You are on page 1of 17

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC LỚP HỌC HIỆU QUẢ

I. BA NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ


1. NGUYÊN TẮC TOÀN VẸN ( INTÉGRITÉ )
Nguyên tắc toàn vẹn được trải ra trong 2 mặt chính yếu:
a. TOÀN VẸN VỀ NỘI DUNG DẠY GIÁO LÝ
Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT 30 ) dặn dò chúng ta 3 điểm quan trọng sau
đây về sự toàn vẹn của nội dung Giáo Lý:
 Lời Đức Tin dứt khoát không được cắt xén, thay đổi, giảm bớt, nhưng
phải đầy đủ và toàn vẹn, nghiêm túc và có uy lực. Đứng trước kho tàng
Đức Tin của Giáo Hội, không một Giáo Lý Viên chân chính nào được tự
ý chọn lựa điều gì họ coi là quan trọng và điều gìø họ cho là không quan
trọng, để sau đó dạy điều này mà bỏ không dạy điều kia.

 Phương pháp và ngôn ngữ Giáo Lý Viên sử dụng phải thật sự là phương
tiện để họ truyền đạt trọn vẹn nội dung Giáo Lý, chứ không phải chỉ là
một phần của "Lời ban sự sống đời đời".

 Việc dạy Giáo Lý không thể xa lạ với chiều kích hiệp nhất và đại kết đối
với Giáo Lý của các tôn giáo bạn, nhưng nội dung Giáo Lý sẽ chỉ có tính
chất đại đồng nếu dạy rằng: toàn thể chân lý mặc khải và các phương tiện
cứu độ vẫn tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.

b. TOÀN VẸN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ


Giáo Lý phải có ảnh hưởng trên toàn diện con người gồm có cả tâm hồn và thể
xác, lý trí, tình cảm và các hoạt động, phải chi phối toàn bộ cuộc sống và môi
trường sống của con người ( nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên ) như gia đình,
học đường, Giáo Xứ, khu phố, làng xóm..., và cũng đồng thời chi phối toàn bộ
cuộc đời của họ, chứ không chỉ dừng lại ở những năm tháng theo học Giáo Lý,
lãnh nhận các Bí Tích xong rồi là hết chuyện như lâu nay nhiều người vẫn quan
niệm !

2. NGUYÊN TẮC THÍCH ỨNG ( ADAPTATION )


Việc dạy Giáo Lý phải luôn luôn được cân nhắc trong việc soạn thảo nội dung và
chương trình, cũng như trong việc lo liệu áp dụng các hình thức và phương pháp
để trình bày, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong khoa Sư Phạm Giáo Lý của
Giáo Hội toàn cầu, sao cho thích ứng với 2 mặt sau đây:
a. TÂM LÝ CÁC ĐỘ TUỔI
Vẫn tôn trọng sự toàn vẹn thống nhất của sứ điệp Giáo Lý, nhưng nội dung sẽ lần
lượt được dàn trải một cách tiệm tiến, được diễn đạt bằng các hình thức phù hợp
với tâm lý của từng độ tuổi các em.
b. HOÀN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG
Tùy theo những hoàn cảnh đặc thù của xã hội và thời đại, cũng như tùy theo từng
môi trường khác biệt của từng miền, từng vùng, từng Giáo Phận, chương trình và
hình thức chuyên chở nội dung Giáo Lý có thể có những uyển chuyển chính đáng.
Địa bàn dân cư toàn tòng hoặc giáo dân ở tản mạn, nội thành hay ngoại thành, tỉnh
lỵ hay thôn quê, đồng bằng hay thượng du, người Kinh hay người dân tộc... tất cả
đòi hỏi một sự cân nhắc cần thiết để Lời Chúa và Giáo Lý đến được với mọi tầng
lớp tín hữu.
3. NGUYÊN TẮC SỐNG ĐỘNG ( VIVANT )
Chương trình chung của Ban Giáo Lý một Giáo Phận, một Giáo Xứ, cũng như bầu
khí riêng ở từng lớp Giáo Lý phải luôn giữ được tính cách sống động phấn khởi,
để việc dạy và học trở thành một niềm vui. Cần phải tránh rơi vào khuôn khổ cứng
ngắc, đơn điệu, kém hiệu quả. Dứt khoát không chủ trương "nhồi sọ", "học vẹt",
"so kè thành tích", "biểu dương lực lượng" hoặc "qua loa đại khái" cho xong
nhiệm vụ... Muốn được như thế, đòi hỏi cả 2 phía cùng song hành, ăn khớp nhịp
nhàng với nhau:
 Về phía người dạy: phải biết cách trình bày chân lý, biết động viên
các em khao khát khám phá chân lý.

 Về phía người học: phải khao khát tiếp cận chân lý, nỗ lực hòa mình
tham gia vào việc khám phá chân lý

II. TỔ CHỨC MỘT LỚP GIÁO LÝ


1. NHÂN SỰ
Để có thể đáp ứng được các nguyên tắc sư phạm, có 2 mặt quan trọng trong việc
huấn luyện đội ngũ các Giáo Lý Viên, đó là:
 Huấn luyện về nội dung Giáo Lý: Ngoài các kiến thức về Thánh Kinh,
Thần Học, Phụng Vụ, Luân Lý, Lịch Sử Cứu Độ, Giáo Hội... các Giáo Lý
Viên còn cần được giúp tăng tiến về đời sống cầu nguyện, tác phong đạo
đức Ki-tô hữu.

 Huấn luyện về phương pháp sư phạm: Các Giáo Lý Viên cần phải
hiểu biết tương đối thấu đáo về tâm lý các độ tuổi học sinh Giáo Lý, được
tập huấn để làm quen với các phương pháp sư phạm để có thể tự tin khi
đứng lớp.

Cần lưu ý rằng: việc huấn luyện cả hai mặt nói trên không phải chỉ làm một lần
mà xong, nhưng phải vừa toàn diện, vừa tiệm tiến, từ căn bản từng môn đạt tới
mức độ chuyên sâu hơn. Cũng cần phải thường xuyên tổ chức các khóa bồi
dưỡng và nâng cao, bổ túc, cập nhật hóa cho kịp với những biến chuyển, canh tân,
phát kiến của thời đại, xã hội và Giáo Hội.
Thường thì theo một quy luật thực tế, phải có một đội ngũ Giáo Lý Viên mới để
kế thừa lớp đàn anh đàn chị. Khởi đầu, những bạn trẻ mới được đào tạo và huấn
luyện sẽ tập sự, phụ tá cho quen thạo dạn dĩ, tích lũy kinh nghiệm thực tế đứng
lớp, dần dần sẽ tiến tới việc cộng tác, và nếu cần thì có thể thay thế. Có như vậy,
Ban Giáo Lý mới không bị khủng hoảng vì thiếu nhân sự.
Chúng ta thấy rõ: trước tiên là vai trò và trách nhiệm của Cha Sở hết sức quan
trọng, ngài phải lo sao để quy tụ và đào tạo được một số người trong Giáo Xứ có
khả năng đảm nhận việc dạy Giáo Lý. Kế đến là sự hưởng ứng và cộng tác nhiệt
thành của anh chị em giáo dân, nhất là những bạn trẻ.
2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH
Hiện nay, chúng ta hiện có nhiều giáo trình Giáo Lý khác nhau, như của Giáo
Phận Đà-nẵng, Xuân-lộc, Nha-trang, Sài-gòn... Ở đây, chúng ta sử dụng tài liệu
giáo lý Hiệp thông của Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn xuất bản.
Do đó, việc tìm hiểu cho rõ ràng nội dung của tài liệu này là điều cần thiết.
Chương trình Giáo lý Phổ thông của bộ Giáo lý Hiệp Thông phân làm bốn giai
đoạn:
- Giáo lý Thiếu nhi I (7 - 9 tuổi)
- Giáo lý Thiếu nhi II (10 – 12 tuổi)
- Giáo lý Thiếu niên I (13 – 15 tuổi)
- Giáo lý Thiếu niên II (16-18 tuổi)
Trước khi sử dụng bất kỳ quyển nào trong bộ sách này, giáo lý viên cần biết
quyển sách ấy dành cho lứa tuổi nào và thuộc giai đoạn nào, mục đích của giáo lý
lứa tuổi và giai đoạn ấy ra sao, chẳng hạn quyển sách “Hiệp Thông 5” dành cho
các em 11 tuổi, thuộc giai đoạn thiếu nhi II.
Mục đích của giáo lý trong giai đoạn này hướng tới việc xây dựng mối tương quan
cá nhân giữa các em với cộng đoàn đức tin; cụ thể là giúp các em:
- Nhận thức mình là Dân Thiên Chúa qua việc học biết Dân Thiên Chúa đã
được hình thành và phát triển ra sao (10 tuổi, cuốn 4)
- Nhận thức mình là Môn đệ của Chúa Giêsu, là viên đá sống động xây dựng
nên Hội Thánh, qua việc học biết Hội Thánh đã được hình thành và phát triển
ra sao. (11 tuổi, cuốn 5)
- Chuẩn bị cho các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức qua việc xây dựng cảm
thức về Giáo Hội và góp phần xây dựng Hội Thánh (12 tuổi, cuốn 6)
Giáo lý viên cũng nên biết chương trình giáo lý dành cho lứa tuổi và cho giai đoạn
ấy để thấy được sự liên kết giữa các đề tài trong năm cũng như trong những năm
kế tiếp.
3. SOẠN BÀI
Trước khi bắt tay vào việc soạn giáo án cho một bài dạy Giáo Lý, mỗi Giáo Lý
Viên cần lưu ý các điểm sau đây:
 Phải nắm vững toàn bộ chương trình của niên khóa Giáo Lý của lớp
mình đảm nhận, và cả toàn bộ Chương Trình Huấn Giáo chung cho lớp
trước và lớp sau của lớp mình sắp dạy, từ đó mới có thể có cái nhìn bao
quát, hệ thống liền lạc ăn khớp với nhau về các nội dung mình cần chuyển
tải đến các em.

 Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà mình sẽ thông truyền cho các em
trong từng bài dạy, cần đọc kỹ và tìm hiểu sâu xa chính bản văn Lời Chúa
trong từng bài, soát xét lại đời sống bản thân.

 Phải quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của các em trong tuần vừa
qua, xem có sự kiện hay biến cố nào có thể giúp mình đưa vào bài soạn
như một chứng từ sống động, có tính thuyết phục.
Đến khi bắt tay vào việc soạn giáo án, các Giáo Lý Viên cần được Cha Sở hoặc
người phụ trách Ban Giáo Lý hướng dẫn các mặt như sau:
 Cách thức soạn bài: Giáo Lý Viên cần phải xác định được ngay từ đầu
8 điểm quan trọng dưới đây của một bài Giáo Lý:

1.      Chủ đề chung của bài: Mỗi năm học Giáo Lý đều có một chủ đề chung
duy nhất, thâu tóm toàn bộ nội dung các phần, các bài sẽ được dạy. Chủ đề chung
này sẽ được ghép vào với từng chủ đề riêng. Ví dụ: Lớp Một chương trình Giáo
Lý của Giáo Phận Sài-gòn có chủ đề chung là: "Chúa yêu con".
2.      Chủ đề riêng của bài: Sẽ có từng loạt nhiều bài nằm trong một chủ đề
riêng được khai triển từ một chủ đề chung của năm học Giáo Lý. Như ở ví dụ vừa
nêu, chủ đề chung "Chúa yêu con" có tất cả 3 chủ đề riêng như sau:

    Phần 1: Chúa yêu con, cho con mọi sự


    Phần 2: Chúa yêu con, cho con biết Chúa
    Phần 3: Chúa yêu con, đến ở với con.
3.      Đề tài riêng của bài: Đề tài cũng chính là tên của từng bài, là nội dung mà
bài muốn đề cập đến. Có thể nói đề tài của bài là bản toát yếu cô đọng nhất của
bài. Từ một chủ đề riêng, các đề tài được triển khai, quảng diễn thành nhiều bài,
để từ đó Giáo Lý Viên dễ dàng giúp các em từng bước nắm được từng ý lực, từng
chủ đề riêng có liên quan chặt chẽ với nhau trong một năm học. Như ở ví dụ đề
cập trên đây, Chủ đề phần 1 là: "Chúa yêu con, cho con mọi sự" là chủ đề riêng
của 4 bài:

     Bài 01: Chim trời, cá biển hãy chúc tụng Thiên Chúa.
     Bài 02: Mặt trời, mặt trăng hãy ca ngợi Thiên Chúa.
     Bài 03: Thiên Chúa cho chúng ta tất cả, vì Người là Cha ta.
     Bài 04: Chúa dựng nên chúng ta giống Chúa.
4.      Khởi điểm của từng bài: Chúng ta có thể thấy ngay khởi điểm của mỗi bài
nằm ở ngay trong đề tài cũng là tựa đề, tên gọi của bài. Từ khởi điểm này, Giáo
Lý Viên sẽ bắt đầu câu chuyện với các em. Đối với các độ tuổi thiếu nhi, bài giảng
áp dụng phương pháp quy nạp, nên Giáo Lý Viên sẽ có khởi điểm là những
chuyện, những sự vật gần gũi quen thuộc mà các em tiếp xúc và thấy thường ngày
chung quanh mình. Với ví dụ nêu trên, khởi điểm của bài 01 chính là chuyện con
chim trên trời, con cá dưới biển...
5.      Đích điểm của bài: Rõ ràng mục tiêu của bài Giáo Lý ở đây không giống
như ở trường Phổ Thông, chúng ta không nhắm cung cấp cho các em kiến thức
khoa học thường thức, chúng ta chỉ mượn chuyện con chim, con cá để dẫn các em
đến với đích điểm là nhận ra Thiên Chúa chính là Đấng đã tạo dựng nên con chim,
con cá và trao tặng cho con người, cho các em được hưởng dùng.
6.      Xác tín của bài: Từ đích điểm đã đạt được sau khi diễn giảng cho các
em, Giáo Lý Viên sẽ dẫn các em tới một xác tín quan trọng. Tắt một lời, bao giờ
đích điểm của bài Giáo Lý cũng là tuyên xưng một chân lý về Thiên Chúa. Tất cả
mọi đích điểm của mọi bài Giáo Lý đều đã được cô đọng trong Kinh Tin Kính. Ví
dụ: Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng nên mọi sự; Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng;
Thiên Chúa là Tình Yêu; Đức Giê-su là Con Một của Thiên Chúa Cha; Đức Giê-
su là Đấng Cứu Độ...
7.      Tâm tình của bài: Từ xác tín vào Thiên Chúa, Giáo Lý Viên lại đưa dẫn
các em vào tâm tình chính yếu của bài như một thái độ đáp trả xứng đáng của bản
thân các em với Thiên Chúa. Tâm tình này sẽ được Giáo Lý Viên lồng vào phút
cầu nguyện đỉnh cao trong bởi dạy Giáo Lý. Có thể đó là một lời tạ ơn Thiên Chúa
đã tạo dựng cho em, đã tạo dựng nên chính em, cũng có thể đó là lời tôn vinh chúc
tụng quyền năng của Thiên Chúa...
8.      Thực hành của bài: Giáo Lý Viên dặn dò các em những việc, những điều
thực hành cụ thể nho nhỏ và vừa tầm trong cuộc sống của các em được rút ra từ
kết luận của bài Giáo Lý. Ví dụ: Em sẽ vâng lời cha mẹ, các thầy cô; Em sẽ sống
dễ thương nhân ái với bạn bè; Em sẽ không nói tục chửi thề hay đánh nhau; Em sẽ
tôn trọng thiên nhiên và môi trường bằng cách không bẻ cành vặt hoa hay xả rác
bừa bãi...
8 điểm mấu chốt quan trọng vừa nêu sẽ được trình bày như một cái khung
của Giáo Án từng bài, cứ lần lượt theo đó để đặt ra các câu hỏi cho các em khi
diễn giảng.
 Mỗi Giáo Lý Viên phải soạn bài đầy đủ, cho dù đã có sẵn thủ bản hay
giáo trình Giáo Lý trong tay. Dứt khoát không nên lấy sách bổn ra đọc, cắt
nghĩa, và bắt các em chép vào tập. Bài soạn phải trình bày rõ ràng, chu
đáo trong sổ giáo án.

 Sau khi đứng lớp, nên có bước tự lượng giá, ghi chú thêm vào cuối phần
bài soạn của mình những sáng kiến tự phát của mình đã có trong lúc
giảng, cũng như những phản ứng tinh tế từ phía các em ( uể oải, chán
ngán, khó hiểu, hoặc hăng hái, hứng khởi, mau tiếp thu, đặt ra nhiều thắc
mắc chính đáng, đưa ra được những nhận xét độc đáo... ) để buổi dạy sau
và năm học sau có thể tham khảo, canh tân, gia giảm.

 Thỉnh thoảng Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý có thể kiểm tra,
góp ý, giới thiệu những sổ giáo án đạt hiệu quả mẫu mực cho toàn Ban
Giáo Lý cùng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những anh
chị em Giáo Lý Viên kỳ cựu, vì lý do nào đó phải nghỉ dạy, có thể gửi
lại các sổ giáo án các năm đã dạy để lưu trong tủ sách tham khảo chung
của Ban Giáo Lý.

 Có thể tổ chức soạn bài chung trong một nhóm Giáo Lý Viên cùng phụ
trách một cấp lớp như: khối Khai Tâm, Thánh Thể, Thêm Sức, Tuyên Tín
( Bao đồng ), Vào Đời...

Diễn tiến một buổi họp soạn bài chung được đề nghị như sau:
 Mỗi nhóm Giáo Lý Viên cùng cấp, cùng khối sẽ tự hình thành theo các
phương pháp Nhóm Ong hoặc Hoạt Động Xưởng ( Các phương pháp
Buzz-Group hoặc Système d'Atelier - xin xem thêm Tuyển Tập Nối Lửa
Cho Đời số 1 ). Trưởng Nhóm là một Linh Hoạt Viên sẽ đọc đề tài và nội
dung cần soạn, mỗi người trong Nhóm suy nghĩ và cầu nguyện riêng
trong khoảng 5 - 10 phút.

 Lần lượt từng Giáo Lý Viên trình bày ý kiến, một người làm thư ký ghi
nhận, tất cả chưa vội bàn cãi tranh luận hay quyết định chọn lựa một ý
kiến nào ngay. Có thể dùng các phương pháp Lập Phiếu và Động Não
( Các phương pháp Fichier và Brain Storming - xin xem thêm Tuyển Tập
Nối Lửa Cho Đời số 1 ) để tiến hành thu nhặt ý kiến nhanh và đầy đủ chi
tiết liên quan đến bài Giáo Lý.

 Trưởng Nhóm dựa vào ý chính của bài Giáo Lý ( có thể dựa vào một giáo
trình gốc, một tài liệu thủ bản Giáo Lý chuần xác nào đó ), cứ theo trình
tự từng phần của giáo án đòi hỏi mà chọn ra và đúc kết những nét quan
trọng cốt yếu mà mọi người đều cùng đồng ý. Tất cả cùng ghi nhận vào sổ
giáo án của mình.

 Cả Nhóm lại cùng nhau tìm chọn thái độ tâm linh, tức là những tâm tình
sống cho các em, chọn đoạn Lời Chúa thích hợp, tìm các kinh nghiệm
sống có thể giúp các em hiểu bài và nhớ bài, đề nghị các tài liệu nghe -
nhìn ( nếu có và nếu cần ), các bài hát và câu truyện minh họa, các trò
chơi sinh hoạt ứng với bài Giáo Lý đang soạn.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỌC TẬP HIỆU QUẢ


Xác định sự khác biệt giữa học sinh
• Sự khác biệt về hoàn cảnh xuất thân- hoàn cảnh gia đình (ngôn ngữ, các hệ giá
trị, kiến thức, độ tuổi)
• Sự khác biệt về khả năng nhận thức:
- Nhận thức
- Độ tập trung
- Trí nhớ
- Tư duy và ngôn ngữ - 7 dạng thông minh
Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ
Thông minh Suy luận – Toán học
Thông minh Âm nhạc
Thông minh Thị giác – Không gian
Thông minh Cơ thể
Thông minh Tương tác – Giao tiếp
Thông minh Nội tâm
• Học sinh có tính cách khác nhau sẽ khác nhau về:
- Phong cách học
- Động cơ
- Thái độ
- Sở thích
- Ưu thế của bán cầu não
• Giới tính

Phương pháp dạy học xây dựng.


Đây không phải là một phương pháp mà chỉ là một cách tiếp cận dựa trên giả
thuyết tri thức được phát triển bởi bản thân học sinh thông qua việc tham gia tích
cực vào quá trình nhận thức. Quá trình tư duy này cũng đòi hỏi học sinh phải hợp
tác với nhau. Một khung chương trình giáo dục đã được giản lược và thiết kế theo
cấu trúc cố định không thể cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm này mà chỉ
có các tình huống thực tế mới có thể làm được điều đó.
Việc tạo ra một môi trường học phức hợp là điều vô cùng cần thiết. Nguồn kiến
thức không còn là sách vở và giáo viên nữa, mà từ đời sống và kinh nghiệm. Học
sinh có cơ hội để tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề thực tế trong các tình
huống như thật theo nhiều cách và nhiều kỹ thuật khác nhau trong nhóm của
mình. Dạy học xây dựng đòi hỏi phải có điều kiện học tập đặc biệt mà ở đó học
sinh có thể hợp tác và giúp đỡ nhau. Học có thể sử dụng một loạt các công cụ, các
nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề và đạt được mục tiêu của mình.
Học sinh được chia nhóm đồng đều theo năng lực. Vì các thành viên trong nhóm
sẽ làm việc độc lập nên không nhất thiết phải lập nhóm nhỏ từ 3-5 người. Mỗi học
sinh tự hoàn thành nhiệm vụ của mình độc lập, theo cách riêng của mình.
Tổ chức nhóm
• Hợp tác giữa các thành viên
• Nhóm từ 3-5 thành viên có thể được phân chia theo đồng nhất hoặc lẫn lộn
• Các thành viên nhóm làm cùng một nhiệm vụ với vai trò khác nhau
• Mỗi thành viên có năng lực khác nhau nhận nhiệm vụ có nội dung khác nhau
Số lượng người trong nhóm: Nhóm nhỏ nhất phải có ít nhất là 3 thành viên vì nếu
ít hơn sẽ là làm việc đôi hoặc đơn lẻ. Một nhóm lý tưởng là nhóm có 4 người, vì
như vậy mối thành viên trong nhóm có thể đảm nhận một nhiệm vụ nhỏ; hơn nữa
nhóm 4 người sẽ dễ dàng chia thành cặp để làm việc khi cần thiết.
Một nhóm có hơn 6 thành viên sẽ rất khó quản lý, do đó một số học sinh có thể sẽ
không chịu tham gia vào công việc hoặc thậm chí còn làm ảnh hưởng đến các
thành viên khác.
Tổ chức nhóm theo phân loại đồng đều hoặc hỗn hợp
Các nhóm phân loại đồng đều khi:
• Hầu hết học sinh có cùng trình độ, cùng năng lực và cùng sở thích.
Các nhóm phân loại hỗn hợp khi:
• Có sự khác biệt rõ ràng về sở thích và năng lực của học sinh.
Trong trường hợp thứ hai, nên giao nhiệm vụ cho từng học sinh để đảm bảo rằng
mỗi học sinh đều tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng của mình. Kiểu
làm việc nhóm này là một chứng minh cho lý thuyết rằng học sinh có thể học tập
lẫn nhau một cách hiệu quả nhất.
Các vai trò trong nhóm
Hợp tác hiệu quả dựa trên việc phân chia công việc đồng đều và chịu trách nhiệm
chung. Điều này có thể đạt được thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên trong nhóm.
Tác dụng:
- Củng cố lại những kỹ năng xã hội sẵn có, hai là tạo ra và nâng cao những
kỹ năng mới.
- Học sinh không thể có khả năng tự tổ chức nhóm làm việc ngay từ ban
đầu, vì vậy giáo viên nên giúp học sinh phân vai trong nhóm (như: nhóm trưởng,
người ghi chép, người vẽ và người báo cáo). Như vậy, giáo viên vừa có thể tiết
kiệm thời gian, vừa có thể đảm bảo rằng mỗi học sinh đều đã được giao nhiệm vụ
phù hợp nhất với khả năng của họ. Tuy nhiên, học sinh cũng nên có cơ hội được
thử sức ở những nhiệm vụ mới. (Ví dụ; những học sinh luôn được đảm nhiệm vai
trò là trưởng nhóm cần phải học cách thể hiện sự tôn trọng và hợp tác với các
thành viên khác khi họ đang thực hiện nhiệm vụ. Hoặc những học sinh rút rè nên
được động viên phát biểu trước đông người)
Mặc dù việc giao các vai trò cụ thể không quan trọng đối với học sinh lớp lớn
hơn, nhưng vẫn nên giao nhiệm vụ cụ thể phù hợp để nâng cao tinh trách nhiệm
cho học sinh.
Cách tạo nhóm
Một nhóm có thể hình thành ngẫu nhiên theo lựa chọn của học sinh hoặc theo sự
sắp xếp có chủ ý của giáo viên. Rõ ràng, cách tạo nhóm thứ 2 sẽ giúp giáo viên
đạt được mục tiêu giảng dạy của mình một cách tốt nhất vì nó có đầy đủ các điều
kiện cần thiết cho việc hợp tác thành công đó là:
• Năng lực và kiến thức
• Khả năng tương quan
• Cân bằng về giới
Ưu điểm của làm việc nhóm
Việc sắp xếp nhóm tốt sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân cách và các thang giá trị của
học sinh:
• Suy nghĩ cùng nhau
• Khả năng điều chỉnh
• Khả năng hợp tác
• Tranh luận/ thuyết phục
• Tôn trọng người khác, khoan dung với các quan điểm khác nhau
• Kinh nghiệm làm việc nhóm
Một phương pháp tạo nhóm
Một mô hình nhóm (Human Mosaic): Một phương pháp tạo nhóm ngẫu nhiên
Lấy một bức tranh và cắt thành các mảnh ghép nhỏ tùy theo số lượng thành viên
của nhóm. Mỗi học sinh được nhận một mảnh ghép đã được cắt từ bức tranh. Học
sinh trao đổi cho nhau các mảnh ghép đó. Mỗi học sinh phải đổi ít nhất một lần.
Sau đó họ phải tìm nhau để ghép được một bức tranh hoàn chỉnh. Bằng cách này,
các nhóm sẽ được hình thành một cách ngẫu nhiên. Nhưng nếu giáo viên viết tên
của học sinh vào phía sau của mảnh ghép thì sẽ tạo được các nhóm theo ý định.
Một phương pháp xử lý một nội dung học tập
Giáo viên phát cho các thành viên trong nhóm các tấm thẻ với các chữ A,B,C, D.
Mỗi học sinh được phát một đoạn Kinh Thánh và một bài tập khác nhau
Học sinh “A” kể cho học sinh “B” về đoạn Kinh Thánh của mình, học sinh “C” kể
với học sinh “D” về đoạn Kinh Thánh của mình
“B” kể cho “A” và “D” lại kể cho “C” về những nội dung đã đọc
Tán gẫu: “A” kể cho “C” và “D” về những gì mình nghe được từ “B”, rồi “B” lại
kể về những gì nghe được từ “A”. Sau đó “C” nhắc lại những gì nghe được từ “D”
và “D” cũng nhắc lại những gì nghe được từ “C”
Các thành viên trong nhóm phải ghi chép hoặc lắng nghe các thành viên khác để
cuối cùng cả 4 thành viên đều phải nắm được nội dung của cả 4 đoạn văn.
Phương pháp tóm tắt và tổng hợp: Bàn tròn
Phương pháp này rất hữu ích khi :
- chuẩn bị trình bày
- kiểm tra mức độ hiểu thông tin
- Công não
- Kiểm tra học sinh
- Luyện tập
Các thành viên nhóm sử dụng một tờ giấy và một chiếc bút. Một thành viên bắt
đầu viết hồi đáp cho một vấn đề lên tờ giấy và chuyển giấy bút cho học sinh khác
ngồi bên trái mình. Cứ như vậy truyền lần lượt tới tất cả các thành viên ngồi trong
bàn và vì thế phương pháp này có tên gọi là “bàn tròn”.
Làm việc theo cặp
• “Làm việc theo cặp” là khi hai học sinh có cùng khả năng cùng thực hiện một
nhiệm vụ. Đây được gọi là cặp đồng nhất.
• “Đôi bạn cùng học” là khi trong hai học sinh, một học sinh học yếu hơn học sinh
kia. Học sinh khá hơn sẽ đóng vai trò “giáo viên” (dạy trong khi học). Đây được
gọi là cặp hỗn hợp.
Lưu ý: Lý tưởng nhất là cặp đôi khi làm việc với nhau, yêu quý và ủng hộ nhau.
Cặp đôi hợp tác với nhau có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ (đọc, viết, đếm, suy
nghĩ)
Cách tạo cặp đôi làm việc
Có thể tạo cặp làm vệc cùng nhau thường xuyên hoặc tạm thời, hoặc chỉ làm việc
cùng nhau trong một buổi học.
Làm việc nhóm hay làm việc theo cặp?
Kinh nghiệm cho thấy học sinh từ dộ tuổi 6 đến 10 làm việc hiệu quả nhất khi
được sắp xếp vào cặp đôi làm việc phù hợp (như nêu ở trên), và cùng hợp tác làm
việc trên cở sở bình đẳng.
Làm việc cá nhân
Mỗi học sinh đều có khả năng khác nhau và phong cách học khác nhau. Điều này
cần phải được xem xét đặc biết là đối với những học sinh có những mặt mạnh
hoặc mặt yếu cụ thể nào đó. Lập kế hoạch để phát triển kỹ năng của từng cá nhân
học sinh được gọi là “cá thể hóa”. Việc này đặc biệt có hiệu quả đối với những
học sinh có năng khiếu hoặc với những học sinh cần phải đuổi kịp các bạn khác
trong lớp.
Chuẩn bị các nhiệm vụ khiến học sinh luôn bận rộn
Học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo các hình thức tổ chức học tập
khác nhau dĩ nhiên là không bao giờ cùng hoàn thành nhiệm vụ tại cùng một thời
điểm. “Khoảng thời gian nhàn rỗi” lúc này có thể khiến nhiều giáo viên lo ngại.
Mục đích của phần này là đưa ra một vài ví dụ về các nhiệm vụ ngắn và hướng
dẫn cách thiết kế các nhiệm vụ tương tự nhằm giúp giáo viên tránh được tình
trạng học sinh nhàn rỗi và tận dùng những khoảng trống này để phát triển năng
lực cho học sinh hoặc giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ.
Các dạng bài tập này nên:
• ngắn (không nên mất quá nhiều thời gian)
• định ra mức độ khó cụ thế ( tạo cho học sinh cảm giác thành công/hoàn thành
nhiệm vụ)
• vui và thú vị (tạo hứng thú cho học sinh)
Các loại bài tập:
• Đưa ra tình huống khó xử
• Giải quyết vấn đề cho nhóm
• Nghiên cứu/quan sát
• Tranh luận, thảo luận
• Kiểm tra, đánh giá
• Bài tập đơn giản để tăng sự hiểu biết
• Quyết định chung
• Dựng cảnh
• Kịch hóa
• Sáng tạo
• Các trò chơi tình huống
• Phỏng dụ
• Hoạt cảnh
Các giai đoạn của dạy học xây dựng
• Tạo hứng thú: Bằng cách lựa chọn một chủ để gây húng thú cho học sinh và
thậm chí có thể tạo ra sự xung đột về quan điểm
• Tạo nhóm: tạo sự đa dạng ngay trong các nhóm (năng lực, giới tình, sở thích)
• Phát triển tinh thần đồng đội: tìm hiểu những đặc điểm và quan điểm chung để
tạo sức mạnh liên kết trong nhóm.
• Chọn chủ đề/nhiệm vụ: nhiệm vụ đưa ra được cả lớp chia thành các nhiệm vụ
nhỏ hơn và mỗi nhóm chịu trách nhiệm một nhiệm vụ nhỏ, mỗi cá nhân phải đóng
góp một phần việc để tạo nên kết quả chung của nhóm.
• Phân chia nhỏ nhiệm vụ: Các nhiệm vụ lại được chia nhỏ trong mỗi nhóm và
mỗi thành viên lại chịu trách nhiệm hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ của riêng họ.
• Chuẩn bị cho nhiệm vụ của mình: Học sinh độc lập sưu tầm và xử lý tài liệu cho
nhiệm của riêng họ. Học sinh được phép giúp đỡ nhau để ai cũng có cảm giác
hoàn thành nhiệm vụ thực sự.
• Các thành viên thảo luận về các nhiệm vụ của họ trong nhóm
• Chuẩn bị báo cáo chung của nhóm: Các thành viên của nhóm tranh luận, thuyết
phục và hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc cùng nhau.
• Bài báo cáo của nhóm: Các nhóm báo cáo kết quả công việc trước lớp.
Tổ chức học tập hợp tác
Dạy học hợp tác sử dụng một số phương pháp nhằm biến quá trình học tập thành
một hoạt động xã hội. Điểm quan trọng là việc hợp tác của học sinh giống như
một nhóm đồng sự. Có rất nhiều phương pháp học tập và giáo dục hợp tác
(phương pháp dự án, thảo luận, giải quyết vấn đề, và quan sát .v.v).
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề
Ngoài việc truyền tải kiến thức, phương pháp này còn hướng tới phát triển kỹ
năng hợp tác và giải quyết vấn đề cho học sinh. Học tập dựa trên giải quyết vấn đề
đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu, phải có khả năng nhận ra được mấu chốt của
vấn đề, và phải có kiến thức nhất định về vấn đề. Giáo viên đóng vai trò của một
cộng tác viên hoặc một nhà tư vấn.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học. Học sinh
học tập hợp tác với nhau trong nhóm, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của thực
tế. Đồng thời họ học cách sắp xếp việc học tập của mình theo cách hiệu quả nhất.
Điều quan trọng của phương pháp này là sử dụng kỹ năng của người học để thu
được kiến thức chứ không phải chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức sẵn có.
Việc học trở thành một quá trình tìm kiếm kiến thức. Học sinh phát triển phương
pháp tư duy độc lập, điều giúp họ liên hệ những thông tin tìm được với mục đích
cần phải sử dụng những thông tin đó.
Thành công trong giải quyết vấn đề và của quá trình học tập phụ thuộc vào hiệu
quả hoạt động của học sinh trong và ngoài lớp học. Thực hiện nhiệm vụ trong
nhóm không những tiết kiệm được thời gian mà còn phát triển kỹ năng xã hội, kỹ
năng ngôn ngữ của các thành viên trong nhóm.
Học tập dựa trên giải quyết vấn đề là một phương pháp mới, sử dụng phương pháp
dạy học xây dựng để trình bày kiến thức mới dưới dạng một vấn đề cần được giải
quyết.
Các bước cơ bản thực hiện phương pháp này
a) Xác định nhiệm vụ
b) Xác định các chiến lược tìm kiếm thông tin
c) Xác định dữ liệu và nguồn tìm kiếm thông tin (ở đâu)
d) Sử dụng thông tin và giải quyết vấn đề
e) Tổng hợp
f) Đánh giá
Thảo luận hợp tác
Đây là một cách để phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh rất hiệu
quả. Trong quá trình thảo luận tất cả các thành viên đều có cơ hội được nói (miễn
là phải tuân thủ các nguyên tắc)
Các bước tiến hành phương pháp này như sau:
a) Giáo lý viên đưa ra một vấn đề cần thảo luận có liên quan. Ví dụ khi học về tự
do và trách nhiệm, vấn đề có thể là: thế nào là tự do? Tự do có liên quan gì tới
những gì tôi thích? Tự do của tôi có liên quan gì tới cuộc sống người khác không?
b) Các vấn đề thảo luận được trưng bày trong phòng học
c) Các học sinh sẽ đứng tại một vấn đề thảo luận mà họ chọn tùy theo quan điểm
và cảm nhận
d) Sau khi sắp xếp nhóm thảo luận, GLV sẽ ra hạn thời gian để các nhóm thu thập
các ý kiến ủng hộ
e) Sau khi thu thập đủ các ý kiến tranh luận, các nhóm cử người phát ngôn cho
nhóm của mình
f) Người phát ngôn ngồi xung quanh một chiếc bàn và nhận “thẻ thảo luận” (3-6
thẻ, tùy thuộc vào thời gian và số lượng người tham gia)
g) Các thành viên đứng đằng sau người phát ngôn của nhóm mình và cũng nhận
được các thẻ thảo luận. Những chiếc thẻ này cho phép các thành viên được tham
gia vào cuộc thảo luận. Thay vào đó, các thành viên cũng có thể đưa thẻ cho
người phát ngôn khi người phát ngôn đã dùng hết thẻ của mình mà vẫn còn ý kiến
tranh luận.
h) Khi người phát ngôn nêu lên một trong các ý kiến tranh luận của mình, họ phải
đặt một thẻ lên giữa bàn. Số lượng thẻ giúp xác định số lượng các ý kiến. Một ý
kiến tranh luận trị giá một tấm thẻ. Sử dụng thủ thuật này, GLV không những
kiểm soát được thời gian của buổi thảo luận mà còn rèn luyện cho học sinh cách
trình bày quan điểm bằng những ngôn từ chính xác và ngắn gọn.
Dùng kịch như một phương pháp dạy học
Đóng kịch sáng tạo cũng là một nỗ lực giúp biến kiến thức thành của mình. Điều
này có nghĩa là khi đóng một vai nào đó, học sinh phải cố gắng hình dung ra họ sẽ
phải làm gì trong vai đó hoặc trong một tình huống cụ thể. Tùy theo yêu cầu, họ
có thể là chính họ trong một tình huống nhất định hoặc có thể phải đóng vai một
nhân vật khác với những tính cách nhất định. Nhưng kể cả khi phải đóng vai một
nhân vật khác, thì tính cách riêng của học sinh sẽ tương tác với tính cách của nhân
vật mà họ cần diễn tả. Đó chính là cách để họ có thể hiểu được vấn đề thông qua
trải nghiệm của chính mình một cách lý tưởng nhất.
Vai trò của kịch trong quá trình học tập
Câu hỏi ở đây không chỉ đối với kịch mà với bất kỳ một phương pháp nào được
tiến hành dựa trên một một hoạt động: Hoạt động này nên tiến hành trước hay sau
khi giáo viên trình bày về chủ đề mới (một bài trình bày như vậy có diễn ra trong
giờ học không)? Theo quan điểm truyền thống kịch là một trò chơi mà chỉ nên bắt
đầu khi nhiệm vụ chính đã hoàn thành; hơn nữa, khó có thể đóng kịch khi học
sinh chưa học gì về nội dung môn học. Điều này đôi khi có thể đúng hoặc không
đúng. Trong nhiều trường hợp, việc “biểu diễn” cũng chẳng còn thú vị khi học
sinh đã biết chính xác họ phải diễn thế nào. Ngược lại, khi học sinh thể hiện một
vai diễn trong một tình huống cụ thể, họ có thể thu được những kinh nghiệm cá
nhân để liên hệ với những kiến thức mới học.
Học tập hợp tác của Kagan
Quá trình học tập này có 2 mục tiêu:
• Mục tiêu môn học: nhằm phát triển kỹ năng nhận thức dựa trên nội dung dạy học
• Mục tiêu xã hội: Thứ nhất, học sinh được giao trách nhiệm. Thứ hai, nội dung
môn học được lĩnh hội thông qua các hình thức tổ chức học tập khác nhau dựa
trên sự hợp tác, qua đó phát triển kỹ năng xã hội của học sinh.
Học tập dựa trên sự hợp tác là mức độ cao nhất của việc học tập theo nhóm. Với
hình thức này, các thành viên của nhóm phụ thuộc vào nhau rất nhiều. Kết quả là
họ học được các kỹ năng xã hội trong khi lĩnh hội những kiến thức hoàn toàn liên
quan đến nội dung môn học.
GLV không mong muốn (yêu cầu) học sinh phải có được những kỹ năng này; thay
vào đó, GLV sử dụng các phương pháp hợp tác khác nhau để tạo điều kiện cho họ
phát triển những kỹ năng đó.
Quản lý lớp học
• Lớp học phải được bố trí để học sinh có thể liên hệ với các thành viên trong
nhóm dễ dàng. Bạn nên sử dụng các ký hiệu hoặc tín hiệu quy ước (mà đã được cả
lớp thống nhất quy định) để kiểm soát tiếng ồn khi làm việc nhóm (ví dụ như
GLV có thể sử dụng băng reo: thiếu nhi ơi – ơi; thiếu nhi à – à; thiếu nhi à ơi – à
ơi; hoặc thiếu nhi – hy sinh; thiếu nhi - …..)
• Để tạo điều kiện cho công việc được thực hiện trôi chảy và thành công, vị trí của
các dụng cụ và vị trí làm việc nên luôn cố định.

You might also like