You are on page 1of 56

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ ĐỜI SỐNG

TINH THẦN

VIỆN GIÁO LÝ RUHY


Quyển 1
Bộ giáo trình gồm các Quyển sau:

Quyển 1: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN


Gồm: “Hiểu Thánh thư Baha’i”
“Cầu nguyện”
“Sự sống và Sự chết”

Quyển 2: ĐỨNG LÊN PHỤNG SỰ


Gồm: “Niềm vui Truyền giáo”
“Những Đề tài Chuyên sâu”
“Giới thiệu Niềm tin Baha’i”

Quyển 3: DẠY LỚP THIẾU NHI, bậc 1


Gồm: “Một số Nguyên lý Giáo dục Baha’i”
“Các bài học cho Lớp Thiếu nhi, bậc 1”
“Hướng dẫn Lớp học Thiếu nhi”

Quyển 4: HAI ĐẤNG BIỂU HIỆN SONG HÀNH


Gồm: “Sự Vĩ đại của Ngày này”
“Cuộc đời của Đức Bab”
“Cuộc đời của Đức Baha’u’llah”

Quyển 5: DẠY LỚP THIẾU NHI, BẬC 2


Gồm: “Các bài học cho Lớp Thiếu nhi, bậc 2”

Quyển 6: TRUYỀN BÁ CHÁNH ĐẠO


Gồm: “Tính chất Tâm linh của việc Truyền giáo”
“Phẩm chất và Thái độ của người Truyền giáo”
“Hành động Truyền giáo”

Quyển 7: CÙNG BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG PHỤNG SỰ


Gồm: “Con đường Tâm linh”
“Trở thành Hướng dẫn viên từ quyển 1-6”
“Thúc đẩy Nghệ thuật ở cấp Cơ sở”

Quyển 8: GIAO ƯỚC


Gồm: “Giao ước của Thượng Đế”
“Giao ước của Đức Baha’u’llah”

Quyển 9: GIA ĐÌNH THỊNH VƯỢNG


Gồm: “Đời sống Gia đình Baha’i”
“Hiến dâng: Nền tảng Tâm linh của sự Thịnh vượng”

2
NỘI DUNG

• Gởi các Cộng tác viên.

• Tìm hiểu Thánh thư Baha’i.

• Cầu nguyện.

• Sự sống và sự chết.

3
4
GỬI CÁC CỘNG TÁC VIÊN

Viện Giáo lý Ruhi dùng từ “Cộng tác viên” để chỉ tất cả những người học,
dạy, hoặc ứng dụng những bài học trong giáo trình này, cho dù họ đang sống ở đâu.
Những thành viên này sẽ là những cộng tác viên, bởi vì họ đều tham dự vào mục
đích của viện giáo lý: là dùng những bài học làm phương tiện phụng sự Chánh Đạo
và khuếch trương hạnh phúc của nhân loại. Trong tất cả các nhóm học đều có
những người có kinh nghiệm đứng lên với tư cách hướng dẫn viên. Những thành
viên khác của nhóm sẽ là học viên cần sự giúp đỡ của hướng dẫn viên trong quá
trình học tập của mình. Tuy nhiên, mọi người đều hiểu rằng họ đều tham gia góp
phần trong quá trình học tập đó. Trách nhiệm học phụ thuộc vào mỗi thành viên.
Chính những học viên sẽ là những người tạo nên sự sinh động của quá trình học
tập. Và hướng dẫn viên có trách nhiệm hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình đó,
đồng thời thu nhận thêm những ý mới từ giáo trình. Đây không phải là mối quan hệ
giữa một người sẳn có trình độ hiểu biết với một nhóm người thiếu kiến thức.

“Hiểu Thánh Thư Baha’i”, “Kinh Cầu nguyện”, “Sự sống và Cái chết”, là
những đề tài đầu tiên mà các cộng tác viên thường chọn cho các lớp học. Chúng tôi
hy vọng hướng dẫn viên nghiên cứu sâu phần giới thiệu này và thảo luận cùng với
những cộng tác viên khác những ý nghĩa của bài giới thiệu. Những người mới học
những bài này lần đầu tiên, cần chuẩn bị tinh thần rằng họ sẽ phân tích nhiều lần
một ý, khi họ sẽ đóng vai trò hướng dẫn viên về giáo trình này cho những nhóm
học viên mới khác.

Trong việc học tập những bài của Viện giáo lý Ruhi, những thành viên tham
dự được đòi hỏi đạt đến ba cấp bậc hiểu biết. Cấp bậc thứ nhất là hiểu nghĩa cơ bản
về từ vựng, về câu của đoạn Thánh thư, cũng là phần trọng tâm của những bài học
này. Ví dụ như, sau khi đọc câu Thánh Thư “Sự hoàn thiện của thế giới có thể đạt
được bằng hành động thánh thiện và trong sạch, hạnh kiểm đúng đắn và mẫu
mực.”, học viên sẽ được chất vấn “Sự hoàn thiện của thế giới có thể đạt được bằng
cách nào?” Thoạt tiên, thì dạng câu hỏi như vậy có vẻ quá đơn giản. Nhưng hai
nhận xét dưới đây từ kinh nghiệm thực tế cho thấy có những nguyên nhân cơ bản
khiến chúng ta cần đi qua phương pháp hiểu nghĩa đơn giản ở bước một. Thường
thì hướng dẫn viên chia nhóm ra thành từng cặp. Trong mỗi cặp, một người sẽ đọc
lớn tiếng đoạn trích, và người kia đặt câu hỏi theo cách thức sao cho câu trả lời sẽ
chính là đoạn trích đó. Việc đặt câu hỏi để có câu trả lời là đoạn trích thật ra không
đơn giản như thoạt đầu chúng ta tưởng. Hầu hết các thành viên cần thực hành nhiều
để đạt được kỹ năng có vẻ đơn giản này. Nhận xét thứ hai là có một số người luôn
giữ ý kiến riêng của mình và không chịu trả lời câu hỏi bằng cách lặp lại đoạn trích
một cách đơn giản. Hiển nhiên, thể hiện ý kiến riêng của mỗi người là không sai;
nhưng việc hiểu Thánh Thư phải bắt đầu bằng sự tập trung tư tưởng vào điều vừa
mới đọc được trước khi cho phép động não, và những ý tưởng cá nhân tự do tuôn
đổ. Thật hiển nhiên là, nếu ngay từ giai đoạn đầu tìm hiểu Chánh Đạo, các tín đồ
được phát huy khả năng tập trung chú ý vào nghĩa đen và nghĩa bóng của các câu
mà họ đọc trong Thánh Thư, chúng ta sẽ đóng góp vào sự thành tựu trong sự thống
nhất tư tưởng trong các cộng đồng của chúng ta, vì một sự thống nhất như thế chỉ

5
có thể đạt được khi những ý tưởng cá nhân được soi sáng bởi Sự Khôn Ngoan
Thiêng liêng.

Điều quan trọng cần phải chú ý ở đây là sau khi hoàn thành giai đoạn một
không bao giờ để đưa đến những cuộc thảo luận dài về ý nghĩa của một từ mà
nghĩa đó không nằm trong ngữ cảnh của câu đang học. Thật ra, hầu hết các hướng
dẫn viên đều nhận thấy rằng dùng tự điển để giúp cho các học viên hiểu nghĩa các
từ khó thật sự làm gián đoạn quá trình học. Giúp cho các học viên hiểu nghĩa từ
thông qua việc hiểu nghĩa nguyên cả câu, cả đoạn thì hiệu quả hơn nhiều.

Cấp bậc nhận thức thứ hai liên quan đến việc ứng dụng vài ý trong đoạn
trích vào cuộc sống của mỗi người. Ví dụ, bài tập số 6 trong phần đầu của “Hiểu
Thánh Thư Baha’i”, yêu cầu các thành viên tham dự nêu lên một số dạng hành vi
có thể được coi là chuẩn mực, là một câu hỏi dễ, song nó đòi hỏi cả nhóm suy nghĩ
về những ứng dụng hiển nhiên của đoạn trích đang học. Tuy nhiên, không phải tất
cả các bài tập trong cấp bậc này đều là những câu hỏi dễ trả lời. Ví dụ như trong
việc xét xem câu “Có quá ít người tốt trong cuộc sống này nên hành động của họ
không có tác động gì.” là đúng hay sai, học viên phải tìm xem câu này trái nghĩa
hay đúng nghĩa với câu trích Thánh Thư của Đức Baha’u’llah mà họ đang học như
thế nào.

Cấp bậc hiểu thứ ba đòi hỏi người tham dự phải nghĩ đến những ứng dụng
của đoạn trích trong những hoàn cảnh mà thoạt nhìn không có một chút liên hệ nào
với ý nghĩa của đoạn trích đó. Ví dụ, câu hỏi rằng người Baha’i có được xưng tội
với người khác hay không, liên hệ với việc cấm xưng tội như một hành vi rửa tội,
một tập tục sâu xa của tín đồ Công giáo. Hướng dẫn viên nên trình bày điều cấm
này cho nhóm khi thảo luận các ứng dụng của đoạn trích “mỗi ngày ngươi hãy tự
vấn tâm cho đến khi ngươi bị đòi đến nơi phán quyết.”

Kinh nghiệm qua nhiều năm của các lớp học của Viện Ruhi cho thấy việc
khảo cứu ý tưởng ở ba cấp bậc nhận thức như thế giúp cho các cộng tác viên thiết
lập được ý thức cơ bản về cuộc sống phụng sự Chánh Đạo. Nhưng điều có thể gây
bất ngờ cho những ai chưa quen với phương pháp này là nếu cố gắng kéo dài việc
thảo luận bằng cách đưa vào quá nhiều ý tưởng liên hệ, nhưng không theo ba cấp
bậc nhận thức này, thực chất làm giảm đi đáng kể hiệu quả của khóa học. Một phần
vì mỗi khóa học đều cần tạo nên nhịp độ tiến bộ, nhờ đó học viên có thể cảm nhận
rõ ràng họ tiến bộ nhanh chóng trong tầm mức riêng của họ. Điều này không có
nghĩa là các bài học được thông qua quá nhanh chóng và hời hợt mà không phân
tích kỹ lưỡng các bài tập. Các nhóm học theo cách thức hời hợt, chỉ điền vào các
câu trả lời, đều không duy trì được sau chỉ vài bài. Điểm giúp cho trí nhớ là một khi
đã hiểu một ý và một vài ẩn ý, và ứng dụng cũng đã được ghi nhận, nhóm cần phải
thực hiện ngay bước tiếp theo của bài học. Một lý do khác khiến chúng ta phải thận
trọng không để cuộc thảo luận bị kéo dài là để tránh thói quen suy nghĩ lang mang,
đôi khi đáng tiếc xảy ra ở một số cộng đồng. Hoàn toàn tự nhiên là một câu trích
trong Thánh Thư sẽ đem đến cho tư tưởng vô số những ý tưởng mỹ lệ và cao quý.
Chia xẻ những ý tưởng đó với bạn bè trong những tình huống thích hợp sẽ tạo nên
niềm vui và hạnh phúc. Nhưng cũng cần thận trọng đừng để cho thói quen này quá

6
đà trở thành biểu hiện của sự ích kỷ và sự ngoan cố trong việc đề cao ý tưởng của
bản thân. Kinh nghiệm của viện Ruhi cho thấy, chúng ta không đàn áp sự tưởng
tượng và tính cách cá nhân của các thành viên tham dự khi chúng ta lập đi lập lại
câu hỏi áp đặt như là “Điều này đối với bạn có nghĩa gì?”; ngược lại, chúng ta luôn
cố gắng tạo nên những cộng đồng luôn hướng về Thánh thư là những hiểu biết căn
bản cho quá trình hội ý khi họ gặp bất cứ vấn đề gì. Chúng tôi tin rằng thói quen
hiểu những ứng dụng của Thánh Thư với tối thiểu những sự giảng giải theo ý riêng
của cá nhân sẽ dập tắt phần lớn những bất đồng gây phiền hà trong việc hội ý ở
nhiều cộng đồng, và sẽ giúp cho các hoạt động của các cộng đồng hiệu quả hơn.

Để chuẩn bị dạy 3 chương của giáo trình này, hướng dẫn viên cần chuẩn bị
chu đáo qua toàn bộ từng chương, phân loại các bài tập theo đúng 3 cấp độ nhận
thức như đã nêu trên và, nếu thấy cần thiết, tìm thêm một số bài tập để tạo hứng thú
hội ý cho mỗi ý tưởng.

Mục đích của chương đầu của giáo trình “Hiểu Thánh Thư Baha’i”, là tạo
cho các thành viên thói quen đọc Thánh Thư và suy nghĩ về những lời đó, bắt đầu
bằng những câu đơn giản. Đọc Thánh Thư mỗi ngày, tối thiểu là vào mỗi sáng và
mỗi tối, là một trong những phán lệnh rất quan trọng của Tôn giáo chúng ta. Nhưng
đọc Thánh Thư không giống như đọc hàng ngàn trang văn chương mà một người
có thể đọc qua trong đời. Đọc Thánh Ngôn là uống từ đại dương của Mặc khải
Thiêng liêng. Việc đọc đó đưa tới tri thức tâm linh thật sự và tạo nên những năng
lực cần thiết cho sự phát triển của linh hồn. Nhưng để có thể đạt được sự hiểu biết
thật sự, một người cần phải suy nghĩ thật sâu xa về ý nghĩa của từng câu và những
áp dụng của những lời đó trong cuộc sống của chính mình và trong đời sống của
cộng đồng.

“Kinh Cầu Nguyện” là chương thứ hai trong giáo trình này. Để chuẩn bị dạy
chương này, người hướng dẫn cần suy nghĩ về 3 mục tiêu chính của chương. Đầu
tiên là làm rõ ý nghĩa của chính bài kinh và giúp các thành viên hiểu tầm quan
trọng của bài kinh đó là một trong những luật của Kỳ Cứu độ này. Để có thể đạt
được mục tiêu này, đôi khi cần phải xóa đi những nghi ngờ và giải thích cặn kẻ
những ý tưởng không đúng có thể đã bị tiêm nhiễm do vô số những lời giải thích
trong quá khứ. Trên hết, mục tiêu này ngụ ý việc hiểu biết rõ ràng sự cần thiết thực
hành luật này là một nhu cầu không kém phần quan trọng như việc nuôi dưỡng cơ
thể của chúng ta hàng ngày.

Không chỉ là tuân giữ luật cầu nguyện, mà hơn thế, mỗi người phải cảm thấy
ham muốn cầu nguyện. Vì thế, mục tiêu thứ hai của bài học là đánh thức trong mỗi
thành viên tham dự ý muốn “trò chuyện với Thượng Đế” và cảm thấy niềm vui
được ở gần Ngài. Hơn thế nữa, ngay từ tuổi nhỏ, người ta cần tập những thói quen
tâm linh; thói quen cầu nguyện hàng ngày là một thói quen quan trọng trong sô
những thói quen đó.

Mục tiêu thứ ba của chương là về thái độ mà mỗi bản kinh cần được chú ý
khi cầu nguyện. Đáng tiếc là loài người đang mất dần hiểu biết về cách cầu nguyện,
họ đã thay thế những điều kiện tâm linh cần thiết bằng những nghi lễ trống rỗng và

7
vô nghĩa. Vì thế, nhóm học phải hội ý nhiều về những phần của bài học liên quan
đến thái độ của tâm và trí giúp con người bước vào trạng thái của sự cầu nguyện,
và liên quan đến những điều kiện cần tạo nên cho không gian chung quanh vào giờ
cầu nguyện.

Chương thứ ba của giáo trình này là “Sự sống và Cái chết”, là một đề tài khó
đối với các hướng dẫn viên của Viện Ruhi khi họ học đề tài này lần đầu tiên, cũng
như sau này khi họ trở thành hướng dẫn viên để hướng dẫn lại cho người khác. Đề
tài sự sống và cái chết được đưa vào giáo trình đầu tiên này của Viện Ruhi vì nó
được coi là quan trọng để các thành viên tham dự hiểu toàn bộ ý nghĩa của cuộc
sống thật sự vươn xa hơn sự tồn tại vật chất và còn tiếp tục tiến bộ về thế giới của
Thượng Đế mãi mãi. Trong quá trình giáo dục, khác với đào tạo một số công việc
cự thể, điều quan trọng là các thành viên cần có ý thức luôn phát triển về ý nghĩa và
tầm quan trọng của những việc họ đang làm. Khi ý thức đó bao trùm, các học viên
sẽ trở nên sinh động, tham gia tích cực và chủ động vào việc học của họ, và không
còn thụ động làm người nghe những thông tin do thầy cô truyền đạt.

Mỗi phần của bài học đều có một câu đại ý hoặc một câu trích Thánh thư
Baha’i, và tiếp theo sau là hàng loạt các bài tập được biên soạn theo cách riêng để
giúp các học viên hiểu từ ngữ và ý nghĩa của câu đó. Không giống như hai chương
trước là có kèm theo những bài tập giúp người tham dự suy nghĩ về những ứng
dụng của các ý tưởng đó trong đời sống riêng và trong cộng đồng, chương này
mang tính trừu tượng đúng theo bản chất của giáo trình, tất cả các bài tập đều được
thực hiện ở mức độ ý tưởng. Chỉ riêng trong phần cuối cùng, học viên mới được
yêu cầu suy nghĩ về những ứng dụng của bài học trong cuộc sống.

Như đã nêu trên, các thành viên tham dự Viện Ruhi cần được động viên để
tránh những ý tưởng lang mang không cần thiết, và hài lòng với những câu trả lời
cụ thể, có thể tìm thấy ngay trong các đoạn trích. Tuy nhiên cũng có những bài tập
có những câu hỏi không thể trả lời ngay được. Những câu hỏi được đặt ra và sắp
theo trình tự giúp nâng cao sự hiểu biết về chủ đề; nên nếu người tham dự chỉ cần
tập trung vào việc trả lời những câu hỏi đó, mục đích của việc học đã hoàn thành.

Cũng cần nhắc thêm rằng ngôn ngữ của các đoạn trích trong chương này
khó hơn là ở hai chương trước, do đó, hướng dẫn viên phải cẩn thận để không bị
quá chú trọng vào những từ khó, nhưng vẫn đảm bảo là học viên hiểu trọng tâm của
mỗi đoạn trích, và đó cũng chính là ý mà những bài tập sẽ mở ra.

Để có thể đạt được kết quả tốt cho việc học chương này, quan trọng là cần
tránh giới thiệu quá nhiều ý vào cùng một phần. Quan trọng hơn hết, cần theo
những trình tự ý tưởng như được trình bày dưới đây:

1. Cuộc sống bắt đầu như thế nào, và cái chết là gì.

• Linh hồn là thực thể tâm linh, do Thượng Đế tạo ra.

• Con người được tạo nên với linh hồn và thân xác.

8
• Chết là sự thay đổi điều kiện và linh hồn phát triển vĩnh cửu.

2. Mục đích cuộc đời chúng ta.

• Mục đích cuộc sống là để biết Thượng Đế và đạt tới sự hiện diện của Ngài.

• Ai nhận ra Đấng Biểu hiện của Thượng Đế là đến gần Thượng Đế, ai chối
bỏ Đấng ấy là tự chọn cuộc sống khổ não và xa rời Thượng Đế.

• Cũng như khi từ trong bụng mẹ, người ta phát triển những năng lực cần cho
cuộc sống này, trong thế giới này, chúng ta thủ đắc những năng lực cần cho
thế giới sau.

3. Bản chất của linh hồn

• Linh hồn là dấu hiệu của Thượng Đế.

• Linh hồn trung thành với Thượng Đế sẽ phản chiếu ánh sáng của Ngài và
được kéo đến gần Ngài.

• Những ràng buộc vật chất và ước vọng vô bổ cản đường linh hồn tiến về
Thượng Đế và cuối cùng khiến nó suy yếu và mất năng lực.

• Thượng Đế đã ban cho con người năng lực phản chiếu tất cả các danh và
các đặc tính của Ngài.

4. Linh hồn không tự phát triển, nó cần có Đấng Biểu hiện của Thượng Đế.

• Những khả năng của con người đều tiềm ẩn, nó cần được phát triển nhờ sự
giúp đỡ của Đấng Biểu hiện của Thượng Đế.

• Hiểu biết về Đấng Biểu hiện của Thượng Đế là hiểu biết về Thượng Đế.

• Qua sự giáo dục tâm linh, những kho tàng giấu kín trong chúng ta được
khai phá.

5. Trạng thái của linh hồn sau khi chết.

• Những linh hồn trung thành sẽ đạt tới cương vị cao quý và hạnh phúc vĩnh
cửu, còn những linh hồn bất tín sẽ nhận lấy sự hư mất và sẽ vĩnh viễn sống
trong đau khổ.

• Không ai biết về kết cuộc của chính mình; vì thế, chúng ta nên tha thứ cho
nhau, và không tự coi mình cao hơn kẻ khác.

9
• Trong cuộc sống sau, những linh hồn thánh thiện sẽ biết về những điều bí
ẩn và được thấy vẻ đẹp của Thượng Đế.

• Trong cuộc sống sau, chúng ta sẽ nhận ra những người mà chúng ta yêu
thương và vui đoàn viên với những bạn hữu của Thượng Đế; chúng ta sẽ
vẫn còn nhớ cuộc sống đã qua của chúng ta trong thế giới vật chất.

6. Thái độ đúng đắn đối với cuộc sống hiện tại của chúng ta.

• Không nên để bất cứ điều gì trong thế giới này làm chúng ta buồn khổ, bởi
vì những ngày vui tươi đang chờ đợi chúng ta.

10
TÌM HIỂU THÁNH THƯ BAHA’I

MỤC ĐÍCH

Phát triển khả năng đọc Thánh Thư Baha’i


và suy tưởng về ý nghĩa của Thánh ngôn hầu có
thể hoàn thành nghĩa vụ đọc Thánh Thư hàng
ngày.

THỰC HÀNH

Hàng ngày, sáng và chiều, đọc một số


Thánh ngôn.
12
Phần I

“Thế giới này có thể tốt hơn nhờ những hành động cao quí và trong sạch, nhờ
hạnh kiểm đoan chính và đáng ca ngợi.”(1)

1. Làm thế nào thế giới có thể trở thành tốt hơn? ___________________________
__________________________________________________________________

“Hỡi con dân Baha, hãy coi chừng kẻo các ngươi lại bước theo những kẻ mà
lời nói khác với việc làm.” (2)

2. Chúng ta không nên bước theo đường của ai? __________________________


__________________________________________________________________

“Hỡi con của Sinh tồn! Mỗi ngày ngươi hãy tự vấn tâm cho đến khi ngươi bị
đòi đến nơi phán quyết...” (3)

3. Chúng ta phải làm gì trước khi bị đòi đến nơi phán quyết? ________________
__________________________________________________________________

“Hỡi các anh em! Hãy để cho hành động chứ không phải lời nói làm vật trang
sức của các ngươi” (4)

4. Cái gì là vật trang sức thật sự của chúng ta? _____________________________


_________________________________________________________________.

“Những lời nói thánh thiện, những hành động cao quí và trong sạch vươn lên
đến bầu trời vinh quang thiên thượng.”(5)

5. Những lời thánh thiện, những hành động cao quí và trong sạch đạt được đến
đâu?_______________________________________________________________
_________________________________________________________________

6. Việc đáng ca ngợi có nghĩa là việc xứng đáng được khen ngợi. Việc nào sau đây
là đáng ca ngợi?
a. Làm một công nhân tốt? ______
b. Tôn trọng người khác? ______
c. Siêng năng? ______
d. Dối trá? ______
e. Lười biếng? ______
f. Giúp người khác tiến bộ? ______

7. Cụm từ “ngươi bị đòi đến nơi phán quyết” có nghĩa gì? ___________________
_________________________________________________________________

13
8. Những câu sau đây đúng hay sai:
a. Có quá ít người tốt trên thế giới nên hành động của họ chẳng І S†
có tác dụng gì.
b. Một việc là đúng khi nó phù hợp với ý kiến của người khác. І S†
c. Một việc là đúng khi nó phù hợp với giáo lý của Thượng Đế. І S†

9. Những hành động sau đây cao quí và trong sạch:


a. Truyền bá Chánh Đạo. І S†
b. Trộm cắp. І S†
c. Chăm sóc và dạy thiếu nhi. І S†
d. Cầu nguyện cho sự tiến bộ của người khác. І S†
e. Nói dối chút đỉnh để tránh rắc rối. І S†
f. Giúp người khác và mong được thưởng. І S†

10. Những hành động sau đây đi đôi với lời nói của người Baha’i:
a. Uống rượu І S†
b. Tử tế І S†
c. Đối xử bình đẳng І S†
d. Quan hệ tình dục với người khác giới trước khi kết hôn. І S†

11. Trả lời những câu hỏi sau:

a. Người Baha’i có được phép xưng tội với người khác không? ___________

b. Thay vào đó chúng ta phải làm gì? _______________________________


___________________________________________________________

c. “Bầu trời vinh quang thiên thượng” có nghĩa là gì? __________________


__________________________________________________________

d. Ảnh hưởng của hành động xấu đối với thế giới này? _________________
____________________________________________________________
_________________________________________________________

e. Hành động xấu ảnh hưởng thế nào đến người tạo ra hành động đó?
____________________________________________________________
__________________________________________________________

14
Phần 2

“Chân thật là nền tảng của mọi đức hạnh” (6)

1. Nền tảng của mọi đức hạnh là gì? _____________________________________

“Không có sự chân thật thì không thể có sự tiến bộ và thành công cho bất cứ
linh hồn nào trong các thế giới của Thượng Đế.” (7)

2. Không có sự chân thật thì không thể có cái gì? ______________________


_________________________________________________________________

“Hỡi dân chúng, hãy làm đẹp lưỡi các ngươi bằng sự thật và trang điểm tâm
hồn các ngươi bằng vật trang sức trung thực.” (8)

3. Chúng ta làm đẹp lưỡi của chúng ta bằng gì? ____________________________

4. Chúng ta trang điểm tâm hồn chúng ta bằng gì? ______________________


________________________________________________________________

“Hãy để cho mắt ngươi nên sạch, tay ngươi trung thành, lưỡi ngươi trung
thực và tâm hồn ngươi vui tươi.” (9)

5. Mắt chúng ta phải thế nào? ____________ Tay chúng ta? _________________
Lưỡi chúng ta? _______________ Tâm hồn chúng ta? ___________________

“Những ai trú ngụ trong nhà của Thượng Đế và được ngự trên ngai vinh
quang vĩnh cửu, thì dù sắp chết đói họ cũng sẽ từ chối vươn tay ra để cướp lấy
tài sản của kẻ láng giềng cho dù kẻ đó thuộc loại đê hèn và vô dụng đến đâu đi
nữa.”(10)

6. Cho dù sắp chết đói, người Baha’i vẫn từ chối làm điều gì?
___________________________________________________________________
__________________________________________________________________

7. Chân thật là nền tảng mọi đức hạnh của con người. Hãy kể 5 đức hạnh:
___________________________________________________________________
__________________________________________________________________

8. Chúng ta có thể có được các đức hạnh đó mà không cần chân thật không?
_________________________________________________________________

9. Những câu sau đây đúng hay sai:


a) Một người có thể công bằng, cho dù người ấy có thể dối trá. І S†
b) Một người hay ăn cắp có đôi tay trung thành. І S†

15
c) Bàn tay trung thành không lấy những đồ vật không phải của І S†
mình.
d) Đọc những tạp chí và sách báo khiêu dâm là ngược với lời І S†
khuyên của Đức Baha’u’llah về việc phải giữ đôi mắt cho
sạch.
e) Trung thực có nghĩa là không dối. І S†
f) Chân thật là vật trang sức của linh hồn.
І S†
g) Một người không trung thực có thể phát triển tâm linh. І S†
h) Thỉnh thoảng có thể nói dối. І S†
i) Thượng Đế chấp nhận cho một người ăn cắp nếu người ấy І S†
đói quá.
j) Lấy đồ của người khác mà không xin phép vì nghĩ rằng lát І S†
nữa sẽ trả lại thì không phải là ăn cắp.
k) Nếu bạn chúng ta có một cây ăn trái rất sai quả, ta hái vài І S†
trái mà không cần xin phép cũng không sao.
l) Nếu chúng ta hành động trung thực và công bằng, tâm hồn І S†
chúng ta tràn đầy niềm vui.

10. Trả lời các câu hỏi sau:


a) Một người có thể tự dối mình không? _____________________________
b) Chúng ta mất cái gì nếu chúng ta nói dối? __________________________
_________________________________________________________
c) Thế giới sẽ như thế nào nếu chúng ta trung thực và thật thà?
____________________________________________________________
_________________________________________________________

Phần 3

“Một cái lưỡi nhân hậu là đá nam châm của tâm hồn con người. Nó là thức ăn
cho tinh thần, nó khoác lên lời nói chiếc áo ý nghĩa. Nó là suối phun ánh sáng
khôn ngoan và hiểu biết...” (11)

1. Một cái lưỡi nhân hậu được mô tả như thế nào? _________________________
___________________________________________________________________
________________________________________________________________

2. Một cái lưỡi nhân hậu có ảnh hưởng như thế nào đến lời nói?
___________________________________________________________________
________________________________________________________________

16
“Hỡi những người con thương yêu của Đấng Chúa! Trong Kỳ Phân phát
Thiêng liêng này, không ai được phép gây mâu thuẫn và bất hòa. Những kẻ
hiếu chiến sẽ tự đánh mất ơn phước của Thượng Đế.” (12)

3. Theo như câu này, điều gì không được phép trong Kỳ Phân phát này?
___________________________________________________________________
__________________________________________________________________

4. Người hiếu chiến sẽ tự gây cho mình điều gì? ____________________________


_________________________________________________________________

“Trong Ngày này, không có gì có thể gây hại cho Chánh Đạo bằng sự cãi vã và
gây hấn, sự thù hằn và lạnh nhạt giữa những người con yêu thương của
Thượng Đế.” (13)

5. Điều gì là gây hại nhiều nhất cho Chánh Đạo? _________________________


___________________________________________________________________
_______________________________________________________________

“Chớ hài lòng với việc bày tỏ tình thân hữu chỉ bằng lời nói đầu môi, hãy
khiến tâm hồn ngươi bùng cháy lửa yêu thương nhân từ đối với bất cứ ai
ngươi gặp trong đời.” (14)

6. Chúng ta không thể thỏa mãn với kiểu tình bằng hữu nào? __________________
_______________________________________________________________

7. Tâm hồn chúng ta phải bùng cháy cái gì? _________________________


___________________________________________________________________
_______________________________________________________________

“Khi một ý nghĩ chiến tranh loé lên, hãy dập tắt nó bằng một ý nghĩ hòa bình
mạnh hơn. Một ý nghĩ thù ghét phải được triệt tiêu bằng một ý nghĩ yêu
thương mạnh mẽ hơn.”(15)

8. Phải dập tắt ý nghĩ chiến tranh bằng cái gì? ___________________________
__________________________________________________________________

9. Phải diệt ý nghĩ thù ghét bằng cái gì? _________________________


__________________________________________________________________

10. Do đâu lưỡi nhân từ được ví như nam châm? ________________________


__________________________________________________________________

11. Câu nào dưới đây xuất phát từ lưỡi nhân từ:
a. “Đừng làm phiền tôi !” CÓ † K †
b. “Tại sao anh không hiểu giùm cho?” CÓ † K †

17
c. “Cô có thể vui lòng chờ một tí được không?” CÓ † K †
d. “Một lũ con nít khủng khiếp” CÓ † K †
e. “Cảm ơn, chị tốt quá” CÓ † K †
f. “Tôi bận quá, tôi không có thời gian đâu.” CÓ † K †

12. Các tình huống dưới đây có gây mâu thuẫn không?
a. Hai người trình bày hai ý kiến khác nhau trong cuộc hội ý CÓ † K †
Baha’i.
b. Một người ngưng sinh hoạt Baha’i vì người ấy không hợp CÓ † K †
quan điểm với chủ nhà.
c. Những người sống ở Giảng đường Baha’i liên tục than CÓ † K †
phiền rằng những người khác không làm tròn bổn phận của
mình.
d. Hai người xung phong truyền giáo Baha’i không thể thống CÓ † K †
nhất ý kiến về việc họ sẽ đi truyền giáo ở đâu.

13. Những hành động sau đây có biểu lộ sự thù hằn và lạnh nhạt không:
a. Một đạo hữu đến Lớp giáo lý Baha’i và không được ai đón CÓ † K †
tiếp.
b. Tại Viện Giáo lý Baha’i, các học viên chia thành các nhóm CÓ † K †
nhỏ, và mỗi nhóm lo cho nhóm của mình.
c. Tại lớp giáo lý, trong giờ học, mọi người đều chăm chú học CÓ † K †
và không nói chuyện.
d. Hai giáo viên, mặc dù không hề cãi nhau, từ chối đi dạy CÓ † K †
chung.

14. Các câu sau đây đúng hay sai:


a. Bạn nói tất cả những gì bạn nghĩ về người khác mà không І S†
cần biết người đó có bị tổn thương hay không.
b. Chúng ta có thể nói dối để tránh mâu thuẫn. І S†
c. Có thể giải quyết mâu thuẫn bằng tình yêu và sự tử tế. І S†
d. Lời nói có giá trị hơn nếu nó được nói lên bằng tình yêu І S†
thương.
e. Chúng ta có quyền quở trách một người nếu người đó có І S†
lỗi.
f. Một người có quyền nỗi cáu với người khác khi người ấy І S†
đang bịnh hoặc gặp chuyện buồn.
g. Cười người khác khi người ta làm điều gì sai là không tốt. І S†
h. Có thể kể lỗi người khác vì đó không phải là nói hành. І S†

18
i. Khi giữa bạn bè có những tình cảm căng thẳng thì mỗi І S†
người phải cố gắng làm lành với người kia.
j. Khi cảm thấy căng thẳng, người này chờ người kia làm І S†
lành trước.

Phần 4

“Nói hành dập tắt ánh sáng của tâm hồn và bóp chết sự sống của linh hồn.”
(16)

“Đừng đôi mách tội lỗi của người khác chừng nào chính ngươi vẫn còn là kẻ
phạm tội.”(17)

“Đừng nói lời ác, để ngươi khỏi nghe người khác nói lời ác với ngươi, đừng
phóng đại lỗi lầm của kẻ khác để lỗi lầm của ngươi không bị phóng đại...” (18)

“Hỡi con của Sinh tồn! Làm sao ngươi có thể quên những lỗi lầm của ngươi
mà quan tâm đến lỗi lầm của người khác? Kẻ nào làm thế sẽ chịu sự nguyền
rũa của Ta.” (19)

1. Tật nói hành ảnh hưởng thế nào đến người nói hành? ____________________
_________________________________________________________________

2. Chúng ta phải lưu ý điều gì trước khi dám nghĩ đến lỗi lầm của người khác?
__________________________________________________________________

3. Nếu chúng ta phóng đại lỗi lầm của người khác, chuyện gì sẽ xảy đến cho chúng
ta? _______________________________________________________________

4. Chúng ta phải nhớ gì khi chúng ta toan nghĩ đến lỗi của người khác?
__________________________________________________________________

5. Cái gì sẽ xảy ra cho linh hồn của người chuyên chú ý đến lỗi của người khác?
__________________________________________________________________

6. Nói xấu ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng Baha’i? ____________________
__________________________________________________________________

7. Những câu sau đây đúng hay sai:


a. Nếu chúng ta nói về lỗi của người khác và lỗi đó là có І S†
thật, thì đó không phải là nói hành.
b. Nếu chúng ta đồng thời ca ngợi tính tốt của một người và І S†
nói về những tính xấu của người ấy thì đó không phải là
nói hành.

19
c. Nói hành trở thành thói quen trong xã hội và chúng ta І S†
phải cương quyết tránh xa nó.
d. Nếu người nghe hứa sẽ không bao giờ nói lại điều chúng І S†
ta nói về một người khác, thì việc nói hành đó không có
hại gì.
e. Nói hành là một trong những kẻ thù nguy hại nhất của І S†
thống nhất.
f. Nếu chúng ta giữ thói quen hay nói về người khác, chúng І S†
ta có nguy cơ trở thành nói hành.
g. Khi khả năng của nhiều người khác nhau được đem ra bàn І S†
trong một cuộc họp Hội đồng Tinh thần Địa phương để
phân nhiệm vụ, thì đó là nói hành.
h. Khi chúng ta bị thôi thúc muốn nói xấu người khác, chúng І S†
ta phải nghĩ đến lỗi lầm của mình trước.
i. Khi chúng ta biết một người đang làm hại Chánh Đạo hay І S†
hại cộng đồng, chúng ta nên bàn luận với các đạo hữu
Baha’i khác.
j. Khi chúng ta biết một người đang làm hại Chánh Đạo hay І S†
hại cộng đồng, chúng ta chỉ nên báo cho Hội đồng Tinh
thần Địa phương biết.
k. Hai vợ chồng nói về lỗi của người khác thì không sai vì І S†
họ không nên giữ bí mật với nhau.

20
Bạn vừa học xong một khóa học có một mục đích
rất là quan trọng. Đức Baha’u’llah dạy mỗi
người chúng ta phải đọc Thánh thư mỗi sáng và
chiều. Trong suốt khoá học này, bạn đã bắt đầu
hình thành một thói quen rất quan trọng cho việc
phát triển tâm linh của bạn. Giờ đây có thể bạn
muốn có ngay một quyển sách của Đức
Baha’u’llah để đọc hằng ngày. Bạn có thể chọn
quyển Ẩn Ngôn là tốt nhất.

21
Sách tham khảo:

1. Đức Baha’u’llah, trích sách “Sự Ra đời của Nền Công lý Thiêng liêng” của
Đức Shoghi Effendi năm 1984, trang 24-25.

2. Cùng sách trên, trang 25.

3. Đức Baha’u’llah, Ẩn Ngôn (xuất bản 1985), phần tiếng Á rập câu 31.

4. Sách trên, phần tiếng Ba tư câu 5.

5. Sách trên, phần tiếng Ba tư câu 69.

6. Đức Abdul-Baha, Nghệ thuật Sống Thiêng liêng (xuất bản năm 1979),
trang 78.

7. Sách trên, trang 78.

8. Trích Thánh thư của Đức Baha’u’llah (1978), CXXXVI, trang 297.

9. Đức Baha’u’llah, trích trong “Sự Ra đời của Nền Công lý Thiêng liêng”
của Đức Shoghi Effendi, trang 25.

10. Sách trên, trang 24.

11. Trích Thánh thư của Đức Baha’u’llah, CXXXII, trang 289.

12. Đức Abdul-Baha, Nghệ thuật Sống Thiêng liêng, trang 118.

13. Trích Thánh thư của Đức Baha’u’llah, V, trang 9.

14. Đức Abdul-Baha, Nghệ thuật Sống Thiêng liêng, trang 115.

15. Sách trên, trang 111.

16. Trích Thánh thư của Đức Baha’u’llah, CXXV, trang 265.

17. Đức Baha’u’llah, Ẩn Ngôn, phần tiếng Á rập câu 27.

18. Sách trên, phần tiếng Ba tư câu 44.

19. Sách trên, phần tiếng Á rập câu 26.

22
CẦU NGUYỆN

MỤC ĐÍCH:

Để hiểu được tầm quan trọng của việc cầu


nguyện hằng ngày và để phát triển thái độ cầu
nguyện xứng hợp. Để nhớ năm bản Kinh cầu
nguyện và hiểu ý nghĩa của Kinh.

THỰC HÀNH

Viếng thăm ít nhất hai đạo hữu Baha’i và


học cầu nguyện với nhau.
24
Phần 1

Đức Abdul-Baha dạy chúng ta rằng “cầu nguyện là trò chuyện với Thượng
Đế”. Trò chuyện có nghĩa là nói chuyện với người nào đó. Vì thế khi chúng ta cầu
nguyện là chúng ta nói chuyện với Thượng Đế.

Nếu một người thực sự yêu thương người khác, điều mong muốn nhiệt thành
của người đó là ở cùng người mình yêu và trò chuyện với người ấy. Sự cầu nguyện
của chúng ta phải là sự trò chuyện trong tình yêu với Đấng Sáng tạo nên chúng ta,
Đấng Thượng Đế Chân chính Duy nhất. Trong lúc cầu nguyện, chúng ta là những
kẻ yếu đuối có thể tìm kiếm và khẩn cầu Thượng Đế và kêu xin sự giúp đỡ của
Ngài. Chúng ta nên luôn nhớ rằng cầu nguyện trong trạng thái tinh khiết nhất sẽ
đem chúng ta đến gần Thượng Đế hơn và giúp chúng ta đạt tới sự Hiện diện Thiêng
liêng.

Sau khi nghiên cứu hai đoạn trên, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Cầu nguyện là gì? _____________________________________________

2. Mong muốn nhiệt thành nhất của một người khi yêu thương một người khác
là gì? ________________________________________________________

3. Kế đó, sự trò chuyện của chúng ta với Thượng Đế phải như thế nào?
_____________________________________________________________
__________________________________________________________

4. Ý nghĩa của những từ “tìm kiếm” và “khẩn cầu” là gì? _________________


____________________________________________________________

5. Có phải mục đích của cầu nguyện chỉ là cầu xin những điều chúng ta cần?
____________________________________________________________

6. Những kết quả quan trọng nhất của cầu nguyện là gì? _________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

7. Đức Abdul Baha là ai? _____________________________________


___________________________________________________________

Phần 2

Đức Muhammad dạy rằng cầu nguyện giống như một cái thang treo giữa
thiên đàng và địa cầu mà qua đó chúng ta có thể lên thiên đàng.

Trong Kinh Cầu nguyện Bó buộc Dài, Đức Baha’u’llah đã mặc khải “. . .xin
biến lời cầu nguyện của con thành ngọn lửa có thể thiêu hủy màn vô minh đã

25
ngăn cách con với vẻ Mỹ lệ của Ngài và thành ngọn đèn dẫn dắt con đến đại
dương Hiện diện của Ngài.”(1)

1. Đức Muhammad là ai? _________________________________________

2. Đức Muhammad nói về cầu nguyện như thế nào? ____________________


____________________________________________________________

3. Cầu nguyện giống như cái thang theo nghĩa nào? ___________________
___________________________________________________________

4. Hãy kể một số màn đã ngăn cách chúng ta với Thượng Đế ______________


_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

5. Cầu nguyện giống như lửa phải không? Nó đốt cái gì?
_____________________________________________________________
__________________________________________________________

6. Cầu nguyện giống như ngọn đèn phải không? Nó dẫn dắt chúng ta đi đâu?
_____________________________________________________________
__________________________________________________________

7. Viết ra bốn câu về bản chất của cầu nguyện:


• Cầu nguyện là ________________________________________________
• Cầu nguyện là ________________________________________________
• Cầu nguyện là ________________________________________________
• Cầu nguyện là ________________________________________________

Phần 3

Hãy nghiên cứu những lời sau đây của Đức Abdul-Baha và suy tưởng về
những lời ấy:

“Trên thế giới hiện hữu này không có gì ngọt ngào hơn là cầu nguyện.
Loài người phải sống trong trạng thái của cầu nguyện và khẩn cầu. Cầu
nguyện là trò chuyện với Thượng Đế. Sự thành đạt lớn lao nhất hoặc trạng
thái ngọt ngào nhất không gì khác hơn là trò chuyện với Thượng Đế. Sự trò
chuyện đó tạo ra tính tâm linh, sự lưu tâm và những cảm giác thiên thượng,
tạo ra những thu hút mới của Vương quốc và khơi lên sự cảm nhận nhạy bén
về trí thông minh cao hơn.”(2)

26
1. Trong thế giới hiện hữu này trạng thái ngọt ngào nhất là gì?
____________________________________________________________

2. “Trạng thái cầu nguyện” là gì? ___________________________________

3. Hãy kể những trạng thái mà sự cầu nguyện tạo ra? ________________


_____________________________________________________________
___________________________________________________________

Phần 4

Nghiên cứu những lời sau đây của Đức Baha’u’llah và suy tưởng về những
lời ấy:

“Hỡi kẻ tôi tớ của Ta! Hãy cất tiếng ca những diệu từ đã được Thượng
Đế cảm ứng. Hãy ca với tất cả lòng thành kính của kẻ được cảm thông cùng
Ngài. Hãy ca cho sự dịu dàng nhạc khúc du dương khơi sáng tâm hồn ngươi
và khiến trái tim nhân chúng trở lại cùng Ngài. Bởi vì các vị thiên tiên của
Đấng Toàn năng rải rác khắp nơi sẽ đưa hương thơm kinh kệ do môi ngươi
tụng niệm âm thầm trong phòng riêng lan xa và trái tim kẻ trung chính tiếp
nhận được sẽ rung động. Có thể kẻ đó không nhận ra ảnh hưởng của nó ngay
lúc đó; nhưng rồi đây sớm muộn gì, một khi năng đức của thiên ân đã phân
phát, thì quyền năng sẽ chi phối tâm hồn. Đó là những bí quyết của Mặc khải
mà Đấng Toàn năng đã chỉ dụ.”(3)

1. “Diệu từ” nghĩa là gì? ___________________________________________

2. Chúng ta nên cất tiếng ca những diệu từ của Thượng Đế như thế nào?
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
__________________________________________________________

3. Sự dịu dàng của nhạc khúc du dương ảnh hưởng đến linh hồn chúng ta như
thế nào? _____________________________________________________
____________________________________________________________

4. Sự dịu dàng của những nhạc khúc du dương ảnh hưởng tới trái tim nhân
chúng như thế nào? ____________________________________________
___________________________________________________________

5. “Tụng niệm” nghĩa là gì? _______________________________________

6. “Phân phát” nghĩa là gì? ________________________________________

7. Lời cầu nguyện của chúng ta có ảnh hưởng đến người khác như thế nào ngay
cả khi người đó không biết chúng ta đang cầu nguyện cho họ? __________
____________________________________________________________

27
Phần 5

Chúng ta biết rằng Thượng Đế tạo nên chúng ta, Ngài là Đấng Toàn tri,
Đấng Toàn trí. Ngài biết chúng ta cần gì và muốn gì.

Vậy tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Thượng Đế không cần lời cầu
nguyện của chúng ta; tuy nhiên, sự tiến bộ tâm hồn của chúng ta tùy thuộc lời cầu
nguyện, bởi vì cầu nguyện là thức ăn của linh hồn. Khi chúng ta cầu nguyện là
chúng ta tiếp nhận thức ăn tâm linh.

Bằng những dây yêu thương kết liền chúng ta với các thế giới thiên thượng,
chúng ta nhận những ơn phước của Thượng Đế. Sự cầu nguyện làm tăng khả năng
cảm thụ những ân huệ tâm linh và trãi qua hạnh phúc thật sự.

Con đường đến với Thượng Đế thì thẳng và hẹp. Nhiều trở ngại có thể cản
trở chúng ta. Nhưng bằng sự khẩn cầu nồng nhiệt, chân thành và liên tục, chúng ta
có thể vượt qua những trở ngại và được dẫn dắt trên con đường này. Một khi đã
được dẫn dắt, sự cầu nguyện giúp chúng ta tiến về Thượng Đế và không xao lãng
sứ mạng cao cả này. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu nguyện liên tục để nhờ
tình yêu Thượng Đế mà linh hồn chúng ta được phát triển và củng cố, và để chúng
ta có thể vững bước trên đường hạnh phúc vĩnh cửu trong sự kiên định. Đức Abdul
Baha dạy:

“Trong sự cầu nguyện cao quí hơn cả, con người chỉ cầu nguyện vì tình
yêu Thượng Đế, chứ không phải vì sợ Ngài hay sợ địa ngục, hoặc vì ao ước ân
sủng của Ngài hay mong được vào Thiên đàng... Khi yêu người nào, ta không
thể không thầm nhắc tên của người thương yêu ấy. Vậy thì, khi kính yêu
Thượng Đế làm sao ta có thể dễ dàng không nhắc đến Danh Ngài... Con người
tâm linh không thấy lạc thú nào khác ngoài sự tưởng nhớ đến Thượng Đế.”(4)

“Nếu một người thực sự yêu mến một người khác thì chẳng phải tự
nhiên người đó ước muốn biểu lộ tình cảm đó sao? Tuy biết rằng bạn mình
cũng rõ tình thân ái đó, người ấy vẫn muốn xác định cho bạn hiểu chứ?... Quả
thực, Thượng Đế biết ước vọng của mọi tâm hồn; nhưng động cơ cầu nguyện
là một động cơ tự nhiên, sinh ra từ tình yêu của con người đối với Thượng
Đế.” (5)

1. Tại sao chúng ta phải cầu nguyện? _______________________


_____________________________________________________________

2. Điền vào những câu sau đây:


Trong sự cầu nguyện _______ hơn cả, con người chỉ cầu nguyện vì _______
Thượng Đế, ____________ vì sợ Ngài hay sợ ____________, hoặc vì
_____________ của Ngài hay ____________ Thiên đàng...
Khi yêu người nào, ta không thể không ____________ tên của người thương
yêu ấy. Vậy thì, khi ________________ Thượng Đế làm sao ta có thể
________________ không nhắc đến Danh Ngài... Con người ________________
không thấy ____________ nào khác ngoài ____________ đến Thượng Đế.

28
Phần 6

Hãy học thuộc lòng những đoạn trích dẫn từ Kinh Cầu nguyện Dài Bó buộc
của Đức Baha’u’llah:

“Lạy Thượng Đế, Thượng Đế của con! Xin đừng để ý đến ước vọng và
hành động của con, nhưng xin để ý đến ý chí của Ngài vốn bao trùm các bầu
trời và trái đất. Nguyện bởi Tối Đại Danh của Ngài, lạy Ngài là Đấng Chúa tất
cả các nước! Con chỉ muốn điều Ngài muốn và chỉ yêu điều Ngài yêu.”(6)

“Lạy Chúa của con, xin biến lời cầu nguyện của con thành nguồn nước
sự sống khiến con có thể sống lâu như quyền tối thượng của Ngài và có thể suy
tôn quyền ấy trong mỗi thế giới của Ngài.” (7)

“Ngài vô cùng cao cả đến nỗi lời chúc tụng của những kẻ gần Ngài
không thể lên đến cõi trời gần gũi của Ngài, và những con chim tâm hồn của
những người trung thành với Ngài cũng không thể bay tới ngưỡng cửa nơi ở
của Ngài. Con xin làm chứng rằng Ngài cao cả hơn mọi phẩm hạnh và sự
thánh thiện của Ngài vượt trên tất cả các danh. Không có Thượng Đế nào
khác ngoài Ngài, Đấng Tối cao, Đấng Toàn vinh.” (8)

Phần 7

Khi cầu nguyện chúng ta nên tập trung mọi suy nghĩ về Thượng Đế. Chúng
ta phải quên hết những điều thuộc về thế gian, những điều đang xảy ra quanh ta và
ngay cả bản thân chúng ta. Đức Baha’u’llah phán:

“Hỡi con của Ánh sáng! Hãy quên tất cả đi trừ ra Ta, và hãy cảm thông
với tinh thần của Ta. Đó là chỗ thiết yếu trong lệnh truyền của Ta, vậy ngươi
hãy tuân tùng”. (9)

Quên hết tất cả ngoại trừ Thượng Đế là điều không dễ. Nó đòi hỏi sự cố
gắng, sự khát khao lớn lao. Khi tâm hồn chúng ta trong sạch và thoát khỏi những
tưởng tượng và dục vọng, lời cầu nguyện của chúng ta sẽ đạt kết quả lớn nhất.

“Ngươi hãy trông cậy nơi Thượng Đế. Hãy từ bỏ ý chí của chính ngươi
và bám vào ý chí của Ngài, rời xa các ước vọng của riêng ngươi và đuổi theo
ước vọng của Ngài...”(10)

Hãy tưởng tượng một có ly sữa ngọt, tinh khiết. Chúng ta có thể làm ra
nhiều sản phẩm từ sữa này như bơ, pho mát, và kem. Nhưng chúng ta cho vào đó
một giọt độc tố, sữa sẽ bị nhiễm độc và sữa mất tính hữu dụng, sữa không còn tinh
khiết nữa. Ta không thể dùng nó vào bất cứ việc gì. Chất độc mà con người đặt vào
cuộc sống của mình là cái ta. Nếu muốn lời cầu nguyện của chúng ta có hiệu quả
lớn lao thì chúng ta phải từ bỏ cái ta của mình.

29
Một điều rất quan trọng nữa cần thiết cho việc tiến tới một trạng thái cầu
nguyện thật sự đó là đức tin. Chúng ta phải trọn tin nơi ân phúc của Thượng Đế và
biết chắc rằng Ngài sẽ ban những điều tốt nhất cho chúng ta. Đức Abdul-Baha
phán:

“Tinh thần có ảnh hưởng; lời cầu nguyện có tác động tinh thần. Bởi
vậy, chúng ta cầu nguyện ‘Lạy Thượng Đế ! xin chữa lành người bệnh này!’.
Hẳn Thượng Đế sẽ đáp ứng. Có cần biết ai cầu xin không? Thượng Đế sẽ đáp
ứng lời cầu xin của mọi tôi tớ nếu lời cầu nguyện là khẩn trương. Lượng từ bi
của Ngài là bao la vô hạn. Cái cây thầm cầu nguyện ‘Lạy Thượng Đế! xin ban
mưa cho con!’ Thượng Đế đáp ứng lời cầu nguyện và cây mọc. Thượng Đế sẽ
đáp ứng bất cứ ai.”(11)

1. Chúng ta phải tập trung mọi suy nghĩ vào đâu khi cầu nguyện? _________
____________________________________________________________

2. Thái độ của chúng ta phải như thế nào khi cầu nguyện? ________________
____________________________________________________________

3. Làm thế nào để chúng ta quên được tất cả ngoại trừ Thượng Đế? _________
_____________________________________________________________
____________________________________________________________

4. Kết quả lời cầu nguyện của chúng ta ra sao khi tâm hồn chúng ta trong sạch
và thoát khỏi những tưởng tượng hảo huyền và những dục vọng ích kỷ?
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

5. Hãy kể vài đặc tính tinh thần chúng ta có thể cầu xin trong khi cầu nguyện
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

6. Giải thích tại sao cầu nguyện với đức tin là điều rất quan trọng
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

7. “Lượng từ bi của Thượng Đế” nghĩa là gì? __________________


___________________________________________________________

8. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cầu nguyện nhưng tâm trí chúng ta lại bận bịu
với những việc khác? __________________________________________
_____________________________________________________________
___________________________________________________________

30
Phần 8

Trong những phần trên chúng ta đã học về tính chất của cầu nguyện, cách
cầu nguyện và tại sao phải cầu nguyện. Cũng rất quan trọng khi biết rằng cầu
nguyện là luật của Đức Baha’u’llah, và phải được tuân tùng. Chúng ta không
những cầu nguyện hằng ngày mà còn phải đọc Lời của Thượng Đế ít nhất là lúc
sáng và chiều. Đức Baha’u’llah phán:

“Mỗi sáng và chiều hãy đọc những Thánh ngôn của Thượng Đế. Ai
không đọc Thánh ngôn là thực sự không làm tròn điều nguyện hứa đối với
Giao ước của Thượng Đế, và trong Ngày này, ai rời xa điều này là đã hiển
nhiên rời xa Thượng Đế tự bao đời. Hãy sợ Thượng Đế, hỡi quần hội các tôi tớ
của Ta!” (12)

Những kinh cầu nguyện mà chúng ta đọc buổi sáng, buổi tối và vào những
giờ khác có thể được chọn từ nhiều bản kinh mặc khải bởi Đức Bab, Đức
Baha’u’llah và Đức Abdul- Baha. Thời gian, số bản kinh cầu nguyện chúng ta cầu
nguyện tùy thuộc vào nhu cầu và khát vọng tâm linh của chúng ta. Tuy nhiên, Đức
Baha’u’llah đã mặc khải ba bản kinh bó buộc. Đức Shoghi Effendi dạy:

“Kinh cầu nguyện bắt buộc hằng ngày có ba bài. Bài ngắn nhất gồm
một đoạn được đọc một lần trong hai mươi bốn giờ vào buổi trưa. Bản kinh
dài trung bình được đọc ba lần trong một ngày, vào lúc sáng, trưa và tối. Bản
kinh dài nhất được mặc khải chi tiết nhất trong ba bài được đọc một lần trong
hai mươi bốn giờ và trong bất kỳ lúc nào muốn đọc”.

“Các tín đồ hoàn toàn tự do chọn một trong ba bản kinh trên nhưng bắt
buộc phải đọc một trong ba bản và thực hiện những hướng dẫn cụ thể đi kèm
với nó”.

“Những bản kinh cầu nguyện bắt buộc hằng ngày này cộng với vài bản
kinh đặc biệt như Kinh Cầu Chữa bệnh, Kinh Ahmad, đã được Đức
Baha’u’llah ban cho uy lực và ý nghĩa đặc biệt, các tín đồ phải tin nhận đúng
mức và đọc tụng với đức tin và sự trông cậy tuyệt đối, để cho, nhờ các kinh
bản đó họ có thể thông công với Thượng Đế một cách chặt chẽ hơn và có thể
tuân giữ đầy đủ các giáo luật và giáo lệnh của Ngài”. (13)

1. Trong Đạo Baha’i, có phải chúng ta chỉ cầu nguyện khi chúng ta cần điều gì
không? _____________________________________________________

2. Tại sao chúng ta phải tuân tùng luật của Đức Baha’u’llah? ______________
___________________________________________________________

3. Mỗi ngày chúng ta phải cầu nguyện ít nhất bao nhiêu lần? _____________

4. Chúng ta sẽ như thế nào nếu chúng ta không đọc các Thánh thi của Thượng
Đế vào mỗi sáng và chiều? ______________________________________

31
5. “Xa rời” nghĩa là gì?__________________________________________

6. Đức Baha’u’llah đã mặc khải bao nhiêu bài kinh bắt buộc? ____________

7. Chúng ta có phải đọc cả ba bản kinh mỗi ngày không? ________________

8. Nếu chúng ta chọn đọc Kinh Cầu nguyện Bắt buộc Dài thì ta phải đọc bao
nhiêu lần mỗi ngày? __________________________________________

9. Nếu chọn Kinh Bắt buộc dài trung bình, thì đọc bao nhiêu lần? _________

10. Nếu chọn Kinh Bắt buộc ngắn, thì đọc bao nhiêu lần? ________________

11. Hãy kể vài bản kinh có năng lực đặc biệt _______________________
___________________________________________________________

12. Hãy đọc thuộc lòng Kinh Cầu nguyện Bắt buộc Ngắn.

13. Chúng ta chứng nhận điều gì trong bản kinh này? ____________________
___________________________________________________________

14. Từ “Bắt buộc” nghĩa là gì?_______________________________________

Phần 9

Chúng ta biết rằng Đức Baha’u’llah đã thiết định việc cầu nguyện là luật cho
thời đại này và vì thế khi cầu nguyện là chúng ta trung thành với Giao ước của
Thượng Đế. Chúng ta cũng biết rằng Đức Baha’u’llah đã ban cho chúng ta kinh cầu
nguyện trong mọi trường hợp và chính Ngài đã ban cho vài bản kinh một năng lực
đặc biệt trong đó có kinh cầu nguyện bắt buộc. Những bản kinh cầu nguyện bắt
buộc này chúng ta đọc khi riêng một mình, khi thông công với Thượng Đế. Những
bản kinh khác có thể đọc riêng hoặc đọc chung với người khác. Chúng ta nên nhớ
rằng kinh cầu nguyện theo nghi thức tập thể mà một người đọc một câu và người
khác đọc đáp là không hề có trong Đạo Baha’i. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là
Kinh cầu nguyện cho người qui tịch.

Khi cầu nguyện chúng ta tập trung tư tưởng và bản thể nội tại chúng ta
hướng về Thượng Đế. Chúng ta phải đợi một lúc trước khi bắt đầu cầu nguyện, cố
gắng thanh tẩy tâm trí khỏi những điều của thế gian này. Để đạt mục đích này một
số người đã lặng lẽ nhẫm đọc Tối Đại Danh. Khi chấm dứt cầu nguyện chúng ta
phải suy tưởng về những ngôn từ chúng ta mới vừa đọc và không vội vã chuyển
sang một hành động khác. Điều này được thực hiện như nhau cả khi chúng ta cầu
nguyện một mình hoặc với người khác. Khi một người khác cầu nguyện chúng ta
có thể cảm nhận như chúng ta cũng đang cầu nguyện. Chúng ta phải lắng nghe
những lời mà người khác đang đọc và giữ một thái độ cầu nguyện.

32
1. Cầu nguyện mỗi ngày là chúng ta trung thành với cái gì? _______________

2. Đức Baha’u’llah đã mặc khải những loại kinh cầu nguyện nào? __________
____________________________________________________________

3. Có bao nhiêu bài kinh bắt buộc? _________________________________

4. Chúng ta có thể đọc kinh cầu nguyện bắt buộc trong các cuộc họp hay
không? _____________________________________________________

5. Chúng ta phải làm gì trước khi cầu nguyện? _________________________


____________________________________________________________

6. Chúng ta phải làm gì vào lúc kết thúc một bài cầu nguyện? _____________
____________________________________________________________

7. Thái độ của chúng ta phải như thế nào khi một người khác đang cầu nguyện
trong cuộc họp? _______________________________________________
___________________________________________________________

8. Chúng ta phải nghĩ về cái gì khi một người khác đang cầu nguyện trong
cuộc họp? ___________________________________________________
____________________________________________________________

9. Khi người khác đang cầu nguyện chúng ta nhìn vào cuốn kinh để tìm bài
mình sẽ đọc, như thế có đúng không? _____________________________

10. Hãy mô tả thái độ cung kính phải có khi chúng ta cầu nguyện, đặc biệt là
trong các cuộc họp____________________________________________
_____________________________________________________________
____________________________________________________________

33
Sách tham khảo:

1. Baha’i Prayers (Kinh cầu nguyện Baha’i).

2. Star of the West (Ngôi sao Tây phương).

3. Gleaning from the Writings of Baha’u’llah (Trích Thánh thư của Đức
Baha’u’llah).

4. Compilation on Prayer, Meditation the Devotional Attitude (Tuyển tập về


Cầu nguyện, Suy tưởng và Thái độ sùng kính).

5. Ibid (Sách đã dẫn)

6. Baha’i Prayers (Kinh Cầu nguyện Baha’i).

7. Ibid (Sách đã dẫn)

8. Ibid (Sách đã dẫn)

9. The Hidden Words (Ẩn ngôn).

10. Selections from the Writings of Abdul-Baha

11. The Promulgation of Universal Peace (Quảng bá nền hòa bình thế giới).

12. Compilation on the Importance of Deepening our Knowledge (Tuyển tập


về tầm quan trọng của sự Hiểu biết chuyên sâu và thức ngộ Chánh Đạo).

13. Principle of Baha’i Administation (Nguyên lý của nền quản trị Baha’i).

34
SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT

MỤC ĐÍCH

Để hiểu rằng đời sống không phải là


những đổi thay vô thường của thế giới này, và ý
nghĩa thực sự của đời sống được thành đạt trong
sự phát triển linh hồn.

Đời sống thực sự, sự sống của linh hồn,


diễn ra trên thế giới này trong một thời gian ngắn
và tiếp tục vĩnh viễn trong các thế giới khác của
Thượng Đế.
36
PHẦN 1

Linh hồn có nguồn gốc trong các thế giới tâm linh của Thượng Đế. Nó vượt
lên trên vật chất và thế giới vật chất này. Cá nhân bắt đầu có đời sống khi linh hồn,
đến từ những thế giới tâm linh này, tự kết hợp với bào thai lúc thụ thai. Nhưng sự
kết hợp này không có tính vật chất; linh hồn không nhập vào hoặc rời khỏi thân thể
và không chiếm chỗ trong không gian vật chất. Linh hồn không thuộc về thế giới
vật chất, và sự kết hợp của linh hồn với thân thể cũng giống như ánh sáng phản
chiếu qua tấm gương. Ánh sáng xuất hiện trong tấm gương nhưng không ở trong
tấm gương; ánh sáng đến từ một nguồn bên ngoài. Cũng giống như thế, linh hồn
không ở trong thân thể; có một mối liên hệ đặc biệt giữa linh hồn và thân thể, và cả
hai hợp thành con người.

1. Dựa vào đoạn văn trên, cho biết những câu sau đây đúng hay sai:

a) Linh hồn có nguồn gốc trong các thế giới tâm linh của Thượng ІS†
Đế.
b) Cá nhân bắt đầu có đời sống khi linh hồn kết hợp với bào thai. ІS†
c) Linh hồn thuộc về thế giới vật chất. ІS†
d) Linh hồn ở trong thân thể. ІS†
e) Linh hồn và thân thể hợp thành con người. ІS†
f) Linh hồn vượt lên trên thế giới vật chất. ІS†
g) Mối liên hệ tồn tại giữa linh hồn và thân thể giống như mối ІS†
liên hệ giữa ánh sáng và tấm gương phản chiếu.

2. Đoạn này ý nói:


a) Đời sống thực sự bắt đầu khi cá nhân sinh ra trong thế gian
này. ІS†
b) Đời sống vật chất tiếp tục tồn tại trong những thế giới khác
của Thượng Đế. ІS†
c) Thân thể là người chủ của linh hồn. ІS†
d) Đời sống gồm những điều xảy ra cho chúng ta hằng ngày.
ІS†

3. Câu hỏi:
a) Linh hồn phát xuất từ đâu? _____________________________________

b) Cá nhân bắt đầu hiện hữu từ lúc nào? _____________________________

c) Cái gì hợp thành con người? ____________________________________

d) Linh hồn thuộc về những thế giới nào? ____________________________

37
PHẦN 2

Có một mối quan hệ rất đặc biệt giữa linh hồn và thân thể, cùng hợp thành
con người. Mối quan hệ này chỉ tồn tại trong đời sống hữu hạn. Khi chấm dứt giai
đoạn này, mỗi phần trở về nguồn gốc của mình; thân thể trở về với cát bụi và linh
hồn trở về các thế giới tâm linh của Thượng Đế. Tỏa chiếu từ cõi tâm linh, linh hồn
vốn được tạo thành theo hình ảnh của Thượng Đế và giống với Ngài, có khả năng
đạt được những phẩm hạnh thiêng liêng và những đặc tính thiên thượng, và sau khi
chấm dứt liên hệ với thân thể sẽ tiếp tục tiến hóa đời đời.

1. Câu hỏi:
a) Mối liên hệ giữa linh hồn và thân thể tồn tại bao lâu? __________
__________________________________________________________

b) Thân thể đi về đâu sau khi chết? _________________________________

c) Linh hồn đi về đâu sau khi chết? _________________________________

d) Linh hồn tiếp tục tiến hóa bao lâu?_______________________________

e) Linh hồn và thân thể, cái nào quan trọng hơn? ______________
___________________________________________________________

f) Linh hồn đến từ đâu? _________________________________________

g) Phần nào của con người được tạo nên theo hình ảnh của Thượng Đế và
giống với Ngài? _____________________________________________

h) Cuộc sống chúng ta thay đổi như thế nào khi chúng ta chết?__________
____________________________________________________________

i) Đời sống chấm dứt khi nào? ____________________________________

j) Điều gì xảy ra trong mối liên hệ giữa thân thể và linh hồn khi chúng ta
chết? ______________________________________________________
___________________________________________________________

2. Đoạn văn có ý nói:


a) Sự chết là một hình phạt. ІS†
b) Thân thể chúng ta được tạo nên theo hình ảnh của Thượng Đế ІS†
và giống với Ngài.
c) Mối liên hệ giữa thân thể và linh hồn chỉ tồn tại trong đời sống ІS†
hữu hạn này.
d) Thân thể có thể đạt những đặc tính thiên thượng. ІS†
e) Linh hồn sẽ tiến hóa mãi mãi. ІS†

38
f) Sự chết là sự chấm dứt cuộc sống. ІS†
g) Sau khi chết, thân thể chúng ta sẽ sống lại. ІS†
h) Khi chết, linh hồn chúng ta được tự do hơn khi sống trong thế ІS†
giới này.
i) Cuộc sống chấm dứt theo cái chết. ІS†
j) Chúng ta nên sợ cái chết. ІS†

PHẦN 3

Đức Baha’u’llah phán:


“Và giờ đây, về câu hỏi ngươi nêu lên liên quan đến linh hồn con người
và sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Hãy biết sự thật là linh hồn, sau khi
chấm dứt liên hệ với thân thể, sẽ tiếp tục tiến hóa cho đến khi đạt tới sự hiện
diện của Thượng Đế, trong trạng thái và điều kiện mà sự xoay vần của các
thời đại và các thế kỷ, cũng như những đổi thay và biến chuyển của thế giới
này, không thể làm (linh hồn) thay đổi. Linh hồn sẽ tồn tại lâu dài như Vương
quốc của Thượng Đế, Quyền Tối thượng của Ngài, sự Ngự trị và Quyền năng
của Ngài sẽ tồn tại. Linh hồn sẽ biểu hiện những dấu hiệu của Thượng Đế và
những đặc tính của Ngài, và sẽ khải lộ lòng từ ái và ân sủng của Ngài”. (1)

1. Câu hỏi:
a) Linh hồn rời thân xác người ta gọi đó là gì?________________________

b) Linh hồn sẽ tiếp tục tiến hóa bao lâu? _____________________________

c) Những đặc tính và những dấu hiệu mà linh hồn sẽ biểu hiện ở thế giới bên
kia là gì? __________________________________________________
____________________________________________________________
__________________________________________________________

d) Linh hồn sẽ khải lộ cái gì? _____________________________________

e) Linh hồn có tiếp tục sống sau cái chết hay không? ___________________

2. Những lời trên của Đức Baha’u’llah ý nói:


a) Linh hồn sẽ đạt tới sự hiện diện của Thượng Đế. ІS†
b) Tình trạng của linh hồn sẽ bị chi phối bởi những đổi thay của ІS†
thế giới này, kể cả sau khi chết.
c) Vương quốc của Thượng Đế sẽ tồn tại đời đời. ІS†
d) Linh hồn có khả năng biểu hiện những đặc tính của Thượng ІS†
Đế như lòng từ ái và độ lượng.
e) Trạng thái của linh hồn sau khi chết được tự do hơn trạng thái ІS†
của nó trong thế giới này.

39
PHẦN 4

Đức Baha’u’llah phán:

“Ngươi hãy biết rằng mọi cái tai biết nghe, nếu được giữ trong sạch và
không bị nhiễm trược, thì vào mọi lúc và từ mọi phía, phải được nghe giọng
nói đã thốt ra những lời thiêng liêng này: ‘Quả thật, chúng ta thuộc về
Thượng Đế, và chúng ta sẽ trở về cùng Ngài.’ Những huyền nhiệm về cái chết
thân xác của con người và sự trở về của con người đã không được tiết lộ, và
không ai đọc được. Nhân danh sự công nghĩa của Thượng Đế! Nếu những điều
ấy được tiết lộ, nó sẽ gây sợ sệt và âu lo đến nỗi có một số người sẽ chết, trong
khi những người khác sẽ vui tràn trề đến mức ước ao được chết, và cầu xin với
niềm khát khao khôn nguôi, Đấng Thượng Đế chân chính duy nhất _ cao cả
thay vinh quang của Ngài _ đẩy nhanh cái chết đến với họ.”

“Cái chết trao cho mọi tín đồ vững tin chiếc cốc sự sống thật sự. Sự chết
ban cho niềm vui, và mang lại tin mừng. Sự chết trao tặng ân huệ về đời sống
vĩnh cửu.”

“Đối với những người đã nếm hoa trái đời sống trần thế này của con
người, đó là sự nhận biết Đấng Thượng Đế chân chính duy nhất, cao cả thay
vinh quang của Ngài, đời sống sau của họ sẽ tốt đẹp đến mức Chúng Ta không
mô tả nổi. Sự hiểu biết về điều này chỉ thuộc về Thượng Đế, Đấng Chúa của
tất cả các thế giới.” (2)

1. Đánh dấu đúng hoặc sai:


a) Linh hồn con người đến từ Thượng Đế và sẽ trở về cùng Ngài. ІS†
b) Cái chết thân xác của con người là một điều huyền nhiệm. ІS†
c) Nếu những huyền nhiệm về cái chết được tiết lộ, mọi người sẽ ІS†
đầy sợ sệt.
d) Nếu những huyền nhiệm đó được tiết lộ, mọi người sẽ ước ao ІS†
được chết.
e) Đối với người tín đồ chân chính, cái chết là sự sống. ІS†
f) Mọi tri thức về đời sống sau khi chết đều thuộc về Thượng Đế. ІS†
g) Sự chết là sứ giả mang tin mừng. ІS†
h) Những huyền nhiệm về cái chết đã được tiết lộ và mọi người ІS†
đều đọc được.
i) Điều quan trọng đối với chúng ta là sự hiểu biết về đời sống ІS†
sau khi chết.

2. Điền vào các khoản trống:


a) Những huyền nhiệm về cái chết đã không được ____________________
___________________________________________________________

40
b) Nếu được tiết lộ, những huyền nhiệm ấy sẽ gây ___________________
___________________________________________________________

c) Những người không kiên định trong Giao ước sẽ cảm thấy____________
___________________________________________________________

d) Những người kiên định trong Giao ước sẽ ____________________ đến


mức họ ________ được chết.

PHẦN 5

Đức Baha’u’llah phán:

“Mục đích của Thượng Đế khi tạo ra con người đã là, và sẽ mãi mãi là,
để giúp con người nhận biết Đấng Sáng tạo nên mình và đạt tới sự Hiện diện
của Ngài. Tất cả các Thánh kinh thiên thượng và những Thánh thư thiên khải
quan trọng đều làm chứng rõ ràng về mục đích tối cao và mục tiêu tối ưu này.
Ai nhận biết Đấng Hừng đông của sự Hướng dẫn thiên thượng và bước vào
triều đường thiêng liêng là đã đến gần Thượng Đế và đạt tới sự Hiện diện của
Ngài, một sự Hiện diện là Thiên đàng thực sự, và ở đó những dinh thự cao
nhất của cõi trời chỉ là biểu tượng... Ai không nhận biết Ngài là đã tự đọa
mình vào cảnh khốn cùng của sự xa cách, một sự xa cách có nghĩa là hư không
tuyệt đối và là tinh hoa của lửa địa ngục. Đó là số phận của người ấy, dù cho
bề ngoài người ấy có thể chiếm giữ vị trí cao trọng nhất trên trái đất và được
tôn lên ngôi cao nhất”. (3)

1. Câu hỏi:
a) Thượng Đế tạo dựng con người vì mục đích gì? ___________________
___________________________________________________________

b) Mục đích này có thay đổi theo từng thời đại không? _________________

c) Sách nào xác định mục đích này? _______________________________


__________________________________________________________

d) Ai là Đấng Hừng đông của sự Hướng dẫn thiêng liêng? _______________

e) Chúng ta đến gần ai khi chúng ta nhận biết “Đấng Hừng đông của sự
Hướng dẫn thiêng liêng”? ______________________________________

f) Thiên đàng thực sự là gì? ____________________________________


__________________________________________________________

41
g) Chúng ta có thể chờ đợi điều gì nếu chúng ta không nhận biết “Đấng Hừng
đông của sự Hướng dẫn thiêng liêng”? ___________________
__________________________________________________________

h) Tình trạng “hư không tuyệt đối” và “lửa địa ngục” là cái gì? ___________
__________________________________________________________

PHẦN 6

Đức Abdul-Baha dạy:

“Trong bước đầu của cuộc nhân sinh con người thụ thai trong thế giới
bụng mẹ. Ở đó con người nhận được năng tài và năng khiếu cho thực chất đời
người. Những sức mạnh và khả năng cần thiết cho thế giới này được ban cho
con người trong tình trạng hạn chế ấy. Trong thế giới này con người cần mắt,
con người nhận được mắt tiềm tàng trong bào thai. Con người cần tai, thì
nhận được tai ở đó trong điều kiện sẵn sàng và chuẩn bị cho đời sống mới này.
Những năng lực cần thiết trong thế giới này được ban cho con người trong thế
giới bào thai.”

“Bởi vậy trong thế giới này con người phải dọn mình cho đời sống sau.
Điều mà con người cần trong thế giới của Vương quốc phải đạt được ở đây.
Cũng giống như con người chuẩn bị trong thế giới bụng mẹ bằng cách đạt
được những năng lực cần thiết trong đời sống này, như thế những năng lực
cần thiết cho đời sống thiên thượng phải thành đạt lần hồi trong thế giới
này.”(4)
1. Đánh dấu đúng sai:
a) Chúng ta nhận được những năng tài và năng khiếu chúng ta ІS†
cần cho đời sống này từ trong thế giới bụng mẹ.
b) Tình trạng của chúng ta ở trong bụng mẹ không có giới hạn. ІS†
c) Tất cả những sức mạnh và năng lực cho thế giới này đã được ІS†
ban cho chúng ta trong thế giới bụng mẹ.
d) Ta không cần chuẩn bị gì cho đời sống sau. ІS†
e) Những gì chúng ta cần trong thế giới Vương quốc có thể đạt ІS†
được ở đây.
f) Mục đích của đời sống này là tạo những sức mạnh và năng lực ІS†
cần thiết cho đời sống sau.
g) Đời sống thực sự bắt đầu khi ta chết đi và đi vào Vương quốc ІS†
thiên thượng.
h) Đời sống thực sự là sự sống của linh hồn. ІS†
i) Đời sống thực sự bắt đầu trong thế giới này và tiếp tục sau cái ІS†
chết của thân xác.

42
2. Câu hỏi:
a) Con người bắt đầu cuộc sống như thế nào? ________________________
___________________________________________________________

b) Con người nhận được những năng tài và năng khiếu ở đâu?____________
___________________________________________________________

c) Một số thứ con người cần trong đời sống này và được ban cho trong thế
giới bào thai là gì? ________________________________________
___________________________________________________________

d) Những đặc tính nào cần phải đạt được ở đây để sử dụng trong đời sống
sau? _______________________________________________________
__________________________________________________________

PHẦN 7

Đức Baha’u’llah phán:

“Toàn thể nhiệm vụ của con người trong Ngày này là nhận phần chia
trong cơn lũ hồng ân mà Thượng Đế đã tuôn đổ xuống cho mình. Bởi vậy,
không một ai nên nghĩ tới bình chứa của mình là lớn hay nhỏ. Phần của một
số người có thể chỉ nằm trong lòng bàn tay, phần của những người khác có thể
đầy một tách, và phần của những người khác nữa có thể chứa tới một gallon
(4 lít).” (5)

1. Câu hỏi:
a) Hãy kể một số ơn phước đạo hữu đã nhận nơi Thượng Đế:
____________________________________________________________
____________________________________________________________

b) Cho những ví dụ về việc con người không nhận được hồng ân của Thượng
Đế: _________________________________________________________
__________________________________________________________

c) Tại sao chúng ta không nên xét bình chứa của chúng ta “lớn hay nhỏ”?
____________________________________________________________
__________________________________________________________

2. Đánh dấu đúng hay sai:


a) Chỉ những đại triết gia mới có khả năng biết Thượng Đế. ІS†
b) Để phụng sự Thượng Đế, chúng ta cần phải quên những khiếm ІS†
khuyết của mình và trông cậy nơi Ngài.
c) Nếu trong thế giới này chúng ta không làm phát triển những gì ІS†
Thượng Đế đã ban cho chúng ta, linh hồn chúng ta sẽ yếu đuối
khi chúng ta sang thế giới bên kia.

43
PHẦN 8

“Ngươi đã hỏi về bản chất của linh hồn. Hãy biết chắc rằng linh hồn là
một dấu hiệu của Thượng Đế, là một hạt ngọc thiên thượng mà bản thể của nó
đến người học thức nhất của nhân loại cũng không lĩnh hội nổi, và sự huyền bí
của nó không trí tuệ nào hy vọng khám phá được, dù trí tuệ đó có sắc bén đến
đâu. Đó là tạo vật đầu tiên trong tất cả tạo vật công xưng sự siêu việt của Đấng
Sáng tạo, là tạo vật đầu tiên nhận biết vinh quang của Ngài, bám vào chân lý
của Ngài và cúi đầu để thờ phượng Ngài. Nếu linh hồn trung tín với Thượng
Đế, linh hồn sẽ phản chiếu ánh sáng của Ngài, và cuối cùng sẽ trở về cùng
Ngài. Tuy nhiên, nếu linh hồn không trung thành với Đấng Sáng tạo của mình,
linh hồn sẽ trở thành nạn nhân của tự ngã và dục vọng, và cuối cùng sẽ chìm
vào vực sâu của tự ngã và dục vọng ấy.” (6)

1. Điền vào các khoản trống:


a) Linh hồn là một ____________ của Thượng Đế.

b) ____________ là một hạt ngọc thiên thượng.

c) ____________ là tạo vật đầu tiên công xưng sự siêu việt của Đấng Sáng
tạo của mình.

d) Linh hồn sẽ trở về cùng Thượng Đế nếu linh hồn ____________________

e) Linh hồn sẽ trở thành nạn nhân của tự ngã và dục vọng nếu
________________________________________________________

f) Nếu linh hồn sẽ trở thành nạn nhân của tự ngã, thì linh hồn sẽ chìm vào
vực sâu của ______________________________________________
_________________________________________________________

g) Linh hồn phản chiếu ánh sáng của Thượng Đế nếu linh hồn
__________________________________________________________

2. Đánh dấu đúng sai:


a) “Khám phá” có nghĩa là tìm ra. ІS†
b) Trong tất cả các tạo vật, tạo vật đầu tiên nhận biết Thượng Đế ІS†
là trí tuệ.
c) “Sắc bén” có nghĩa là sáng suốt. ІS†
d) Người học thức hiểu được sự huyền bí của linh hồn. ІS†
e) Không cần thiết phải suy tưởng về linh hồn bởi vì chúng ta ІS†
không bao giờ hiểu được linh hồn.

44
PHẦN 9

“Các ngươi giống như con chim tung bay với tất cả sức lực của đôi cánh
mạnh mẽ, với niềm tin phấn khởi và trọn vẹn, qua cảnh bao la của các cõi trời,
cho đến khi bắt buộc phải thỏa mãn cơn đói, nó khát khao trở về với nước và
đất của trái đất phía dưới, và bị vướng vào lưới của dục vọng, chim tự thấy
mình mất khả năng bay trở lại lên những cõi trời từ đó nó đã hạ cánh xuống.
Không còn sức rũ bỏ vật nặng đè lên đôi cánh nhiễm bẩn, con chim ấy, trước
đây là cư dân của các cõi trời, nay đã bắt buộc phải tìm chỗ ở trên chốn cát
bụi.

Bởi vậy, hỡi các tôi tớ của Ta, chớ làm dơ đôi cánh của các ngươi bằng
đất sét lầm lạc và dục vọng vô bổ, và khiến đôi cánh ấy dính dơ với thứ bụi
ganh tị và hận thù, để các ngươi không bị vướng bận khi bay lên các cõi trời
tri thức thiên thượng của Ta.” (7)

1. Điền vào chỗ trống:


a) Con chim mà Đức Baha’u’llah nhắc tới trong đoạn trích dẫn này là
________________ con người.

b) Con chim này là cư dân của ____________________

c) Con chim này bây giờ buộc phải tìm chỗ ở ________________________

2. Câu hỏi:
a) Làm sao đôi cánh linh hồn có thể bị “dính dơ”? __________________
__________________________________________________________

b) Hãy mô tả một số “vật nặng” giống như “nước và đất của trái đất”
____________________________________________________________
____________________________________________________________
___________________________________________________________

c) Cái gì có thể ngăn trở chúng ta bay lên trở lại trong bầu trời tri thức thiên
thượng? ____________________________________________________
__________________________________________________________

d) Cho ít ví dụ về những thứ ngăn trở chúng ta bay lên cõi trời tri thức thiên
thượng ____________________________________________________
____________________________________________________________
_________________________________________________________

e) Tại sao một linh hồn đổi ngôi nhà ở trên trời để lấy nhúm bụi của thế giới
này? _______________________________________________________
___________________________________________________________

45
PHẦN 10

“Khi tạo dựng thế giới với tất cả vạn vật sống và chuyển động trong đó,
do hoạt động trực tiếp của ý chí tối thượng và không giới hạn, Ngài đã chọn
ban cho con người sự phân biệt độc đáo và khả năng nhận biết Ngài và yêu
thương Ngài _ một khả năng cần được xem như là động cơ phát sinh và là
mục đích tiên khởi làm nền tảng cho tất cả tạo vật… Nơi thực thể sâu thẳm
nhất của mỗi một và của mọi vật thọ tạo, Ngài đã rọi ánh sáng của một danh
Ngài, và khiến vật ấy tiếp nhận vinh quang một đặc tính của Ngài. Tuy nhiên,
trên thực thể của con người, Ngài đã tập trung hào quang của tất cả các danh
và các đặc tính của Ngài, và biến nó thành tấm gương của chính Bản thể Ngài.
Trong tất cả các vật thọ tạo chỉ có con người là được tách riêng để ban cho
một ân huệ lớn lao như thế, một thiên phúc bền vững như thế.” (8)

1. Trả lời những câu hỏi sau đây:


a) Ân huệ đặc biệt của Thượng Đế dành riêng cho con người là gì? _____
__________________________________________________________

b) Nêu lên một số đặc tính của Thượng Đế ____________________


____________________________________________________________
__________________________________________________________

c) Thượng Đế đã rọi lên thực thể mỗi tạo vật ánh sáng của một
____________________ Ngài.

d) Trên thực thể của con người Ngài đã tập trung hào quang
____________________________________________________ và biến
nó thành tấm gương ____________________________________

e) Nêu lên một số đặc tính của Thượng Đế phản chiếu trong linh hồn con
người ______________________________________________________
__________________________________________________________

f) Làm sao những đặc tính này có thể biểu hiện? ______________________
__________________________________________________________

g) Con người được tách riêng để ban cho ân huệ đặc biệt như thế nào? ____
__________________________________________________________

2. Đánh dấu đúng sai:


a) Những ràng buộc thế gian ngăn trở sự tiến bộ tâm linh. ІS†
b) Dục vọng và những thèm khát không phải là những chướng ІS†
ngại ngăn trở chúng ta bay lên Vương quốc của Thượng Đế.
c) Chúng ta có thể loại bỏ những vật nặng cản trở chúng ta bay ІS†
lên với Thượng Đế bằng cách tự dứt bỏ những thứ thuộc thế
gian này.

46
d) Nhà của linh hồn là cát bụi. ІS†
e) Sự ganh tị, hận thù, và gian trá không phải là vật nặng cản trở ІS†
sự tiến bộ của linh hồn.
f) Không có gì cản trở được ý chí của Thượng Đế. ІS†
g) Con người bình đẳng với các tạo vật khác. ІS†
h) Sự hiểu biết Thượng Đế là động cơ phát sinh và là mục đích ІS†
tiên khởi làm nền tảng cho toàn thể tạo vật.
i) Thực thể của mỗi tạo vật, ngoại trừ con người, biểu hiện chỉ ІS†
một đặc tính của Thượng Đế.

PHẦN 11

“Những năng lực này mà Mặt trời Ơn phước thiên thượng và Nguồn
Hướng dẫn thiêng liêng ban cho thực thể con người nằm tiềm tàng bên trong
con người, như thể ngọn lửa tiềm ẩn trong cây nến và những tia sáng ngầm
hiện hữu trong ngọn đèn. Hào quang của những năng lực này có thể bị che mờ
bởi dục vọng trần tục giống như ánh sáng mặt trời có thể bị che khuất dưới
lớp bụi và rêu phủ che mặt kính. Cả cây nến cũng như ngọn đèn đều không
thể tự thắp sáng bằng những nỗ lực thiếu sự tiếp sức cho nó, hoặc tấm gương
có thể tự xóa lớp rêu phủ lên nó. Điều rõ ràng và hiển nhiên là nếu lửa không
được đốt lên thì đèn không bao giờ thắp sáng, và nếu rêu không được xóa khỏi
mặt kính thì nó không bao giờ trưng ra được hình ảnh mặt trời hoặc phản
chiếu ánh sáng và vinh quang của mặt trời.”(9)

Trả lời các câu hỏi sau đây:


a) “Tiềm tàng” nghĩa là gì? ______________________________________

b) Những khả năng tiềm tàng trong linh hồn con người là gì?
____________________________________________________________
___________________________________________________________

c) Ngọn đèn có tiềm năng gì? ____________________________________

d) Tấm gương có tiềm năng gì? __________________________________

e) Ta phải làm gì cho ngọn đèn để nó có thể chiếu sáng? _________________


__________________________________________________________

f) Ta phải làm gì cho tấm gương để nó có thể phản chiếu ánh sáng? ______
___________________________________________________________

g) Ngọn đèn và tấm gương có thể tự biểu hiện những tiềm năng của nó hay
không? ___________________________________________________

47
h) Chúng ta có thể liên hệ hai ví dụ này như thế nào với tình trạng của linh
hồn con người? ____________________________________________
____________________________________________________________
__________________________________________________________

i) Ai có thể làm cho linh hồn con người biểu hiện những tiềm năng của nó?
__________________________________________________________

PHẦN 12

“Cánh cửa tri thức về Đấng Cố cựu đã từng, và sẽ tiếp tục mãi mãi
đóng kín trước mặt loài người. Không sự hiểu biết nào của con người có thể hy
vọng vươn tới triều đường thánh thiện của Ngài. Tuy nhiên, bằng dấu hiệu
đức từ bi của Ngài, và là bằng chứng về đức nhân hậu của Ngài, Ngài đã cho
những Mặt trời hướng dẫn thiêng liêng của Ngài, những biểu tượng sự thống
nhất thiên thượng của Ngài, biểu hiện trước loài người và đã thiết định tri
thức về những Đấng thoát tục này cũng giống như tri thức về chính Bản thể
Ngài. Ai nhận biết các Đấng ấy là đã nhận biết Thượng Đế. Ai nghe được tiếng
gọi của các Đấng ấy là đã nghe được Giọng nói của Thượng Đế và ai làm
chứng về chân lý Mặc khải của các Đấng ấy là đã làm chứng về chân lý của
chính Thượng Đế. Ai rời xa các Đấng ấy là đã rời xa Thượng Đế, và ai không
tin các Đấng ấy là đã không tin Thượng Đế. Mỗi Đấng ấy đều là Đường đi của
Thượng Đế nối liền thế giới này với các thế giới thiên thượng, và là Ngọn cờ
Chân lý của Ngài đối với mọi người ở trên cõi đất và cõi trời. Các Ngài là
những Đấng Biểu hiện của Thượng Đế giữa loài người, là những bằng chứng
về Chân lý của Ngài, và là những dấu hiệu của nền Vinh quang Ngài.” (10)

1.Câu hỏi:
a) Chúng ta biết rằng chỉ có Thượng Đế mới giúp được linh hồn con người
biểu hiện các năng tài, nhưng có phải con người không thể trực tiếp biết
Thượng Đế? ________________________________________________

b) Thế làm sao chúng ta biết Thượng Đế? ___________________________

c) Nêu danh một số các Mặt trời của sự hướng dẫn thiêng liêng:
____________________________________________________________
__________________________________________________________

d) Tri thức nào là giống với tri thức về Thượng Đế? __________________
___________________________________________________________

e) Những người lắng nghe những Đấng Biểu hiện của Thượng Đế là đã nghe
được giọng nói của ai? _______________________________________

48
f) Khi chúng ta không lưu tâm tới tiếng gọi của các Đấng Biểu hiện của
Thượng Đế thì chúng ta đã rời xa ai? _____________________________

2.Điền vào khoảng trống:


a) Cánh cửa tri thức về Đấng Cố cựu của các thời đại đã từng và sẽ tiếp tục
mãi mãi ___________________________________________________

b) Không sự hiểu biết nào của con người có thể hy vọng vươn tới
__________________________________________________________

c) Thượng Đế cử các Đấng Biểu hiện của Ngài đến như là dấu hiệu
__________________________________________________ của Ngài.

d) Tri thức về các Đấng Biểu hiện của Thượng Đế giống như ____________
_______________________________________________________

e) Ai nhận biết các Đấng ấy là đã __________________________________

f) Ai nghe được tiếng gọi của các Đấng ấy là đã ______________________

g) Mỗi Đấng ấy là Đường đi của Thượng Đế ________________________


___________________________________________________________

PHẦN 13

“Con người là Bùa chú tối cao. Tuy nhiên, sự thiếu giáo dục đúng đắn
sẽ đánh mất những gì con người vốn sở hữu tiềm tàng. Bằng một lời thốt ra từ
miệng Thượng Đế con người đã được gọi vào cõi hiện hữu, bằng một lời nữa
con người được hướng dẫn để hiểu biết Nguồn cội sự giáo dục của mình; và
bằng một lời nữa thì cương vị và vận mệnh của con người được bảo vệ. Đấng
Vĩ đại phán: Hãy xem con người là một quặng mỏ giàu châu ngọc có giá trị vô
biên. Chỉ có giáo dục mới có thể khiến những kho báu này bộc lộ và giúp loài
người hưởng lợi từ đó. Nếu có người nào suy gẫm những điều mà các Thánh
thư ban xuống từ cõi trời Ý chí thiêng liêng của Thượng Đế đã khải lộ, người
đó sẽ nhận biết ngay rằng mục đích của những điều ấy là khiến cho mọi người
xem nhau như một linh hồn, để cho dấu ấn mang dòng chữ ‘VƯƠNG QUỐC
SẼ THUỘC VỀ THƯỢNG ĐẾ’ có thể được in lên mọi tâm hồn, và ánh sáng
của ơn phước, hồng ân và lượng từ bi Thiêng liêng có thể bao trùm cả nhân
loại.”(11)

1.Câu hỏi:
a) “Bùa chú” có nghĩa là gì? _____________________________________

b) Sự thiếu giáo dục đúng đắn có ảnh hưởng gì đối với con người?
___________________________________________________________

49
c) Nền giáo dục đúng đắn có thể tạo nên cái gì? ___________________
____________________________________________________________
_________________________________________________________

d) Nguồn giáo dục của loài người là cái gì?___________________________

e) Vận mệnh của con người là cái gì?_______________________________

f) Những châu ngọc mà sự giáo dục có thể làm khải hiện là gì?
____________________________________________________________
_________________________________________________________

g) Mục đích Mặc khải của Thượng Đế là gì?__________________________


__________________________________________________________

h) Lời gì sẽ được in trên tâm hồn con người?_________________________


__________________________________________________________

2. Đánh dấu đúng sai:


a) Con người sẽ trở thành sinh vật thuộc linh do nỗ lực riêng của ІS†
mình.
b) Thượng Đế ban cho con người trí tuệ và chỉ có trí tuệ là đủ ІS†
khiến con người tiến bộ.
c) Con người sẽ tiến bộ về tâm linh do nhận biết Đấng Biểu hiện ІS†
của Thượng Đế và cố gắng sống đúng với giáo lý của Ngài.
d) Con người có thể biết Thượng Đế một cách trực tiếp. ІS†
e) Con người có thể trở nên giống với Thượng Đế. ІS†
f) Thượng Đế cao cả vượt khỏi sự hiểu biết của con người. ІS†
g) Khi chúng ta lắng nghe lời Đấng Biểu hiện của Thượng Đế là ІS†
chúng ta nghe Giọng nói của Thượng Đế.
h) Chỉ qua Đấng Biểu hiện của Thượng Đế con người mới có thể ІS†
phản chiếu những đặc tính của Thượng Đế.

PHẦN 14

“Phúc thay cho linh hồn nào, mà tới giờ rời thân xác, vượt khỏi mọi
tưởng tượng hão huyền của các dân tộc trên thế giới. Một linh hồn như thế
sống và hoạt động phù hợp với Ý chí của Đấng Sáng tạo, và bước vào Thiên
đàng tối cao. Những Tỳ nữ của Thiên đàng, những cư dân trong các dinh thự
cao nhất, sẽ xúm quanh linh hồn ấy, và các Đấng Tiên tri của Thượng Đế và
những người được Ngài chọn sẽ tìm đến kết bạn với linh hồn ấy. Linh hồn ấy
sẽ trò chuyện thoải mái với các vị nêu trên, và sẽ kể lại cho các vị ấy nghe về
những điều mà linh hồn ấy phải chịu đựng trên đường của Thượng Đế, Đấng
Chúa của tất cả các thế giới.”(12)

50
“Tuy nhiên, linh hồn của những kẻ phản phúc _ Ta làm chứng cho điều
này _ khi trút hơi thở cuối cùng, sẽ được cho thấy những điều tốt đẹp mà họ
đã bỏ lỡ, họ sẽ khóc cho số phận của họ, và sẽ tự thấy tủi nhục trước Thượng
Đế. Họ sẽ tiếp tục chịu đựng cảnh ấy sau khi linh hồn của họ rời khỏi thân
xác.”(13)

“Nên tha thứ cho kẻ tội lỗi, và đừng bao giờ khinh chê tình trạng thấp
kém của họ, vì không ai biết được kết cuộc đời mình sẽ ra sao. Lắm khi một kẻ
tội lỗi, vào giờ chết, đạt tới tinh hoa của đức tin, uống cạn chén trường sinh, và
bay lên với Quần hội thiên thượng. Và cũng lắm khi một tín đồ sùng kính, vào
giờ thoát hồn, đã thay đổi đến nỗi phải rơi vào lửa địa ngục!” (14)

Câu hỏi:
a) Linh hồn nào được phúc, khi nó rời thân xác? ___________________
___________________________________________________________

b) Một số những tưởng tượng hão huyền là gì? _____________________


____________________________________________________________
__________________________________________________________

c) Những linh hồn thoát khỏi những tưởng tượng hão huyền sẽ đi về đâu?
____________________________________________________________
__________________________________________________________

d) Những linh hồn này sẽ gặp ai? _______________________________


___________________________________________________________

e) Những linh hồn này có thể trò chuyện với các Đấng Tiên tri của Thượng
Đế hay không? ______________________________________________

f) Cương vị này có vẻ cao cả hay không? Đạo hữu muốn đạt tới đó không?
__________________________________________________________

g) Ai là những kẻ phản phúc? ____________________________________


_________________________________________________________

h) Linh hồn những kẻ vô tín sẽ nhận biết điều gì khi họ trút hơi thở cuối
cùng? ______________________________________________________

i) Họ sẽ làm gì khi họ nhận biết tình trạng của họ? _______________


___________________________________________________________

j) Chúng ta có thể biết trước cuộc đời chúng ta sẽ kết cuộc lúc nào và như thế
nào không? _________________________________________________

51
k) Chúng ta phải làm gì ngay bây giờ để bảo đảm đời sống vĩnh cửu?
____________________________________________________________
__________________________________________________________

l) Chúng ta phải có những đức tính tâm linh nào để đạt tới đời sống vĩnh cửu?
____________________________________________________________
___________________________________________________________

PHẦN 15

“Những điều huyền nhiệm mà con người không biết trong cuộc sống
trần thế này, sẽ được khám phá trong thế giới thiên thượng, và ở đó con người
sẽ hiểu biết về sự huyền bí của chân lý; và sẽ càng biết rõ hơn hoặc hiểu thấu
những người mà mình đã từng giao tiếp. Chắc chắn những linh hồn thánh
thiện đã có thị giác trong sạch và được ban cho linh giác, ở trong vương quốc
ánh sáng, sẽ biết tất cả những điều huyền nhiệm, và sẽ tìm hồng ân được thấy
thực thể của mọi linh hồn cao cả. Trong thế giới ấy, họ sẽ thấy hiển hiện Đấng
Mỹ lệ của Thượng Đế. Cũng thế, họ sẽ thấy tất cả những bạn hữu của Thượng
Đế, kể cả những thời xa xưa và gần đây, cùng hiện diện trong quần hội thiên
đàng.” (15)

“Sự khác nhau và phân biệt sẽ thực hiện tự nhiên giữa mọi người sau
khi họ rời khỏi thế giới hữu hoại này. Nhưng sự phân biệt này không phải về
nơi chốn nhưng về tình trạng linh hồn và lương tâm. Vì Vương quốc của
Thượng Đế vượt lên khỏi không gian và thời gian; đó là một thế giới khác, một
vũ trụ khác. Nhưng các linh hồn thánh thiện đã được hứa ban cho sự cầu thay.
Và ngươi hãy biết chắc rằng, trong các thế giới thiên thượng, những người
thương yêu về tâm linh sẽ nhận biết nhau, và sẽ kết hợp với nhau, nhưng là sự
kết hợp về tâm linh. Cũng thế, tình yêu mà một người đã dành cho một người
khác sẽ không bị lãng quên trong thế giới của Vương quốc. Cũng thế, ngươi sẽ
không quên đời sống mà ngươi đã có trong thế giới vật chất.” (16)

1. Câu hỏi:
a) Con người sẽ khám phá những điều huyền nhiệm gì trong thế giới thiên
thượng? _____________________________________________________
__________________________________________________________

b) Chúng ta có nhận ra những người chúng ta đã biết trong thế giới này hay
không? ____________________________________________________

c) Những linh hồn nào sẽ hiểu biết tất cả các điều huyền nhiệm?
____________________________________________________________
_________________________________________________________

d) Có sự khác nhau và phân biệt giữa các linh hồn hay không?
__________________________________________________________

52
e) Vương quốc của Thượng Đế vượt lên khỏi cái gì? ________________
___________________________________________________________

f) Điều gì sẽ còn lại về những mối dây yêu thương đã gắn bó hai người trên
thế giới này? ________________________________________________
___________________________________________________________

2. Đánh dấu đúng sai:


a) Các linh hồn sẽ không nhận biết nhau trong các thế giới thiên ІS†
thượng.
b) Những linh hồn thánh thiện sẽ tìm hồng ân được thấy sự hiện ІS†
diện của mọi linh hồn cao cả.
c) Quần hội thiên thượng chỉ gồm có những linh hồn trong sạch ІS†
thuộc các thời xa xưa.
d) Dĩ nhiên, những sự khác nhau và phân biệt sẽ không biểu hiện ІS†
sau khi linh hồn rời thế giới này.
e) Trong thế giới của Thượng Đế, cả thời gian và không gian đều ІS†
không hiện hữu.
f) Thế giới bên kia là một vũ trụ khác. ІS†
g) Ở thế giới bên kia người ta sẽ quên tình yêu mà người ta đã có ІS†
đối với người khác.

PHẦN 16

“Ngoài ra, ngươi còn hỏi Ta về trạng thái linh hồn sau khi lìa thân xác.
Quả thực, ngươi hãy biết rằng nếu linh hồn con người đã đi trên đường của
Thượng Đế, thì chắc chắn linh hồn sẽ trở về và được quy tụ trong vinh quang
của Đấng Kính yêu. Nhân danh sự công nghĩa của Thượng Đế! Linh hồn sẽ
đạt tới cương vị mà không bút nào diễn đạt nổi, không lưỡi nào mô tả nổi.
Linh hồn nào vẫn trung tín với Chánh Đạo của Thượng Đế, và đã đứng thật
vững trên Đường của Ngài, sau khi thăng thiên, sẽ có quyền năng khiến tất cả
các thế giới mà Đấng Toàn năng tạo nên đều được hưởng lợi nhờ linh hồn ấy.”
(17)

Điền vào chỗ trống:


a) Nếu linh hồn con người đã đi trên đường của Thượng Đế thì chắc chắn linh
hồn sẽ ______________________________________________________
___________________________________________________________

b) Linh hồn sẽ đạt tới cương vị __________________________________


__________________________________________________________

53
c) ________________ vẫn ____________________ với ________________
của ________________, và đã ________________ thật ____________
trên _______________, sau ________________ sẽ có ________________
khiến tất cả các thế giới mà ________________________________
____________________________ nhờ linh hồn ấy.

PHẦN 17

“Hỡi các tôi tớ của Ta! Trong những ngày này và nơi cõi trần thế này,
chớ buồn phiền nếu có điều gì đã được Thượng Đế an bài và biểu hiện trái với
ước muốn của các ngươi, bởi vì những ngày đầy hoan lạc, đầy niềm vui thiên
thượng chắc chắn đang được dành cho các ngươi. Các thế giới thánh thiện, và
vinh quang về tâm linh, sẽ được biểu lộ trước mắt các ngươi. Trong thế giới
này và thế giới sau, Ngài đã an bài cho các ngươi được chia lợi lộc, được chia
niềm vui, và nhận được phần trong ân huệ vững bền của các điều tốt đẹp ấy.
Chắc chắn các ngươi sẽ đạt được mỗi một và tất cả những điều ấy.” (18)

1. Đánh dấu đúng sai:


a) Chúng ta nên buồn khi những điều trái ý muốn chúng ta xảy ІS†
ra.
b) Mọi sự, dù hợp hay trái với ý muốn của chúng ta, đều do ІS†
Thượng Đế an bài.
c) Chúng ta được hứa chắc về những ngày hạnh phúc. ІS†
d) Các thế giới bên kia của Thượng Đế là thánh thiện và vinh ІS†
quang về tâm linh.
e) Số mệnh chúng ta là được chia phần lợi ích trong các thế giới, ІS†
trong thế giới này và thế giới sau.

2. Điền vào khoản trống:


a) Chúng ta không nên _______________________________ nếu những điều
trái ý chúng ta xảy ra.

b) Những ngày ________________________________ và ___________


_____________________ đang được dành cho chúng ta.

c) Chúng ta sẽ thấy những thế giới ________________ và


________________________________.

d) Thượng Đế hứa chắc cho chúng ta những ân huệ trong


____________________ và ________________.

e) Trong những thế giới này, chúng ta sẽ được chia


________________________________________, và nhận được
____________________________.

54
3. Câu hỏi:
a) Tại sao chúng ta không nên buồn phiền khi những điều trái ý chúng ta xảy
ra? ________________________________________________________
__________________________________________________________

b) Đức Baha’u’llah hứa gì với chúng ta trong đoạn văn này?


____________________________________________________________
__________________________________________________________

PHẦN 18

Trong khóa học này, đạo hữu đã nghiên cứu và suy tưởng về ý nghĩa thực sự
của đời sống con người. Đạo hữu đã học rất nhiều từ những đoạn trích của Đức
Baha’u’llah và Đức Abdul Baha về bản chất của linh hồn, mục đích của cuộc sống,
về nhu cầu phát triển những đức tính tâm linh trong thế giới này, và lời hứa về đời
sống vĩnh cửu, đầy niềm vui và vinh quang đối với những ai nhận biết Đấng Biểu
hiện của Thượng Đế và vẫn kiên định trong tình yêu của Ngài. Để chấm dứt khóa
học này, tưởng cần suy nghĩ về ảnh hưởng của nhận thức mới này đối với cuộc đời
của đạo hữu. Với sự hiểu biết đã có, đạo hữu sẽ sống như thế nào để cuộc đời trần
tục của đạo hữu chỉ là một phần nhỏ của đời sống vĩnh cửu, một đời sống mà đạo
hữu đã chủ tâm dọn sẵn một cách kiên trì?

Để giúp đạo hữu suy nghĩ về những quyết định mà đạo hữu sẽ chọn và thực
hiện trong đời, một số đề tài được nêu ra đây để đạo hữu có thể suy tưởng nhiều giờ
và rất nhiều giờ về từng đề tài. Đạo hữu có thể viết ra ít đoạn văn về mỗi đề tài,
hoặc thảo luận với các đạo hữu khác trong những nhóm nhỏ.

“Giờ đây tôi hiểu rằng đời tôi bắt đầu trên trái đất này, nhưng sẽ
đưa tôi về với Thượng Đế đời đời, nên những đề tài sau đây có tầm
quan trọng biết bao đối với tôi:

1) Tuân tùng giáo luật của Đức Baha’u’llah


2) Sự đóng góp của tôi cho hạnh phúc của nhân loại.
3) Việc phụng sự của tôi đối với Chánh Đạo và loài người.
4) Sự kiên định của tôi trong Giao ước.”

55
Sách tham khảo:

1. Gleaning from the Writings of Baha’u’llah (Trích Thánh thư của Đức
Baha’u’llah).

2. Ibid (Sách đã dẫn)

3. Ibid (Sách đã dẫn)

4. Abdul-Baha, The Divine Art of Living (Thuật sống Thiêng liêng).

5. Gleaning from the Writings of Baha’u’llah (Trích Thánh thư của Đức
Baha’u’llah).

6. Gleaning from the Writings of Baha’u’llah (Trích Thánh thư của Đức
Baha’u’llah).

7. Ibid (Sách đã dẫn)

8. Ibid (Sách đã dẫn)

9. Ibid (Sách đã dẫn)

10. Ibid (Sách đã dẫn)

11. Ibid (Sách đã dẫn)

12. Ibid (Sách đã dẫn)

13. Ibid (Sách đã dẫn)

14. Ibid (Sách đã dẫn)

15. Abdul-Baha, The Divine Art of Living (Thuật sống Thiêng liêng)

16. Ibid (Sách đã dẫn)

17. Gleaning from the Writings of Baha’u’llah (Trích Thánh thư của Đức
Baha’u’llah).

18. Ibid (Sách đã dẫn)

56

You might also like