You are on page 1of 8

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).

2009

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRẢI PHỔ VÀO VIỆC


TRUYỀN TIN TRÊN ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
APPLICATION OF SPREAD SPECTRUM TECHNOLOGY
TO SIGNAL TRANSMISSION ON POWER LINES

Lê Kim Hùng Nguyễn Thị Ngọc Minh


Đại học Đà Nẵng Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo giới th iệu công nghệ trải phổ và ứng dụng công nghệ này trong hệ thống đo
lường, giám sát, điều khiển phụ tải khi truyền tín hiệu trên đường dây điện lực. Cụ thể là xây
dựng sơ đồ hệ thống điều khiển từ xa sử dụng công nghệ trải phổ, phân tích quá trình điều biến
trong việc truyền tín hiệu. Ngoài ra, công nghệ trải phổ được nghiên cứu và ứng dụng trong
việc trải phổ các từ (word) trên khổ truyền sóng. Lợi ích của việc khai thác và đưa vào ứng
dụng công nghệ trải phổ trong quá trình truyền tín hiệu trên đường dây tải điện là khắc phục
các dạng nhiễu và bảo mật thông tin trên đường truyền.Việc khắc phục nhiễu và bảo mật thông
tin được thực hiện dựa trên cơ sở tín hiệu trải phổ giống như nhiễu, khó phát hiện và khó để
chặn đứng nếu không có các thiết bị thích hợp.

ABSTRACT
The article introduces the spread spectrum technology and the application of this
technology in the system of measurement, monitoring, controlling secondary load on power
lines, especifically, the construction of diagrams of the remote control system using the spread
spectrum technology, the analysis of changes in the transmission signals. In addition, spread
spectrum technology has been studied and applied to the spread spectrum of words in wave
transmission. Benefits of exploitation and application of the spread spectrum technology to the
media signals on the lines are overcoming interference and securing information on the lines.
The interference overcoming and information security are based on the spread spectrum
signals looking like interference which is difficult to be detected and stopped without appropriate
equipment.

1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hiện nay, việc truyền tin trên hệ thống đường dây tải điện sẽ đưa
đến khả năng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác kinh doanh điện năng và dịch
vụ khách hàng, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực cho ngành điện cũng như khách hàng
mua điện. Tuy nhiên, việc truyền tin trên đường dây tải điện hạ thế là vấn đề khó khăn
từ trước đến nay bởi tính chất đặc thù của lưới điện hạ thế là có kết cấu phức tạp, nhiều
phụ tải gây nhiễu ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn thông tin trên đường dây.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều giải pháp đảm bảo độ
tin cậy khi truyền tin trên đường dây tải điện đã được nghiên cứu[1]. Một trong những
giải pháp đang được chú ý là công nghệ trải phổ [5], nó có khả năng khắc phục được
nhiễu một cách mạnh mẽ, phù hợp với đặc điểm của lưới điện hạ thế.

59
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
2. Công nghệ trải phổ
Công nghệ trải phổ đã được sử dụng trong kỹ thuật quân sự nhờ tính năng chống
nhiễu và bảo mật. Các tính năng này có được nhờ giãn rộng phổ tín hiệu để không phân
biệt được tạp âm nền. Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bưu
chính viễn thông với hình thức phát triển là công nghệ CDMA (Code Detect Multiple
Access).
Có các phương pháp trải phổ khác nhau, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của
kỹ thuật số hóa và điều khiển như hiện nay, kỹ thuật trải phổ trực tiếp (DSSS_Direct
Sequence Spread Spectrum) đang được ứng dụng phổ biến.
Với kỹ thuật DSSS, phổ của sóng mang được điều khiển bởi một mã giả ngẫu
nhiên (PN_Pseudo Noise) tuần tự, mã này là một chuỗi tuần tự một cách ngẫu nhiên của
các số nhị phân thu được qua bộ sinh mã (Generator). Mã PN được nhân với tín hiệu cơ
bản (có tần số thấp), tín hiệu thu được sẽ được chuyển lên đường truyền. Tại bộ phận
nhận tin, tín hiệu này lại được nhân một lần nữa với mã PN đã quy định để thu được tín
hiệu gốc ban đầu [3].
3. Ứng dụng công nghệ trải phổ trong hệ thống đo lường, giám sát, điều khiển khi
truyền tin trên đường dây điện lực
3.1 Hệ thống truyền thông tin trên đường dây điện lực.
Hệ thống gồm 6 khối chính thể hiện trên hình 1.
Traûm biãún aïp
Vàn phoìng dëch vuû khaïch haìng
Tr 1B FCB(1~6)
(Chè coï doìng âiãûn naûp)
CB
110KV/22KV
Hãû thäúng så âäö
Maïy tênh

FCB 1
Tr 2B Cáöu dao gàõn trãn cäüt
FCB 2
(Chè coï doìng âiãûn
110KV/22KV CB naûp)
Säú traûm
22KV 22KV
/0.4KV /0.4KV
(*2)Âiãûn
aïp naûp
(4)
(1)Baìn phêm thao
(5)
Baíng â/k mbd

RTU
taïc (traûm chênh) Bãn
Âæåìng báûc ba

cao aïp
(3) cao aïp

Bäü näúi âiãûn


Bäü näúi âiãûn

ngoaìi
bäø tråü

(*3)
(*1)caïp
D/âiãûn
liãn laûc
naûp
1SS keïp
T/bë baío vãû
T/bë baío vãû

(2) tr/taíi
Â/khiãøn

(6)nháûn t/h

2SS Caïp quang 2 loîi

6SS

Hình 1. Sơ đồ hệ thống điều khiển từ xa sử dụng kỹ thuật trải phổ

60
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
CB: Máy cắt điện
FCB: Máy cắt tuyến đường dây
(*1): Hệ thống thay đổi tần số (600 b/s); tiêu chuẩn 1300 Hz; Mở rộng: 2100 Hz
(*2): Mức điện áp nạp của trạm: 0,3 đến 0,5% điện áp định mức
(*3): Mức dòng điện nạp của RTU
Chức năng của các khối được thể hiện trên bảng 1.
Bảng 1. Chức năng của các khối
STT Tên Sự diễn tả
(1) Bàn phím thao tác Phát tín hiệu chỉ dẫn để thao tác cầu dao,.v.v..
(2) Khối điều khiển truyền tín Chấp hành mệnh lệnh nhận tín hiệu từ bàn phím thao tác và gởi tới
hiệu phần tử ghép (bộ nối). Nó gửi tất cả số liệu nhận được từ bàn phím
thao tác.
(3) Bộ ghép (bộ nối) điện áp Nạp tín hiệu có âm thanh nhỏ vào đường dây phân phối nhằm
cao truyền tín hiệu để chỉ đạo sự vận hành của RTU.
(4) Bộ đầu cuối được điều Giải (mã) tín hiệu được nạp có âm thanh nhỏ của đường dây phân
khiển từ xa phối để điều khiển cầu dao. Thiết bị này cũng biến đổi kết quả
điều khiển thành tín hiệu có âm thanh nhỏ và nạp vào đường dây
phân phối.
(5) Pano máy biến dòng bổ trợ Thu hút tín hiệu (tín hiệu có âm thanh nhỏ) nạp vào đường dây
cho đường dây phân phối phân phối.
(6) Máy thu Máy biến dòng bổ trợ thực hiện giải (mã) các tín hiệu thu được từ
đường dây phân phối rồi gửi tới thiết bị phát.

3.2 Nguyên lý vận hành hệ thống

Tín hiệu vào Tín hiệu vào 1 [W]

Năng lượng tín hiệu vào của một


Tần số thông tin là 1 [W]
Sự phát triển theo bề rộng
Trải phổ

Ấn định tín hiệu vào 1[W] được


chia thành 1-10
0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
Sự giảm năng lương trên một đơn vị
Hz
Tiếng ồn làm thay đổi đường
đặc tính của đường truyền
Sự nhiễu loạn
Do ồn, tín hiệu thứ 4 và thứ 7
bị mất
0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
Sự tụ tập của tín hiệu Tập hợp lại

Tín hiệu đầu ra Tín hiệu đầu ra 0,8 [W]


Sự tập hợp 1-10 tín hiệu đảm bảo băng
lượng tín hiệu đầu ra 0,8 [W]
Khi tín hiệu căng ra qua dải rộng, tín hiệu gốc
có thể được khôi phục lại dù là có Hình 2. Kỹ thuật trải phổ
một phần bị thất lạc

61
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
Kỹ thuật trải phổ là một phương pháp có năng lượng tín hiệu phát đi trên một diện rộng,
dải tần số rộng hơn bề rộng dải tần số gốc của chính bản thân tín hiệu mà nó đã có. Vì
lý do này, mà ănng lượng được tính tr ên một đơn vị tần số giảm đi. So sánh với hệ
thống liên lạc khác, yêu cầu điện năng cung cấp sẽ giảm đi khi tiến hành nạp tín hiệu
vào đường dây. Hơn nữa, nó ít bị ảnh hưởng nhiễu trong quá trình liên lạc. Khi có một
số ít tín hiệu bị thất lạc do nguyên nhân ồn hoặc do nhân tố khác gây nên, quá trình trải
phổ tín hiệu sẽ khôi phục lại dạng tín hiệu gốc ban đầu (hình 2).
Qua hình 2 cho ta thấy kết quả của việc khôi phục lại tín hiệu gốc do nhiễu gây ra
trên đường truyền: giả sử tín hiệu thứ 4 và tín hiệu thứ 7 trong số 10 tín hiệu bị mất đi
do nhiễu âm thanh gây nên, thì tín hiệu đầu ra vẫn đảm bảo.
3.3 Bộ điều biến truyền tín hiệu

(Traûm chênh) Âæåìng dáy phán phäúi RTU

4' 5' 3 3'


6' 5 6
4
Bäü loüc kiãøu T/bë doì
Bäü loüc kiãøu Thiãút bë doì Khäúi âiãöu
ràng cæa tên hiãûu Cáöu dao
ràng cæa tên hiãûu khiãøn
Maïy tênh Thiãút bë
1'
gheïp
Thiãút bë T/bë truyãön Phaït t/h coï T/bë truyãön Phaït t/h coï
gheïp tên hiãûu ám nhoí t/hiãûu ám nhoí
2 1 Baìn phêm
2'
thao taïc
Tên hiãûu hæåïng âi xuäúng 1 2 3 4 5 6 Tên hiãûu hæåïng âi lãn 1' 2' 3' 4' 5' 6'

Nguäön âiãûn táön säú cäng


nghiãûp 50 Hz

1
Tên hiãûu logic
1 1 0 1 0
2

Tên hiãûu ám thanh nhoí


(phêa âáöu vaìo)

Naûp tên hiãûu vaìo âæåìng


dáy f = 50 Hz

4
A
Tên hiãûu nháûn tæì phêa
RTU

Tên hiãûu laìm viãûc trç hoaîn


våïi thåìi gian 1/ 60 giáy

A Daûng soïng

Tên hiãûu nháûn cuía chênh noï

Nháûn tên hiãûu


Tên hiãûu nháûn laìm viãûc trç hoaîn våïi
thåìi gian 1/ 60 giáy (1 chu trçnh)
B Daûng soïng
5

Pheïp træì tên hiãûu âãø doì tçm


"1" hoàûc "2"
B A
6
Pháön nháûn âæåüc laì tên 1 1 0 1 0
hiãûu logic

Hình 3. Bộ điều biến sóng truyền tín hiệu có âm thanh nhỏ.

62
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
Trong điều kiện làm việc với nhiễu, bộ điều biến sóng truyền tín hiệu có âm thanh
nhỏ được sử dụng để thu phát tín hiệu. Bộ điều biến truyền tín hiệu có chức năng so sánh
và tổng hợp tín hiệu dưới tác động của nhiễu để đảm bảo tín hiệu ban đầu (hình 3).
3.4. Khổ truyền sóng
Khổ truyền sóng là sự sắp xếp có thứ tự những tín hiệu gửi từ trạm phát. Việc
sắp xếp các tín hiệu theo thứ tự tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thông tin. Cấu
trúc của khổ truyền sóng bao gồm 28 từ (word), mỗi từ bao gồm 44 bit với tốc độ truyền
là 200bit/s. Quá trình truyền sóng được thực hiện theo hai chiều, bao gồm quá trình gửi
tín hiệu xuống và quá trình gửi tín hiệu lên.
3.4.1.Khổ truyền sóng gửi xuống từ trạm chính đến RTU
11 bit x 12 từ = 132 bit (0,11 giây)
Khổ truyền sóng gửi xuống được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Khổ truyền sóng gửi xuống từ trạm chính đến RTU
1W 2W 3W 4W 5W 6W 7W 8W 9W 10W 11W 12W

Số nhóm Địa chỉ của RTU Thực Thông số


Số
STX hiện chỉ ETX BCC
trạm 101 100 102 101 100 101 100
huy

Mã ASCII Mã ASCII

Hình dạng của từ thứ 8 ( Thực hiện chỉ huy)

D7 D6 D5 D4 D3 D2 D1 D0 Diễn tả
1 0 1 1 0 0 1 0 Sự lựa chọn riêng
1 0 1 0 1 0 1 0 Loại bỏ sự lựa chọn riêng
1 0 0 1 1 0 1 0 Cho phép điều khiển riêng
1 0 1 0 0 1 1 0 Không cho phép điều khiển riêng
1 0 0 1 0 0 1 1 Khóa điều khiển từ xa
1 0 1 0 0 0 1 1 Mở khóa điều khiển từ xa
1 0 0 0 1 0 1 1 Điều khiển trực tiếp DM nguồn cung cấp phía “C”
1 0 0 0 0 1 1 1 Điều khiển trực tiếp DM nguồn cung cấp phía “A”
1 0 0 0 1 1 0 1 Cho phép điều khiển chức năng của DM
1 0 0 1 0 1 0 1 Không cho phép điều khiển chức năng của DM
1 0 1 0 0 1 0 1 Thời gian đặt DM

1 0 1 1 0 1 0 0 Yêu cầu sự giám sát từ xa thiết bị đo 1 (điện áp)

63
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

1 0 1 0 1 1 0 0 Yêu cầu sự giám sát thiết bị đo 2 (dòng điện)


1 0 0 1 1 1 0 0 Yêu cầu sự giám sát thiết bị đo 3 (riêng)
1 0 0 0 1 1 1 0 Yêu cầu đối với bộ chứa
1 0 0 1 1 0 0 1 Bộ chứa chưa đầy
1 0 1 0 1 0 0 1 Bộ chứa bị loại bỏ
1 0 1 1 1 0 0 0 Trạng thái xem xét (Yêu cầu đối với thiết bị giám sát)
1 0 0 1 0 1 1 0 Điều khiển đồng thời
1 0 0 0 1 1 1 1 Chuyển đồi điều khiển

Ví dụ: Thực hiện trải phổ lệnh: "Mở khoá điều khiển từ xa" có mã nhị phân là
10100011 có sơ đồ khối được thể hiện trên hình 4.
Xét đa thức dãy ghi dịch: g(x) = x 8 + x4 + x3 + x2 + 1. Ta có điều kiện hồi quy
dãy ra: c i+8 = c i+4 + c i+3 + c i+2 + c i . Vì bậc của g(x) là m = 8 nên có 8 đơn vị nhớ trong
mạch và có chu kỳ N = 28-1 [5].

x0 x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8

Hình 4. Sơ đồ khối thanh ghi dịch

Xung đồng hồ I Trạng thái Xung đồng hồ Trạng thái


0 10100011 5 00110101
1 01010001 6 10011010
2 10101000 7 11001101
3 11010100 8 01100110
4 01101010 … …

Vậy dãy ra là cột cuối cùng của trạng thái: 10001010…


Thực hiện mô phỏng trải phổ lệnh điều khiển bằng phần mềm Matlab cho kết
quả lỗi là 1/101 được thể hiện ở hình 5.

64
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009

Hình 5. Kết quả xác định lỗi bằng mô phỏng Matlab


3.4.2. Khổ truyền sóng gửi lên từ RTU đến trạm chính
11 bit x 13 từ = 143 bit (0,12 giây)
Khổ truyền sóng gửi lên được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Khổ truyền sóng gửi lên từ RTU đến trạm chính

1W 2W 3W 4W 5W 6W 7W 8W 9W 10W 11W 12W 13W

Số nhóm Địa chỉ của RTU Số Số Số


Số Cờ liệu liệu liệu
STX ETX BCC
trạm 101 100 102 101 102 hiệu giám giám giám
sát 1 sát 2 sát 3

3.4.3. Nhận xét


Qua kết quả mô phỏng thực hiện trải phổ lệnh chỉ huy trong quá trình gửi tín hiệu xuống
từ trạm chính đến RTU cho ta thấy xác suất lỗi 1/101 là rất thấp. Tương tự ta có thể thực
hiện trãi phổ cho tất cả các lệnh trong các khổ truyền sóng trong quá trình truyền tín
hiệu. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ trải phổ đã giải quyết được việc khôi phục lại
tín hiệu ban đầu dưới tác dụng của các loại nhiễu.

65
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(34).2009
4. Kết luận
Bài báo nghiên cứu các khả năng ứng dụng công nghệ trải phổ vào việc truyền thông tin
trên đường dây tải điện. Các ứng dụng trải phổ được phân thành những phạm vi ứng
dụng khác nhau với nhiều ưu điểm. Khả năng chống nhiễu cao với các nhiễu cố ý hoặc
không cố ý, khả năng chống nhiễu của công nghệ này tỷ lệ với hệ số trải phổ. Khả năng
tín hiệu bị phát hiện bởi máy thu không chủ định thấp, khả năng này giảm khi hệ số trải
phổ tăng. Ngoài ra công nghệ trải phổ còn có khả năng đa truy nhập với số lượng lớn
các đối tượng sử dụng đồng thời, liên quan tới việc dùng chung một băng tần và ở trong
cùng một khu vực địa lý.
Kết quả nghiên cứu của bài báo mở ra nhiều ứng dụng của công nghệ trải phổ
trong việc tru yền tin trên đường dây tải điện cho tương lai. Đó là việc khai thác các
chức năng thu thập dữ liệu về tình trạng thiết bị, điều khiển các thiết bị đầu cuối, giám
sát phụ tải, giám sát tình trạng lưới điện…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mohammad Shariwa - A Direct Sequence - Spread Spectrum Modulator/


Demodulator Design - Princess Sumaya University.
[2] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến, NXB Bưu
điện, 2006.
[3] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Lý thuyết trải phổ và ứng dụng, NXB Bưu điện, 2000.
[4] Nguyễn Hồng Sơn, Kỹ thuật truyền số liệu, Nhà Xuất bản Lao động, 2006.
[5] Đỗ Quốc Trinh, Vũ Thanh Hải, Kỹ thuật trải phổ và ứng dụng, NXB Bưu điện,
2006.

66

You might also like