tay phải tung giống)
• NĐK: Giống nơi đâu?
- TC: Vệ đường chim đớp, người đạp (vỗ tay rồi dậm chân)
• NĐK: Giống rơi đá sở
- TC: Chết khô, chết héo (tay bỏ trên đầu và ngồi từ từ xuống…)
• NĐK: Giống rơi bụi gai
- TC: Chết ngột, chết ngạt
• NĐK: Giống rơi đất màu
- TC: Đơm bông, trổ hạt A (vỗ tay)
30. SỐNG TRÊN ĐỜI
• NĐK: Sống trên đời
- TC: Phải có bạn (2 tay đưa lên cao)
• NĐK: Không có bạn
- TC: Buồn chết đi (2 tay chắp lại và để bên má phải mình, mặt buồn).
• NĐK: Nhưng phải chọn
- TC: Bạn tốt, bạn tốt, bạn tốt (nắm tay nhau nhảy lên)
31. TÌM CHIÊN
• NĐK: Chúa yêu
- TC: Chúng ta (2 tay đan chéo, bàn tay đặt úp lên ngực)
• NĐK: Chúa tìm
- TC: Chúng ta (2 tay đưa lên ngang thẳng ra về phía trước, 2 bàn tay
hơi ngửa ra)
• NĐK: Chúa dẫn chúng ta
- TC: Về nhà Cha. (nắm 2 tay người bên cạnh, đưa lên cao, đi vào giữa
sau đó lui ra, trở về vị trí cũ).

54
32. NƯỚCTRỜI
• NĐK: Nước trời
- TC: Kho báu, kho báu (2 tay đan thành vòng tròn, đưa ngang ra phía
trước)
• NĐK: Nước trời
- TC: Viên ngọc, viên ngọc (lật giữa 2 bàn tay áp sát vào nhau đưa lên
ngang ngực)
• NĐK: Nước trời
- TC:Hạnh phúc, hạnh phúc (đưa 2 tay mạnh lên cao, đồng thời nhảy
lên).
• NĐK: Nước trời
- TC: Kho báu, viên ngọc, hạnh phúc
(Động tác, mỗi lần như trên).
33. PHÓ THÁC
• NĐK: Tôi đau khổ
- TC: Khổ chi, khổ chi (2 tay đập lên đầu)
• NĐK: Tôi buồn rầu
- TC: Sầu chi, sầu chi (2 tay để lên má)
• NĐK: Tôi lo lắng
- TC: Lo chi, lo chi (2 tay để lên ngực)
• NĐK: Tôi lo lắng, sầu khổ
- TC: Vô ích, vô ích (lắc đầu qua lại)
• NĐK: Cứu tôi
- TC: Có Chúa, Có Chúa, Có Chúa.
34. ĐI THEO CHÚA GIÊSU
• NĐK: Ta đi, ta đi
- TC: Đi đâu, đi đâu
• NĐK: Đi xem Video
- TC: Không them đi (đưa 1 ngón tay lên miệng, ẻo người nhõng nhẽo)
• NĐK: Ta đi, ta đi
- TC: Đi đâu, đi đâu

55
• NĐK: Đi đánh Bida
- TC: Hổng them đi.
• NĐK: Ta đi, ta đi
- TC: Đi đâu, đi đâu
• NĐK: Đi theo Chúa Giêsu
- TC: Hoan hô! Đi liền (nắm tay nhảy lên)
(NĐK có thể dù các từ như: đi chơi, đi ăn cắp, đánh lộn, đi…)
35. HẠT GIỐNG
(Lặp lại và làm theo động tác của NĐK ở tư thể ngồi xổm)
• NĐK: gieo hạt (vung tay ra người gieo lúa)
- TC: lặp lại và làm theo
• NĐK: hạt nảy mầm một lá (tay phải đưa lên khỏi đầu, tay trái lên hông)
- NĐK: Hạt nảy mầm hai lá (tay phải đưa lên khỏi đầu, tay trái lên khỏi
đầu)
• NĐK: Cây tốt (đứng lên từ từ)
• NĐK: Cây tốt (đứng thẳng, nhón gót hai tay đưa thẳng khỏi đầu)
• NĐK: Tỏa hương (rung hai bàn tay)
• NĐK: Khắp nơi (hai tay vẫn rung quay vòng tại chỗ)
• NĐK: Chúa chúc phúc
- TC: Ah (nhảy lên thật cao).
36. BÁC ÁI YÊU THƯƠNG
• NĐK: Lánh xa
- TC: Ganh tỵ (tay phải làm động tác như ném 1 vật)
• NĐK: Xa lánh
- TC: Giận hờn (tay trái xua ngang mặt)
• NĐK: Hãy thực hiện
• TC: Bác ái (từng đôi bắt tay nhau).
- NĐK: Hãy thực hiện
• TC: Tình thương (Đổi đôi- bắt tay)

56
37. NHÓM LỬA
• NĐK: Hãy nhóm lửa
- TC: Ngọn lửa (tay trái đưa ra trước mặt, tay phải chỉ vào lòng bàn tay)
• NĐK: Lửa hận thù
- TC: Dập ngay (bàn tay trái úp, bàn tay phải dập mạnh lên lưng bàn tay
trái)
• NĐK: Lửa hờn căm
- TC: Dập ngay (chân phải dậm mạnh xuống đất 2 lần)
• NĐK: Lửa yêu thương
- TC: Ta cùng nhóm lên – Ah
38. LO GÌ
• NĐK: Sóng quá to
- TC: Quá to (2 tay vung thành vòng tròn lớn trước mặt)
• NĐK: Thuyền quá nhỏ
- TC: Quá nhỏ (bàn tay phải khum lại lật ngửa, lắc lư như thuyền)
• NĐK: Có Chúa
- TC: Lo gì. Ah (vỗ tay)
39. GIÊSU CHIẾN THẮNG
• NĐK: Giêsu
- TC: Chiến thắng (tay phải nắm lại đưa thẳng, mạng lên khỏi đầu).
• NĐK: Giêsu
- TC: Hùng cường (tay trái như trên)
• NĐK: Giêsu
- TC: Vinh quang ( cả 2 tay làm cùng động tác như trên – sau đó vỗ tay)
(tất cả cùng hát: Giêsu chiến thắng hùng cường vinh quang)
40. TỐT- XẤU
• (Tốt: vỗ tay 2 cái; xấu: im lặng gục đầu, 2 tay úp mặt)
- NĐK: Kính Chúa
• TC: Hoan hô, hoan hô (vỗ tay 2 cái)
- NĐK: Bỏ Chúa

57
• TC: Xấu xa, xấu xa (gục đầu, tay úp mặt)
- NĐK: Yêu người
• TC: Hoan hô, hoan hô
- NĐK: Hận thù
• TC: Xấu xa, xấu xa
- NĐK: Vâng lời, bướng bỉnh, siêng năng, lười biếng,…
41. CÙNG KHÓC – CÙNG VUI
• NĐK: Ta đói
- TC: Hãy cho ăn (tay phải chỉ vào miệng)
• NĐK: Ta khát
- TC: Hãy cho uống ( tay trái đưa vào miệng, ngửa đầu lên như uống
nước)
• NĐK: Ta trần truồng
- TC: Hãy cho mặc ( hai tay vuốt từ hai vai xuống)
• NĐK: Ta ốm dau
- TC: Hãy thăm viếng (bắt tay bạn)
• NĐK: Ta khóc
- TC: Hãy cùng khóc (choàng vai bạn khóc)
• NĐK: Ta vui
- TC: Hãy cùng vui (vỗ tay cùng hát một bài vui)
42. SÁNG TỐI
• NĐK: Trăng
- TC: sang (giang 2 tay, úp lòng bàn tay)
• NĐK: Mây
- TC: Bay (xoay mình sang phải rồi trái)
• NĐK: Gió
- TC: Thổi (nghiêng người sang phải, rồi trái)
• NĐK: Sấm
- TC: Ầm (khom người xuống)
• NĐK: Mưa
- TC: Rơi (đập hai tay xuống đất)

58
• NĐK: Tối
- TC: Khiếp sợ (2 tay bịt mặt, gục đầu)
• NĐK: Sáng
- TC: ah (đứng phắt dậy – vỗ tay)
43. THẬPGIÁ
• ĐK: Thập giá
- TC: Sỉ nhục (đánh mạng tay trái xuống)
• ĐK: Thập giá
- TC: Đau khổ (đánh mạnh tay phải xuống)
• ĐK: Thập giá Đức Kito
- TC: ơn cứu dộ (dằn mạnh từng tiếng, vung từng cánh tay lên trời)
44. CÙNG NGHE TIN MỪNG
• ĐK: Hôm nay
- TC: Vui ghê (vỗ tay 3 cái)
• ĐK: Họp nhau đây
- TC: Nghe Tin Mừng (vỗ tay 3 cái)
• ĐK: Và cùng nhau
- TC: Ta cùng múa (vỗ tay hát một bài có kèm cử điệu)
45. SÓNG GIÓ IM LẶNG
• ĐK: Căng buồm
- TC: Ra khơi (2 tay làm điệu bộ chèo)
• ĐK: Gió bão
- TC: Vù vù (quay tròn 2 tay)
• ĐK: Sóng vỗ
- TC: Ầm ầm (ngả người sang phải, trái)
• ĐK: Nước tràn
- TC: Chết mất (ngồi khom, tay bịt mặt)
• ĐK: Chúa chữa
- TC:Ah-ha (đứng phắt dậy)
• TẠ ƠN NGÀY (dằng từng tiếng, chắp tay cúi đầu theo từng tiếng)

59
46. MANG DANH ĐỨC KITO
• ĐK: Tôi mang
- TC: Đức Kito (2 tay để lên 2 vai)
• ĐK: Anh mang
- TC: Đức Kito (quay sang phải, 2 tay đặt lên 2 vai bạn)
• ĐK: Em mang
- TC: Đức Kito
• ĐK: Chúng ta cùng mang
- TC: Đức Kito (dằn mạnh từng tiếng, 2 tay giang ngang)
47. TUỔI THƠ
• ĐK: Ai vui tươi
- TC: Tuổi thơ (đưa ngón trỏ vào mép)
• ĐK: Ai ngoan hiền
- TC: Tuổi thơ (chắp 2 tay đặt ngang, có nghiêm đầu bên phải)
• ĐK: Ai đơn sơ
- TC: Tuổi thơ (2 tay chéo trước mặt)
• ĐK: Ai vui tươi, ngoan hiền, đơn sơ, yêu đời.
- TC: Ah! Ah! Ah! (tay phải vỗ liên tục vào miệng cho đến hi NĐK hô
to: Tuổi thơ, thì cùng Ah một tiếng)
48. SA MẠC
• ĐK: Sa mạc
- TC: Nắng cháy (2 tay lên đầu)
• ĐK: Sa mạc
- TC: Cát biok (2 tay bịt mắt)
• ĐK: Sa mạc
- TC: Khô khan (há hốc miệng)
• ĐK: Nhưng có Giave
- TC: Sẽ vượt qua – Ah!
Hát: “Lưu đày sa mạc”

60
49. GIEO GIỐNG
• ĐK: Gieo giống, gieo giống
- TC: Rơi đâu, rơi đâu
• ĐK: Trên đá
- TC: Khô héo (nghẻo đầu về bên phải)
• ĐK: Vệ đường
- TC: Chim ăn (khom lưng ta phải làm động tác như chim mổ)
• ĐK: Bụi gai
- TC: Chết chẹt (thu mình ngồi xổm)
• ĐK: Đất tốt
- TC: Nở hoa (đứng phắt dậy, 2 tay đưa thẳng lên trời theo hình chữ V)
50. VUA GIÊSU
• ĐK: Ông là ai?
- TC: Ta là vua ( Tay phải nắm đưa cao)
• ĐK: Nước Vua
- TC: Rộng lớp (2 tay làm một vòng tròn lớn)
• ĐK: Dân vua
- TC: Hùng cường (2 tay nắm đưa lên cao)
• ĐK: Danh vua
- TC: Hùng mạng (2 tay đưa lên theo hình chữ V)
• ĐK: Chúa Giesu
- TC: VUA – MUÔN – VUA (dằn mạng từng tiếng và đưa tay thẳng
theo nhịp)
51. THỐNG HỐI
• ĐK: Ò – Ó – O
- TC: Tôi không biết (tay phải đưa qua trái điệu bộ từ chối, quay đầu vế
phía phải)
• ĐK: Ò – Ó – O
- TC: Tôi không biết (đổi tay đổi hướng đầu)
• ĐK: Ò – Ó – O
- TC: Tôi không biết (2 tay xua trước mặt)

61
• ĐK: Ò – Ó – O ………. Ò
- TC: Con chối Thầy (2 tay bưng mặt)
52. GIA KÊU
• ĐK: Gia kêu
- TC: Lùn (nhún người xuống, tay lên hông)
• ĐK: Gia kêu
- TC: Lùn (nhún sâu hơn)
• ĐK: Chúa đến nhà
- TC: Ah! Nhảy cao, 2 tay vươn thẳng
Hát bài: “Gia kêu ơ ơ lùn”
53. CON NGOAN
• ĐK: Con ba
- TC: Ngoan ngoãn (chắp 2 tay để lên má)
• ĐK: Con má
- TC: Vâng lời (2 tay vòng trước ngực, cúi đầu)
• ĐK: Con ba
- TC: Chăm chỉ (2 tay như cầm sách học)
• ĐK: Con má ba
- TC: năng học giáo lý (đưa tay lên trời)
54. THEO CHÚA
• ĐK: Theo Chúa
- TC: Luôn hy sinh ( 2 tay giang ngang)
• ĐK: Theo Chúa
- TC: Không nhung lụa ( vuốt 2 tay từ vai xuống)
• ĐK: Theo Chúa
- TC: Đến với Chúa (quỳ gối chắp tay)
55. CÙNG VỀ ĐẤT HỨA
• ĐK: Ai theo Chúa
- TC: Có tôi đây! (2 tay chỉ vào ngực)
• ĐK: Ta cùng đi

62
- TC: 1-2-3-4-4-3-2-1 (dậm chân và đếm)
• ĐK: Vào rừng sâu
- TC: Vào rừng sâu (2 tay vòng lên đầu)
• ĐK: Qua hầm núi
- TC: Qua hầm núi (khom mình xuống)
• ĐK: Về đất hứa
- TC: Ah! (nhảy từng người)
Hát: “Lưu đày sa mạc”
56. CHÚA ĐÃ VỀ
• ĐK: Ơ…này anh (chị) em ơi!
- TC: Ơi!...!
• ĐK: Chúa đã về
- TC: Chúa đã về (vỗ tay 3 tiếng)
• ĐK: Trên phố phường
- TC: Trên phố phường
• ĐK: Trên làng quê
- TC: Trên làng quê (bước thêm vào 3 bước)
• ĐK: Trên quê hương Việt Nam
- TC: (Nhảy ra 6 bước, mỗi bước A 1 tiếng)
57. VỖ TAY
• ĐK: Chúa cho ta đôi mắt
- TC: Để nhìn (quay phải đếm: 1, quay trái:2 )
• ĐK: Chúa cho ta đôi tai
- TC: Để nghe (lần lượt đưa tay lên che vành tai - mỗi lần đều đếm 1- 2)
• ĐK: Chúa cho ta lỗ mũi
- TC: Để ngửi (hít thật mạnh 3 lần, đếm 1-2 )
• ĐK: Chúa cho ta dôi chân
- TC: Để đi (dậm chân phải, rồi trái đếm 1 -2)
• ĐK: Chúa cho ta đôi tay
- TC: Để vỗ (vỗ tay và hát một bài)

63
58. ĐỐT ĐÈN 1
• ĐK: Thắp ngọn đèn
- TC: Lặp lại (ngón trỏ trái làm đèn, ngón trỏ cái làm lửa chạm vào nhau)
• ĐK: Đèn sáng
- TC: Lặp lại (5 ngón trái chụm lại bung ra)
• ĐK: Để vào thùng
- TC: Lặp lại (đặt đèn xuống đất)
• ĐK: Tối âm u
- TC: Lặp lại (ngồi bệt xuống tay bịt mặt)
58. ĐỐT ĐÈN 2
• ĐK: Thắp ngọn đèn
- TC: Lặp lại (như động tác đốt đèn 1)
• ĐK: Đèn sáng
- TC: Lặp lại (như động tác đốt đèn 1)
• ĐK: Để lên giá
- TC: Lặp lại (nhón gót tư thế với để đèn)
• ĐK: Sáng tràn lan
- TC: Lặp lại (2 tay giang, xoay quanh tại chỗ một vòng)
59. ĐÓN CHÚA
• ĐK: Núi đồi (2 tay chụm lại trên đầu)
- TC: San cho phẳng (lần lượt chặt ngang trước mặt tay phải rồi tay trái)
• ĐK: Hố sâu (cúi người, 2 tay vòng dưới chân)
- TC: Lấp cho đầy (2 lòng bàn tay áp vào phía trước như lấp hố)
• ĐK: Quanh co (2 tay thẳng, uốn người)
- TC: Uốn chon gay (uốn mình rồi đứng yên)
• ĐK: Chúa đến (2 tay giơ lên cao)
- TC: Hoan hô

64
60. THIÊN ĐÀNG – HỎA NGỤC
• ĐK: Hỏa ngục
- TC: Kinh (vòng tay- lắc đầu)
• NĐK: Hỏa ngục
- TC: Khiếp (khom người, vòng tay lắc đầu)
• ĐK: Hỏa ngục
- TC: Chết (ngồi bệt, vòng tay, nhắm mắt)
• ĐK: Thiên đàng
- TC: Xướng – xướng – xướng (đứng phắt dậy)
61. ĐỜI NÀY KIẾP SAU
• ĐK: Trần gian
- TC: Tạm bợ (2 tay xòe ngang hông, lùn người xuống)
• ĐK: Địa ngục
- TC: Đền tội (vòng tay, ngồi thấp hơn)
• ĐK: Hỏa ngục
- TC: Chết, chết (ngồi bệt, vòng tay, nhắm mắt)
• ĐK: Thiên đàng
- TC: Sống- sống- sống (đứng phắt dậy đưa thẳng 2 tay lên trời theo
từng tiếng)
62. NGÀY TẬN THẾ
• ĐK: Tận thế
- TC: Chúa phán xét (2 tay đưa ngang trước mặt, úp lòng bàn tay xuống)
• ĐK: Kẻ dữ
- TC: Xuống hỏa ngục (ngồi bệt xuống)
• ĐK: Kẻ lành
- TC: Lên thiêng đàng (đứng phắt dậy 2 tay đang thành 2 cách động tác
như chim bay)

65
63. THA THỨ
• ĐK: Bỏ
- TC: Giận hờn (tay phải làm động tác như ném)
• ĐK: Tránh
- TC: Kêu ca (tay trái xua trước mặt)
• ĐK: Xa
- TC: Thù hận (tay phải đánh vào tay trái
• ĐK: Chúng ta
- TC: Thứ tha (2 tay nắm người bên cạnh rồi cùng hát một bài)
64.CON MỘT CHA
• ĐK: Chúng ta
- TC: Là anh em (từng cặp quay vào nhau bắt tay)
• ĐK: Chúng ta
- TC: Là chị em (đổi cặp, bắt tay)
• ĐK: Chúng ta
- TC: Luôn hiệp nhất (2 tay nắm 2 người bên cạnh)
• ĐK: Chúng ta
- TC: Con một Cha (kéo dài chữ Cha, nắm tay nhau đưa lên cao cho đến
khi NĐK ra lệnh bỏ xuống)
65. THỰC THI
• ĐK: Mười điều răn
- TC: Đức Chúa Trời (đưa 2 tay lên trời)
• ĐK: Sáu điều răn
- TC: Hội Thánh (giang tay, xèo mỗi bên 3 ngón)
• ĐK: Chúng ta
- TC: Quyết tâm thực thi (tay phải nắm đưa mạnh lên)

66
66. CHÚA ĐUỔI
• ĐK: Cút ra (tay phải phất mạnh)
- TC: Khỏi nhà ta
• ĐK: Quân đổi tiền (tay chìa trước mặt)
- TC: Keng, keng, keng (chụm chân nhảy lùi ra sau 3 bước)
• ĐK: Cút ra (phất mạnh tay trái)
- TC: Khỏi nhà ta
• TC: Phường bán súc vật (tay chỉ trước mặt)
- TC: Ec, ec, ec (chụm chân nhảy thêm 3 bước)
67. CHÚA CHO
• ĐK: Tay này (chỉ bàn tay trái)
- TC: Chúa cho (giơ cao tay trái)
• ĐK: Chân này (chỉ bàn chân phải)
- TC: Chúa cho (tay trái nâng bàn chân phải)
• ĐK: Tai này (chỉ 2 vành tai)
- TC: Chúa cho (cầm 2 vành tai kéo mạnh)
• ĐK: Miệng này (tay chỉ miệng)
- TC: Chúa cho (tay vỗ miệng Ah, Ah …. Cho đến khi NĐK cho lệnh
dứt)
Ghi chú: Tay, chân, tay có thể thay đổi bằng các bộ phận kahcs như mắt
mũi…
68. CHÚA AN BÀI
• ĐK: Hoa kìa (chỉ tay phải)
- TC: Không ai dệt (vuốt từ 2 vai xuống)
• ĐK: Chim kìa (chỉ tay trái
- TC: Không tích trữ (bốc từ túi áo vất ra)
• ĐK: Nhưng Chúa cho
- TC: Xinh đẹp (vuốt 2 má)
• ĐK: Và Chúa cho
- TC: No đủ (2 tay vòng trước bụng)
• ĐK: Chúa an bài
- TC: Mọi sự- Ah (vỗ tay)

67
69. VỀ ĐẤT HỨA
• ĐK: Ếch nhái
- TC: ọp ọp (ngồi xuống tư thế như ếch)
• ĐK: Rắn rết
- TC: Phì phì (nằm- ngóc đầu)
• ĐK: Ai cập
- TC: Đại bại (đứng phắt dậy và hát bài về đất hứa)
70. CHÚA DẠY
• ĐK: Chúa dạy ăn trộm
- TC: Ê! Ê! Ê! (kéo dài và vòng tay)
• ĐK: Chúa dạy giết người
- TC: Ê! Ê! Ê! (kéo dài và xua 2 tay)
• ĐK: Thế Chúa dạy gì
- TC: Yêu – thương- nhau (dằn mạnh từng tiếng, nắm tay nhau và cùng
hát bài: Về nơi đây)
71. TIN VÀO CHÚA
• ĐK: Ta đi
- TC: Với Chúa
• ĐK: Ta không
- TC: Sợ chi
• ĐK: Ta đi
- TC: Với Chúa
• ĐK: Ta không
- TC: Thiếu gì Ah! Ah! Ah!

72. GẶT LÚA


• ĐK: Đồng lúa
- TC: bao la

68
• ĐK: đồng lúa
- TC: Chín vàng
• ĐK: Ta về
- TC: Gặt lúa
Cùng hát và vũ bài: Về giữa ca mừng
73. CHÚA THƯƠNG
• ĐK: Chúa thương ai?
- TC: Thương anh (chỉ người bên phải)
• ĐK: Chúa thương ai?
- TC: Thương em (2 tay chỉ vào mình)
• ĐK: Chúa thương
- TC: Chúng ta – Ah (hát một bài)
74. HƯỚNG TÂM LÊN
• ĐK: Ai đang ngồi
- TC: Trong tối tăm (ngồi xổm bịt mắt)
• ĐK: Các bạn hãy
- TC: Hướng tâm lên (đứng dậy, ngước mắt)
• ĐK: Ai u sầu
- TC: Hãy thất vọng (cúi người, buông thõng 2 tay).
• ĐK: Các bạn hãy
- TC: Vươn mình lên (đứng phắt dậy)
(Cùng hát bài hướng tâm hồn lên).
75. CHÚA MỌI NƠI
• ĐK: Đố biết, đố biết
- TC: Biết chi, biết chi? (tay để sau vành tai)
• ĐK: Có ai trong thành
- TC: Có Chúa (bước vào một bước)
• ĐK: Có ai trong rừng?
- TC: Có Chúa (bước vào một bước)

69
• ĐK: Có ai dưới biển
- TC: Có Chúa (ngồi bệt)
• ĐK: Có ai trong thành, trong rừng, dưới biển.
- TC: Có Chúa (đứng lên) có Chúa, có Chúa (lùi ra 2 bước)
• ĐK: Và có Chúa
- TC: Trong đời ta (2 tay ôm ngực).
76. TẬP LÀM MAISEN
• ĐK: Em cầm gậy
- TC: Theo Maisen (tay trái lên lưng, phải điệu bộ chống gậy)
• ĐK: Em cầu nguyện
- TC: Theo Maisen (quỳ 1 chân, gật đầu 2 cái)
• ĐK: Em đập đá
- TC: Như Maisen (vẫn quỳ, tay phải đập tay trái bưng uống như nước)
• ĐK: Em đập nước
- TC: Như Maisen (đứng, tay phải đập, 2 chân bước tại chỗ, cho đến khi
NĐK cho lệnh ngừng)
77.VÀO ĐỜI TÌM CHÚA
• ĐK: Ơ…này anh (chị) em ơi
- TC: Ơi….(kéo dài)
• ĐK: Vào đời, vào đời
- TC: (Lặp lại) (bước vào 2 bước)
• ĐK: Tìm Chúa, tìm Chúa
- TC: (Lặp lại) (ngó qua phải, qua trái)
• ĐK: Trong anh, trong anh
- TC: (Lặp lại) (vỗ tay 1 cái, vỗ vai ngườ bên phải một cái)
• ĐK: Trong em, trong em
- TC: (Lặp lại) (vỗ tay 1 cái, vỗ vai người bên trái một cái)
• ĐK: Trong – hết – mọi – người (dằn mạnh)
- TC: (Lặp lại dằn mạnh từng tiếng) chụm chân nhảy ra 4 bước.

70
78. TAY TRONG TAY
• ĐK: Tay trong tay
- TC: Thân ái
• ĐK: Tay trong tay
- TC: Đoàn kết
• ĐK: Tay trong tay
- TC: Phục vụ
• ĐK: Tay trong tay
- TC: Đi – gieo – lời – Chúa (dằn từng tiếng, nắm tay nhau hát bài: Tay
trong tay)
79. ĐƯỜNG ĐI KHÔNG KHÓ
• ĐK: Đường đi
- TC: Không khó
• ĐK: Sông ngắn
- TC: Ta lội
• ĐK: Núi cao
- TC: Ta trèo
• ĐK: Đường đi khó
- TC: Vì e ngại
Hát: Đường đi không khó
80. NGÀY TẬN THẾ 1
• ĐK: Khi đất rung chuyển
- TC: Ngày tận thế (lắc người qua – lại)
• ĐK: Khi tang sao trời rụng
- TC: Ngày tận thế (nắm 2 tay đưa lên trời, đánh mạnh xuống).
• ĐK: Khi sóng biển xô gầm
- TC: NGày tận thế (vỗ 2 tay từ trái sang phải rồi ngược lại)
• ĐK: Chúa đến
- TC: Phán xét chúng ta (dằn từng tiếng)

71
81. NGÀY TẬN THẾ 2
• ĐK: Ngày tận thế
- TC: Lửa trời thiêu đốt (dậm chân hô to: bập bùng, bập bùng)
• ĐK: Ngày tận thế
- TC: Những người đã chết (ngồi bệt xuống)
• ĐK: Thiên Thần thổi loa
- TC: Họ sẽ sống lại (đứng phắt dậy).
• ĐK: Chúa đến
- TC: Phán xét chúng ta. Ah!
82. QUÊ HƯƠNG NƯỚC TRỜI
• ĐK: Quê hương ta
- TC: Ở trên trời (2 tay chỉ lên trời)
• ĐK: Ta sẽ về
- TC: Quê hương ta (bước về bên phải 3 bước)
• ĐK: Còn anh em đây
- TC: Cùng nhau về trời (nắm tay nhau chạy vào trong 4 bước đưa tay
cao. Ah!).
83. CỎ LÙNG
• ĐK: Cỏ lùng
- TC: Rơi xuống (ngồi)
• ĐK: Cỏ lùng
- TC: Nảy mầm (đứng lên từ từ)
• ĐK: Cỏ lùng
- TC: Tươi tốt (nhón gót, 2 tay đưa cao và rung)
• ĐK: Cỏ lùng
- TC: Bị đốt (đập mạnh 2 tay vào đùi) Ah!
84. ANH EM MỘT NHÀ
• ĐK: Anh là
- TC: Phượng hoàng (2 tay xòe rộng)

72
• ĐK: Em là
- TC: Bồ câu (đập, đập đôi tay)
• ĐK: Chị là
- TC: Sơn ca (huýnh sao)
• ĐK: Phượng hoàng, bồ câu, sơn ca.
- TC: Anh em một nhà (nắm tay nhau hát một bài).
85. GƯƠNG GIÊSU
• ĐK: Giêsu
- TC: Hy sinh (giang 2 tay, đầu nghiêng sát vào vai phải)
• ĐK: Giêsu
- TC: Hãm mình (quỳ 2 chân, cúi sâu)
• ĐK: Các em hãy
- TC: theo gương Giêsu (ngẩng mặt lên)
• ĐK: Nghĩa là
- TC: Hy sinh, hãm mình (đứng phắt dậy)
Hát bài: Vòng tay cho người
86. ĐƯỜNG LÊN TRỜI
• ĐK: Đường đi
- TC: Thênh thang (bước về phải thoải mái)
• ĐK: Dẫn ta đi
- TC: Xuống hỏa ngục (cúi mình chỉ 2 tay xuống đất)
• ĐK: Đường đi
- TC: Chông gai (bước tiếp đi bằng 2 tay và 2 chân)
• ĐK: Dẫn ta về
- TC: Quê trời (đứng thẳng, quay vào giữa)

87. ĐOÀN KẾT


• ĐK: Chia rẽ

73
- TC: Tan rã (tay dặt vào ngực, vung mạnh ra)
• ĐK: Chia rẽ
- TC: Thì chết (khom người, gục đầu)
• ĐK: Chia rẽ
- TC: Thì chết (ngồi bệt xuống)
• ĐK: Đoàn kết
- TC: Sống – Sống – Sống (đứng phắt dậy nắm tay nhau)
88. CHÚA BẤT DIỆT
• ĐK: Tiền tài
- TC: Phù vân (đấm mạnh tay lên trời)
• ĐK: Chức quyền
- TC: Gian trá (đấm mạnh tay xuống đất)
• ĐK: Danh vọng
- TC: Qua mau (dậm chân phải – trái) .
• ĐK: Tất cả
- TC: Phù hoa (nằm hoặc ngồi bệt)
• ĐK: Thiên chúa
- TC: Bất diệt (nhảy lên)
89. SÚNG THẦN CÔNG
(Tất cả lặp lại và làm theo động tác của NĐK)
• ĐK: Sẵn sàng (2 tay nawmst hành 1 đưa ran gang mặt, chân trái bước
lên nửa bước)
- TC: Lặp lại, làm theo
• ĐK: Thiên (đưa lên trời)
- ĐK: Địa (chuyển xuống đất)
• ĐK: Tả (chuyển sang trái)
- ĐK: Hữu (chuyển sang phải)
• ĐK: Nhắm (đưa về trước mặt)
- ĐK: Bắn

74
• TC: Đùng, đùng, đùng
90. XIN TÌNH THƯƠNG
• ĐK: Xin cho anh
- TC: Tình thương (vỗ tay người bên phải)
• ĐK: Xin cho em
- TC: Tình thương(vỗ tay người bên trái)
• ĐK: Cho mọi người
- TC: Tình thương(nắm tay nhau)
• ĐK: Cho quê hương
- TC: Hòa bình (vung tay và thả tay)
91. BẮC TRUNG NAM MỘT NHÀ
• ĐK: (chỉ nhóm 1)
- TC: Bắc (đưa thẳng tay phải lên)
• ĐK: (chỉ nhóm 2)
- TC: Trung (đưa thẳng tay phải lên)
• ĐK: (chỉ nhóm 3)
- TC: Nam (đưa thẳng tay phải lên)
• ĐK: Hô: Bắc, Trung, Nam
- TC: Một nhà (cho 2 tay chụm lại trên đầu) rồi cùng hát một bài
Lưu ý: Có thể quản trò thay đổi thứ tự các nhóm: Nam – Trung – Bắc.
92. ĐƯỜNG- SỰ THẬT – SỰ SỐNG
• ĐK: Đức Kitô
- TC: Là đường (đi về bên phải 3 bước)
• ĐK: Đức Kitô
- TC: Là sự thật (bước vào 2 bước)
• ĐK: Và là
- TC: Sự sống (nhón gót, đưa mạnh 2 tay lên cao).
93. CỦA ĂN
• ĐK: Bánh

75
- TC: Ăn no (vòng 2 tay ra trước bụng)
• Nhưng sẽ chết (nhún người xuống)
- ĐK: Cơm
• TC: Ăn no (vòng 2 tay ra trước bụng)
- Nhưng sẽ chết (nhún người xuống)
• ĐK: Mình Máu Chúa
- Sống muôn đời (đứng dậy) Ah!
94. SỐNG
• ĐK: Em sống nhờ
- TC: Cơm bánh (vòng tay trước bụng)
• ĐK: Em sống nhờ
- TC: Nước uống (tay phải làm ly đưa lên miệng uống)
• ĐK: Và còn nhờ
- TC: Lời của Chúa (2 tay mở ra trước mặt như đọc sách)
• ĐK: Sẽ được sống
- TC: Muôn đời (vỗ tay, hát một bài)
95. TIN VÀO CHÚA
• ĐK: Tin vào Chúa
- TC: Sẽ được sống (đưa tay mạnh lên trời)
• ĐK: Ai không tin
- TC: Sẽ phải chết (rung người từ từ ngồi hoặc nằm xuống)
• ĐK: Ai tin
- TC: Em xin tin (đứng phắt dậy)

76
96. VỚI MẸ MARIA
• ĐK: Em sống
- TC: Với Mẹ (chắp tay)
• ĐK: Em vui
- TC: Với Mẹ (2 tay úp đưa ra phía trước)
• ĐK: Em hát
- TC: Với Mẹ (2 tay đưa cao trước mặt)
• ĐK: A-ve
- TC: Ma- Ri – A (dằn từng tiếng)
Hát một bài về Đức Mẹ
97. ĐÃCÓMẸ
• ĐK: Em buồn
- TC: Đã có Mẹ (từng cặp quay vào nhau vuốt má)
• ĐK: Em khổ
- TC: Đã có Mẹ (đổi cặp - vuốt má)
• ĐK: Em sầu
- TC: Đã có Mẹ (đi vào 2 bước)
• ĐK: Tất cả
- TC: Đã có Mẹ (vỗ tay)
Hát bài: Mẹ ơi con yêu Mẹ

77
III. HÒ KHOAN HÒ LƠ
1. TRƯỚC KHI RƯỚC LỄ
A.
• ĐK: Mỗi lần rước lễ em ơi
- TC: A- li- hò –lờ
• ĐK: Là em nhận lấy
- TC: A- li- hò –lờ
• ĐK: Chúa trời vào em
- TC: Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, hó lơ (vỗ tay)
B
• ĐK: Giêsu Chúa cả dịu hiền
- TC: A- li- hò –lờ
• ĐK: Dưới hình bánh rượu
- TC: A- li- hò –lờ
• ĐK: Em tin vững vàng
- TC: Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, hó lơ.
C.
• ĐK: Có Chúa là chúa trong lòng (phần tất cả như 2 câu trên)
- ĐK: Có nguồn phúc lộc
• ĐK: Chứa chan trong lòng
- TC: Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, hó lơ
2. CÓ CHÚA
A
• ĐK: Chúng ta có 1 chúa trời
- TC: A li hò lờ
• ĐK: Những điều Chúa dạy
• ĐK: Vâng lời ra đi
- TC: Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, hó lơ

78
B
• ĐK: Dù bao cách trở lo gì
• ĐK: Ta đừng nản trí
• ĐK: Chúa đi bên mình
- TC: Hò lơ hó lơ lắng tai nghe tiếng ai hò lờ, hó lơ
3. SUM HỌP
A.
• ĐK: Anh em sum họp một nhà (A li)
• ĐK: Bao là tốt đẹp (A li)
• ĐK: Bao là vui sướng (Hò lơ)
B.
• ĐK: Hôm nay gió mát trăng thanh
• ĐK: Xin mời (cô Yến) (toán 4(…) (Anh ấy) (nhóm…)v.v…
• ĐK: Đồng thanh vui vầy (Hò lơ).
4. HÒ VUI
A.
• ĐK: Con kiến mày ở trong hang
• ĐK: Tao đóng của lại mày ra đường nào
• ĐK: Mày ra đường nào
- TC: Hò lơ hó lơ…
B
• ĐK: Cô Ba ở tuổi hoa niên
• ĐK: Trông người xinh xắn
• ĐK: Nhưng răng không còn
- TC: Hò lơ…

79
C.
• ĐK: Anh Ba ngồi lại đây chơi
• ĐK: Xin đừng e ngại
• ĐK: Bà con đang chờ
- TC: Hò lơ
D.
• ĐK: Một cây chẳng phải 3 cây
• ĐK: Ba cây chụm lại
• ĐK: Thì thành 3 cây
5 TRONG CÁC DỊP
a/ Dụ ngôn 5 cô khờ dại:
• NĐK: Chúng ta canh thức làm sao(…) ngày giờ Chúa đến (...) lúc nào
biết không?
b/ Dụ ngôn tiệc cưới
• NĐK: trước đây những kẻ đã mời (…) Muôn năm không được (…)
Nếm mùi tiệc đâu
c/ Dụ ngôn nén vàng, nén bạc:
• NĐK: Cần cù dư giả cho thêm (…) Biếng lười thì bị (…) Tịch biên
ngồi tù
d/ Truyền giáo
• NĐK: Đây đồng lúa chính mênh mông (…) Vui mừng gặt hái (…) hát
vang lừng trời

80
LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CÂU HÒ
1. Các câu hò dược hình thành theo thể thơ lục bát
a. Sau câu 6 chữ, do NĐK đọc
Tất cả lặp lại: A li hò lờ
Sau 4 chữ đầu câu của câu 8 chữ
Tất cả lặp lại: A li hò lờ
Sau 4 chữ còn lại
Tất cả vỗ tay theo nhịp và hô câu: Hò lơ, hó lơ lắng tai nghe tiếng ai
hò lơ hó lơ
b. Nếu dùng theo lối dân ca miền trung “La lùi là khoan nì”
Thì 2 câu đầu đúng như phàn a
Câu sau cùng tất cả
“La lùi là khoan à lá khoan lùi khoan”
2. Có thể tự sáng tác theo nguyên tắc trên để:
Chào đón quan khách, mời các đơn vị góp tiết mục lửa trại, khai mạc
và bế mạc các khóa huấn luyện, hội thảo nhưng cố gắng đi sát chủ đề.

81

You might also like