You are on page 1of 4

Email: ndthanhdong@gmail.

com Phone:
0973.840.335

§ 1. LINH HOẠT VIÊN


I. Định nghĩa Linh Hoạt Viên ?

 Linh: Linh hướng, hẫn dắt, chỉ đường,….

 Hoạt: Hoạt động, hoạt náo,…

 Viên: Người, cá thể trong nhóm,..


LHV: là những con người trong nhóm linh hướng, dẫn dắt mọi chương
trình, hoạt động của nhóm nhằm đưa nhóm phát triển tới mục đích đã đề ra và
giúp từng thành viên phát triển bản thân, phát triển giá trị con người.

II. Linh hoạt viên là ai?

 Linh hoạt viên nên một với nhóm, liên kết mật thiết nhóm và với từng
thành viên.
 Linh hoạt viên chia sẻ, trao tặng, truyền thông cho nhóm những gì mình
có, mình biết và đem sự sống lại cho nhóm, làm cho nhóm sống - lớn lên –
phát triển theo những tiềm năng và hoàn cảnh của nhóm, quan trọng là hợp
với những mục tiêu của nhóm.
 Linh hoạt viên cũng là người đi gieo hạt làm nảy mầm và làm cho lớn lên.
Chính bằng cách đem lại sự sống cho nhóm mà Linh hoạt viên tác động trên
các thành viên để họ đạt tới mục tiêu đã nối kết họ lại với nhau trong cùng
một công việc.
 Linh hoạt viên là người đi trước dọn đường và chỉ đường, nhưng vừa khi
các thành viên có thể tự đi được lập tức ẩn mình, lui bước tạo điều kiện cho
thành viên khác phát triển. Linh hoạt viên cung ứng năng lực để nhóm có thể
tự lực, tự quản chứ không duy trì mãi quyền chỉ huy. Do đó, Linh hoạt viên
phải là người muốn giấu mình, xoá mình, từng bước với những gì diễn tiến.
Như người cha đem lại sự sống cho con, giúp nó tự sống và tự lập, và ngày
nào đứa con có thể tự mình đứng vững thì liền nép mình sau đứa con, thu
nhỏ mình lại.
 Ngoài ra còn là một người có kiến thức về kỹ năng sinh hoạt nhóm, một số
bài hát, trò chơi.

http://amazingracevn.org
Email: ndthanhdong@gmail.com Phone:
0973.840.335

III. Linh hoạt viên là những người "Lãnh đạo".


 Một người lãnh đạo chỉ huy từ bên trên ban mệnh lệnh xuống buộc mọi
người làm theo.
 Một người trường đứng đầu, là mẫu gương cho mọi người noi theo.
 Không phải là một giám đốc hay trưởng phòng đứng ngoài quan sát, kiểm
tra, chỉ trỏ này nọ….

IV. Linh hoạt viên cần phải làm gì ?

 Hiểu biết nhóm và mục tiêu nhóm theo đuổi, phải hiểu và quan tâm đến
từng người
 Giúp nhóm ý thức về mình, về mục tiêu, sứ mạng của nhóm, các quy luật
tâm lý chi phối nhóm, nhu cầu nhóm, các khát vọng tiềm ẩn.
 Tạo điều kiện cho mỗi người nhận lấy trách nhiệm riêng, trách nhiệm của
mình trong nhóm.

V. Bài Ca Linh Hoạt Viên

1/ Linh hoạt viên là người thông truyền hy vọng. Linh hoạt viên là cầu nối cho
anh em. Linh hoạt viên là người gieo mầm sống. Linh hoạt viên là người khơi lên
tin yêu.

2/ Linh hoạt viên là người có lòng chân thành. Không vì danh lợi tự ái hay kiêu
căng. Linh hoạt viên là một con người mới. Khiêm nhường nép mình để anh em
vươn lên.

3/ Linh hoạt viên là một con người năng động. Linh hoạt viên là người lắng nghe
anh em. Linh hoạt viên là người luôn hợp tác với hết mọi người để chung xây
tương lai.

VI. THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI LINH HOẠT VIÊN GIỎI


( Tóm tắt điều kiện cần và đủ của một người LHV giỏi)

http://amazingracevn.org
Email: ndthanhdong@gmail.com Phone:
0973.840.335

1. Luôn luôn gắn liền trò chơi với mục tiêu giáo dục Hướng Đạo: “ Học mà
chơi, chơi mà học ”
2. Có sẵn trò chơi cho mọi tình huống nhu cầu, lứa tuổi, giới tính, địa điểm
và thời tiết có sẵn.
3. Nắm vững thủ thuật dẫn chơi:
 Giới thiệu trò chơi ngắn, gọn, chậm, rõ rang và hấp dẫn.
 Nếu trò chơi thuộc loại khô, khó thì cho chơi thử trước khi chơi. Nếu dễ
thì thôi.
 Qua chơi thử, điều chỉnh kịp thời luật chơi hay nhắc lại luật chơi.
 Chơi thật
 Chấm dứt khi các em còn muốn chơi nữa (Đừng để bị lôi cuốn, theo đuôi
các em, cho chơi quá sinh nhàm chán hoặc quá mệt sẽ ảnh hưởng đến phần
còn lại của chương trình sinh hoạt).
 Đừng loại ai khỏi trò chơi – ai cũng được chơi – không ai đứng ngoài
nhin người khác chơi.
 Kết luận và thưởng phạt sẽ tăng thêm sự thích thú và củng cố thêm mục
đích giáo dục.
4. Quan sát tinh tế khi các em chơi.
 Trẻ bộc lộ tâm tính trung thực nhất trong khi chơi.
 Bỏ sót không nhận ra hoặc nhận xét không đầy đủ sẽ đưa đến kết quả tai
hại về tâm lý và giáo dục.
 Bỏ qua không nhận ra nhưng khuyết điểm của trẻ bộc lộ khi chơi sẽ vô tình
khuyến khích trẻ tiếp tục làm điều xấu, tưởng mình qua mặt được người
lớn, nhiều lần thành thói quen xấu.
 Nhận ra được ưu điểm của các em ( nhiều sáng kiến, cẩn thận, kỷ luật tự
giác tương trợ ….để phát huy tính tốt, để cắt cử, giao trách nhiệm cao hơn)
 Quan sát tinh tế nhưng phải biết rộng lượng.
5. Có đầy đủ dụng cụ chơi.
Cho các trò chơi khó, phức tạp
6. Có sổ tay trò chơi ( sưu tập và sáng tác trò chơi cho riêng mình )
 Quên một chi tiết hỏng một trò chơi.
 Thiếu vật dụng, trò chơi hay thành dở
7. Các phụ tá trò chơi

http://amazingracevn.org
Email: ndthanhdong@gmail.com Phone:
0973.840.335

Biết rõ trò chơi của Quản trò


 Nắm vững nhiệm vụ, vai trò của mình ở trạm, mốc, đội, phe căn cứ.
 Tuyệt đối không tỏ ra thiên vị với một em nào, đội nào, phe nào.
 Thông báo cho Quản trò ưu khuyết điểm của từng em, từng đội, từng phe
… một cách cụ thể và kín đáo. Có thái đội vui tươi, nhiệt tình và sẵn sàng
thay thế quản trò chình khi cần.
8. Chú thích
Luật chơi cần
 Vắn tắt nhưng rõ rang, cụ thể
 Dài quá khó nhớ, dễ làm sai.
 Mù mờ khó kết luận khi chung cuộc, lúc tổng kết gây cãi vã làm nản chí,
mất phấn khởi chung.
 Các vị trí đứng để chơi để dẫn chơi, để quan sát.
 Các hình thức gợi ý, mở khóa bằng lời nói, bằng dấu hiệu để giúp những
thành viên chậm hiểu.

http://amazingracevn.org

You might also like