You are on page 1of 200

Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chương I: MICROSOFT WORD (40 tiết: 17 LT+23 TH)


1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Giới thiệu phần mềm Microsoft Winword
- Microsoft Word là chương trình xử lý văn bản cao cấp chạy trong hệ
điều hành Windows, là một thành phần của bộ Office do hãng Microsoft cung
cấp. Môi trường làm việc của Word mang đầy đủ sắc thái của một chương trình
Windows thông dụng, do đó việc thao tác trên các phần tử của Word như cửa
sổ, menu, hộp đối thoại,... hoàn toàn tương tự như các chương trình khác.
- Các phiên bản Microsoft Office hiện nay: Office 97 (ra đời năm 1997),
Office 2000, Office 2003. Từ bộ Office 2000 trở lên tích hợp thêm một số công
cụ mà Office 97 không có và thêm các phần mềm chuyên biệt khác: như
Frontpage, Viso Professional (2003), OneNote (2003)...
- Microsoft Word 2000 là phần mềm soạn thảo văn bản chuyên biệt
trong bộ Office 2000, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng chúng ta có thể
soạn thảo các loại văn bản từ đơn giản đến phức tạp.
1.1.2. Khởi động Winword
Có ba cách :
Cách 1: Nhấp double
click chuột vào biểu tượng
Microsoft Word trên
desktop

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 1
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Cách 2: Từ Start à Programs à [Microsoft Office ] à Microsoft


Office Word

Cách 3: Click vào biểu tượng Microsoft Word trên thanh ShortCut Bar.
1.1.3. Giao diện và Môi trường làm việc
Sau khi khởi động màn hình giao diện Microsoft Word như sau:

Scroll
Horizontal
Bar

Title Bar Menu Standard Formatting


Bar

Ruler

Drawing Vertical Scroll


Status Bar
Bar

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 2
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Giới thiệu các thành phần:


• Thanh tiêu đề (Title Bar): Thể hiện tên của chương trình Microsoft Word
và tên của file văn bản.
• Thanh lệnh (Menu Bar): Các lệnh trên Menu được liệt kê theo từng
nhóm, mỗi nhóm làm các việc khác nhau và gợi nhớ cho người sử dụng.
o FILE: Gồm các lệnh thao tác với File như: tạo, lưu, đóng, mở
file, đặt định dạng trang in, in ấn, đóng cửa sổ chương trình
Microsoft Word,...
o EDIT: Gồm các lệnh soạn thảo với văn bản như: sao chép, di
chuyển, xoá, tìm kiếm, thay thế,... các khối văn bản.
o VIEW: Gồm các lệnh cho phép hiển thị văn bản hiện tại theo
những cách khác nhau.
o INSERT: Gồm các lệnh cho phép người dùng chèn các đối tượng
vào văn bản.
o FORMAT: Gồm các lệnh cho phép định dạng văn bản hoặc các
đối tượng trong văn bản soạn thảo.
o TOOL: Gồm các lệnh cho phép thiết lập các tuỳ chọn mở rộng
cho văn bản như: kiểm tra lỗi chính tả, gõ tắt, trộn thư,...
o TABLE: Gồm các lệnh cho phép thao tác với bảng.
o WINDOW: Gồm các lệnh cho phép thao tác với các cửa sổ soạn
thảo.
o HELP: Gồm các lệnh cho phép hiển thị nội dung về chương trình
Word và toàn bộ phần trợ giúp của chương trình Word.
• Thanh công cụ (Tool Bar): Là các lệnh được thể hiện dưới dạng các biểu
tượng giúp người dùng có thể thi hành một số lệnh nhanh hơn. Có các
thanh công cụ thường dùng: thanh công cụ chuẩn (Standard), thanh định
dạng (Formatting), thanh vẽ (Drawing),....
• Thanh cuộn (Scroll Bar): gồm có thanh cuộn ngang (Horizontal Scroll
Bar) và thanh cuộn dọc (Vertical Scroll Bar) dùng để cuộn trang văn bản
soạn thảo.
• Màn hình soạn thảo: Là không gian soạn thảo của người dùng bao gồm
một con trỏ văn bản và vùng không gian trống để soạn thảo.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 3
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Thanh trạng thái (Status Bar): Là nơi tóm tắt các nội dung cơ bản như:
tổng số trang văn bản đang soạn thảo, trang hiện hành, dòng/cột hiện
hành,...
1.1.4. Tạo một tài liệu mới
Trước khi soạn thảo một văn bản thông thường chúng ta cần tạo mới
một văn bản bằng một trong các cách sau:
Cách 1: Menu FILE -> NEW, xuất hiện hộp thoại:

Sau đó chọn mẫu văn bản cần soạn thảo, nhấn OK. Thông thường để tạo
một văn bản trống chúng ta nhấn chọn mẫu Blank Document trong tab General.

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard.


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + N
1.1.5. Lưu tài liệu
- Để đảm bảo thông tin trong văn bản không bị mất chúng ta cần lưu trữ
văn bản bằng một trong các cách sau:
Cách 1: Từ Menu FILE -> SAVE

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + S
- Sau khi thực hiện một trong ba thao tác trên, nếu văn bản được lưu lần
đầu thì Word sẽ đưa ra hộp thoại sau:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 4
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chọn đường dẫn chứa file văn


bản

Chọn Save để lưu

Nhập tên file văn bản cần


lưu

Thể loại cần lưu trữ

- Chúng ta cần chọn đường dẫn chứa file văn bản, nhập tên mới vào ô
File name và chọn Word Document ở ô Save As Type, click vào nút Save để
lưu.
Trường hợp văn bản đã được lưu từ trước thì văn bản sẽ được lưu lại, mọi
thay đổi do quá trình soạn thảo sẽ được lưu trữ.
1.1.6. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa
Có ba cách để mở file văn bản:
Cách 1: Từ Menu FILE -> OPEN

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + O
Sau khi thực hiện một trong ba thao tác trên, thì Word sẽ đưa ra hộp
thoại sau:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 5
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chọn thư mục chứa file văn bản

Chọn/Nhập tên file văn bản

Chọn Open để
mở

1.1.7. Lưu một tài liệu đã mở dưới một tên khác


Muốn lưu file văn bản đã mở dưới một tên khác: Từ Menu FILE ->
SAVE AS hoặc nhấn phím F12, sau đó thực hiện các thao tác như chọn đường
dẫn chứa file văn bản, nhập tên văn bản mới,...trên để lưu (tương tự như đã
trình bày ở 1.15).
1.1.8. Lưu theo một định dạng khác
Tương tự như cách lưu thông thường (1.15) nhưng trong ô Save As Type
cần chọn định dạng khác muốn lưu.

1.1.9. Quản lý màn hình hiển thị và các thanh công cụ


1. Thay đổi các chế độ hiển thị trang màn hình soạn thảo
Để thay đổi chế độ hiển thị trang màn hình soạn thảo, từ Menu VIEW

hoặc dùng các biểu tượng nằm ở góc dưới trái (trên thanh
Status Bar) chọn lệnh:
- Normal: ( ) Cửa sổ cho một thước ngang, chế độ này hiện thị được
văn bản với các kiểu định dạng ký tự, định dạng paragrahp, hình vẽ. Nó thường

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 6
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

được dùng trong lúc nhập văn bản, hiệu chỉnh và định dạng văn bản, ở dạng
này Word sẽ làm việc nhanh hơn.

- Print Layout: ( ) Cửa sổ có đủ hai thước đo, văn bản được thể hiện
như trang giấy in với đầy đủ cách trình bày, Word sẽ làm việc chậm hơn.
- Outline: ( ) Cửa sổ không có hai thước đo, chế độ này hiện thị được
văn bản trong dạng outline, chỉ thích hợp cho việc trình bày một văn bản có trật
tự theo các đề mục (mục số la mã, mục số, mục chữ,...)

- Web layout: ( )
2. Phóng to thu nhỏ màn hình hiển thị
Muốn phóng to, thu nhỏ màn hình hiển thị ta thực hiện một trong các
cách sau:
Cách 1: Từ Menu VIEW-> ZOOM, xuất hiện hộp thoại:

Chọn tỉ lệ thể hiện có sẵn

Nhập/Chọn tỉ lệ thể hiện tuỳ ý

Cách 2: Click vào biểu tượng để thay đổi tỉ lệ thể hiện văn
bản.
Cách 3: Nhấn phím CTRL+ lăn chuột (nút giữa chuột) cho đến khi đạt tỉ
lệ cần thể hiện.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 7
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3. Quản lý thanh công cụ


- Muốn ẩn/hiện các thanh công cụ: Từ Menu VIEW->TOOLBARS,
chọn thanh công cụ muốn ẩn/hiện.
- Vì cần vùng làm việc rộng nên chúng ta chỉ cho hiển thị những thanh
công cụ thực sự cần thiết trong quá trình soạn thảo.
- Chúng ta có thể di chuyển các thanh công cụ bằng cách click chuột vào
vùng tiêu đề của thanh công cụ hoặc cùng không có biểu tượng trên thanh công
cụ và drag chuột đến vị trí mới.
1.1.10. Thoát khỏi môi trường làm việc
Để thoát khỏi môi trường làm việc Microsoft Word ta thực hiện một
trong các thao tác sau:
Cách 1: Từ Menu FILE-> EXIT

Cách 2: Click vào biểu tượng Close trên thanh tiêu đề


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím ALT + F4
Lưu ý: Nếu văn bản hiện hành chưa được lưa vào đĩa thì màn hình xuất hiện
thông báo sau:

Chọn Yes: Để thoát và lưu văn bản.


No: Thoát khỏi Word và không lưu văn bản.
Chọn Cancel: Để huỷ lệnh thoát.
* Để đóng văn bản đang soạn thảo: Từ Menu FILE->CLOSE

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 8
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1:
- Khởi động Microsoft Word
- Quan sát màn hình làm việc, các thành phần của cửa sổ.
- Thực hiện thao tác thay đổi chế độ hiển thị của cửa sổ.
- Thực hiện thao tác, thu nhỏ, điều chỉnh kích thước, di chuyển cửa sổ,…
- Thoát khỏi Word.
Bài 2:
- Khởi động Microsoft Word.
- Tạo một văn bản mới.
- Quan sát các biểu tượng lệnh trên thanh công cụ Standard, thanh công cụ
Formatting,…
- Lưu văn bản vừa mới tạo.
- Đóng văn bản này lại.
-Thoát khỏi Word.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 9
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.2. Thao tác soạn thảo cơ bản


1.2.1 Giới thiệu bộ gõ tiếng Việt
- Một trong những vấn đề bạn gặp phải ngay trong lần soạn thảo văn bản
đầu tiên trong Word là làm thế nào để có thể gõ được tiếng Việt, trong khi bàn
phím chỉ toàn là các chữ cái không dấu. Vì thế để gõ được tiếng Việt chúng ta
cần một phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt, hiện nay có các phần mềm như:
VietWare, VietKey, Unikey,... Trong đó Vietkey là phổ biến nhất, Vietkey có
các phiên bản khác nhau phù hợp với các hệ điều hành khác nhau. Ở đây xin
giới thiệu phiên bản Vietkey 2000 phù hợp với hệ điều hành WinNT, Win9x,
Win2000, WinXP,...
- Sau khi được cài đặt, để khởi động chúng ta nhấn double click chuột
vào biểu tượng trên Desktop, xuất hiện hộp thoại chọn:
• Tab Kiểu gõ (Input Methods): cho phép lựa chọn các kiểu gõ soạn thảo
tiếng Việt.
Có hai kiểu gõ thông dụng:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 10
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Dấu Kiểu gõ Ví dụ Kiểu gõ Ví dụ


Telex Vni
Dấu sắc s as = á 1 a1= á
Dấu huyền f af = à 2 a2 = à
Dấu hỏi r ar = ả 3 a3 = ả
Dấu ngã x ax = ã 4 a4 = ã
Dấu nặng j aj = ạ 5 a5 = ạ
Dấu mũ aa, oo, ee aa = â, oo = ô, 6 a6 = â, o6 =
ee = ê ô,e6 = ê
Dấu dâu chữ ơ, ư uw, ow, ] uw = ư, ow = ơ 7 u7 = ư, o7 = ơ
Dấu trăng aw aw = ă 8 a8 = ă
Dấu gạch ngang dd dd = đ 9 d9 = dd
Khử dấu Z 0

• Tab Bảng mã (Char sets):cho phép lựa chọn các bảng mã tương ứng với
font

Bảng mã Font
TCVN3 (Là bộ mã tiêuFont ABC
chuẩn quốc gia) Tên các Font bắt đầu bằng dấu
chấm và 2 chữ Vn. (vd:
.Vntime, .VnArial,...)
VNI(do VietnamFont VNI
International phát triển) Tên các Font bắt đầu bằng chữ
VNI.
(vd: VNI-time)
Tiếng Việt 16 bit TCVNCác Font có sẵn trong mọi máy
6909 là bộ mã theotính cài HĐH Windows
chuẩn Unicode(đượcVd: Times New Roman, Arial,
ban hành như chuẩnTahoma,...)
quốc gia)

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 11
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Nút luôn nổi (On top): cho phép hiển thị biểu tượng Vietkey lên màn

hình làm việc


• Nút Taskbar: Cho phép hiển thị biểu tượng Vietkey trên thanh Taskbar

1.2.2. Một số thao tác soạn thảo cơ bản


1. Nhập văn bản
- Trước khi tiến hành nhập văn bản chúng ta cần khởi động Vietkey để
chọn kiểu gõ, bảng mã và font tương ứng (như đã giới thiệu ở phần trên).
- Các phím thường dùng khi soạn thảo

Các phím Công dụng


Phím mũi tên Di chuyển con trỏ theo các hướng
Caps Lock Bật tắt chế độ viết hoa
Shift + <ký tự> Ký tự đó sẽ được viết hoa trong trường hợp Caps Lock
tắt
Enter Tạo đoạn văn bản mới, đưa con trỏ về đầu dòng
Delete Xoá ký tự bên phải con trỏ
Backspace Xoá ký tự bên trái con trỏ
Spacebar Chèn ký tự trống ngay vị trí con trỏ nhập
Home Đưa con trỏ về đầu dòng hiện tại
End Đưa con trỏ về cuối dòng hiện tại
Ctrl + Home Đưa con trỏ đến vị trí đầu tiên của tài liệu
Ctrl + End Đưa con trỏ đến vị trí cuối cùng của tài liệu
Page Up Dịch chuyển con trỏ lên 1 trang màn hình
Page Down Dịch chuyển con trỏ xuống 1 trang màn hình
Insert Chuyển đổi chế độ chèn\ghi đè

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 12
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chú ý: Nguyên tắc khi nhập văn bản


• Không dùng dấu cách (spacebar) để chỉnh dòng, chỉnh đoạn. Không nên
để hai hoặc nhiều hơn dấu cách liền nhau.
• Các dấu chấm, phẩy, chấm phẩy đi liền với từ trước nó.
• Sau dấu chấm, phẩy, chấm phẩy phải có khoảng trắng.
• Nháy đơn, kép, ngoặc móc đi liền ký tự đầu và cuối.
• Chỉ nhấn Enter khi hết đoạn
2. Thao tác trên khối văn bản
a.Chọn khối văn bản
Để thực hiện các thao tác khác đối với khối văn bản trước tiên cần phải
thao tác chọn khối văn bản.
- Chọn 1 đoạn:
Cách 1: Chọn điểm đầu, nhấn Shift, chọn điểm cuối.
Cách 2: Dùng chuột bôi đen từ điểm đầu à điểm cuối
- Chọn vùng văn bản: Ở vùng bên trái văn bản con trỏ có dạng
- Chọn 1 dòng: nhấp chuột trái.
- Chọn nhiều dòng liên tiếp: drag chuột.
- Chọn 1 Paragraph: nhấp đôi chuột
- Chọn toàn bộ: Edit à select all hoặc Ctrl+A
b. Sao chép khối văn bản
Việc sao chép khối văn bản sẽ cho ta kết quả là một hay nhiều khối văn
bản mới có nội dung hoàn toàn giống với nội dung của khối văn bản ban đầu.
Để sao chép cần thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn khối văn bản cần sao chép/
Bước 2: Từ Menu EDIT-> COPY hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL + C

hoặc click chuột vào biểu tượng trên thanh Standard.


Bước 3: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần sao chép đến.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 13
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 4: Từ Menu EDIT-> PASTE hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL + V

hoặc click chuột vào biểu tượng trên thanh Standard.


* Có một cách sao chép nhanh chóng: Chọn khối văn bản cần sao chép, nhấn
phím CTRL đồng thời drag chuột đến vị trí mới.
c. Di chuyển khối văn bản:
Việc di chuyển khối văn bản sẽ cho ta kết quả là một hay nhiều khối văn
bản mới có nội dung hoàn toàn giống với nội dung của khối văn bản ban đầu
nhưng khối văn bản ban đầu sẽ bị mất đi. Để di chuyển cần thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn khối văn bản cần sao chép
Bước 2: Từ Menu EDIT-> CUT hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL + X

hoặc click chuột vào biểu tượng trên thanh Standard.

Bước 3: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần di chuyển đến.


Bước 4: Từ Menu EDIT-> PASTE hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL + V

hoặc click chuột vào biểu tượng trên thanh Standard.


* Có một cách di chuyển nhanh chóng: Chọn khối văn bản cần di chuyển, drag
chuột đến vị trí mới.
3. Thiết lập Tab
Tab là một thuộc tính của đoạn văn bản, đặt tab là tạo ra một điểm dừng
tại một vị trí xác định theo phương ngang. Thông thường ta nhấn phím Tab trên
bàn phím thì con trỏ soạn thảo sẽ dịch chuyển một đoạn theo mặc định. Để điều
khiển khoảng dịch chuyển của con trỏ, ta cần đặt trước điểm dừng tab theo thao
tác sau:
Từ Menu FORMAT-> TAB, xuất hiện hộp thoại:

Nhập vị trí điểm dừng Tab Giá trị dừng Tab mặc định

Chọn canh lề cho điểm dừng Tab


Chọn kí hiệu xuất hiện từ vị
trí nhấn Tab đến điểm dừng

Chấp nhận thiết lập điểm dừng Tab Xoá tất cả các điểm dừng Tab

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 14
Xoá một điểm dừng Tab
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chú ý: Có thể đặt điểm dừng Tab nhanh trên thanh thước ngang:

Nơi chọn lề canh Các điểm dừng đã thiết lập

Lề canh cho điểm dừng Tab thông thường có các dạng sau:

: Tượng trưng cho lề trái

:Tượng trưng cho lề phải

: Tượng trưng cho lề giữa


Hiệu chỉnh Tab:
- Đánh dấu chọn các đoạn văn bản đã được đặt Tab.
- Kéo một kí hiệu Tab trên thước ngang để thay đổi vị trí dừng Tab tức
thì đoạn văn bản được đặt Tab di chuyển theo.
- Kéo một kí hiệu Tab xuống dưới thước để gỡ bỏ Tab đã đặt tức thì
đoạn văn bản được đặt Tab di chuyển đến vị trí dừng Tab tiếp theo.
- Kéo tất cả kí hiệu Tab xuống dưới thước để bỏ Tab đã đặt lúc đó đoạn
văn bản sẽ được đặt Tab có vị trí dừng mặc định (có đểm dừng cách đều 0.5").
Một số ứng dụng của việc đặt tab:
• Tạo tiêu đề công văn.
• Tạo các dạng bảng biểu đơn giản, ví dụ:
STT Họ và tên Ngày sinh Lương
1 Lê Thị Uyên 12/05/80 350000
2 Nguyễn Phong 03/12/79 700000
3 Hoàng Lê 15/05/82 1000000

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 15
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tạo các mẫu để điền thông tin: sử dụng leader để tạo các dấu chấm
động, ví dụ:
Họ tên:.................................................... ......................
Ngày sinh:............................................................... ......
Quê quán:.................................................................... ..
1.2.3. Các kỹ năng định dạng văn bản
1. Định dạng đơn giản
Việc định dạng đơn giản áp dụng cho các ký tự sẽ cho phép chúng ta
soạn thảo các mẫu văn bản với nhiều cách thể hiện các ký tự khác nhau, thao
tác như sau:
Bước 1: Chọn khối văn bản cần định dạng.
Bước 2: Từ Menu FORMAT->
FONT, xuất hiện hộp thoại:
• Tab FONT: dùng để định dạng
font chữ cho khối văn bản đã
chọn. Gồm các thuộc tính sau:
o Mục Font: Chứa danh sách
font chữ hiện có trong hệ
thống, từ đây chúng ta xác
định font chữ cần thể hiện.
o Mục FontStyle: danh sách
các kiểu thể hiện của font
đã chọn, gồm:
 Regular
 Italic
 Bold
 Bold and Italic
o Mục Size: Cho phép lựa chọn kích thước cho font chữ thể hiện.
o Mục Font Color:Cho phép lựa chọn màu sắc cho font chữ thể
hiện.
o Mục Underline Style: Cho phép lựa chọn kiểu gạch chân cho font
chữ thể hiện, gồm các kiểu sau:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 16
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

 None: Không gạch dưới


 Single: gạch dưới một nét
 Words Only: chỉ gạch dưới từng từ
 Double: gạch dướ i nét đôi
 Dotted: gạch dưới bằng dấu chấm
 Dash: gạch dưới bằng nét đứt
 Thick: gạch dưới bằng nét dày
 …
o Mục Underline Color: Cho phép lựa chọn màu cho kiểu gạch
chân của font chữ thể hiện.
o Mục Effect: Cho phép lựa chọn thuộc tính của ký tự trong khối
văn bản:
 Strikethrough (gạch ngang qua text)
 Superscrip (chỉ số trên): x2
 Subsrcip (chỉ số dưới) : H2O
 Hidden : che dấu text không cho hiển thị và không in ra
 Small caps (các chữ hoa nhỏ): các chữ hoa nhỏ
 All caps ( tẤt cẢ ĐỀu hoa)
 …
• Tab CHARACTER SPACING: Dùng
để định dạng kiểu co ký tự trong khối
văn bản, bao gồm các định dạng sau:
o Scale: Co ký tự trong khôi văn
bản theo chiều ngang.
o Spacing: Khoảng cách giữa các ký tự của một từ trong khối văn
bản.
o Position: Vị trí xuất hiện của ký tự cần định dạng đối với các ký
tự khác trong khối văn bản.
• Tab TEXT EFFECT: Dùng để định dạng hiệu ứng hoạt hình cho khối
văn bản.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 17
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chú ý: Chúng ta có thể định dạng ký tự cho khối văn bản một cách nhanh
chóng dựa vào thanh định dạng Formatting:

Định dạng Font Định dạng kích thước Màu chữ

In đậm (Ctrl+B) In nghiêng (Ctrl+I) Gạch chân (Ctrl+U)

2. Định dạng đoạn văn bản


Định dạng cho đoạn văn bản ngoài cách định dạng ký tự cho đoạn văn
bản như đã trình bày ở trên, đoạn văn bản còn có những thuộc tính như: khoảng
cách giữa các đọan, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, canh lề cho
đoạn...Để định dạng cho các thuộc tính trên của đoạn ta thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng.
Bước 2: Từ Menu FORMAT->PARAGRAPH, xuất hiện hộp thoại:
• Alignment: Gióng hàng cho toàn bộ
đoạn văn bản, gồm các kiểu sau:
o Left: Gióng thẳng hàng theo
bên trái.
o Right:Gióng thẳng hàng theo
bên phải.
o Centered: Gióng thẳng hàng
từ giữa.
o Justified:Gióng thẳng hàng
theo hai bên.

• Identation: Định dạng cho dòng đầu tiên đối với các dòng khác trong
đoạn văn bản, gồm các dạng sau:
o Left (Indent Left): Khoảng cách bên trái của đoạn văn bản định
dạng đối với lề trái.
o Right (Indent Right): Khoảng cách bên phải của đoạn văn bản
định dạng đối với lề phải.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 18
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

o Special: Định dạng cho dòng đầu tiên đối với các dòng khác
trong đoạn:
 None: Không định dạng.
 First line: Định dạng cho dòng đầu tiên.
 Hanging:Định dạng cho các dòng khác trong đoạn.
• Spacing: Định dạng khoảng cách cho đoạn văn bản cần định dạng đối
với các đoạn văn bản khác, có các dạng sau:
o Before: Khoảng cách với đoạn trước.
o After: Khoảng cách với đoạn sau.
o Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn.
Chú ý: Chúng ta có thể
+ Định dạng cho đoạn văn bản nhanh dựa vào thanh thước ngang:

Indent Left First Line Indent Right


Indent

Hanging Indent

+ Định dạng gióng hàng cho Left Cente Right Justifi


đoạn nhanh dựa vào các biểu tượng r ed
trên thanh Formatting:
1.2.4 Tạo Bullets và numbering
Với thao tác này chúng ta có thể soạn thảo các đoạn trong văn bản như
một danh sách có 3 kiểu danh sách: danh sách có thứ tự, danh sách không có
thứ tự và danh sách lồng nhau. Chúng ta thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn các đoạn văn bản cần tạo.
Bước 2: Từ Menu FORMATà BULLET AND NUMBERING, xuất
hiện hộp thoại:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 19
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tab Bulleted: Cho phép chúng ta


tạo ra danh sách không có thứ tự,
theo mặc định hệ thống sẽ đưa ra
các kiểu danh sách như hình vẽ.
o Nút Picture: Cho phép lấy
các mẫu ký hiệu từ hình ảnh
đã thiết kế sẵn.
o Nút Customsize: Cho phép
định dạng lại kiểu xuất hiện của ký tự đanh đầu danh sách.
o Nút Reset: Cho phép lấy lại các mẫu danh sách của hệ thống.
• Tab Numbered: Cho phép chúng ta
tạo ra danh sách có thứ tự, theo mặc
định hệ thống sẽ đưa ra các kiểu
danh sách như hình vẽ.
o Nút Restart Number: Cho
phép khởi tạo lại thứ tự ban
đầu trong danh sách.
o Nút Continue Previous List:
Cho phép tạo ra mục tiếp
theo trong danh sách.
o Nút lệnh Custumize: Cho phép định lại kiểu của danh sách.

Chú ý:
Chúng ta có thể thực hiện thao tác này
nhanh chóng bằng cách click chuột vào biểu
Numbere Bulleted
tượng trên thanh Formatting. Khi một đoạn
d
văn bản được trình bày theo kiểu numbering và bullets thì biểu tượng này sẽ
lõm xuống. Muốn huỷ bỏ kiểu trình bày này ta chỉ cần click chuột vào biểu
tượng tương ứng.

1.2.5. Tạo đường bao và tô bóng

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 20
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Thao tác này cho phép chúng ta thiết kế một đoạn văn bản có khung
viền bao quanh, màu nền cho văn bản,…mục đích làm nổi bật một khối văn
bản, thường áp dụng cho các tiêu đề chương, bài,… Thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần tạo.
Bước 2: Từ Menu FORMAT à BORDERS AND SHADING…, xuất
hiện hộp thoại:
• Tab BORDERS: Dùng để định
dạng khung viền cho đoạn văn
bản, với các thành phần sau:
o Setting: Danh sách các
dạng khung viền.
o Style: Danh sách các kiểu
đường viền.
o Color: Màu sắc của đường viền.
o Width: Độ rộng của đường viền.
• Tab PAGE BORDER: Dùng để
định dạng khung viền cho trang
giấy, tương tự như định dạng
khung viền cho đoạn văn bản.
• Tab SHADING: Dùng để định
dạng màu nền cho đoạn văn bản,
gồm các kiểu định dạng sau:
o Fill: Định dạng màu nền
cho đoạn
o Patterns: Tạo lưới trên nền fill bằng cách chọn màu (color) và
kiểu (style).
Chú ý: Chúng ta có thể tạo khung viền
và màu nên cho đoạn văn bản dựa vào
thanh công cụ Tables and Borders
1.2.6. Chia văn bản thành nhiều cột
Muốn trình bày văn bản theo nhiều cột trên cùng một trang như dạng
báo chí ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần chia cột.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 21
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 2: Từ Menu FORMAT->COLUMN, xuất hiện hộp thoại:


• Preset: Danh sách các mẫu chia cột
của hệ thống. Để chọn mẫu nào bạn
click chuột vào mẫu đó nếu không
bạn có thể nhập số cột cần chia ở ô
Number of columns.
• Line between: Chấp nhận đường
phân cách ở giữa các cột.
• Width and spacing: Định dạng
khoảng cách và độ rộng giữa các
cột.
• Equal column width: Chấp nhận khoảng cách và độ rộng giữa các cột
bằng nhau.
Chú ý: Chúng ta có thể chia cột cho đoạn văn bản dựa trên biểu tượng column

trên thanh Standard.


1.2.7. Tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản
Để tạo chữ cái lớn ở đầu đoạn, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt con trỏ tại đầu đoạn văn bản cần tạo
Bước 2 : Vào menu FORMAT àDROP CAP, xuất hiện hộp thoại

Danh sách các mẫu

Chọn font chữ cho ký tự rơi

Chọn số dòng rơi xuống

Khoảng cách từ ký tự rơi đến


các ký tự khác trong đoạn

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 22
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.2.8. Tạo và quản lý các Style


Style là một nhóm các định dạng được thiết lập sẵn từ trước giúp người
dùng có thể định dạng nhanh chóng một đoạn văn bản hoặc một từ một cách
thích hợp và chuyên nghiệp.
1. Tạo một Style
Tạo một Style ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu FORMAT->STYLE, xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Click chuột vào nút New để tạo một style mới, hộp thoại New
Style xuất hiện:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 23
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 3: Đặt tên cho style mới bằng cách gõ tên vào hộp văn bản dưới ô
Name.
Bước 4: Chọn kiểu Style trong hộp lựa chọn Style Type, có hai loại
Style: paragraph (cho cả đoạn văn bản) và word (cho một từ). Nếu không thiết
lập thuộc tính cho Style vừa tạo thì Word sẽ lấy các thuộc tính mặc định đã
được đặt trước đó. Để thiết lập ta click chụôt vào nút Format, sau đó chọn các
thành phần cần thiết lập gồm có:
• Font: thiết lập định dạng font chữ,...
• Paragraph: thiết lập định dạng cho các đoạn văn bản.
• Tabs: định dạng các kiểu tab.
• Border: định dạng các đường viền.
• Language: định dạng ngôn ngữ.
• Frame: định dạng khung.
• Numbering: định dạng các kiểu bullet và numbering.
Bước 5: Sau khi thiết lập xong các thuộc tính cho Style, click vào nút OK
để đồng ý tạo một Style mới và thoát khỏi hộp thoại New Style hoặc click nút
Cancle để thoát khỏi hộp thoại.
2. Gán Style cho mẫu đã được định dạng
Để gán Style nhanh chóng cho một mẫu đã được định dạng ta thao tác
như sau:
Bước 1: Đặt con trỏ vào đoạn văn bản mẫu mà bạn muốn gán cho Style
mới.
Bước 2: Click vào
hộp lựa chọn Style trên
thanh Formatting.
Bước 3: Xoá tên
của Style cũ và gõ lại tên cho Style mới.
Bước 4: Nhấn Enter để ghi lại Style mới.
Chú ý: Nếu tên mới trùng với tên một Style có sẵn trong hộp danh sách, đoạn
văn bản sẽ dịch chuyển định dạng theo định dạng của Style cũ.
3. Điều chỉnh Style

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 24
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Nhiều khi ta muốn chỉnh sửa các thuộc tính của một Style đang có sẵn
chứ không cần tạo một loại Style mới. Ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu FORMAT->STYLE, xuất hiện hộp thoại:
Bước 2: Chọn một Style cần sửa đổi thuộc tính trong danh sách các
Style dưới ô Style. Để chọn các Style khác ta có thể thay đổi các lựa chọn trong
hộp lựa chọn dưới ô List.
Bước 3: Click chọn nút Modify, hộp thoại Modify Style xuất hiện,

Bước 4: Click vào nút Format để chọn chỉnh sửa các thành phần (tương
tự như tạo một Style mới).
Bước 5:Click vào nút OK để cập nhật các chỉnh sửa cho Style, click vào
nút Cancle để thoát khỏi hộp thoại Modify Style.
Chú ý: Khi chỉnh sửa thuộc tính của một Style một số thành phần trong hộp
thoại Style không thể chỉnh sửa được vì đây là những thuộc tính cố định cho
một Style khi nó được tạo ra.
4. Quản lý các Styles
Thao tác này cho phép chúng ta chọn một văn bản khác có chứa những
style thích hợp để sao chép và sử dụng trong văn bản hiện thời. Để thực hiện
điều đó ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu FORMAT->STYLE
Bước 2: Click vào nút Organizer, hộp thoại Organizer xuất hiện:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 25
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 3: Chọn tab Style, trong tab này danh sách bên trái chứa các Style
của file hiện thời còn danh sách bên phải chứa các Style của file khác (mặc
định là Normal.dot).
Bước 4:Chọn thuộc tính cần sao chép bằng cách click vào tên Style đó
và click vào nút Copy, thuộc tính sẽ được sao chép vào danh sách các Style của
file kia.
Ngoài ra chúng ta có thể xoá hoặc đổi tên các Style bằng cách chọn
Style cần thao tác rồi click vào nút Delete hoặc Rename.
Để thiết lập Style cho một đoạn văn bản:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản.
Bước 2: Chọn một Style trong danh sách các Style nằm trên thanh
Formatting.
1.2.9. Tìm kiếm và thay thế văn bản
1. Tìm kiếm văn bản
Để tìm kiếm một ký
tự, một nhóm các ký tự
trong văn bản hiện tại ta
thực hiện như sau:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 26
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 1: Từ Menu EDIT->FIND (hoặc nhấn CTRL+F), xuất hiện hộp


thoại.
Bước 2: Nhập nội dung cần tìm vào ô Find what.
• Nút More: Cho phép hiển thị mục Search Options, sau khi chọn nút
More chuyển thành nút Less. Để tắt mục Search Options ta chọn lại nút
Less.
• Search: Cho phép tìm kiếm cả văn bản (All), tìm từ vị trí con trỏ đến
cuối văn bản (Down), tìm kliếm từ vị trí con trỏ đến đầu văn bản (Up).
• Match case: Tìm kiếm có phân biệt chữa hoa và chữ thường.
• Use Wildcard: Cho phép tìm kiếm với các ký tự đại diện. Chúng ta có
thể sử dụng ký tự * thay cho một xâu ký tự, ký tự ? thay cho một và chỉ
một ký tự.
• ....
Sau khi đã chuẩn bị xong, click chọn nút Find Next, Word sẽ bắt đầu quá
trình tìm kiếm, nếu tìm ra từ thoã điều kiện từ đó sẽ được đánh dấu chọn trong
văn bản và chờ chúng ta quyết định có tiếp tục tìm kiếm nữa không. Nếu muốn
tiếp tục tìm thì click vào nút Find Next, click nút Cancle để không thực hiện
việc tìm kiếm.
2. Tìm và thay thế văn bản
Để thay thế một ký tự, một nhóm các ký tự thành một ký tự hay nhóm
các ký tự mới trong văn bản hiện tại, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu EDIT->REPLACE (hoặc nhấn CTRL+H), xuất hiện
hộp thoại.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 27
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 2:
- Nhập nội dung cần thay thế vào ô Find what.
- Nhập nôi dung thay thế vào ô Replace with.
Sau khi đã chuẩn bị xong, click chọn nút Find Next, Word sẽ bắt đầu
quá trình tìm kiếm, nếu tìm ra từ thoã điều kiện từ đó sẽ được đánh dấu chọn
trong văn bản và chờ chúng ta quyết định.Nếu muốn thay thế thì click vào nút
Replace, click nút Cancle để không thực hiện việc thay thế.
1.2.10. Tính năng AutoCorrect
1. Thêm một từ viết tắt
Chức năng cho phép chúng ta gán một nhóm các ký tự bởi một nhóm ký
tự đại diện (dễ nhớ), mục đích giúp ta tiến hành soạn thảo một cách nhanh
chóng khi văn bản có xuất hiện nhiều của một nhóm ký tự nào đó. Ta thực hiện
như sau:
Bước 1: Từ Menu TOOL->AUTOCORECT, xuất hiện hộp thoại chọn
tab Autocorect,

Bước 2: Nhập nhóm ký tự đại diện vào ô Replace; nhập nhóm các ký tự
cần gán.
Bước 3: Click nút Add để thêm, sau đó nếu muốn tiếp tục gán ta thực
hiện lại bước 2 và bước 3 rồi chọn OK ngược lại chọn nút Cancle.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 28
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Xoá đi một từ viết tắt


Để xoá một từ viết tắt, ta thao tác như sau:
Bước 1: Từ Menu TOOL->AUTOCORECT, xuất hiện hộp thoại, chọn
tab Autocorect
Bước 2: Nhập nhóm ký tự đại diện vào ô, lúc đó nhóm các ký tự được
gán xuất hiện phía dưới ô With và có vệt sáng màu xanh.
Bước 3: Click vào nút Delete để xoá, sau đó nếu muốn tiếp tục xoá ta
thực hiện lại bước 2 và bước 3 rồi chọn OK ngược lại chọn nút Cancle.

3. Các tuỳ chọn về sửa lỗi chính tả


Để có thể thay đổi các tuỳ chọn về sửa lỗi chính tả, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu TOOL->AUTOCORECT, xuất hiện hộp thoại, chọn
tab Autocorect
Bước 2: Chọn
• Correct Two Initial Capitals: Tự động sửa lỗi nếu gặp hai ký tự in hoa
gần kề trong một từ. Ví dụ: TIn Học -> Tin Học.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 29
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Capitalize first letter of setences: Tự động sửa ký tự đầu tiên của câu
thành hoa. Ví dụ: Đi học. học càng nhiều ->Đi học. Học càng nhiều.
• Capitalize names of days: Tự động sửa lỗi một từ là một ngày trong
tuần.
1.2.11. Chèn ký tự đặc biệt
1. Chèn ký tự đặc biệt
Để chèn ký tự đặc biệt vào văn bản, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Từ Menu INSERT->SYMBOL, xuất hiện hộp thoại chọn tab
Symbol
Bước 2: Chọn
nhóm ký hiệu ở mục
lựa chọn Font, lúc đó
các ký con thuộc danh
sách sẽ xuất hiện ở
bảng dưới.
Bước 3: Click
vào ký hiệu muốn
chèn (lúc này ô chứa ký hiệu sẽ có vệt sáng), nhấn nút Insert. Nếu bạn muốn
chèn ký hiệu đó nhiều lần bạn chỉ cần click bấy nhiêu lần vào nút Insert.
Trường hợp muốn chèn ký hiệu khác, đơn giản bạn click vào ô chứa ký
hiệu khác rồi thực hiện thao tác như trên. Click vào nút close nếu không muốn
chèn nữa.
2. Gán tổ hợp phím
nóng cho ký tự đặc biệt
Để gán tổ hợp
phím nóng cho ký tự
đặc biệt ta thực hiện
như sau:
Bước 1: Từ
Menu INSERT-
>SYMBOL, xuất hiện
hộp thoại chọn tab
Symbol

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 30
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 2: Chọn nhóm ký hiệu ở mục lựa chọn Font, lúc đó các ký con
thuộc danh sách sẽ xuất hiện ở bảng dưới.
Bước 3: Click vào ký hiệu muốn gán tổ hợp phím nóng, click chọn nút
shortcut key, xuất hiện hộp thoại
• Press new shortcut key: Nhấn tổ hợp phím tắt.
• Current keys: Danh sách các tổ hợp phím tắt đã được định sẵn.
• Assign: Đăng ký tổ hợp phím đã nhập.
1.2.12. Soạn thảo công thức toán học
Với thao tác này cho phép ta tạo văn bản dạng công thức toán học, thực
hiện như sau:
Từ Menu INSERT->OBJECT, xuất hiện hộp thoại Object:

- Chọn Microsoft Equation 3.0 nhấn OK xuất hiện thanh công cụ.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 31
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1:
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ GÌ?
Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là các kỹ thuật máy tính và
viễn thông-nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mỗi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý nhà
nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt
động kinh tế xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ
Điện tử-Tin học-Viễn thông và Tự động hóa.
Câu hỏi:
Hãy nhập nội dung trên vào một file văn bản và đặt tên là cntt.doc.
Mở tại file cntt.doc và lưu file này dưới dạng một tên khác là baitap.doc
Bài 2:
BILL GATES-ÔNG VUA PHẦN MỀM
Cuộc đời và số phận mỗi con người luôn luôn vẫn là điều bí ẩn hấp dẫn
và mấy ai có thế nắm bắt được thiên cơ? Liệu một nhà tưởng số hay một nhà
ngoại cảm khi nhìn bức ảnh nhỏ của cậu bé Bill Gates 3 tuổi có thể nói được
điều trùng hợp với những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của con người này?
Phải chăng ngay từ thưở đó là biết mơ đến việc làm phần mềm cho máy tính?
Không, cậu bé trong ảnh đang say mê xem truyện tranh (cũng giống như bất kỳ
cậu bé nào khác ở lứa tuổi đó) trong ngôi nhà của gia đình cậu ở Seattle (Mỹ).
Quảng đời niên thiếu của Bill Gates chỉ chứng tỏ một điều nổi bật: Cậu bé thật
sự say mê toán học và có trí nhớ đáng kinh ngạc.
Năm 1968, ở tuổi 13, Bill Gates bắt đầu làm quen với thế giới tin học.
Đó là thời kỳ của những máy tính thế hệ thứ ba với mạch tích hợp bán dẫn, với
các hệ điều hành đa chương trình, đa xử lý mạnh mẽ và mềm dẻo, các ngôn
ngữ bậc cao “vang bóng một thời” ALGON, FORTRAN, COBOL,… Đời sinh
viên của Bill đã chứng kiến một sự kiện vĩ đại của cách mạng tin học: sự ra đời
của máy tính. Từ năm 1974 bắt đầu xuất hiện các máy tính 8 bit đầu tiên và bộ
xử lý Intel 8080, trong đó máy tính Altair. Nhận thấy sản phẩm phần mềm hệ

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 32
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

thống đầu tiên cảu nhà tien học trẻ chào đời: Ngôn ngữ lập trình Basic cho máy
tính, cùng với chương trình thông dịch.Kết quả sang tạo được thị trường chấp
nhận đã làm này nở khát vọng thành đạt, và chỉ 6 tháng sau, tức là vào tháng
8/1975, chàng sinh viên Bill Gates quyết định thành lập một hãng riêng với tên
gọi MICROSOFT-tức phần mềm vi tính.
Câu hỏi:
Nhập nội dung trên vào một file văn bản và đặt tên cho fiel văn bản là
billgates.doc.
Hiển thị văn bản ở dạng Normal, Web Page, Print Layout.
Lưu file này dưới một tên mới là bt2.doc.
Bài 3:
Công ty COMPWORK
111 Hai Bà Trưng, Q.3, Tp HCM
Tel: 822222333
HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT KHẨU
Hôm nay, ngày…tháng…năm (tự điền ngày hiện tại), đại diện hai bên gồm:
Bên A: Công ty AAA
Do ông: Trần A, Giám đốc làm đại diện
Bên B: Công ty CCC
Do ông: Phạm C, Phó Giám đốc làm đại diện
Sau khi đã thảo luận hai bên ký hợp đồng ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác
xuất khẩu gồm các điều khoản sau:
Điều 1: Tên hang-Số lượng-Giá cả
Bên A uỷ thác cho bên B xuất khẩu mặt hàng bàn ghế mây đúng theo
Packinglist của bên A gởi bên B ngày 02 tháng 10 năm 2005
Điều 4: Điều khoản thi hành
Hai bên cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản qui định
trong hợp đồng. Trong khi thực hiện nếu có gì khó khăn trở ngại hai bên sẽ gặp
nhau bàn bạc giải quyết bổ sung băng phụ kiên hợp đồng mới có hiệụ lực thi
hành.
Hợp đồng được lập thành 6 bản, mỗi bên giữ 3 bản có giá trị ngang nhau
và có hiệu lực đến ngày 30/12/2005.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 33
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A


Điều 3: Phương pháp giao nhận
Hàng được giao nhận tại cảng Tp Hồ Chí Minh. Mọ chi phí về vận
chuyển, bốc xếp và các chi phí phát sinh khác đều do bên A chịu.
Điều 2: Qui cách-Phẩm chất
Bên A sản xuất ghế mây đúng theo qui cách phẩm chất của khách hang
yêu cầu và bên A chịu trách nhiệm về chất lượng hang hoá của mình sản xuất
đến tay người tiêu dùng.
Câu hỏi:
Lưu văn bản này vào một file mới, định dạng và đặt tên file đó là Hopdong.doc
Di chuyển và sao chép khối:
Những điều khoản trong bản hợp đồng trình bày được sắp xếp một cách lộn
xộn, bạn hãy di chuyển các khối văn bản để bố trí lại các điều khoản cho đúng.
Sao chép khối “Hôm nay, ngày…” xuống cuối văn bản.
Bài 4:
Gõ và định dạng phiếu đăng ký dưới đây vào một file có tên là dangky.doc
SỞ GT CÔNG CHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Công ty cấp nước
Số:…………/CN
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm…

ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG NƯỚC

I. PHẦN NGƯỜI SỬ DỤNG NƯỚC GHI


1. Hợp đồng:
2. Danh bộ:
3. Địa chỉ đặt TLK: Số
4. Họ tên trên hoá đơn:
5. Tài khoản số: Ngân hàng:
II. PHẦN CÔNG TY CẤP NƯỚC GHI
Định mức sử dụng nước:................................... .................................

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 34
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

MS/SDN:......................................................................... ...................
MSCQ:................................ ..........TLK cỡ:................................ ........
Giá biểu:
- Trong định mức:.........................
- Vượt định mức:...........................
Bài 5:
CON ÑÖÔØNG ÑEÁN TRÖÔØNG
Moät chieàu ñi treân con ñöôøng naøy. Hoa ñieäp vaøng
traûi döôùi chaân toâi. Ngaäp ngöøng trong toâi nhö thaàm
hoûi: ÑÖÔØNG VEÀ TRÖÔØNG OÂI SAO LAÏ QUÙA!
Moät chieàu ñi treân con ñöôøng naøy. Bao kæ nieäm
chôït soáng trong toâi. Veà laïi treân saân ngoâi tröôøng naøy.
Coøn ñaâu ñaây noåi nhôù voâ bôø .
Nhôù nhôù nhöõng ngaøy nôi ñaây. Cuøng baïn beø
soáng döôùi maùi tröôøng naøy. Nhôù tieáng noùi thaày coâ
chaép caùnh ta bay, bay vaøo cuoäc soáng.
Nhôù maõi muøa thi qua. Laø moät laàn ghi daáu trong
cuoäc ñôøi. Nhôù gheá ñaù haøng caây laøm baïn cuøng toâi
moãi laàn ñeán tröôøng. Nhôù maõi ngaøy chia tay. Nuï cöôøi
coøn xao xuyeán loøng ai. Nhôù maõi ngaøy chia tay. Nuï cöôøi
coøn xao xuyeán loøng ai. Nhôù maõi ngaøy chia tay.
Cuøng baïn beø ñi ñeán mieàn xa.
Caâu hoûi:
Ñònh daïng font chöõ cho caùc ñoaïn vaên baûn treân.
Löu vôùi teân tuyø yù.

Bài 6:

Microsoft Word For


Windows

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 35
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Microsoft Word 6.0 là một hệ Một tập hợp rất nhiều các tập tin
chương trình ứng dụng có nhiều khuôn mẫu, Winzard cùng với các
chức năng mạnh trong soạn thảo và kiểu trình bày phong phú chuẩn bị
trình bày văn bản, sử dụng các ưu sẵn có thể làm cho bạn them công cụ
điểm trong môi trường Windows, trong quá trình làm việc từ đó bạn có
cho phép nâng lên một bước mới thể tạo nhanh các tài liệu của mình.
trong công tác văn phòng. Việc tạo Các thao tác sử dụng các chức năng
các liên kết chặt chẽ với các trình trong Microsoft Word được đơn giản
ứng dụng riêng biệt khác như: hoá và ngày càng dễ hiểu và dễ sử
Microsoft Graph, Microsoft Excel, dụng nhờ các chức năng hiển thị
Equation Editor,… cho phép thước đo, các lề, mép biên và tập hợp
Microsoft Word 6.0 có được một lạot nhiều nút biểu tượng chứa các lệnh
các chức năng kỹ xảo tiến tiến, đặc và các cụm lệnh trong Microsoft
biệt trong các thao tác soạn thảo và Word.
trình bày các tài liệu.

Bài 7:
RỪNG XÀ NU

R
ừng xà nu là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung
Thành và của văn học hiện đại về đề tài chiến tranh cách mạng nói
chung, về làng Xô man, một vùng đất với những con người dũng cảm,
bất khuất của Tây Nguyên nói riêng. Truyện ngắn rất tiêu biểu cho “khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mãn” của văn họcViệt Nam thời kỳ 1945 – 1975 .
Nét đặc sắc của rừng xà nu là tả cảnh của nhà văn rất độc đáo. Hình tượng
cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nó nói lên sức sống bền vững, quật khởi của
người dân làng Xô Man. Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng
điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ
nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần đến như vậy…
Bài 8:
CÓ HAI LĂNG MỘ VÕ TÁNH

V õ Tánh sinh
năm 1768
tại tỉnh Trấn
Biên tức Biên Hòa
(Đồng Nai bấy giờ),
năm 20 tuổi chiêu mộ
nghĩa quân “trừ gian
diệt ác”; đánh dẹp bọn
côn đồ cướp bóc

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 36
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

quanh vùng. Dân địa Tây Sơn dưới quyền Minh Mạng truy
phương mến mộ đã bỏ chỉ huy của hai tướng phong tước Hoài
tiền đúc khí giới để Trần Quang Diệu và Quốc công, nên sau
ông và nghĩa quân bảo Võ Văn Dũng vây đó người ta quen gọi
vệ xóm làng. Sau ông thành suốt gần hai ông với danh Võ
xưng là Tổng Nhung năm, vì lương thực Quốc công).
tại vùng Hóc Môn, rồi cạn, Võ Tánh sai Cũng năm ấy,
kếo quân chiếm Gò người đưa thư cho theo lời thỉnh cầu của
Công, tiến quân về Trần Quang Diệu xin nhân dân Gia Định,
Gia Định đánh quân tha chết cho binh sĩ Gia Long ra sắc chỉ
Nguyễn Lữ(Tây sơn). trong thành. Sau đó lập miếu thờ Võ Tánh
Ông Cùng Đỗ Thành lệnh cho Bính đến tại thôn Phú Nhuận.
Nhơn, Châu Văn Tiếp thành Bình Định lấy Vua sai cai Bạ Đinh
được mệnh danh là áo mão cùng tro cốt Công Nhiêm và cai
“Gia Định tam hùng”. quân sĩ chất rơm dưới đội Tôn Thất của Võ
Võ Tánh theo lầu Bát Giác, rồi lên Tánh mang về chôn
Nguyễn Ánh từ năm lầu tự châm lửa tuẫn tại lăng mộ hiện nay
1788 lúc Nguyễn chạy tiết (ngày 07/07/1801, (có giả thiết cho rằng
trốn ra Phú Quốc. Ông tức 27/05 Tân Dậu). Gia Long cho hai cai
được phong khâm sai Trần Quang Diệu cảm bạ tạo một người sáp
chưởng cơ Hậu quân kích khí tiết của Võ giống Võ Tánh đêm
(ngang hàng Thống Tánh, nên tha chết cho chôn cất).
soái) và được Nguyễn các tướng sĩ trong Từ đầu thế kỉ
Anh gả em gái là thành và sai người 19, lăng Võ Tánh là
Công chúa Ngọc Du. mang hài cốt đã thiêu một tụ điểm tín
Cùng với Ngô Tùng cháy chôn cất tử tế. ngưỡng nổi bậc ở
Châu, ông lập nhiều Năm 1802, khi vùng Phú Nhuận(Gia
chiến công ở Phú Yên lên ngôi, Gia Long Định), với hai ngày lễ
và Khánh Hòa, được cho lập đền thờ Võ hội (giỗ “Ông” 27/05
quân Tây Sơn kiêng Tánh ngay trên nền Âm lịch và giỗ “Bà”
nể, gọi là “Hổ tướng”. đất cũ thành Bình Công chúa Ngọc Du
Năm 1799, Võ Tánh Định, và phong tặng 26/06 Âm lịch). Đến
cùng Ngô Tùng Châu các hàm Dục vận năm 1930, lăng còn
trấn giữ thành Bình công thần, Phụ quốc thờ áo mão, kiếm lệnh
Định, đại quân của Thượng tướng quân, của họ Võ.
tước Quận công (đời

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 37
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Câu hỏi
Tạo văn bản trên, lưu với tên votanh.doc
Tìm và thay thế từ “Công chúa” thành “Công nương”
Bài 9:
Tröôøng CÑCÑ Quaûng Ngaõi COÄNG HOØA XAÕ HOÄI CHUÛ
NGHÓA VIEÄT NAM
Trung taâm Tin hoïc Ñoäc laäp - Töï do -
Haïnh phuùc
---------o0o---------

THOÂNG BAÙO CHIEÂU


SINH - HEØ 2006

Trong dòp He ø2006. Trung taâm Tin hoïc Tröôøng CÑCÑ Quaûng
Ngaõi, seõ toå chöùc caùc lôùp hoïc sau :
 Lôùp Kyõ thuaät vieân
Lôùp Tin hoïc vaên phoøng
TIN HOÏC CHÖÙNG CHÆ A
Tin hoïc caên baûn
 Windows
 Winword
 Excel
Moïi chi tieát xin lieân heä vôùi Vaên phoøng Trung
taâm, taïi :
258 Tröông Quang Troïng  824004
Quaûng Ngaõi, ngaøy
01 thaùng 7 naêm 2006
P. Giaùm ñoác TT

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 38
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Baøi 10:
Duøng chöùc naêng Microsoft Equation 3.0 soaïn thaûo coâng
thöùc toaùn hoïc sau:
49
1 1 1 1 1
A = + + + ... + =∑
a.
3 5 7 99 i =1 2i + 1

−b+ ∆
X1 = X 2 =
b. 2a
Π
T = ∫ sin 2 ( x). cos( x)dx
Π
c. 2

d.
K = 2 x + 1 − (3x + 5)
a+b+c
S tg = p ( p − a )( p − b)( p − c) , p =
e. 2

M ( x) = ∫∫∫ ( x ( a −b )
+y ( z 2 −k 2 )
)
f.
b
I ( x) = ∫ 3 a 3 − b 3
g. a

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 39
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.3 Tạo lập bảng biểu trên Microsoft Word


Bảng biểu (Table) là một cách trình bày văn bản gồm các ô (Cell) có dạng
hàng (Row) và cột (Column).
1.3.1. Tạo cấu trúc bảng
1. Chèn bảng mới
Đặt con trỏ soạn thảo tại vị trí cần chèn bảng, từ Menu TABLE->INSERT
xuất hiện hộp thoại Insert Table, trong cửa sổ này:

Nhập số cột

Nhập số dòng

Nhập kích thước của cột

Tự động điều chỉnh kích thước


phù hợp với nội dung trong bảng
Tự động điều chỉnh độ rộng của cột
phù hợp với kích thước của màn hình
soạn thảo
Các mẫu bảng biểu của hệ thống

* Có thể chèn bảng nhanh bằng click vào biểu tượng Insert Table trên thanh
Standard, sau đó drag chuột để chọn dòng và cột thích hợp.
2. Sửa cấu trúc bảng
• Đánh dấu chọn:
o Chọn ô:Đặt con trỏ tại dòng cần chọn, vào menu Table à Select à
Cell.
o Chọn dòng (cột): Đặt con trỏ tại dòng cần chọn, vào menu Table
àSelect à Row(Column).
o Chọn cả bảng: Đặt con trỏ tại ô bất kì, vào menu Table àSelect à
Table.
Có thể dùng chuột để thực hiện thao tác chọn nhanh hơn:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 40
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

o Chọn ô: Di chuyển con trỏ chuột vào ô cần chọn, con trỏ có dạng

, click chuột để chọn ô.

o Chọn dòng: Di chuyển con trỏ chuột ở phía trái của dòng, con trỏ
có dạng , click chuột để chọn dòng.
o Chọn cột: Di chuyển con trỏ chuột lên trên đỉnh của cột, con trỏ có
dạng click chuột để chọn cột.
o Chọn cả bảng: Di chuyển con trỏ chuột
đển góc trái trên của bảng, lúc đó bảng
xuất hiện, click vào hộp chứa các mũi tên
như hình bên để chọn bảng.
• Thay đổi độ rộng cột (hàng)
Double click vào đường phân chia giữa 2 cột hàng) sẽ tự động giãn ra cho vừa
với số liệu.
Hoặc drag đường phân chia giữa 2 cột (hàng) đến kích thước phù hợp.
• Chèn thêm dòng, cột, ô
Đánh dấu chọn dòng, cột, ô
làm mốc, từ Menu TABLE
->INSERT, xuất hiện
submenu
o Columns to the Left:
Chèn thêm một cột về phái trái ô.
o Columns to the Right: Chèn thêm một cột về phái phải ô.
o Rows Above: Chèn thêm một dòng phía trên ô.
o Rows Below: Chèn thêm một dòng phía
dưới ô.
o Cell: xuất hiện hộp chọn Insert Cell
 Shift cells Right: Chèn thêm ô
bên trái ô đã chọn.
 Shift cells Down: Chèn thêm ô
bên trên ô đã chọn.
 Insert entire row: Chèn thêm một cột.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 41
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

 Insert entire column: Chèn thêm một dòng.


• Xoá dòng, cột, ô
Đánh dấu chọn dòng, cột, ô cần xoá, từ Menu TABLE -> DELETE, xuất
hiện submenu
o Table: xoá toàn bộ bảng.
o Columns: xoá cột được chọn.
o Rows: xoá dòng được chọn.
o Cells: xuất hiện hộp chọn Delete cells
 Shift cells Left: xoá ô và kéo
các ô cùng dòng sang trái.
 Shift cells up: xoá ô và kéo các
ô cùng cột lên trên.
 Delete entire Row: xóa dòng
chứa ô.
 Delete entire Column: xóa cột chứa ô.
3. Trộn ô
Thao tác này cho phép trộn nhiều ô lên tiếp nhau để được một ô duy nhất,
ta thực hiện như sau:
Chọn các ô cần trộn, từ Menu TABLE-> MERGE CELLS
* Muốn tách ô đã trộn thành nhiều ô: Chọn ô cần tách, từ Menu TABLE-> SPLIT
CELLS.
Chú ý: Chúng ta có thể thực hiện
trộn và tách ô một cách nhanh
chóng dựa vào thanh công cụ Table
and Borders
Ví dụ: bảng sau áp dụng trộn ô

Điểm
Stt Họ và tên Tổng Xếp loại
Word Excel
1 Hoàng Anh Tuấn 7 9 16 Giỏi

2 Trần Trung Dũng 4 5 9 Yếu

4. Vẽ bảng

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 42
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trong một bảng biểu phức tạp, đôi khi chúng ta cần có những đường kẻ và
những khoảng trắng thất thường, việc sử dụng công cụ Draw Table (vẽ bảng) sẽ
giúp chúng ta vẽ bảng biểu, bổ sung các đường kẻ vào một bảng biểu, ta thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trên thanh Table
and Borders, chọn dạng đường kẻ,
độ dày và màu sắc của đường kẻ.

Bước 2: Chọn công cụ Draw Table , con trỏ có dạng bút chì, kéo
chuột từ cạnh này sang cạnh khác để vẽ ra một bảng biểu (chỉ có một ô).
Sau khi vẽ xong, nhắp biểu tượng Draw Table để tắt tính năng cẽ bảng.
1.3.2. Định dạng bảng biểu
1. Định dạng dữ liệu trong ô
Dữ liệu trong các ô có thể được trình bày bằng các biểu tượng lệnh của
font, paragraph, Bullets and Numbering,...Ngoài ra, trong bảng biểu còn có
những lệnh riêng để trình bày cho các ô bằng cách dùng các biểu tượng lệnh trên
thanh Table and Borders:

Align Top Left Chữ trong ô nằm ở phía bên trái VÍ DỤ


trên đỉnh ô
Align Center Left Chữ trong ô nằm ở giữa phía bên
VÍ DỤ
trái theo chiều dọc
Align Bottom Chữ trong ô nằm ở phía bên trái
Left dưới đáy ô VÍ DỤ
Align Top Center Chữ trong ô nằm ở ở giữa phía trên VÍ DỤ
đỉnh ô
Align Center Chữ trong ô nằm ở giữa ô VÍ DỤ
Align Bottom Chữ trong ô nằm ở giữa phía dưới
Center đáy ô VÍ DỤ
Align Top Right Chữ trong ô nằm ở bên phải trên VÍ DỤ
đỉnh ô
Align Center Chữ trong ô nằm ở phía bên phải
VÍ DỤ
Right giữa ô

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 43
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Align Bottom Chữ trong ô nằm ở phía bên phải


Right dưới đáy ô VÍ DỤ

VÍ DỤ
Change text Thay đổi hướng của chữ trong ô
direction

2. Tô nền, kẻ viền
Để tô nền và kẻ đường viền cho bảng ta làm như sau:
Đánh dấu chọn toàn bộ bảng, sử dụng những biểu tượng lênh trên thanh
Tables and Border như:
• Line Style: Chọn dạng
đường kẻ.
• Line Weight: Chọn độ dày
của đường kẻ.
• Border Color: Chọn màu cho đường kẻ.
Chọn các lệnh tương ứng: Outsier Border, Top Border, Bottom Border,
Left Border, Right Border, All Border, Inside Border, ...
• Shading Color: Tạo màu nền cho ô được chọn
Chú ý: Nên tạo border cho toàn bộ bảng biểu trước, các chi tiết riêng trang trí
sau.
Ví dụ: Từ bảng biểu ở ví dụ trên ta có thể hoàn tất việc tạo khung viền và màu
nền cho bảng như sau

Điểm
Stt Họ và tên Tổng Xếp loại
Word Excel
1 Hoàng Anh Tuấn 7 9 16 Giỏi
2 Trần Trung Dũng 4 5 9 Yếu

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 44
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.3.3. Tính toán trên bảng


Các ô trong một bảng được xác định bởi giao của cột và dòng của nó trong
bảng và được tình theo quy tắc: cột từ trái sang phải được đánh thứ tự là A, B, C,
D,..., dòng từ trên xuống dưới được đánh số là 1, 2, 3,...
Ví dụ:

Điểm
Stt Họ và tên Tổng
Word Excel
1 Hoàng Anh Tuấn 7 9 ?
2 Trần Trung Dũng 4 5 ?
3 Lê Xuân Huy 7 6 ?

Tại ô cần tính toán, từ Menu TABLE->FORMULA, xuất hiện hộp


thoại Formula.
• Formula: Nhập tên hàm cần tính
toán.
• Numrber Format: Định dạng cho số
• Paste Function: Danh sách các hàm
tính toán như: Sum, Max, Min,
Average,...
* Một số từ được qui ước trước: LEFT (để tính về bên trái của ô chèn công thức),
RIGHT( để tính về bên phải ô chèn công thức), ABOVE (để tính về bên phía trên
của ô chèn công thức), BELOW(để tính về bên phía dưới của ô chèn công thức).
Đối với ví dụ trên tại ô tổng ta chèn công thức "=SUM(Left)"
1.3.4. Sắp xếp dữ liệu trên bảng
Ta có thể sắp xếp các hàng trong bảng theo thứ tự của một cột nào đó bằng
cách chọn cột cần sắp xếp, từ Menu TABLE->SORT, xuất hiện hộp thoại Sort:
• Sort by: Chọn cột cần sắp xếp (ưu
tiên 1).
• Type: Chọn kiểu dữ liệu trong ô.
• Ascending: Sắp xếp tăng dần.
• Descending: Sắp xếp giảm dần.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 45
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Then by: Chọn cột cần sắp xếp (ưu tiên 2).
• Header Row: Được chọn nếu trong bảng có dòng đầu tiên là dòng tiêu đề
ngược lại chọn No Header Row.
Chú ý: Có thể dựa vào hai biểu tượng trên thanh Tables and Border để sắp xếp:
biểu tượng để sắp xếp tăng dần,biểu tượng để sắp xếp tăng dần
1.3.5. Thanh công cụ Tables and Borders
Như đã giới thiệu ở các phần trên, thanh công cụ Tables and Borders giúp
chúng ta điều chỉnh, định dạng và trang trí bảng nhanh hơn so với cách thông
thường.
Ví dụ: Để tạo khung viền và màu nền cho bảng ta có thể thực hiện bằng cách:
chọn bảng, từ Menu FORMAT->BORDERS AND SHADING,.. (đã giới thiệu ở
mục 1.2.5) hoặc nhanh hơn ta có thể dựa vào thanh công cụ Tables and Border
(đã trình bày ở mục 1.3.2).

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 46
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 11:
a. Tạo bảng tính ở dạng sau:
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Thành
Số lượng Đơn giá
Stt Mặt hàng tiền
(cái) (USD)
(USD)
1 TiviSony 20” 30 1500
2 Đầu video 20 1000 ?
3 Pentium 4 10 2000 ?
4 Máy vi tính 40486 10 500 ?
5 Máy Fax 5 1200 ?
TỔNG CỘNG ?
b. Tính Thành tiền = Số lượng*Đơn giá (Sử dụng hàm Product(left))
c. Tính Tổng cộng (Sử dụng hàm Sum(Above))
Bài 12:
BẢNG ĐIỂM CÁ NHÂN

Điểm Điểm Điểm Điểm


Stt Họ và tên
Toán Lý Hóa TB
1 Cao Thị Thấp 7 8 2
2 Huỳnh Thị Bé 5 5 5
3 Trần Nhân 4 5 8
4 Mai Tấn Tiến 7 8 9
5 Hồ Hồng 5 8 7

a. Tính Điểm trung bình = (Toán*3+Lý*2+Hóa*2)/7


b. Sắp xếp cột Họ và tên theo thứ tự tăng dần.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 47
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.4. Đồ họa trong Winword


1.4.1. Vẽ khối hình đơn giản
1. Sử dụng các mẫu hình đơn giản
Thao tác vẽ các mẫu hình dựa vào thanh công cụ Drawing
Để vẽ các hình
mẫu đơn giản, ta thực
hiện như sau:
Bước 1: Chọn hình mẫu
cần vẽ trên thanh Drawing, con trỏ chuột xuất hiện hình dấu +
Bước 2: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần vẽ hình, giữ chuột trái và rê chuột
để được một hình thích hợp.
2. Sử dụng các khối hình AutoShape
Để vẽ các khối hình Autoshape, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách
sau:
Cách 1: Từ Menu INERT->PICTURE->AUTOSHAPE,
chọn nhóm thích hợp sau đó chọn một mẫu và kéo chuột để vẽ
hình theo mẫu đã cho trước.
Cách 2: Click vào nút Autoshapes trên thanh Drawing và
thực hiện chọn và vẽ hình như cách 1.
3. Định dạng hình vẽ
Trước khi định dạng cho hình vẽ, ta cần chọn hình vẽ (lúc đó hình vẽ sẽ
được bao quanh bởi các ô vuông nhỏ).
Để định dạng, từ Menu FORMAT à
AUTOSHAPE hoặc nhấp phải chuột à Format
Autoshape, xuất hiện hộp thoại
• Tab Colors and lines: Định dạng mà nền
và đường viền cho đối tượng.
o Mục Fill: chọn màu nền, nếu chọn
No fill là màu nền trắng.
o Mục Line: định dạng đường viền:
 Color: màu đường viền.
 Dashed: danh sách kiểu đường viền.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 48
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

 Style: các mẫu đường viền tương ứng với kiểu được chọn.
 Weight: độ rộng của nét kẻ.
o Mục Arrows: định dạng điểm bắt đầu và kết thúc của đoạn thẳng
 Begin Style: các mẫu cho điểm bắt đầu.
 End Style: các mẫu cho điểm kết thúc.
 Begin size: kích thước cho điểm bắt đầu.
 End size: kích thước cho điểm kết thúc.
• Tab Size: Chọn kích thước Autoshape
• Tab Layout: Cách hiển thị Autoshape
o Mục Wrapping style: danh sách
các kiểu hiển thị.
o Mục Horizontal alignment:
danh sách các kiểu gióng hàng
cho đối tượng.
4. Làm việc tập hợp các hình vẽ
Khi vẽ một sơ đồ bao gồm nhiều hình
vẽ khác nhau, sau khi được vẽ các hình vẽ đứng rời rạc nhau. Vấn đề đặt ra để di
chuyển cả tập hợp các hình vẽ đó một cách dễ dàng ta phải làm gì? Bạn phải
nhóm những hình vẽ đơn lẻ đó thành một hình, đơn giản bạn thao tác như sau:
- Chọn các đối tượng cần nhóm (nhấn giữ phím Shift + kích chuột vào các
đối tượng cần chọn).
- Từ Menu Draw (trên thanh Drawing) chọn Group hoặc click phải chuột
chọn Grouping->Group.
* Muốn gở bỏ nhóm ta chọn lệnh Ungroup
1.4.2. Tạo chữ nghệ thuật
1. Chèn chữ nghệ thuật
Microsoft Word 2000 có phần
chuyên dụng Wordart cho phép chúng ta
tạo các hiệu ứng đặc biệt đối với văn bản
soạn thảo. Ta thực hiện theo các bước
sau:

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 49
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 1: INSERT -> PICTURE -> WORDART hoặc click chọn biểu

tượng , xuất hiện hộp thoại Wordart Gallery


Bước 2: Chọn một kiểu bất kỳ trong mục Select a WordArt Style, nhấn OK
để mở hộp thoại Edit WordArt Text
• Mục Font:chọn font chữ cho
WordArt cần tạo.
• Mục Size: chọn kích thước cho
WordArt.
• Mục Text: Nhập nội dung
WordArt
Bước 3: Nhấn OK để hoàn tất.
2. Hiệu chỉnh
• Chọn WordArt:
Di chuyển chuột vào hình WordArt trong văn bản, con trỏ có dạng mũi tên
bốn đàu, click chuột để chọn hình WordArt (bao quanh hình sẽ nổi lên 8 ô vuông
nhỏ màu trắng)
• Thay đổi nội dung và Font chữ:
Click chọn biểu tượng Edit
Text, lúc đó mở ra hộp thoại Edit
WordArt Text. Hiệu chỉnh nội
dung và chọn lại font chữ thích hợp.
• Thay đổi hình dáng của
WordArt
Click chọn biểu tượng
WordArt Shape cho hiện ra các mẫu định dạng, chọn mẫu phù hợp.
• Xoay hình WordArt
Click chọn biểu tượng Free
Rotate, bao quanh hình WordArt nổi
lên bốn chấm tròn màu xanh lá. Di
chuyển đến một chấm tròn, con trỏ chuột có dạng mũi tên cong, kéo chuột để
xoay hình WordArt. Sau khi xoay hình xong, cần phải nhắp biểu tượng này một
lần nữa để lệnh mất tác dụng.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 50
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.4.3. Chèn ảnh lên tài liệu


1. Chèn ảnh từ một tệp tin
Để chèn ảnh từ một file
vào văn bản ta thao tác như sau:
Từ Menu INSERT-
>PICTURE->FROM FILE,
xuất hiện hộp thoại Insert
Picture:
• Look in: Chọn đường dẫn
chứa file ảnh cần chèn
• File name: Nhập tên của file ảnh (hoặc có thể chọn trực tiếp).
• Chọn nút Insert để chèn ảnh, chọn Cancle để huỷ lệnh chèn ảnh.
2. Chèn ảnh từ thư viện ảnh Clip Gallery
Để chèn ảnh từ thư viện
Clip Gallery, ta thực hiện như
sau:
-Từ Menu INSERT-
>PICTURE -> CLIP ART,
xuất hiện hộp chọn Insert
ClipArt
- Click chuột chọn nhóm
hình ảnh để xem các hình ảnh
trong nhóm. Số lượng nhóm và hình ảnh có trong nhóm tuỳ thuộc vào từng hệ
thống máy tính.
- Click chọn hình ảnh cần chèn, xuất hiện menu lệnh sau:

Nút Insert: chấp nhận chèn

Nút Preview: xem trước

3. Chụp ảnh từ màn hình vào tài liệu

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 51
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Để chụp ảnh từ màn hình vào văn bản ta làm như sau:
- Nhấn nút PrintScreen trên bàn phím.
- Di chuyển chuột vào văn bản, nhấn CTRL + V để dán hình ảnh vừa chụp
được vào văn bản. Hoặc trước khi đưa vào văn bản chúng ta có thể dán vào trình
Paint, sau đó chỉnh sửa hình cho phù hợp rồi dán lại vào văn bản.

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 52
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 13:

Baét
ñaàu

Nhaäp a,b,c

Tính
d:= b*b – 4*a*c

Pt coù nghieäm
keùp
d=0
x:=-b/(2*a)
Ñuùn
g
Sai

Sai
d>0 Pt voâ nghieäm

Ñuùn
g

Pt coù 2 nghieäm

x1:=(-b+sqrt(d))/(2*a)
x2:=(-b-sqrt(d))/(2*a)

Keát
thuùc

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 53
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 14:

Nhờ chiếc máy vi tính của mình mới được, máy chuyên chở đi tới nhiều
đây ông Jondan Grafman chuyên gia vùng trên não, tuỳ theo nhu cầu năng
thần kinh người Mỹ đã ghi nhận lượng và hoạt động của chúng. Sau
được các tia sáng xuất hiện ở nhiều đó ông dùng máy vi tính ghi lại
vùng khác nhau trong não của một những vùng sáng, nơi những phân tử
vận động viên được tập trung
đánh cờ. Với nhiều nhất và
phương pháp phát hiện được
đặc biệt, ông đã trình tự những
thành công khi cho lần lượt hiện hình vùng não tham gia tích cực vào cờ.
các phản ứng tại nhiều vùng não Với phương pháp chụp tia X bằng
người chơi cờ khi phải đối phó với phóng xạ Positron (Positron –
một nước cờ mới của đối phương. Emission – Tomographic) ông giới
Khi thí nghiệm (được trình bày trên thiệu cho mọi người thấy một nước
tờ tạp chí chuyên môn Nature), có thể chia thành ba giai đoạn. Trước
Grafam đã tiêm các phân tử đường tiên các điểm sáng nhấp nháy ở vùng
được đánh dấu bằng một nguyên tố thị giác của vỏ não...
phóng xạ cho 10 vận động viên cờ có NGUYỄN VIỆT
hạn. Các phân tử đường đã đánh dấu (Theo Der Spiege 6.1994)

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 54
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 15:

V
iệc cài đơn giản, nhất là bao gồm cả việc
đặt và thay thế một sản phẩm của hãng này
chạy bằng sản phẩm của hãng khác. Dưới
một bộ phần mềm đây là các hướng dẫn cài đặt và bảo
bảo mật đầy đủ chức năng không trì được tập hợp nhiều hãng bảo mật.
1. Gỡ bỏ phần mềm chống virus cũ 4. Chuẩn bị thông tin: Trong tình
khỏi PC: Bạn chỉ nên chạy 1 lớp huống bạn gọi hỗ trợ từ hãng cung
chống virus trên một máy tính. Gỡ cấp, nên ghi ra giấy ngày cài đặt, số
bỏ hoàn toàn cái cũ, khởi động lại sản phẩm (serial number) và số điện
máy tính trước khi cài đặt cái khác. thoại hỗ trợ.
Ngoài ra, nên tắt tường lửa của 5. Chạy một phần mềm chống
Microsoft khi sử dụng của một hãng spyware bổ sung: Nếu muốn bạn có
khác, tuy nhiên một vài sản phẩm đề thể chạy một tiện ích chống spyware
nghị bạn tắt tường lửa mặc định lúc riêng cùng với bộ phần mềm bảo
cài đặt. mật, nhưng nên cẩn thận khi sắp lịch
2. Kiểm tra tình trạng “sức khoẻ” đĩa quét hệ thống va đảm bảo rằng chỉ
cứng: Tốt nhất nên chạy Chkdsk của một chương trình dò tìm cũng như
Windows vài lần trước khi tiến hành cập nhật tại một thời điểm.
gỡ bỏ hay sửa chữa các vấn đề đĩa 6. Kết nối mạng: Thường các máy
cứng của bạn. Nhấn Start->Run, gõ tính nối mạng VNP và có những thiết
vào Chkdsk, nhấn OK. lập riêng. Nếu sau khi cài đặt bộ
3. Cập nhật các bản và Windows mới phần mềm bảo mật, máy tính bị treo
nhất: Chạy ứng dụng cập nhật của khi khởi động lại, hãy ngắt kết nối
Windows để đảm bảo hệ thống của mạng. Sau khi khởi động lại thành
bạn được cập nhật đầy đủ nhất trước công, kết nối mạng trở lại và để bộ
khi cài đặt phần mềm bảo mật, cả ứng dụng thiết lập cấu hình tường
những phần mềm bảo mật này người lửa của bạn (đa phần các sản phẩm
dùng cũng phải thường xuyên cập đều có wizard hướng dẫn).
nhật. 7. Xử lý vấn đề in ấn và chia sẻ file:
Tường lửa thường có cấu hình thiết

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 55
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

lập sẵn để ứng dụng các dịch vụ chia Hãy gửi chúng tới công ty cung cấp
sẻ tập tin và in trong mạng.Nếu bạn sản phẩm nhưng phải đảm bảo theo
không phải tạo bằng tay để chỉ thị đúng qui trình.
tường lửa cho lưu thông TCP ra cổng 10. Giữ quyền cập nhật: Đây không
1023 và vào cổng 139. phải là cường điệu vấn đề. Phần
8. Ghi lại những trường hợp khác lạ: mềm bảo mật càng hiệu quả khi càng
Nếu một sản phẩm xảy ra một sự cố được cập nhật mới nhất và phần cập
đặc biệt-chẳng hạn một thông báo lỗi nhật bổ sung thường không cung cấp
hay cảnh báovề ý đồ phá hoại-ghi lại khi thời hạn đăng ký sử dụng của
chính xác toàn bộ thông điệp đó, người dùng không còn giá trị. Khi
thậm chí chụp cả màn hình. một năm sử dụng đã hết đừng quên
9. Gửi đi các file khả thi: Nếu gặp đăng ký tiếp hay thay thế phần mềm
những tập tin hay email đáng ngờ thì bảo mật khác
đừng mở nó ra và tự tìm hiểu nó. Theo PC World

GV: Nguyễn Thị Trúc Quỳnh-Khoa CNTT


Trang 56
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.5. Quản lý in ấn
1.5.1. Qui trình để in ấn
Trước khi in ấn bạn phải chắc chắn là máy in đã được chuẩn bị sẵn như: đã
nối vào cổng máy in, mở công tắc nguồn, nạp giấy,... Với các máy cài hệ điều hành
Windows, nếu chưa cài đặt máy in phải vào chức năng Start ->Settings->Printer để
thiết lập máy in.
1.5.2. Tính năng Page Setup
Tính năng này cho phép chúng ta định dạng
trang in.
Từ Menu FILE -> PAGE SETUP, xuất
hiện hộp thoại Page Setup:
• Tab Margins: Định dạng canh lề cho trang
in, cụ thể như sau:
o Top: định dạng lề trên.
o Bottom: định dạng lề dưới.
o Left: định dạng lề trái.
o Right: định dạng lề phải.
o Gutter: định dạng lề cho gáy.
o Header: định dạng lề cho tiêu đề trên.
o Footer: định dạng lề cho tiêu đề dưới.
o Gutter position: vị trí của gáy.
o Mirror margins: lề của gáy hai trang liên tiếp đối nhau.2 pages per
sheet: cho phép in hai trang văn bản trên cùng một trang in.
Header Top

Gutter
Right

Left

Footer Bottom
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tab Paper size: cho phép chúng ta định dạng trang giấy in, chi tiết như sau:
o Paper size: danh sách các
khổ giấy in của hệ thống.
Trong trường hợp hệ thống
không có chúng ta nhập
chiều dài và chiều rộng khổ
giấy tương ứng trong mục
Width và Height.
o Orientation: chọn hướng xác
định vị trí văn bản trong giấy in. Thông thường có hai hướng chính:
Portrait (hướng thẳng đứng) và Landscape (hướng nằm ngang).
1.5.3. Tiêu đề đầu, tiêu đề cuối trang
Thao tác này cho phép tạo một tiêu đề chung cho các trang in, nội dung tiêu
đề có thể là đánh số thứ tự trang hoặc một nội dung văn bản cụ thể nào đó…. Thông
thường trên một trang in có hai tiêu đề: tiêu đề trên và tiêu đề dưới, cách thực hiện
như sau:
Từ menu VIEW -> HEADER AND FOOTER -> định dạng nội dung của
hai thanh tiêu đề.
Thanh công cụ liên quan:Header and Footer với nội dung như sau:
• Insert autoText: chèn các chuỗi tự động của hệ thống đã được định dạng
trước.

• Insert Page Number : chèn vào số thứ tự trang.

• Insert Number of Pages : chèn và tổng số trang.

• Format Page Number : định dạng kiểu của số trang.

• Insert Date : chèn vào ngày hiện tại.

• Insert Time : chèn vào giờ hiện tại.

• Switch between Header and Footer : chuyển đổi định dạng qua lại giữa
tiêu đề trên và tiêu đề dưới.
• Close: nút lệnh thoát việc định dạng tiêu đề sau khi đã hoàn tất.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.5.4. Chèn số trang tự động


Để chèn số trang tự động cho văn bản ta thực hiện như sau:
Từ Menu INSERT-
>PAGE NUMBERS, xuất hiện
hộp thoại Page Numbers:
• Position: Vị trí hiển thị của
số trang.
• Alignment : Canh lề cho số
trang.
• Show number on first page: Chọn hiển thị số trang ở trang đầu tiên.
• Format: Chọn định dạng cho số trang, xuất hiện hộp thoại Page Number
Format:
o Number format: Chọn dạng số
thứ tự.
o Include Chapter Number: Số
trang sẽ kèm với số chương.
o Continue From Previous
Section: Số trang nối tiếp với
section trước đó.
o Start at: Số trang được bắt đầu từ số…
1.5.5. Xem tài liệu trước khi in
Thao tác này cho phép chúng ta xem nhanh toàn bộ hình dáng thật của văn
bản khi kết xuất văn bản ra máy in (in ra giấy), thực hiện như sau:
- Từ Menu FILE -> PRINT PREVIEW hoặc nhấn biểu tượng Priview

trên thanh công cụ Standard.


- Thanh công cụ liên quan: thanh Print priview, cụ thể như sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Thực hiện In Xem từng trang Đóng

Sữa nội dung Xem nhiều trang

1.5.6. In ấn tài liệu

Cách 1: Nhấp vào biểu tượng Print trên thanh công cụ Standard để in tất
cả các trang trong cửa sổ văn bản.
Cách 2: Từ menu File -> Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + P, xuất hiện hộp
thoại Print với nội dung như sau:
• Mục Name: chứa danh
sách các máy in hiện
đang cài đặt trong hệ
thống. Để chọn in chính
xác máy in, chúng ta cần
phải xác định đúng tên
gọi của chúng trong hộp
thoại này.
• Page range: chọn
phạm vi in các trang văn bản.
o All: In tất cả các trang trong văn bản.
o Current page: Chỉ in một trang hiện thời.
o Selection: Chỉ in đoạn văn bản đã được đánh chọn trước đó.
o Page: In theo số trang chọn lựa bằng cách gõ các số trang vào, dung
dấu phẩy (,) để phân biệt các trang rời rạc, dùng dấu gạch nối (-) để
in các trang liên tiếp nhau.
• Copies: chọn số lần in cho một trang.
• Collate: chọn thứ tự in trong trường hợp in nhiều lần cho một trang.
• Nhấn nút lệnh Ok đề hoàn tất tiến trình.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 16:
Chọn khổ giấy A4, đơn vị đo cm. Lề trái = Lề phải = Lề dưới = Lề trên = 2
cm. Tạo văn bản dưới đây và lưu lên đĩa với tên tùy ý.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o---------

Kính gởi: Ông (Bà) < nhập họ tên học viên >
Lớp : Trung cấp Tin học B
Theo yêu cầu của qúi ông ( bà), chúng tôi xin trân trọng báo giá các mặt
hàng sau :

Số TT Mặt hàng Đơn vị Đơn giá


1 Giấy A4 ram 15.500
 2 Bút bi TL tá 22.000
3 Kẹp hồ sơ cái 19.000

Địa chỉ liên hệ : : 34 Tràng Tiền, Hà Nội -  : 8357628.

Quảng Ngãi, ngày 01 tháng 7 năm 2006.


Giám Đốc

Trần Lê Hoàng
Bài 17:
- Soạn đề thi sau (mỗi phần nằm ở mỗi trang).
- Chèn trang tự động cho văn bản trên.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Tạo tiêu đề đầu trang và cuối trangg cho văn bản.


- Thực hiện thao tác trước khi in.
I. Phần Word (4 đ)

ĐÔI LỜI VỀ MÁY TÍNH

Máy tính có khả năng lưu trữ và sử dụng các con số, mẫu tự và ký tự. Ý niệm cơ
bản về máy tính là ta có thể khiến máy tính thực hiện những điều mình muốn bằng
cách đưa vào các tín hiệu để mở công tắc, tắt công tắc hoặc từ hoá hay không từ hoá.
Công việc chính của máy tính là xử lý các dạng thông tin, vì lý do này máy tính được
định nghĩa như các thiết bị nhận tin dưới các hình thức các chỉ thị gọi là chương trình
và các kí tự này gọi là số liệu…

II. Phần Excel (6 điểm):


1. Hãy trình bày và trang trí bảng biểu như sau (1 điểm)

ĐIỂM SỐ
TỔNG SỐ ĐƯỢC NỢ
TIẾT XẾP
TT HỌ VÀ TÊN SỐ TIẾT DỰ HỌC
LT TH TB THỰC LOẠI
TIẾT VẮNG THI PHÍ
HỌC
1 Trần Kim Bách 47 63
2 Phạm Duy Cầu 5 5 63 63
3 Đặng Văn Chức 9 10 47 63
4 Hồ Văn Chung 63
5 Lâm Tiến Dũng 7 59 63
6 Vũ Thanh Dũng 8 63
7 Kiều Công Hà 59 63
8 Tôn Thị Thu Hiền 8 9 51 63 100.000

9 Nguyễn Đình Hiểu 59 63


10 Trần Thị Ánh Hồng 4 2 59 63
11 Huỳnh Thị Huệ 9 47 63
12 Nguyễn Tấn Hùng 7 10 31 63
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

13 Huỳnh Việt Hùng 59 63 200.000

14 Bùi Thanh Huy 39 63


15 Bùi Chu Nam 10 51 63
16 Hồ Công Nghĩa 4 5 47 63
17 Nguyễn Tấn Phi 8 8 55 63

2. Hãy tính số tiết vắng căn cứ vào số tiết thực học và tổng số tiết (1 điểm)
3. Hãy điền vào cột được dự thi chữ “Được” nếu đủ điều kiện dự thi, ngược lại thì
điền “Không” (1 điểm)
Điều kiện dự thi:
- Không vắng quá 1/3 số tiết so với tổng số tiết
- Không nợ học phí
4. Hãy tính điểm trung bình cột (TB) của điểm LT và TH (1 điểm)
5. Hãy xếp loại theo qui định sau:
- Giỏi: ĐTB>=8 và không có môn nào dưới 7,5
- Khá: 8>ĐTB>=7 và không có môn nào dưới 6,5
- Trung bình: 7>ĐTB>=5 và không có môn nào dưới 5
- Còn lại là Yếu
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.6. Trộn tài liệu


1.6.1. Khái niệm về trộn tài liệu
Lệnh trộn tài liệu thực hiện việc trộn một tài liệu chính (chứa văn bản và đồ
họa không thay đổi) với nguồn dữ liệu (chứa thông tin biến đổi từ văn bản này đến
văn bản khác) nhằm tạo ra một văn bản kết quả có chứa thông tin từ file văn bản và
file dữ liệu.
Ví dụ : Văn bản GIAYMOI.DOC là một giấy mời sẽ gởi đi cho nhiều người
khác nhau nhưng có nội dung chính giống nhau, chỉ khác ở thông tin khách mời
(Họ tên, địa chỉ,…). Khi đó, ta sẽ tiến hành việc trộn văn bản.
1.6.2. Chuẩn bị dữ liệu
Đầu tiên mở một văn bản mới, ngay sau đó nhập nội dung là một bảng biểu
với các cột tương ứng là các mục cần trộn và các dòng là nội dung tương ứng cho
từng mục. Sau khi tạo bảng dữ liệu xong, lưu file với tên và vị trí xác định rồi đóng
lại.
Chú ý: Không được có các dòng trống đầu bảng biểu, nghĩa là trong file nguồn dữ
liệu chỉ thuần túy chứa bảng biểu có các số liệu sẽ chèn vào văn bản chính. Hàng
đầu tiên của bảng sẽ chứa các tên trường cần trộn
Ví dụ:
Stt Họ và tên Ngày sinh Quê quán Trình độ Xếp loại
1 Nguyễn An 12/03/1987 Sơn Tịnh A Khá
2 Võ An Bình 05/05/1981 Bình Sơn A Trung bình
3 Trần Trung Dũng 20/11/1986 Tư Nghĩa B Giỏi
4 Hoàng Anh Tuấn 10/09/1984 Nghĩa Hành B Xuất sắc
SỞ GDĐT Quảng Ngãi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số:………………… Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
1.6.3. Soạn mẫu tài liệu trộn
Mở văn bản mới, soạn theo mẫu yêu cầu. Ví dụ:
CHỨNG CHỈ TIN HỌC
Trình độ:
Họ và tên
Quê quán:
Sinh ngày:
Loại:
Tại Hội thi Quảng Ngãi
Khóa thi ngày 25/07/2006
Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 09 năm 2006
Giám đốc
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.6.4. Kích hoạt tính năng Mail merge


Sau khi soạn mẫu tài liệu xong, kích hoạt tính năng Mail Merge bằng cách:
- Từ menu TOOLS -> MAIL MERGE,
xuất hiện hộp thoại Mail Merge Helper với nội
dung như sau:
• Mục Main document: cho phép chúng ta
chọn tài liệu chính cần trộn (tài liệu thứ
hai). Với cách thực hiện này hệ thống sẽ
ngầm hiểu tài liệu chính chính là tài liệu
đang mở.
• Mục Data source: cho phép chúng ta chọn
tài liệu nguồn cần trộn vào tài liệu chính (tài liệu
thứ nhất)
• Mục Merge the data with the document: chấp
nhận trộn nội dung của hai tài liệu đã chọn.
- Từ nút lệnh Create -> Form letter -> chọn mục
Active Windows khi hộp thoại Microsoft Windows xuất hiện.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Từ nút lệnh Get data -> Open data source -> chọn đường dẫn và xác định
cho hệ thống biết địa chỉ của tật tin thứ hai cần trộn (dulieu.doc) -> chọn Edit main
document khi hộp thoại Microsoft Windows xuất
hiện.
1.6.5. Chèn các trường tin lên tài liệu
Kết thúc việc kích hoạt, lúc này hệ thống sẽ
tự động đưa ra thanh công cụ Mail merge với các nội
dung như sau:

Để chèn các trường lên tài liệu, ta thực hiện như sau:
- Đặt con trỏ văn bản tại dòng cần chèn.
- Chọn trường cần chèn trong hộp Insert Merge Field trên thanh công cụ
Mail merge (như hình trên).
-Sau khi chèn các trường xong, văn bản chính có dạng:

1.6.6. Thực hiện trộn tài liệu

Nút lệnh Merge trên thanh


công cụ cho phép bắt đầu công việc trộn với
các chức năng như sau:
Merge to: chọn nơi sẽ xuất hiện văn
bản kết quả.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Record to be merged: chọn số lượng sẽ trộn.


Nút lệnh Merge: hoàn tất công việc
1.6.7. Thanh công cụ Mail merge
Trên thanh Mail Merge còn có những biểu tượng lệnh mà ta cần quan tâm

Xem kết quả Xem từng Quay về hộp thoạiKiểm tra lỗi Lưu kết quả trộn Đưa kết quả trộnTìm record
Chỉnh sửa nội
record Mail Merge Help sau vào file mới ra máy in
dung của file
khi chèn xong
nguồn
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 18:
1. Tạo File dữ liệu sau và đặt tên là DSTHI.DOC
sbd xho hoten diachi diem ketqua
A10 Anh Nguyễn Văn An 24 Bạch Đằng 4.75 Rớt
B25 Chị Lê Thu Hằng 150 Lê Lợi 8.50 Đậu
C18 Anh Trần Văn 615 Quang Trung 9.25 Đậu
D13 Chị Hoàng Anh 245 Lê Lai 4.50 Rớt
2. Trộn dữ liệu trên với File văn bản sau có tên là GIAYBAO.DOC
Trung tâm Tin học CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc.
---------- ----------

Kính gởi : <xho> <hoten>


<diachi>
<sbd>
Căn cứ kết qủa kỳ thi tuyển tổ chức ngày 18 tháng 6 năm 2001 chúng tôi
thông báo cho <xho> biết rằng :
Điểm số trung bình = <diem>
Vậy <xho> đã <ketqua> trong kỳ thi vừa qua. Đề nghị <xho> đến làm các
thủ tục cần thiết tại Văn phòng Trung tâm ( : 258 Trương Quang Trọng -  :
823111).
Quảng Ngãi, Ngày 01 tháng 7 năm 2006
P.Giám đốc
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.7. Một số ứng dụng khác của Winword


1.7.1. Tính năng đếm từ
Để đếm từ trong một văn bản, rất
đơn giản: từ Menu TOOL->WORD
COUNT, xuất hiện hộp thoại có nội dung
sau:
• Pages: Số trang của văn bản.
• Words: Tổng số từ trong văn bản
• Characters (No spaces): Tổng số kí
tự (không kể kí tự trống).
• Characters (With spaces): Tổng số
kí tự (kể kí tự trống).
• Paragrap: Tổng số đoạn trong văn bản.
• Lines: Tổng số dòng trong văn bản.
• Include footnotes and endnotes: Nếu được chọn Word sẽ đếm cả số từ trong
chú thích.
1.7.2. Bảo vệ tài liệu
Để bảo mật thông tin trong tài liệu của mình bạn cần bảo vệ nó, có hai cách
bảo vệ sau:
1. Bảo vệ khi mở tệp tài liệu
Để bảo vệ khi mở tài liệu, có hai cách:
Cách 1: Khi lưu tài liệu bạn để ý mục Tool trong hộp thoại Save As, bạn
chọn lệnh General Options...,
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

xuất hiện tiếp một hộp thoại:


Bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open để bảo vệ khi mở tài liệu và
nhập lại mật khẩu này trong cửa sổ xuất hiện theo sau.

Cách 2: Từ Menu TOOL->OPTION-> Tab Save.

* Khi mở tài liệu này Word bắt buộc bạn phải gõ đúng mật khẩu trong cửa sổ sau
thì tài liệu mới được mở.

2. Bảo vệ khi sửa nội dung tài liệu


Để bảo vệ khi sửa nội dung tài liệu, tương tự như bảo vệ khi mở tài liệu
nhưng bạn hãy nhập mật
khẩu vào ô Password to
modify và nhập lại mật
khẩu này trong cửa sổ
theo sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

* Nếu bạn tạo mật khẩu khi sửa nội dung


như ở trên thì khi mở tài liệu ngoài xác
nhận mật khẩu khi mở bạn còn gặp cửa sổ
sau:
Nếu bạn không nhập mật khẩu thì tài liệu
chỉ mở để đọc, bạn không thể thay đổi định
dạng cũng như nội dung của tài liệu.
1.7.3. Hộp thoại Options
Môi trường làm việc của Word được điều chỉnh rất nhiều tuỳ chọn, để làm
điều đó từ Menu TOOL->OPTIONS, xuất hiện hộp thoại có những nội dung sau:
1. Thẻ View
Bạn chọn Tab View trong hộp thoại
Options
• Mục Show: Hiển thị các thành
phần được chọn phía dưới trên
màn hình làm việc.
• Mục Formatting marks: Định
dạng cho những đánh dấu.
• Mục Print and Web Layout
options:
• Mục Outline and Normal
options
2. Thẻ General
Bạn chọn Tab General trong hộp thoại
Options, những mục thường gặp:
• Mục Blue background, white text:
Chọn nền xanh, chữ trắng.
• Mục Navigation keys for WordPerfect
users: Điều khiển phím theo kiểu
WordPerfect. Ví dụ, khi xoá một đối
tượng sẽ xuất hiện câu hỏi “Delete
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Block? No(Yes)” ở dòng trạng thái và người sử dụng phải chọn N hoặc Y để
xác nhận hành động.
• Mục Measurement units: Thiết lập đơn vị đo.
3. Thẻ Spelling & Grammar
Bạn chọn Tab Spelling & Grammar trong
hộp thoại Options:
• Mục Spelling:
o Check spelling as you type:
Kiểm tra lỗi chính tả một cách
tự động ngay khi văn bản
được nhập.
o Hide spelling errors in this
document: Ẩn lỗi chính tả
trong văn bản đang mở.
o …
• Mục Grammar:
o Check grammar as you type: Kiểm tra lỗi văn phạm một cách tự động
ngay khi văn bản được nhập.
o Hide grammar errors in this document: Ẩn lỗi chính tả trong văn bản
đang mở.
o …
4. Thẻ File Locations
Bạn chọn Tab File Locations trong
hộp thoại Options:
Hãy chọn mục cần thiết lập lại
thư mục ở danh sách File types: rồi
nhấn nút Modify để chọn lại thư mục làm
việc. Ví dụ, muốn thay đổi th− mục ngầm
định khi mở và cất văn bản mới, làm như
sau:
Bước 1: Chọn mục Documents trên
danh sách File types.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 2: Nhấn nút Modify, hộp thoại sau xuất hiện cho phép bạn chọn lại thư
mục mới.

Bước 3: Sau khi chọn xong thư mục ngầm định để mở và cất tài liệu, nhấn
nút OK để đồng ý sự thay đổi này.
1.7.4 Tạo mục lục trên văn bản
Đối với các văn bản dài như sách, giáo trình, luận văn,… việc lập mục lục
một cách tự động hoàn toàn là điều cần thiết. Việc tạo mục lục dựa trên việc sử
dụng style thống nhất trong văn bản.
Để thực hiện việc tạo mục lục ta thao tác như sau:
Bước 1: Từ menu INSERT->INDEX AND TABLES, xuất hiện hộp thoại
Index and Tables.
Bước 2: Chọn Tab Table of Contents, hộp thoại Table of Contents xuất hiện:

• P rint
preview:
Hiển thị
các loại style
và các mức
độ tương
ứng sẽ
được đưa
vào mục lục
khi in.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Web Preview: Hiển thị các loại style và mức độ tương ứng khi xuất rat rang
siêu văn bản.
• Show page numbers: Hiển thị số trang tương ứng của style trong văn bản.
• Right align page numbers: Hiển thị số trang sang bên lề phải.
• Tab leader: Cho phép lựa chọn mẫu hiển thị nối giữa tên tiêu đề và trang
trong mục lục.
• General:
o Format: Danh sách các mẫu mục lục khác nhau.
o Show levels: Số mức được hiển thị trong mục lục.
Bước 3: Click chọn OK để tạo mục lục, Cancle để thoát khỏi chức năng này.
Chú ý: Để đưa th êm các Style khác vào mục lục ta thực hiện như sau:
• Click chọn nút Option trong hộp thoại Index and Table ở trang Tab of
Contents, hộp thoại xuất
hiện.
• Trong mục Available
Styles, bạn chọn Style
muốn đưa vào mục lục
bằng cách nhập một số từ 1
-> 9 vào ô bên cạnh
tương ứng với Style đó. Số
hiệu này cho biết mức độ
của Style trong mục lục. Nếu bạn muốn bỏ một Syle nào đó trong mục lục,
bạn chỉ cần xoá số này là được.
• Click chọn OK để đồng ý, ngược lại chọn Cancle.
• Chọn Reset có chức năng xoá tất cả các lựa chọn vừa thực hiện và trở lại
trạng thái nguyên thuỷ như trước khi thay đổi.
1.7.5 Khai thác các chức năng: nút Insert Hyperlink, nút chèn bảng tính Insert
Microsoft Excel Worksheet trên văn bản Word.
1. Insert Hyperlink
Nhằm tạo một liên kết cho một đoạn văn bản được chọn. Để kích hoạt chức
năng bạn có hai cách:
Cách 1: Từ Menu INSERT->HYPERLINK.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Cách 2: Click vào biểu tượng Insert Hyperlink trên thanh Standard.
Khi thực hiện một trong hai cách trên, xuất hiện hộp thoại:

Text to display: Văn bản được chọn để tạo liên kết.


Look in: Chọn thư mục chứa chương trình cần liên kết đến.
Nhấn OK để thiết lập liên kết, ngược lại chọn Cancle.
2. Insert Microsoft Excel WorkSheet
- Đặt con trỏ chuột tại nơi muốn chèn.
-Từ Menu INSERT->OBJECT->MICROSOFT EXCEL WORKSHEET

hoặc click vào biểu tượng trên thanh Standard.


Xuất hiện một bảng tính (hoặc phải drag chuột để chọn số dòng và cột cho
bảng tính). Sau đó bạn tiến hành nhập, dữ liệu cho bảng tính, tính toán, định
dạng,…
Ví dụ:
NHẬP CHO BẢNG TÍNH

STT HỌ TÊN NGÀY SINH LCB PCẤP THƯỞNG LƯƠNG


1 Hùng 25/06/79 4.25 0 100000 1587500
2 Nhạn 10/10/78 2.34 0 50000 869000
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP CHƯƠNG I

Bài 19:
TRÌNH BAØY FONT CHÖÕ
Winword laø moät chöông trình xöû lyù vaên baûn maïnh,
ngoaøi caùc chöùc naêng giuùp ngöôøi söû duïng goõ nhanh vaø
ñuùng moät vaên baûn, noù coøn cho pheùp chuùng ta deã daøng
cheøn caùc kyù töï ñaëc bieät vaøo vaên baûn nhö “   
   “, laøm cho vaên baûn phong phuù hôn.
Chuùng ta coù theå nhaäp vaên baûn ôû daïng chöõ thöôøng
hoaëc CHÖÕ IN ñeå roài sau ñoù coù theå ñoåi sang moät kieåu
chöõ thích hôïp. Caùc leänh thöôøng duøng trong vaên baûn coù
theå trình baøy nhanh nhôø bieåu töôïng leänh nhö Bold ñeå taïo
chöõ ñaäm, Italic ñeå taïo chöõ nghieâng, Underline taïo ra chöõ
gaïch döôùi, hay keát hôïp caû ba.
Ngoaøi ra coøn caùc leänh khaùc caàu kyø hôn ñaønh phaûi
vaøo menu trình baøy nhö: Words Only chæ gaïch döôùi cho töøng
töø moät, Double ñeå gaïch döôùi hai neùt, Dotted ñeå gaïch
döôùi baèng daáu chaám, Strikethrough taïo ra chöõ gaïch giöõa,
caùc leänh Superscript vaø Subscript giuùp chuùng ta taïo ñöôïc
moät bieåu thöùc ñôn giaûn coù daïng nhö a1x2 + b1y2 = 0, töø
caùch goõ chöõ thöôøng coù theå ñoåi sang CHÖÕ IN hoaëc chöõ
in coù kích thöôùc nhoû hôn nhôø vaøo caùc leänh ALL CAPS
hoaëc small caps. Khoaûng caùch giöõa caùc kyù töï coù theå thay
ñoåi deã daøng nhôø duøng caùc leänh trong lôùp Spacing:
Normal Trung taâm Tin hoïc
Expanded Trung taâm Tin hoïc
Condensed Trung taâm Tin hoïc
Vaø cuõng raát ñaùng nhôù caùc font chöõ tieáng Vieät
thöôøng ñöôïc duøng trong vaên baûn (maãu chöõ duøng size =
12pt)
VNI-Aptima Normal, Italic, Bold, Bold Italic
VNI-Maria Normal, Italic, Bold, Bold Italic
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

VNI-Brush Italic, Bold Italic


VNI-Center Normal, Italic, Bold, Bold Italic
VNI-Helve Normal, Italic, Bold, Bold Italic
VNI-Revue Bold, Bold Italic
Bài 20:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN
ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG .
Số: 99/HĐ_MB_PTTS

Hôm nay, ngày 12 tháng 09 năm 2005, đại diện hai bên là:

Bên A: CÔNG TY PANACO


- Địa chỉ : 333 Lê Văn Sỹ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại : 8222123
- Do ông : LÊ VĂN ANH, Phó Giám Đốc làm đại diện
Bên B: CÔNG TY TNHH 3V
- Điạ chỉ : 123 Nguyễn Văn Trỗi, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
- Điện thoại : 8123253
- Do ông : PHAN MINH, Giám Đốc là đại diện
Hai bên tiến hành đối chiếu chứng từ và thanh lý hợp đồng số
99/HĐ_MB_PTTS ngày 26/10/2005 gồm các điều khoản sau:
Điều 1: Dựa vào điều 1 của hợp đồng, bên A đã giao hàng cho hai bên B
gồm:
Tên hàng Đơn vị Số lượng Thành tiền
Đường Biên Hoà Tấn 200,50 100.000
Bột ngọt Ajinomotor Tấn 25,00 80.000
Bột ngọt A-One Tấn 100,00 220.000
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Gạo Kg 50,00 140000


Tổng cộng 540.000
Điều 2: Bên B đã thanh toán tiền hàng cho bên A.
Phiếu thu 452 29/10/05 150.000USD
Phiếu thu 455 +459 +462 30/10/05 180.000USD
Phiếu thu 463 02/11/05 210.000USD
Điều 3: Cân đối công nợ giữa hai bên
Tính đến ngày 12/11/05, bên A còn nợ lại bên B: 5.000USD. Bên A sẽ hoàn
lại cho bên B ngay sau khi biên bản được hai bên ký.
Sau khi bên A thanh toán xong, hợp đồng được thanh lý.
Biên bản được thành lập 4 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 2 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 21

MỐT CHƠI XE ÔTÔ


GIÁ THAM KHẢO
LOẠI X E DUNG TÍCH GIÁ
Giasdaelim 125 3.800 USD
SYM Husky 150 2.450 USD
MỐT
MỚI

Suzuki Vina 125 2.600 USD


Daelim đời 94 125 21.000.000
MỐT CŨ

Hyosung 125 18.000.000

CB nòng súng đời 90 125 22.000.000

Bài 22
PHIẾU BÁN HÀNG
Tỉ giá = 14000
ĐƠN VỊ SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH
STT TÊN HÀNG
TÍNH LƯỢNG USD TIỀN USD
1 Máy Shaphin Bộ 15 850
2 Đĩa Quantum 4.3G Đĩa 140 100
3 Đĩa Maxell 1.44M Hộp 280 4
4
Đưa con đi hôm nay
Ổ đĩa CD-ROM 40X Cái
Trên đường đầy hoa nắng
65 L 50
5 Loa Nicole380 Cặp 25 20


Tiếng chim sẻ trầm lắng
Thoảng hương cúc hương mai TỔNG CỘNG =
Tính Thành tiền = Tỉ giá * Đơn giá
Đường
Tính tổng cộngcon đi đẹp
thành tiền.đẽ
Chói ngời mặt trời hồng
Nhìn con đầy sức trẻ I
Mẹ cảm thấy yên lòng

Bài 23 Kìa quê hương vẫy gọi


M
. Ngày mới mở từ đây
Thôi con đi con nhé !

Theo đàn chim con bay

Cùng nhịp bước hăng say


Ngày về mẹ vui đón
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 24

E
m tan trường về đường mưa nho nhỏ, em tan trường về đường mưa nho
nhỏ ôm nghiêng tập vở tóc dài tà áo vờn bay. Em
đi dịu dàng bờ vai em nhỏ, chim non lề đường
nằm im dấu mỏ anh theo ngỏ về gót giày lặng lẽ đường quê.
Em tan trường về anh theo ngỏ về chân anh nặng nề lòng anh
nức nở, mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ. Em tan trường về
mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở ép vội
cuối vở muôn thuở còn hương. Em tan trường về anh theo ngỏ về em tan trường về
anh theo ngỏ về môi em mỉm cười man màn sầu đợi tình ơi. Bao nhiêu là ngày theo
nhau đường dài trưa trưa chiều chiều thu đông chẳng nhiều xuân qua rồi thì chia tay
phượng nở sang hè.
Bài 25: Trộn thư
Tạo bảng dữ liệu nguồn:
Họ tên Chức vụ Cơ quan Địa điểm Thời gian
Võ Văn Thịnh P.Chủ tịch UBND xã Nghĩa Dũng VP Tỉnh ủy 7 giờ 03
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Lê Hiệp Bí thư Phường Chánh lộ Tỉnh đoàn 8 giờ


Nguyễn Hùng Chủ tịch UBND H. Sơn Tịnh VP Tỉnh ủy 7 giờ 30
Trần Văn Thành P. Bí thư Phường Trần Phú Tỉnh đoàn 8 giờ
Nguyễn Thị Mai Chủ tịch UBND Thành phồ VP Tỉnh ủy 7 giờ 30
Hội PN
Tạo mẫu giấy mời sau:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM DN THANH NIÊN Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
----  ---- ----  ----

GIẤY MỜI
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH NIÊN
TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI
Kính mời :Đ/c <<Họ tên>>
Chức vụ :<<Chức vụ>>
Cơ quan : <<Cơ quan>>
Địa điểm tại : <<Địa điểm>>
Vào lúc :<<Thời gian>>
Rất mong sự có mặt của quý vị đại biểu để cuộc họp đạt kết quả tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2006


GIÁM ĐỐC
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chương II: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL


(40 tiết: 18 LT+22 TH)
2.1 Các khái niệm và chức năng cơ bản
2.1.1 Giới thiệu tổng quan và các thành phần trên bảng tính Excel

Microsoft Excel là ứng dụng trong bộ Microsoft Office nên Excel được tối
ưu hóa để sử dụng các tính năng bổ sung như nhập văn bản từ Word, tạo chữ nghệ
thuật từ WordArt, chèn công thức toán học từ Equation, bổ sung hình ảnh từ
ClipArt Gallery,…Ngược lại, Excel cũng cung cấp các phương thức để các ứng
dụng khác có thể sử dụng được chức năng mạnh của nó. Cụ thể, Excel là một
chương trình bảng tính dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng, Excel giúp người sử
dụng, quản lý, tính toán, tổng hợp số liệu trên bảng thuận tiện, nhanh chóng và dễ
dàng.
Vì Excel là trình ứng dụng trong Windows nên các thao tác và thành phần
của nó tuân theo tiêu chuẩn của Windows như làm việc với cửa sổ, các hộp thoại,
hệ thống menu, sử dụng chuột, các biểu tượng lệnh,…Ngoài ra, Excel còn có những
thành phần chuyên biệt của nó, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau (2.1.4)
2.1.2 Khởi động và thoát khỏi Microsoft Excel
1. Khởi động:

Cách 1: Nhấp double click chuột vào biểu tượng Microsoft Word trên
desktop.

Cách 2: Từ Start à Programs à [Microsoft Office ] à Microsoft Office


Excel.
Cách 3: Click vào biểu tượng Microsoft Excel trên thanh ShortCut Bar..
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Thoát khỏi Microsoft Excel

Để thoát khỏi môi trường làm việc Microsoft Excel ta thực hiện một trong
các thao tác sau:
Cách 1: Từ Menu FILE-> EXIT

Cách 2: Click vào biểu tượng Close trên thanh tiêu đề


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím ALT + F4
2.1.3. Màn hình giao diện và các chức năng trên bảng tính Microsoft Excel
1. Màn hình giao diện

Sau khi khởi động, cửa sổ làm việc của Excel như sau:

2. Chức năng các thành phần

• Thanh tiêu đề: chứa tên trình ứng dụng, tên Workbook đang làm việc và các nút
điều khiển cửa sổ cơ bản. Mặc định ngay sau khi khởi động Workbook có tên
Book1

• Thanh menu lệnh: chứa các nhóm lệnh giúp chúng ta thao tác trên Excel một
cách dễ dàng.

• Các thanh công cụ: chứa các biểu tượng tương ứng với các lệnh trong Menu
lệnh, giúp chúng ta truy cập tới các lệnh một cách nhanh chóng. Các biểu tượng
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

và chức năng của chúng trên các thanh công cụ hoàn tòan tương tự như trong
Word.
• Thanh công thức: giúp chúng ta quản lý việc nhập liệu hay tính toán cho ô nào
đó trong workbook, thanh công thức đóng vai trò như một vùng nháp để hiệu
chỉnh dữ liệu trong ô, nghĩa là để hiệu chỉnh lại dữ liệu trong ô chúng ta chỉ cần
chọn ô đó rồi đến thanh công thức để hiệu chỉnh. Chúng ta có thể làm ẩn/hiện
thanh công thức bằng thao tác: Từ menu View -> Formula Bar.

• Thanh trạng thái:cho chúng ta biết tình trạng của các phím điều khiển cơn bản
hoặc trạng của một ô nào đó…
• Con trỏ ô: đây là đối tượng dùng để xác định nơi làm việc của người sử dụng
trên bảng tính tại một thời điểm cụ thể.
• Workbook (sổ làm việc): đây là không gian làm việc chính của Excel, gồm một
vài bộ bảng tính (sheet), một Workbook có tối đa 255 Sheet, số lượng Sheet
trong Workbook được thể hiện trong thanh tab Sheet.
• Sheet (trang): một Sheet trong Workbook được chia thành nhiều cột và nhiều
hàng. Tên của mỗi cột được đánh số từ A,B,… IV - gồm có 256 cột. Tên của
mỗi hàng được đánh số từ 1,2,… 65536. Giao giữa hàng và cột tạo nên một ô.
• Cell (Ô): là nơi chứa số liệu mà người dùng muốn lưu trữ trong bảng tính. Excel
truy cập đến dữ liệu của một ô trong Sheet thông qua địa chỉ của chúng. Thông
thường, người ta qui ước có 2 loại địa chỉ khác nhau.
• Địa chỉ tương đối: loại địa chỉ này khi bị sao chép hay di chuyển sẽ bị thay đổi
địa chỉ dòng và địa chỉ cột. Thông thường người ta viết như sau: CộtDòng. Ví
dụ: Địa chỉ C2 là địa chỉ của ô tạo nên bởi sự giao giữa cột C và dòng 2.
• Địa chỉ tuyệt đối: loại địa chỉ này khi sao chép hay di chuyển sẽ không bị thay
địa chỉ dòng và địa chỉ cột. Cụ thể như sau:
o Tuyệt đối dòng: sẽ không bị thay đổi địa chỉ dòng khi sao chép hay di
chuyển. Thông thường người ta viết như sau: Cột$Dòng. Ví dụ: Địa chỉ
C$2 là địa chỉ của ô tạo nên bởi sự giao giữa cột C và dòng 2.
o Tuyệt đối cột: sẽ không bị thay đổi địa chỉ cột khi sao chép hay di
chuyển. Thông thường người ta viết như sau: $CộtDòng. Ví dụ: Địa chỉ
$C2 là địa chỉ của ô tạo nên bởi sự giao giữa cột C và dòng 2.
o Tuyệt đối dòng cột: sẽ không bị thay đổi địa chỉ dòng và địa chỉ cột khi
sao chép hay di chuyển. Thông thường người ta viết như sau:
$Cột$Dòng. Ví dụ: Địa chỉ $C$2 là địa chỉ của ô tạo nên bởi sự giao giữa
cột C và dòng 2.
* Trong thực hành, sau khi nhập địa chỉ ô ta dùng phím F4 để chuyển dổi giữa các
loại địa chỉ.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Vùng: tập hợp nhiều ô liên tiếp nhau tạo thành một vùng, địa chỉ của vùng được
xác định bởi địa chỉ của ô đầu tiên (góc trái trên) và địa chỉ của ô cuối cùng (góc
phải dưới) và ngăn cách bởi dấu :. Ví dụ: Địa chỉ C2:E4 là địa chỉ xác định một
vùng gồm các ô: C2,C3,C4,D2,D3,D4,E2,E3,E4.
2.1.4. Các thao tác cơ bản với bảng tính Excel
1. Tạo một bảng tính mới

Cách 1: Menu FILE -> NEW, xuất hiện hộp thoại:

Sau đó nhấn OK trong tab General.

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard.


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + N
2. Lưu bảng tính

- Để đảm bảo thông tin trong bảng tính không bị mất chúng ta cần lưu trữ
bảng tính bằng một trong các cách sau:
Cách 1: Từ Menu FILE -> SAVE

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + S
- Sau khi thực hiện một trong ba thao tác trên, nếu bảng tính được lưu lần
đầu thì Excel sẽ đưa ra hộp thoại sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Chúng ta cần chọn đường dẫn lưu trữ bảng tính ở ô Save in, nhập tên mới
vào ô File name và chọn Microsoft Excel ở ô Save As Type, click vào nút Save để
lưu.
*Trường hợp bảng tính đã được lưu từ trước thì bảng tính sẽ được lưu lại,
mọi thay đổi do quá trình tính toán sẽ được lưu trữ.
Muốn lưu bảng tính đã mở dưới một tên khác: Từ Menu FILE -> SAVE AS
hoặc nhấn phím F12, sau đó thực hiện các thao tác như chọn đường dẫn chứa bảng
tính, nhập tên bảng tính mới,...trên để lưu
Muốn lưu bảng tính dưới dạng khác: tương tự như cách lưu thông thường
nhưng trong ô Save As Type cần chọn định dạng khác muốn lưu.
3. Mở bảng tính đã tồn tại trên đĩa

Có ba cách để mở
Cách 1: Từ Menu FILE -> OPEN

Cách 2: Click vào biểu tượng trên thanh Standard


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím CTRL + O
Sau khi thực hiện một trong ba thao tác trên, thì Excel sẽ đưa ra hộp thoại
sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Mục Look in: Chỉ


đường dẫn lưu
bảng tính.
• Mục File name:
Nhập tên bảng tính
cần mở (hoặc chọn
bảng tính cần mở
trực tiếp bằng cách
click chuột vào tên
bảng tính đó).
• Click nút OK để
đồng ý mở bảng
tính, ngược lại
click vào nút Cancle.
Để mở cùng lúc nhiều bảng tính bằng cách click chuột vào tên của bảng tính +
nhấn phím Shift để chọn mở các bảng tính liền kề hoặc phím Ctrl để chọn mở các
bảng tính không liền kề.
2.1.5. Quản lý màn hình bảng tính Excel

* Chức năng Windows-> Split nhằm chia màn hình làm việc thành các vùng
khác nhau, giúp cho việc xem xét, nhập dữ liệu đơn giản hơn, vì nó cho phép di
chuyển trong các vùng khác nhau một cách độc lập.Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Sau khi đã phân chia, chọn lệnh Remove Splits để xoá việc phân chia này.
* Chức năng Window-> Freeze panes cho phép tạo một vùng cố dịnh trong
khi di chuyển trong vùng khác, thường sử dụng đối với các bảng có nhiều hàng
hoặc cột. Ví dụ:

Bài tập thực hành


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI THỰC HÀNH


Bài 1
1. Khởi động Excel, quan sát màn hình làm việc, các thành phần của chương
trình, vùng làm việc.
2. Tạo một bảng tính mới (với nội dung tùy ý).
3. Lưu bảng tính với tên tùy ý.
4. Đóng bảng tính vừa tạo.
5. Thoát khỏi Excel.
Bài 2
1. Khởi động Excel
2. Mở bảng tính đã tạo ở bài 1
3. Thực hiện các thao tác chia màn hình làm việc thành nhiều vùng, tạo một
vùng cố định khi di chuyển các vùng khác.
4. Nhập thêm nội dung cho bảng tính.
5. Lưu bảng tính với một tên mới.
6. Đóng bảng tính
7. Thoát khỏi Excel.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.2 Xử lý dữ liệu trong bảng tính Excel


2.2.1. Các kiểu dữ liệu
1. Kiểu Numeric:

Là dữ liệu kiểu số, có thể thực hiện các phép toán số học và đại số.
2. Kiểu Text:

Là các giá trị trong đó có thể bao gồm các ký tự a -> z hoặc A -> Z, hoặc 0
-> 9, các ký tự: ‘ . /,… Để Excel xem các giá trị không thuộc kiểu chuỗi là một giá
trị chuỗi, chúng ta phải đặt trước giá trị đó ký tự ‘
3. Kiểu Date:

Là dữ liệu kiể ngày tháng, có thể thực hiện các phép toán với 1 số, với ngày
tháng khác.
4. Kiểu Currency:

Là dữ liệu kiểu tiền tệ, có thể thực hiện các phép toán.
5. Kiểu Percent:

Là dữ liệu kiểu %, có thể thực hiện các phép toán.


2.2.2. Các toán tử trong công thức
1. Các toán tử toán học

Kí tự Diễn giải

+ Phép cộng

- Phép trừ

* Phép nhân

/ Phép chia

() Toán tử trong dấu ngoặc đơn luôn được tính trước

^ Phép mũ
2. Các toán tử so sánh
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Kí tự Diễn giải (Ví dụ)

= Bằng (A1=C2)

> Lớn hơn (A1>B1)

< Nhỏ hơn (A1<C2)

>= Lớn hơn hoặc bằng (B3>=C1)

<= Nhỏ hơn hoặc bằng (B3<=C1)

<> Không bằng (A1<>C2)


3. Thứ tự tính toán

Thứ tự Phép toán Chức năng

1 - Đảo dấu

2 % Lấy phần trăm

3 ^ Phép luỹ thừa

4 * và / Phép nhân và chia

5 + và - Phép cộng và trừ

6 & Phép nối chuỗi

7 Các phép so sánh

2.2.3. Nhập dữ liệu


1. Nhập dữ liệu kiểu Numeric

Để nhập một giá trị số vào ô, chọn ô muốn nhập -> nhập số và kết thúc bằng
phím Enter. Một giá trị số có thể làm một số tự nhiên, hoặc một số thập phân, hoặc
một số khoa học (ví dụ: 3.06E+4 = 3.06*104)… Chúng ta có thể sử dụng các ký
hiệu như: +, -, %, $ để biểu diễn cho các số.
Nếu Excel biểu diễn một số dưới dạng (###…) chúng ta nên tăng độ rộng
của ô chứa giá trị số đó. Theo mặc định một giá trị số trong ô luôn được canh lề
phải.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Nhập dữ liệu kiểu Text

Để nhập giá trị văn bản cho một ô, chọn ô đó -> gõ văn bản -> kết thúc bằng
phím Enter. Một giá trị văn bản là sự kết hợp của bất kỳ các ký tự chữ cái, các số,
các dấu… Theo mặc định một giá trị văn bản trong ô sẽ được canh lề trái.
Excel cho phép nhập văn bản có độ dài dài hơn chiều rộng của ô chứa nó,
văn bản sẽ tự động chèn qua các ô kế tiếp trong trường hợp các ô kế tiếp không có
chứa dữ liệu.
3. Nhập dữ liệu kiểu Date/Time

Để nhập ngày tháng và thời gian, chúng ta cần phải sử dụng các định dạng
về ngày tháng và thời gian của hệ điều hành, riêng Excel chỉ tự động nhận dạng
theo định dạng của hệ điều hành và xuất hiện dữ liệu theo một dạng riêng. Thông
thường chúng ta có các định dạng sau:

Ngày Giờ

Kiểu Ví dụ Kiểu Ví dụ

m/d/yy 26/9/04 h:mm AM/PM 1:15:PM

mm/dd/yyyy 26/09/2004 H:mm:ss AM/PM 1:15:31 AM

Mmm-yyyy Sep-2004 dd/mm/yy h:mm 26/09/04 2:30AM

Nếu nhập đúng có nghĩa là hợp lệ thì Excel tự động canh phải ngược lại sẽ
canh trái. Khi ngày tháng trong ô được canh trái chúng ta cần định dạng lại kiểu
ngày tháng của hệ thống.
4. Nhập công thức

Để nhập một công thức tính toán cho một ô, di chuyển đến ô đó -> nhập
công thức. Một công thức trên Excel luôn bắt đầu bởi dấu = và tiếp theo là công
thức cần nhập, trong công thức chúng ta có thể tham chiếu giá trị của một ô hoặc
một vùng ô thông qua địa chỉ của chúng. Để tham chiếu chính xác địa chỉ của đối
tượng, chúng ta có thể: nhập trực tiếp địa chỉ đó từ bàn phím hoặc kích chuột tại ô
cần tham chiếu hoặc kéo rê chuột vào vùng ô cần tham chiếu.
2.2.4. Sửa, xoá dữ liệu.
1. Chỉnh sửa dữ liệu trong ô

Nhấn Double-Click hoặc phím F2 vào ô đang chọn để sửa nội dung, nếu chỉ
click vào ô thì dữ liệu nhập vào sẽ thay thế dữ liệu đã có trước đó.
2. Xóa dữ liệu trong ô

- Click vào ô cần xóa dữ liệu.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace để xóa


2.2.5. Các thao tác với khối
1. Chọn khối

- Để chọn 1 ô trong bảng tính, chúng ta chỉ cần di chuyển con trỏ ô về tại vị
trí ô đó.
- Để chọn các ô rời rạc nhau, chúng ta click chọn ô đầu tiên, giữ phím Shift
và click các ô tiếp theo.
- Để chọn một vùng ô trong bảng tính, chúng ta chọn ô đầu tiên (góc trái
trên) -> nhấn giữ phím Shift -> chọn ô cuối cùng (góc phải dưới).
- Để chọn một cột(hàng) chúng ta chỉ cần nhấn chuột vào tiêu đề cột(hàng)
cần lựa chọn.
- Để chọn toàn bộ bảng tính, chúng ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + A.
Chú ý: theo mặc định vùng bảng tính bị chọn lựa sẽ bị đảo màu so với ban đầu.
2. Sao chép khối

- Chọn khối cần sao chép.

- Từ menu Edit -> Copy (hoặc nhắp chuột vào biểu tượng Copy trên
thanh công cụ Standard hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C). Lúc này, vùng bảng tính
bị lựa chọn sẽ được nhớ trong vùng Clipboard của hệ thống theo một chuẩn có sẵn,
để loại bỏ thao tác chúng ta có thể nhấn phím ESC.
- Di chuyển con trỏ ô đến nơi cần sao chép.

- Từ menu Edit -> Paste (hoặc nhắp chuột vào biểu tượng Paste trên
thanh công cụ Standard hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V).
3. Di chuyển khối

- Chọn khối cần di chuyển.


- Từ menu Edit -> Cut (hoặc nhắp chuột vào biểu tượng Cut trên thanh
công cụ Standard hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + X). Lúc này, vùng bảng tính bị lựa
chọn sẽ được nhớ trong vùng Clipboard của hệ thống theo một chuẩn có sẵn, để loại
bỏ thao tác chúng ta có thể nhấn phím ESC.
- Chuyển con trỏ ô đến nơi cần di chuyển.

- Từ menu Edit -> Paste (hoặc nhắp chuột vào biểu tượng Paste trên
thanh công cụ Standard hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V).
4. Xóa khối

- Chọn khối cần xoá.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Từ menu Edit -> Delete -> xuất hiện hộp thoại Delete, với nội dung như
sau:
• Shift cells left: xoá khối ô đã chọn và thay
vào đó là vùng ô bên phải.
• Shift cells up: xoá khối ô đã chọn và thay
vào đó là vùng ô phía dưới.
• Entire row: xoá các ô cùng dòng.
• Entire column: xoá các ô cùng cột.
Chú ý: để xoá dữ liệu trong vùng ô, chúng ta chỉ cần
nhấn phím Delete trên bàn phím.
2.2.6. Xử lý ô, cột, hàng trong bảng tính.
1. Chèn thêm ô

- Chọn nơi cần chèn.


- Từ menu Insert -> Cells -> xuất hiện hộp thoại Insert với nội dung như sau:
• Shift cells right: ô đã chọn sẽ nằm bên phải
ô sẽ chèn.
• Shift cells down: ô đã chọn sẽ nằm phía
dưới ô sẽ chèn.
• Entire row: chèn một hàng.
• Entire column: chèn một cột.
2. Chèn cột/hàng

- Chọn nơi cần chèn.


- Từ menu Insert -> Rows để chèn hàng hoặc chọn Columns để chèn cột.
3. Thay đổi độ rộng của ô

- Chọn các ô cần thay đổi.


- Từ menu Format -> Row để thao tác với hàng/chọn Column để thao tác với
cột.
• Lệnh Height: thay đổi chiều cao của cột.
• Lệnh Width: thay đổi độ rộng của dòng.
• Lệnh AutoFit (AutoFit Selection): tự động thay đổi độ rộng sao cho phù
hợp với dữ liệu trong ô.

2.2.7. Định dạng dữ liệu.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Chọn vùng bảng tính cần định dạng.


- Từ menu Format -> Cells -> xuất hiện hộp thoại Format Cells với nội dung
như sau:
• Tab Number: dùng để định dạng kiểu dữ liệu trong ô.
o Mục Number:
dùng định dạng
cho kiểu dữ liệu
số.
 Decimal
places: số
chữ số thập
phân.
 Use 1000
Separator(,):
sử dụng dấu
‘,’ để ngăn
cách hàng
ngàn.
 Negative numbers: các cách thể hiện cho số âm.
o Custom: danh sách các định dạng chuẩn-từ đây người sử dụng
có thể định dạng kiểu thể hiện của dữ liệu cho riêng mình. Ví
dụ: chúng ta định dạng kiểu dd/mm/yyy để hệ thống thể hiện
ngày tháng dạng dài (20/03/3004).
Ngoài ra, chúng ta có các mục định dạng cho dữ liệu cụ thể như sau:

Thể loại Công dụng

General Cách thể hiện mặc định của hệ thống khi người sử dụng
nhập dữ liệu vào.

Number Dùng để định dạng cho kiểu số mặc định được hỗ trợ bằng
các dấu phẩy, số chữ số thập phân, các số âm…

Currency Dùng để định dạng dữ liệu kiểu số mang tính chất tiền tệ.
Accounting

Date Các định dạng cho dữ liệu kiểu ngày tháng

Time Các định dạng cho dữ liệu kiểu thời gian.

Pecentage Định dạng cho cách hiển thị % cho dữ liệu kiểu số
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Scientific Định dạng kiểu số thực dạng chấm động

Text Định dạng cho dữ liệu kiểu chuỗi.

Special Các định dạng đặc biệt khác.

Custom Danh sách các định dạng chuẩn và các định dạng tuỳ ý từ
người dùng.
Chú ý: với thao tác định dạng trên, dãy ô bị định dạng sẽ luôn chứa dữ liệu với
thuộc tính đã định dạng tương ứng.
• Tab Alignment: dùng để canh lề cho dữ liệu trong ô, cụ thể như sau:
o Horizontal: các định dạng lề canh cho dữ liệu trong ô theo chiều nằm
ngang. Thông thường có các dạng lề canh cơ bản như sau:
 General: kiểu mặc định
do Excel quy định.
 Left: chọn lề trái.
 Right: chọn lề phải.
 Center: chọn lề giữa.
o Vertical: các định dạng lề canh
cho dữ liệu trong ô theo chiều
thẳng đứng. Thông thường có
các dạng lề canh như sau:
 Top: cho lề trên
 Bottom: chọn lề dưới (lề mặc định)
 Center: chọn lề giữa.
o Orientation: xác định hướng nghiêng cho dữ liệu trong ô, chúng ta có thể
định dạng bằng thao tác kéo rê chuột hoặc nhập độ nghiêng trong mục
Degrees.
o Text control: danh sách các lựa chọn việc điều khiển dữ liệu thuộc kiểu
chuỗi trong ô, cụ thể như sau:
 Wrap text: tự động ngắt dòng trong trường hợp độ rộng của ô nhỏ
hơn chiều dài của chuỗi.
 Shrink to fit: tự động điều chỉnh cỡ chữ trong trường hợp độ rộng
của ô nhỏ hơn chiều dài của chuỗi.
Merge Cells: nhập nhiều ô thành ô.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tab Font: dùng để định dang Font chữ cho dữ liệu trong ô với các nội dung
như sau:
o Font: danh sách các kiểu Font.
o Font style: danh sách các kiểu
thể hiện của Font đã chọn
tương ứng.
o Size: danh sách các kích thước
thể hiện của Font đã chọn
tương ứng, người dùng có thể
nhập một giá trị số tuỳ ý.
o Underline: danh sách các kiểu
đường gạch chân.
o Color: chọn màu sắc cho chữ.
o Effects: danh sách các hiệu ứng của Font đã chọn tương ứng như: gạch
ngang (Strickthrough), treo chữ lên (Superscript), treo chữ xuống
(Subscript)
• Tab Border: dùng để định dạng đường viền cho ô, với các nội dung cụ thể
như sau:
o Presets: chọn kiểu viền mặc định.
o Border: chọn hoặc loại bỏ các đường viền từ kiểu mặc định.
o Style: danh sách các kiểu đường viền.
o Color: danh sách màu sắc cho đường viền.
Thao tác: chọn màu sắc cho đường viền trong mục Color (mặc định màu đen) ->
chọn kiểu đường viền trong mục Style -> chọn kiểu viền trong mục Presets -> thêm
hoặc loại bỏ các đường tương ứng trong mục Border.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tab Patterns: dùng để định


dạng nền cho ô, với các nội
dung như sau:
o Color: danh sách các màu
nền.
o Patterns: danh sách các
mẫu nền.

2.2.8. Đặt tên cho ô.

Một khoảng các ô có thể được


gán bởi một tên để dễ sử dụng. ví dụ,
thay cho việc viết công thức: =SUM(B3:B15) với B3 đến B15 chứa dữ liệu về
doanh số bán của 3 tháng 7, 8, và 9 ta có thể viết = SUM(Quy3), trong đó Quy3 đại
diện cho các khoảng B3:B15. Để thực hiện điều này ta tiến hành như sau:
- Chọn vùng ô (drag chuột ngang qua B3 và B15)
- Click chuột vào hộp tên (Name box) trên thanh công thức và nhập tên vào
(Quy3)
- Nhấn Enter để xác nhận việc đặt tên cho các ô.
2.2.9. Ghi chú cho ô.

Có thể thêm phần ghi chú cho từng ô riêng rẽ. Những ghi chú này giúp ta
giải thích bảng tính của mình một cách rõ ràng hơn ví dụ: tại sao phải dùng hàm
này hày đặt điạc chỉ kia là tuyệt đối,…
1. Tạo ghi chú

- Về ô cần tạo ghi chú.


- Từ Menu INSERT->COMMENT (hoặc
nhấn tổ hợp phím SHIFT+F2).
- Gõ vào lời ghi chú trong khung text.
- Click trái chuột, lúc đó chỉ thấy vệt đỏ ở góc trên phải của ô tạo ghi chú).
- Khi rê chuột đến ô tạo ghi chú bạn sẽ
thấy nội dung của ghi chú đã tạo.
2. Xem, sửa, xoá các ghi chú

- Chọn ô đã tạo ghi chú.


- Click phải chuột, xuất hiện menu:
• Edit comment: Sửa nội dung của ghi chú.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Delete comment: Xoá ghi chú.


• Hide comment: Ẩn ghi chú

2.2.10. Bảo vệ ô

Mỗi ô đều có 2 tính năng chính: khóa (locked) và ẩn (hidden). Bạn không thể
sửa đổi một ô đã bị khóa và nội dung của ô bị ẩn không xuất hiện trên thanh công
thức khi bạn chọn ô đó. Thuộc tính locked và hidden không có hiệu lực nếu không
bảo vệ bảng tính. Muốn thay đổi những thuộc tính này, hãy đánh dấu ô hoặc vùng
bạn muốn, chọn Format.Cells. Vào khung hội thoại Format Cells, nhấn mục
Protection rồi chọn Locked hay Hidden. Những ô không khóa vẫn cho phép người
dùng nhập dữ liệu vào còn những ô có công thức bị khóa và những ô khác thì giữ
nguyên không thay đổi (như tiêu đề). Nếu không muốn cho người khác thấy công
thức của bạn, hãy khóa và giấu các ô có công thức, kết quả của công thức thì thấy
được nhưng công thức thì không. Muốn bảo vệ một bảng tính, chọn
Tools.Protection.Protect Sheet để mở khung hội thoại Protect Sheet rồi đánh dấu
chọn mục Contents. Bạn có thể nhập mật khẩu để không cho người khác xem bảng
tính của bạn. Các ô bị khóa trong một bảng tính đã được bảo vệ không thể sửa đổi
được và những thay đổi khác đối với bảng tính cũng bị vô hiệu hóa.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 3
BẢNG KÊ TIỀN THƯỞNG THEO NHÂN VIÊN Ở CÁC CỬA HÀNG
Ngày Nhân viên Cửa hàng Sản phẩm Tiền Thưởng
20000
20/6/06 Lê Thị Diệu Hương Số 1 Kẹo 0 ?
15000
21/6/06 Mai Vân Nga Số 2 Bánh 0 ?
10000
29/6/06 Trần Thị Lan Lan Số 1 Kẹo 0 ?
35000
6/10/06 Đinh Thị Hồng Vân Số 2 Mứt 0 ?
12000
14/6/06 Trần Hồng Chi Số 2 Bánh 0 ?
10000
17/6/06 Mai Vân Nga Số 1 Mứt 0 ?
30000
2/12/06 Đinh Thị Hồng Vân Số 2 Kẹo 0 ?
20000
15/6/06 Trần Hồng Chi Số 1 Bánh 0 ?

1. Nhập dữ liệu cho bảng tính trên


2. Định dạng bảng tính
3. Thực hiện thao tác chọn một hàng, một cột, một vùng của bảng
tính
4. Sao chép bảng tính này sang sheet khác
5. Xoá những hàng chứa tên nhân viên Chi
6. Chèn thêm cột STT trước cột ngày, nhập STT (tự động)
7. Sửa tên cột Thưởng thành Tiền thưởng
8. Chèn thêm vào bảng tính hai hàng có nội dung sau:
Stt Nhân viên Cửa hàng Sản phẩm Tiền Tiền thưởng
25000
4 Nguyễn Hồng Anh Số 2 Bánh 0 ?
10000
5 Đỗ Thị Minh Trang Số 1 Mứt 0 ?
9. Lưu bảng tính với tên Baitap1.XLS tại thư mục của bạn
10. Thoát khỏi Excel
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 4

1. Nhập dữ liệu cho bảng tính trên


2. Định dạng bảng tính
3. Thực hiện thao tác chọn một hàng, một cột, một vùng của bảng tính
4. Chèn thêm cột ĐTB sau cột điểm Anh văn
5. Đặt tên cho vùng bảng tính (không tính dòng tiêu đề “BẢNG ĐIỂM…” với
tên bangdiem
6. Tạo ghi chú cho ô Vị thứ có nội dung “ Sắp xếp vị thứ căn cứ vào ĐTB”
7. Thực hiện thao tác bảo vệ cho bảng tính.
8. Xoá ghi chú đã tạo ở trên
9. Huỷ chế độ bảo vệ bảng tính
10. Lưu bảng tính với tên Baitap2.XLS, thoát khỏi Excel
Bài 5
1. Khởi động Excel
2. Mở bảng tính Baitap1.XLS
3. Lưu bảng tính với một tên khác tuỳ ý
4. Mở bảng tính Baitap2.XLS
5. Thực hiện thao tác chuyển làm việc qua lại gữa các bảng tính
6. Đóng các bảng tính, thoát khỏi Excel
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.3 Hàm trong Excel.


2.3.1. Quy tắc sử dụng hàm..

- Hàm (Function) là các chương trình con được viết sẵn, phục vụ cho người
sử dụng trong các tính toán thông dụng.
- Hàm được sử dụng như một giá trị trong biểu thức, giá trị của hàm trả về
tại vị trí gọi hàm.
- Có hai loại hàm: Hàm có sẵn trong Excel (Built-in Function) và hàm do
người dùng tạo ra (User Function).
- Dạng thức chung của một hàm:
<TÊNHÀM>(đối số 1, đối số 2,…, đối số n)
- Tên hàm không phân biệt chữ hoa hay thường.
2.3.2. Nhập hàm vào bảng tính.

- Hàm có thể được nhập trực tiếp trong công thức hoặc sử dụng công cụ chèn
hàm của Excel. Để chèn hàm vào công thức, từ Menu INSERT -> FUNCTION
hoặc click vào biểu tượng Paste Function trên thanh công cụ Standard, xuất hiện
hộp thoại Paste Function:
• Funtion category: Chủ đề các
hàm.
• Function name: Danh sách tên
các hàm thuộc chủ đề hàm được
chọn.
Sau khi chọn được hàm thích hợp, sẽ thực
hiện tiếp các bước còn lại để nhập nội dung
cho các đối số của hàm.
Ví dụ: đối với hàm Sum cần chỉ ra khoảng các ô sẽ tính tổng,…:

Trong quá trình nhập nội dung, để tham chiếu đến các ô ta có thể có dùng
chuột để chỉ định các ô cần tham chiếu mà không cần nhập trực tiếp. Sau khi hoàn
tất, nhấn OK để kết thúc.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chú ý:
• Nếu tiền trình nhập công thức ở một ô chưa xong thì không thể kết thúc
Excel, khi đó sẽ có thông báo lỗi về việc chưa hoàn tất công thức (hoặc trong
công thức có lỗi):

Và tiếp đó là thông báo không thể thoát khỏi


Excel.
Để giải quyết lỗi này, ta nhấn OK để quay về ô chứa
công thức đang nhập và nhấn phím ESC để huỷ
công thức, sau đó có thể thoát khỏi Excel bình thường.
• Có thể nhập hàm từ bàn phím
- Gõ dấu =
- Gõ đúng tên hàm, dấu.
2.3.3. Một số hàm thường dùng.
1. Hàm ngày, tháng.

a. Hàm DAY
- Cú pháp: DAY(Dãy số kiểu ngày)
- Công dụng: Hàm trả về giá trị ngày (từ 1 đến 31) từ Dãy số kiểu ngày
Ví dụ: DAY(“10/21/89”) = 21
(ngày 21 tháng 10-> dạng mm/dd/yy)
b. Hàm MONTH
- Cú pháp: MONTH(Dãy số kiểu ngày)
- Công dụng: Hàm trả về giá trị tháng (từ 1 đến 12) từ Dãy số kiểu ngày
Ví dụ: MONTH(“10/21/89”) = 10
(ngày 21 tháng 10-> dạng mm/dd/yy)
c. Hàm YEAR
- Cú pháp: YEAR(Dãy số kiểu ngày)
- Công dụng: Hàm trả về giá trị năm từ Dãy số kiểu ngày
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Ví dụ: MONTH(“10/21/89”) = 1989


d. Hàm NOW
- Cú pháp: NOW()
- Công dụng: Hàm trả về giá trị của một dãy số gồm ngày, tháng, năm và
giờ hiện tại được lưu trong đồng hồ của máy tính.
e. Hàm TODAY
- Cú pháp: TODAY()
- Công dụng: Hàm trả về giá trị là một số gồm ngày, tháng, năm hiện tại
được lưu trong đồng hồ của máy tính.
2. Hàm xử lý chuỗi

a. Hàm LEN
- Cú pháp: LEN(text)
- Công dụng: Trả về chiều dài của text
Ví dụ:

b. Hàm Left:
- Cú pháp: LEFT(text, num)
- Công dụng: Hàm sẽ trả về một giá trị kiểu chuỗi có num kí tự lấy từ bên
trái sang của text.
Chú ý: Hàm sẽ mặc định là lấy một ký tự từ chuỗi ban đầu bên trái nếu bỏ
quả đối số num
Ví dụ

c. Hàm Right:
- Cú pháp: RIGHT(text, num)
- Công dụng: Hàm sẽ trả về một giá trị kiểu chuỗi có num kí tự lấy từ bên
phải sang của text.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chú ý: Hàm sẽ mặc định là lấy một ký tự từ chuỗi ban đầu bên phải nếu bỏ
quả đối số num
Ví dụ:

d. Hàm MID:
- Cú pháp: MID(text, pos, num)
- Công dụng: Hàm sẽ trả về num kí tự tính từ vị trí pos trong text.
Chú ý: Nếu pos lớn hơn chiều dài của text thì hàm sẽ trả về chuỗi rỗng.
Ví dụ:

e. Hàm VALUE:
- Cú pháp: VALUE(number_ text)
- Công dụng: Trả về giá trị kiểu số là giá trị của number_ text (chuỗi số).
Ví dụ:

3. Hàm toán học

a. Hàm ABS (Absolute)


- Cú pháp: ABS(ThamSố)
- Công dụng: Hàm sẽ trả về giá trị tuyệt đối của tham số.
Chú ý: Tham số phải trả về một giá trị thuộc kiểu số.
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

b. Hàm INT (Integer)


- Cú pháp: INT(ThamSố)
- Công dụng: Trả về phần nguyên của tham số.
Chú ý: Tham số phải trả về một giá trị thuộc kiểu số.
Ví dụ:

c. Hàm MOD (Modulo)


- Cú pháp: MOD(ThamSố1, ThamSố2)
- Công dụng: Trả về phần dư khi thực hiện phép chia ThamSố1 cho
ThamSố2.
Chú ý: Các tham số phải trả về giá trị kiểu số. ThamSố2 <>0.
Ví dụ:

- Thực hiện tính INT(15/4)=3.


- Tính MOD(INT(15/4),2)=MOD(3,2).

d. Hàm ROUND
- Cú pháp: ROUND(ThamSố,VịTrí)
Vị trí: =0: Làm tròn tại vị trí dấu thập phân.
Vị trí: >0: Làm tròn tại vị trí cách dấu thập phân VịTrí+1 đơn vị kể từ phía
phải.
Vị trí: <0: Làm tròn tại vị trí cách dấu thập phân VịTrí đơn vị kể từ phía trái.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Công dụng: Trả về giá trị của ThamSố1 sau khi đã làm tròn.
Chú ý: Các tham số phải trả về giá trị kiểu số.
Ví dụ:

e. Hàm SQRT (Square Root)


- Cú pháp: SQRT(ThamSố)
- Công dụng: trả về căn bậc hai của ThamSố.
Chú ý: Tham số phải trả về một giá trị không âm.
Ví dụ:

f. Hàm SUM
- Cú pháp: SUM(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
- Công dụng: Trả về tổng các số trong các ô và các số trong dãy tham số.
Chú ý: Các tham số phải trả về giá trị thuộc kiểu số.
Ví dụ:

g. Hàm SUMIF
- Cú pháp: SUMIF(DãyKiểmTra,ĐiềuKiện,DãyTínhTổng)
- Công dụng: Tính tổng của dãy tính tổng thoả dãy kiểm tra đối với điều
kiện.
Chú ý: Nếu điều kiện là một biểu thức thì phải được đặt trong dấu “ ”.
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

4. Hàm Logic.

Các hàm logic thường sử dụng hoặc tạo ra các biểu thức logic. Biểu thức
logic là một biểu thức có hai giá trị: True (đúng) và False (sai). Trong đó các toán
hạng có thể là hằng, tham chiếu ô, kết của của một hàm,.. nhưng chúng được liên
kết với nhau bởi các toán tử so sánh (<, >, =, <=, >=, <>) và có thể là đối số của các
hàm logic (AND, OR, NOT,…)
a. Hàm AND
- Cú pháp: AND(BThức1,BThức2, ..., BThức30)
Bthức1, Bthức2, ... BThức30 là 1 trong 30 biểu thức điều kiện mà chúng ta
biết rằng sẽ trả về giá trị kiểu T/F.
- Công dụng: Hàm sẽ trả về giá trị T nếu tất cả BThức đúng, F nếu một
trong số BThức đó sai.
Chú ý: Excel sẽ xem các giá trị kiểu số khác 0 là giá trị đúng. Ngược lại số 0
sẽ xem là giá trị sai.
Ví dụ:

b. Hàm NOT
- Cú pháp: NOT(BThức)
BThức: trả về giá trị True/False
- Công dụng: Trả về giá trị logic ngược với giá trị của BThức
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

c. Hàm OR
- Cú pháp: OR(Bthức1,Bthức2,...,BThức30)
BThức1, BThức2, ...là 1 trong 30 điều kiện mà chúng ta biết rằng sẽ trả về
giá trị kiểu T/F.
- Công dụng: trả về giá trị TRUE nếu có một toán tử là TRUE; FALSE tất
cả các toán tử là FALSE.
Ví dụ:

d. Hàm IF
- Cú pháp: IF(BThứcKTra, giátrị1, giátrị2)
BThứcKTra: là biểu thức logic, giá trị trả về là TRUE or FALSE.
- Công dụng: Hàm sẽ trả về giá trị 1 nếu bthứcktra = True. Ngược lại, trả về
giá trị 2
Chú ý: giátrị1, giátrị2: có thể là một câu lệnh if.
Ví dụ:

5. Hàm thống kê.

a. Hàm AVERAGE
- Cú pháp: AVERAGE(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
- Công dụng: Hàm trả về giá trị trung bình của các số trong các ô và các số
trong danh sách các tham số.
Chú ý: Các tham số phải trả về giá trị thuộc kiểu số.
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

b. Hàm COUNT
- Cú pháp: COUNT(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
- Công dụng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số và các số trong danh sách
các tham số.
Ví dụ:

c. Hàm COUNTA:
Cú pháp: COUNT(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
Công dụng: Hàm đếm các ô chứa dữ liệu trong danh sách các tham số.
Ví dụ:

d. Hàm COUNTIF
Cú pháp: COUNTIF(DãyKiểmTra, ĐiềuKiện)
Công dụng: Hàm đếm các toán hạng trong DãyKiểmTra theo ĐiềuKiện
Chú ý:
• Nếu điều kiện là một biểu thức thì phải được đặt trong dấu “ ”.
• Điều kiện là chuỗi kí tự thì giá trị biểu thức điều kiện phải tương ứng
với giá trị chứa trong dãy kiểm tra.
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

“ Nam”

e. Hàm MAX
- Cú pháp: MAX(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
- Công dụng: Trả về số lớn nhất trong các đối số
Ví dụ:

f. Hàm MIN
- Cú pháp: MIN(ThamSố1,ThamSố2,…,ThamSố30)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Công dụng: Trả về số lớn nhất trong các đối số


Ví dụ:

g. Hàm RANK
- Cú pháp: RANK(Sốcầnxếphạng,DãySố,ThứTự)
ThứTự: Cách sắp hạng (1: Tăng; 0:Giảm)
- Công dụng: xếp hạng của một số trong dãy số
Ví dụ:

6. Hàm Tìm kiếm và Tham chiếu.

a. Hàm HLOOKUP: (Horizontal Look up) (Nhìn theo chiều ngang)


- Cú pháp:
HLOOKUP(GiáTrịTìm,BảngTìm,DòngCầnLấyKếtQuả,CáchTìm)
CáchTìm: Giá trị logic chỉ rõ nơi mà chúng ta muốn tìm thấy theo một giá trị
chính xác hay gần bằng (1: gần bằng; 0: Chính xác)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Công dụng: Hàm sẽ trả về giá trị trong dòng cần lấy giá trị ở bảng dò tìm
nếu nó tìm thấy có giá trị tìm trong bảng dò tìm. Nếu có nhiều giá trị tìm thấy trong
bảng dò tìm thì nó sẽ trả về giá trị tìm thấy đầu tiên.
Ví dụ:
=HLOOKUP(A2,$B$9:$D$11,2,0)

=C2*HLOOKUP(A2,$B$9:$D$11,3,0)

=VLOOKUP(A2,$A$10:$C$12,2,0)

b. Hàm VLOOKUP: (Vertical Look up) (Nhìn theo chiều thẳng đứng)
- Cú pháp:
VLOOKUP(GiáTrịTìm,BảngTìm,CộtCầnLấyKếtQuả,CáchTìm)
CáchTìm: Giá trị logic chỉ rõ nơi mà chúng ta muốn tìm thấy theo một giá trị
chính xác hay gần bằng (1: gần =C2*VLOOKUP(A2,$A$10:$C$12,3,0)
bằng; 0: Chính xác)
- Công dụng: Hàm sẽ trả về giá trị trong cột cần lấy giá trị ở bảng dò tìm
nếu nó tìm thấy có giá trị tìm trong bảng dò tìm. Nếu có nhiều giá trị tìm thấy trong
bảng dò tìm thì nó sẽ trả về giá trị tìm thấy đầu tiên.
Ví dụ:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 6

BẢNG KÊ HÀNG NHẬP


Tháng 08/2006-Tại kho Quảng Ngãi
St Chứng Số Chuyên
Diễn giải Đơn giá Thuế Cộng
t từ lượng chở
1 B50 Bàn gỗ 65 500.000
2 B51 Bàn sắt 20 1.000.000
3 B52 Bàn Form 15 1.500.000
4 B53 Ghế nhựa 70 50.000
5 B54 Ghế đẩu 80 75.000
6 B55 Ghế xếp 56 250.000
7 B56 Tủ gỗ 52 1.200.000
8 B57 Tủ sắt 50 1.800.000
9 B58 Tủ nhôm 45 2.050.000
10 B59 Võng xếp 43 800.000
Tổng cộng
Số mặt hàng có trong kho là:
Mặt hàng có đơn giá thấp nhất:
Mặt hàng có đơn giá cao nhất:

1. Nhập và trình bày bảng tính trên


2. Chèn thêm cột Trị giá vào sau cột Đơn giá và tính
Trị giá = Số lượng * Đơn giá
3. Tính Thuế = Trị giá * 3,75% kết quả làm tròn lấy hai số lẻ
4. Tính cước chuyên chở = Số lượng * 0,75% kết quả làm tròn hai số lẻ
5. Tính tổng cộng cho cột Số lượng
6. Đếm số mặt hàng có trong kho
7. Tính đơn giá thấp nhất, cao nhất
8. Lưu bảng tính với tên Baitap6.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 7
Bảng tính lương tháng 8 năm 2006

Tạm Thực
Stt Họ tên Cvụ LCB Ncông Lương
ứng nhận
1 Linh TP 3,14 23
2 Loan NV 2,44 24
3 Hạnh PP 3,12 26
4 Thịnh GD 5,46 25
5 Anh DV 2,56 27
6 An PGD 3,92 28
7 Bình NV 1,92 22
8 Thân NV 3,24 30
9 Sang TK 1,92 18
10 Nguyên DV 3,14 19

1. Nhập dữ liệu (cột Stt dùng kĩ thuật đánh số tự động)


2. Tính Lương = 6000*Lương CB* Ncông
( Trong đó nếu Ncông>25 thì từ ngày 26 trở đi mỗi ngày được tính thành 2 ngày)
3. Tính Tạm ứng =1/3Lương (nhưng tối đa chỉ cho tạm ứng 150000đ
4. Tính Thực nhận =Lương - Tạm ứng
5. Tính tổng cộng các cột Lương, Tạm ứng, Thực nhận
6. Cho biết giá trị cao nhất, thấp nhất, trung bình của Thực
nhận
7. Làm tròn cột Tạm ứng đến nghìn đồng
8. Trang trí, lưu bảng tính trên là Baitap7.XLS
Bài 8

Tiền
Hình thức Chỉ số Chỉ số Điện Tiền Tổng
TT Chủ hộ công
sử dụng trước sau tiêu thụ điện số tiền

1 Vân Sản xuất 0 500 ? ? ? ?
2 Bình Kinh doanh 0 200 ? ? ? ?
3 Khánh Tiêu dùng 0 150 ? ? ? ?
4 Doanh Sản xuất 0 600 ? ? ? ?
5 Lan Tiêu dùng 0 101 ? ? ? ?
6 Thu Tiêu dùng 0 50 ? ? ? ?
7 Quảng Kinh doanh 0 300 ? ? ? ?
1. Nhập dữ liệu (cột Stt dùng kĩ thuật đánh số tự động)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Tiền công tơ tính như sau :


Hộ Sản xuất : 20000 đ/tháng
Hộ Kinh doanh : 10000 đ/tháng
Hộ Tiêu dùng : 5000 đ/tháng
2. Giá điện :
Hộ Sản xuất : 2000 đ/số
Hộ Kinh doanh : 800 đ/số
Hộ Tiêu dùng : 500 đ/số
4. Tổng số tiền = Tiền điện+Tiền công tơ
5. Trình bày và lưu bảng tính với tên Baitap8.XLS
Bài 9

BẢNG ĐIỂM
SẮP TÊN KHỐI TOÁN VĂN NNGỮ TỔNG KQUẢ XLOẠI
AN A 8 8 10
THỊNH D 8 10 7
TÌNH C 5 9 3
SANG D 2 6 7
NHÂN C 6 7 6
THÁI C 10 2 6
ĐẠT A 9 7 2
GIANG D 3 8 8
HUYỀN C 1 7 7
NGUYÊN C 8 6 3

1. Nhập dữ liệu cho bảng tính trên


2. Tính TỔNG căn cứ vào KHỐI: nếu KHỐI A thì điểm TOÁN *2; KHỐI C thì điểm VĂN*2 ;
KHỐI D thì điểm NNGỮ*2
3. Cột KQUẢ được tính như sau: là Đậu đối với TỔNG >=20, nhưng không có môn nào dưới 3;
ngược lại KQỦA là Rớt
4. Cột XLOẠI được tính nếu KQUẢ là Đậu và căn cứ vào TỔNG:
Loại Giỏi nếu TỔNG>=32
Loại Khá nếu 26<=TỔNG <=32
Loại Trbình đối với trường hợp còn lại
Nếu KQUẢ là Rớt thì đánh dấu X vào vị trí XLOẠI
5. Cột SẮP xếp thứ tự cột TỔNG với điểm cao nhất là 1
6. Trang trí và lưu bảng tính với tên Baitap9.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 10

Loại Loại Số Quy ra


TT Tỷ giá
HĐ Ngoại tệ tiền VNĐ
1 Chi USD 100 ? ?
2 Thu DM 1500 ? ?
3 Thu FR 3000 ? ?
4 Chi DM 1000 ? ?
5 Chi FR 4000 ? ?
6 Thu USD 500 ? ?
7 Chi DM 500 ? ?

Bảng tỷ giá
Loại ngoại tệ USD DM FR
Tỷ giá 14000 10000 6000
1. Nhập dữ liệu cho bảng tính trên
2. Dựa vào bảng tỷ giá, dùng hàm tìm kiếm để tính cột Tỷ giá
3. Tính cột Quy ra VNĐ = Tỷ giá * Số lượng
4. Dùng công thức, điền giá trị vào bảng thống kê sau :
Loại hoá Quy ra
Số lần Số tiền
đơn VNĐ
Thu ? ?
Chi ? ?
5. Trình bày bảng tính và lưu lại với tên Baitap10.XLS

Bài 11
TT HỌ VÀ TÊN LPH ĐẾN ĐI TUẦN NGÀY TTUẦN TNGÀY TTIỀN

1 Lê Văn Anh LA1 1/26/06 3/15/06


2 Nguyễn Ngọc Diệp LB1 1/29/06 1/21/06
3 Vương Thành LA2 2/3/06 2/5/06
4 Nguyễn Thanh Nga LB3 2/3/06 2/18/06
5 Nguyễn Minh LB2 2/4/06 3/10/06
6 Lê Uyên Phương LA3 3/5/06 3/9/06
7 Hoàng Quốc Khanh LA1 1/3/06 1/30/06
8 Lê Hồng Vân LB1 1/10/06 1/17/06
9 Trần Lê Yến LB3 2/15/06 3/30/06
10 Nguyễn Phương LA3 3/22/06 4/3/06
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BẢNG ĐƠN GIÁ


LPH LA1 LA2 LA3 LB1 LB2 LB3
ĐGNGÀY 60000 50000 40000 70000 80000 90000
10000
ĐGTUẦN 0 200000 300000 400000 500000 600000

1. Nhập và định dạng bảng tính như trên


2. Hãy tính số tuần, số ngày dựa vào ngày đi, ngày đến
3. Hãy tính TTUẦN = STUẦN*ĐGTUẦN, TNGÀY = SNGÀY*ĐGNGÀY dựa vào bảng đơn giá
4. Hãy tính TTIỀN= TTUẦN + TNGÀY
5. Lưu bảng tính với tên Baitap11.XLS
Bài 12
BÁO CÁO DOANH THU

SẮP MSỐ VTƯ NGNHẬP SLNHẬP TGNHẬP SLXUẤT TGXUẤT GCHÚ


A1 6/2/2005 15 15
C2 6/30/2005 20 15
B1 6/25/2005 30 25
C1 6/17/2005 10 10
A2 6/27/2005 25 25
A1 6/5/2005 30 30
C2 6/4/2005 35 20
B1 6/15/2005 20 20
B2 6/18/2005 25 25

Trong đó, kí tự đầu của MSỐ chỉ tên vật tư, kí tự cuối chỉ loại.
Bảng dưới cho biết đơn giá nhập, xuất của từng vật tư ứng với các loại 1,2
MSO VATTU GNHAP1 GNHAP2 GXUAT1 GXUAT2
A XANG 3000 3500 4000 4500
B DAU 2000 2500 3000 3500
C NHOT 10000 10500 11000 15000

1. Căn cứ vào MSỐ điền tên vào cột VTU


2. Tính tổng tiền nhập (TGNHẬP), tổng tiền xuất (TGXUẤT)
3. Ở cột GCHÚ đánh dấu X nếu đã xuất hết số lượng nhập
4. Cột SẮP ghi thứ tự của các hàng tương ứng theo TGXUẤT với giá trị cao nhất là 1
5. Trình bày bảng tính và lưu lại với tên Baitap12.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 13
BÁO CÁO DOANH THU
STT MAH TÊN HÀNG SLG TTIỀN VCHUYỂN TỔNG
1 XL0 50
2 DS1 35
3 NS3 60
4 DL0 35
5 XS2 70
6 XL1 50
7 DL3 40
8 NL2 30
9 NS0 70
10 XS3 65
Tổng
cộng ? ? ?
Trong đó, kí tự đầu cảu mã hàng (MAH) đại diện cho mặt hàng (tên), kí tự thứ 2 đại diện cho
giá sỉ (S) hay giá lẻ (L), kí tự cuối cùng là khu vực. Mối quan hệ được cho trong bảng sau:
Mã Tên Giá sỉ Giá lẻ Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
X Xăng 4000 4500 0,50% 1,00% 1,50%
D Dầu 3000 3500 0,60% 1,20% 1,80%
N Nhớt 10000 11000 0,70% 1,40% 2,10%
THỐNG KÊ
Tên hàng Xăng Dầu Nhớt
Số lần bán ? ? ?
Tổng tiền ? ? ?
1. Căn cứ vào kí tự đầu của MAH và bảng dữ liệu ở trên để điền tên thích hợp vào cột TÊN
2. Tính TTIỀN =SLG*đơn giá ( đơn giá tuỳ thuộc vào gía sỉ hay lẻ)
3. Tính tiền VCHUYỂN với điều kiện: nếu khu vực 0 thì miễn phí vận chuyển, các khu vực khác
tính theo giá trị % của cột TTIỀN tương ứng với từng khu vực
4. Tính TỔNG =TTIỀN+VCHUYỂN; tính tổng cộng các cột TTIỀN, VCHUYỂN, TỔNG
5. Dùng công thức để điền vào bảng thống kê
6. Trang trí và lưu bảng tính với tên Baitap13.XLS

Bài 14
1. Nhập và trình bày các bảng tính sau:

MÃ GIÁ
TT MAH TÊN ĐVT SLG NXUẤT LÃI
LOẠI BÁN
1 VAI 02N 98 1/31/2001
2 VHF 01N 90 8/1/2001
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3 FE 03N 56 7/15/2001
4 URE 04N 70 8/31/2001
5 FE 01N 50 1/31/2001
6 URE 03N 40 9/18/2001
7 VAI 02N 100 7/14/2001
8 VHF 04N 80 10/1/2001

BẢNG QUI ĐỊNH TÊN HÀNG VÀ ĐƠN GIÁ BẢNG LÃI SUẤT
MAH TÊN ĐVT ĐƠN GIÁ LOẠI THUẾ XUẤT
VAI Vải sợi Mét 255 1 0%
VHF VHF Cái 100 2 1%
FE Sắt Kg 263 3 2%
URE Urê Kg 283 4 3%

2. Chèn vào giữa cột SLG và NXUẤT hai cột:THUẾNK và GTNKHO


3. Dựa vào các MAH vàbảng qui định tên hàng và đơn giá, lập công thức điền dữ liệu
cho cột TÊN HÀNG và ĐVT
4. Lập công thức tính: THUẾNK=SLG*ĐGIÁ*THUẾ XUẤT trong đó ĐGIÁ dựa vào
MAH và bảng qui định tên hàng và đơn giá;
THUẾ XUẤT được tính dựa vào 2 kí tự đầu của MALOẠI và bảng thuế xuất
5. GTNKHO = ĐGIÁ*SLG*THUẾNK
6. GIÁ BÁN = GTNKHO + ĐGIÁ*SLG
7. LÃI = GIÁ BÁN – GTNK
8. Lưu bảng tính trên với tên Baitap14.XLS

Bài 15
Trung Xếp Xếp Học
Tên Ngày sinh Tuổi GT Toán Tin
bình thứ loại bổng
Hùng 1/30/1978 Nam 4 7 ? ? ? ?
Bình 8/21/1974 Nữ 6 8 ? ? ? ?
Vân 11/21/1970 Nữ 8 9 ? ? ? ?
Bình 8/16/1977 Nam 9 10 ? ? ? ?
Doanh 12/5/1976 Nam 5 8 ? ? ? ?
Loan 9/18/1977 Nữ 5 4 ? ? ? ?
Anh 4/23/1968 Nam 9 6 ? ? ? ?
Thu 5/1/1973 Nữ 3 5 ? ? ? ?
Khánh 2/26/1971 Nam 6 7 ? ? ? ?
Ngân 5/12/1975 Nữ 10 8 ? ? ? ?
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1. Nhập dữ liệu cho bảng tính


2. Tuổi tính đến ngày Hôm nay (đủ 365 ngày mới tính là 1 tuổi)
3. Điểm trung bình tính như sau : Toán hệ số 2, Tin hệ số 3
4. Xếp loại và Học bổng theo thang điểm sau :

Häc bæng -100 0 50 100


200

XÕp lo¹i KÐm 5 TB 6,5 Kh¸ 8 Giái 9,5


5. Sắp xếp lạiXuÊt
danhs¾c
sách theo xếp thứ : xếp thứ 1 đứng trước rồi đến xếp thứ 2
6. Dùng công thức điền vào bảng sau:
Số
Loại ĐTB
lượng
Kém ? ?
TB ? ?
Khá ? ?
Giỏi ? ?
Xuất sắc ? ?
7. Trình bày và lưu bảng tính vớI tên Baitap15.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.4 Biểu diễn đồ thị trong Excel


2.4.1. Các bước tạo đồ thị mới

Khi chúng ta đã tổ chức tốt một bảng tính. Để thể hiện rõ ràng hơn giữa dữ
liệu trong bảng tính với người sử dụng, chúng ta có thể tạo biểu đồ thể hiện dữ liệu
của bảng tính đó. Thao tác tạo một biểu đồ như sau:
Bước 1: Chọn loại biểu đồ cần tạo: Từ Menu INSERT -> CHART, xuất
hiện hộp thoại Chart Wizard – Step 1 of 4 -> Tab Standard Types

• Chart types: danh sách các nhóm biểu đồ


• Chart sub type: danh sách các kiểu biểu đồ tương ứng với nhóm đã
chọn
Bước 2: Chọn nguồn dữ liệu cần tạo cho biểu đồ:
Nhấn Next (Step 2 of 4)
Chọn Tab Data Range: để xác định nguồn dữ liệu cho biểu đồ
• Data range: Chọn lại dãy dữ liệu cần tạo biểu đồ
• Series in: Chọn kiểu vẽ biểu
đồ theo cột hay dòng
Chọn Tab Series: để nhập tên
cho từng vùng dữ liệu trong biểu đồ
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 3: Chọn các định dạng khác cho biểu đồ: Nhấn Next (Step 3 of 4)
• Tab Titles: Nhập các tiêu đề cho biểu đồ
• Tab Axes: Chọn dạng
xuất hiện của các trục.
• Tab Gridlines: Chọn
kiểu vẽ lưới nền.
• Tab Legend: Chọn kiểu
xuất hiện các chú thích
• Tab Data Label: Chọn
kiểu xuất hiện dữ liệu
trên biểu đồ.
• Tab Data Table: Chấp
nhận hay không việc xuất hiện bảng dữ liệu.
Bước 4: Chọn nơi muốn vẽ biểu đồ: Nhấn Next (Step 4 of 4)

As new sheet: Chấp nhận chèn biểu đồ vào một trang mới.
• As object in: Chọn trang sẽ chèn biểu đồ vào.
Bước 5: Hoàn thành thao tác: Nhấn Finish để hoàn tất thủ tục
Biểu đồ tạo ra sẽ có một khung nền chứa đựng nó.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.4.3. Hiệu chỉnh đồ thị


1. Di chuyển biểu đồ:

Chúng ta di chuyển biểu đồ trong bảng tính bằng cách kéo rê khung nền
chứa đựng chúng.
2. Định dạng cho nền chứa biểu đồ

- Chọn khung nền chứa đựng biểu đồ.


- Từ Menu FORMAT -> SELECT CHART AREA, xuất hiện hộp thoại
Format Chart Area:
• Tab Patterns: Dùng định dạng màu.
• Tab Font: Định dạng Font chữ.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 16
Chỉ
Chủ Hình Chỉ số Điện Tiền Tiền Tổng
MSD số
hộ thức SD sau tiêu thụ điện công tơ số tiền
trước
Vân KD 0 500 ? ? ? ?
Bình TD 0 200 ? ? ? ?
Khánh KD 0 150 ? ? ? ?
Doanh SX 0 600 ? ? ? ?
Lan SX 0 101 ? ? ? ?
Thu TD 0 50 ? ? ? ?
Quảng KD 0 300 ? ? ? ?
1. Nhập dữ liệu (cột Stt dùng kĩ thuật đánh số tự động)
2. Tính điện tiêu thụ.
3.Tính Tiền điện = Điện tiêu thụ*Giá điện, Tiền công tơ dựa vào bảng phụ sau:
MSD Hình thức SD Giá điện Tiền công tơ
KD Kinh doanh 800 10000
SX Sản xuất 2000 20000
TD Tiêu dùng 500 5000
4. Tổng số tiền = Tiền điện+Tiền công tơ
5. Vẽ đồ thị biểu diễn tổng tiền điền của các hộ
6. Trình bày và lưu bảng tính với tên Baitap16.XLS
Bài 17

Kết quả thi cuối kỳ lớp Tin học


Đạo Tổng Xếp
TT Tên GT Toán Tin Học bổng
đức điểm loại
1 Hùng Nam 4 7 D ? ? ?
2 Bình Nữ 6 8 A ? ? ?
3 Vân Nữ 8 9 B ? ? ?
4 Bình Nam 9 10 A ? ? ?
5 Doanh Nam 5 8 D ? ? ?

1.Tính Tổng điểm như sau :


Tổng điểm = Toán + Tin
Cộng thêm 1 điểm vào Tổng điểm cho học sinh đạt Đạo đức A
Cộng thêm 0.5 điểm vào Tổng điểm cho học sinh đạt Đạo đức B
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trừ Tổng điểm đi 1 cho học sinh đạt Đạo đức D


Các loại Đạo đức khác giữ nguyên Tổng điểm
2. Căn cứ vào Tổng điểm để xếp loại học sinh như sau :
Dưới 10 : Kém
Từ 10 đến 13.9 : Trung bình
Từ 14 đến 16.9 : Khá
Từ 17 đến 18.9 : Giỏi
Từ 19 trở lên : Xuất sắc
3. Học bổng 100 nếu điểm TB từ 14 trở lên và không có môn nào dưới 5
4. Vẽ đồ thị minh họa tổng điểm của từng học sinh
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.5 Quản trị dữ liệu.


2.5.1. Khái niệm cơ bản

- Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp trên một cùng chữ nhật
(gồm ít nhất 2 hàng) của bảng tính theo quy định sau:
- Hàng đầu tiên ghi các tiêu đề của dữ liệu, mỗi tiêu đề trên một cột. Các tiêu
đề này được gọi là trường (field).
- Từ hàng thứ hai trở đi chứa dữ liệu, mỗi hàng là một bảng ghi (record).
Chú ý:
• Tên các field phải là dạng ký tự, không được dùng số, công thức hay
điạ chỉ ô,.. Nên đặt tên field ngắn gọn, không trùng lặp.
• Không có vùng rỗng trong cơ sở dữ liệu.
2.5.2. Tạo cơ sở dữ liệu trong Excel

Microsoft Excel cung cấp nhiều chức năng thuận tiện trong việc quản lý và
phân tích dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Để tận dụng những chức năng này, chúng
ta tạo cơ sở dữ liệu theo những gợi ý sau:
• Về kích thước, vị trí
o Không nên tạo nhiều hơn một cơ sở dữ liệu trong một sheet.
o Không nên để các hàng không có dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
o Tránh đặt dữ liệu quan trọng bên trái hoặc bên phải của cơ sở dữ liệu
vì dữ liệu có thể bị che dấu khi tiến hành lọc danh sách.
• Về tên trường
o Nên tạo tên trường trong hàng đầu tiên của cơ sở dữ liệu. Excel dùng
các tên trường để tạo báo cáo, tìm kiếm và tỏ chức dữ liệu.
o Định dạng tên trường khác với định dạng của dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu.
• Về nội dung
o Tránh thêm các khoảng trống trong các ô vì điều này ảnh hưởng đến
qúa trình sắp xếp và tìm kiếm.
o Không dùng các hàng trắng để phân cách giữa trường và dữ liệu.
• Đặt tên
o Nên đặt tên cho cơ sở dữ liệu để thuận tiên trong việc tính toán, lọc
thông tin,…
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

o Khi chọn vùng dữ liệu của cơ sở dữ liệu để đặt tên cần chú ý phải
chọn cả dòng đầu tiên chứa tên trường.
2.5.3. Sắp xếp dữ liệu.

Chức năng sắp xếp nhằm mục đích tổ chức lại bảng dữ liệu theo một thứ tự
nào đó. Khi thực hiện chức năng này, bảng dữ liệu sẽ bị thay đổi nhưng các công
thức bên trong sẽ được tự động thay đổi cho phù hợp. Việc sắp xếp thường tiến
hành theo một tiêu chuẩn nào đó (được gọi là khoá) và có thể có nhiều khoả đê sắp
đồng thời. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đặt con trỏ trong cùng dữ
liệu của danh sách hoặc chọn vùng dữ liệu
cần sắp xếp.
Bước 2: Từ Menu DATA->SORT,
xuất hiện hộp thoạiSort:
• Mục Sort by: Chọn cột cần sắp xếp
(ưu tiên 1) trong danh sách cột.
• Mục Then by: Chọn cột cần sắp xếp
(ưu tiên 2) trong danh sách cột.
• Nút Ascending: Sắp xếp dữ liệu tăng
dần.
• Nút Descending: Sắp xếp dữ liệu giảm dần.
• Mục My list has:
o Nút Header row: Chọn dòng tiêu đề của cột là khoá sắp xếp, khi đó
trong mục Sort by hay Then by chứa danh sách tên các tiêu đề của cột
có trong bảng dữ liệu được chọn.
o Nút Now Header row: Không chọn dòng tiêu đề của cột là
khoá sắp xếp khi đó trong mục Sort by hay Then by chỉ chứa danh
sách tên các cột như: Column A,
Column B,...
o Nút Option:
Case sensitive: Sắp xếp có phân
biệt chữ hoa, chữ thường.
 Sort top to bottom:
Hướng sắp xếp từ trên
xuống
 Sort left to right: Hướng sắp xếp từ trái qua phải.
2.5.4. Trích lọc dữ liệu.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trích lọc dữ liệu nhằm mục đích cho phép xem hoặc lấy các thông tin từ
bảng dữ liệu mà thoả mãn các điều kiện nào đó. Trong Excel có hai phương pháp:
đó là tự động và lọc nâng cao. Tuỳ mục đích sử dụng ta có thể chọn một trong hai
phương pháp này. Nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một danh sách được phép lọc tự
động.
1. Lọc tự động

- Chọn vùng dữ liệu cần lọc thông tin.


- Từ Menu DATA->FILTER->AUTOFILTER, lúc đó xuất hiện các nút
drop-down bên phải các tiêu đề cột. Ví dụ:

- Trong mỗi nút drop-down là một danh sách các nhãn dữ liệu có mặt trong
cột dữ liệu và các từ khoá:
• All: chọn toàn bộ.
• Top 10…: Chỉ hiện 10 record đầu tiên.
• Custom: Điều chỉnh điều kiện lọc.
Ví dụ: Click vào chọn ô Số lượng, chọn giá trị 10 thì dữ liệu sẽ
được lọc và chỉ hiện ra các hàng hoá thoả mãn Số lượng = 10.
Ta được kết quả lọc như sau:

- Trong trường hợp điều kiện lọc phức tạp (không đúng với một giá trị trong
các nhãn dữ liệu), khi đó ta có thể tuỳ biến điều kiện bằng cách chọn
Custom sau khi nhấn vào nút drop-down và nhập điều kiện vào hộp sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trong ô đầu tiền, ta chọn các phép toán so sánh


• equal: bằng.
• does not equal: không bằng
• is greater than: lớn hơn
• is greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng
• is less than: nhỏ hơn.
• is less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng.
• …
Trong ô tiếp theo bên phải: nhập hoặc giá trị theo yêu cầu.
Có thể tạo điều kiện dạng kết hợp dựa vào hai toán tử AND và OR.
- Sau khi đã lọc, ta có thể huỷ bỏ việc lọc bằng cách chọn tại Data->Filter-
>Autofilter hoặc chọn Data->Filter->Show All.
* Nhận xét: Đặc điểm của lọc tự động là:
- Tiến hành lọc ngay trong bảng dữ liệu. Kết quả sau khi lọc có thể copy
sang nơi khác. Tốc độ nhanh, dễ thay đổi điều kiện lọc.
- Tuy nhiên vùng điều kiện lọc hạn chế, không tiến hành được với một số
loại điều kiện phức tạp. Đặc biệt chỉ cung cấp tối đa 2 biểu thức đối với một trường
dữ liệu.
Để khắc phục nhược điểm này, Excel cung cấp một khả năng bổ sung , đó là
lọc nâng cao.
2. Lọc nâng cao

- Chọn vùng dữ liệu cần lọc thông tin.


- Từ Menu DATA->FILTER->ADVANCEDFILTER, lúc đó xuất hiện hộp
thoại:
• Mục Action:
o Filter the list, in place: Lọc
bảng dữ và đặt tại chỗ
(tương tự như AutoFilter)
o Copy to another location:
Cho phép copy dữ liệu sau
khi lọc sang một vùng
khác.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Mục List range: Chọn vùng dữ liệu sẽ lọc hoặc nhập tên của vùng dữ
liệu đã đặt tên trước đó.
• Mục Criteria range: Chọn vùng điều kiện để lọc.
* Nếu chọn Copy to another location thì mục Copy to sẽ có hiệu lực để ta nhập vào
địa chỉ ô đầu tiên của vùng bảng tính sẽ chứa dữ liệu sau khi lọc.
* Nếu chọn mục Unique records only: Việc lọc chỉ tác động lên những record đơn
nhất, không trùng nhau, ngược lại nếu không chọn thì kết quả lọc được phép chứa
các record có dữ liệu trùng nhau.
Chú ý:
• Khi sử dụng chức năng lọc dữ liệu để trích thông tin sang một vùng
bảng tính khác (thường là sheet khác) thì trước khi gọi lệnh lọc
AdvancedFilter cần di chuyển chuột đến tại sheet dự định sẽ chứa kết
quả lọc.
• Khi chọn vị trí (Copy to) sẽ chứa dữ liệu để ý rằng vùng phía dưới và
bên phải của vị trí này cần đủ chỗ trông tối thiểu để chứa kết quả, nếu
không đủ thì kết quả lọc sẽ ghi đè lên thông tin đã có trước đó.
• Kết quả lọc được copy đến một trí mới chỉ chứa các kết quả của công
thức tính toán, do đó không thể tự động cập nhật khi dữ liệu trong
bảng dữ liệu gốc thay đổi.
• Đối với việc lọc và đặt tại chỗ (in place) thường sử dụng để kiểm tra,
so sánh thông tin trong danh sách,…Khi đó các record không thoả
điều kiện lọc sẽ bị che dấu (hidden), để tái hiện lại danh sách đầy đủ,
ta chọn Data->Filter->Show All.
2.5.5. Sử dụng chức năng Subtotal để nhóm và thống kê dữ liệu.

Trong một bảng dữ liệu, ta có thể thống ke số liệu trên các cột dựa trên giá
trị cùng loại (cùng chủ đề) của một cột dữ liệu làm khoá thống kê. Ví dụ: trong
danh sách bán hàng cần thống kê lượng hàng bán được của từng mặt hàng,…Để
thực hiện được điều này, Excel cung cấp một công cụ khá mạnh đó là chức năng
SubTotal.
Do phải thống kê theo chủ đề nên trước khi sử dụng chức năng SubTotal cần
sắp xếp bảng dữ liệu theo chủ để.
Ví dụ: xét Bảng nhật ký bán hàng (đã sắp xếp theo Tên hàng)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Để tính tổng thành tiền theo từng


mặt hành ta tiến hành như sau:
Bước 1: Sắp xếp bảng dữ liệu
theo tên hàng.
Bước 2: Từ Menu DATA-
>SUBTOTALS, xuất hiện hộp thoại:
• Mục At each change in:
Chọn giá trị của cột sẽ
dùng làm chủ để khi thống
kê.
• Mục Use function: Chọn
loại hàm sẽ thực hiện chức
năng thống kê.
• Mục Add subtotal to: Đánh
dấu chọn các cột sẽ thực hiện sự thống kê.
• Replace current subtotals: Thay thế các subtotals hiện thời (nếu trước
đó đã thực hiện lệnh này).
• Page break between groups: Ngắt trang giữa các nhóm.
• Summary below data: Đặt giá trị thống kê bên dưới dữ liệu (nếu chọn)
hợc đặt bên trên (không đánh dấu chọn).
• Remove All: Xoá các subtotals đã tạo trước đó.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Kết quả khi thực hiện chức năng Subtotals trên bảng nhật ký bán hàng:

Chú ý:
• Bên trái bảng dữ liệu xuất hiện cácdaus hiệu đặc biệt đó chính là khả
năng tự động lập nhóm của Excel. Để mở rộng hoặc thu hẹp các
nhóm, ta click vào dấu +, dấu - .
• Sau khi thống kê, ta có thể điều chỉnh hoặc xoá bỏ bằng cách chọn lại
chức năng này và chọn các chức năng phù hợp (ví dụ chọn Remove
All để xoá subtotal).
2.5.6. Sử dụng chức năng đánh giá dữ liệu Validation.

Nếu phải đối mặt với một bảng tính có nhiều loại dữ liệu khác nhau sẽ rất dễ
nhầm lẫn khi xử lý nhập liệu. Để tránh tình trạng nhầm lẫn bạn có thể sử dụng tính
năng đánh giá dữ liệu Validation trong Excel.
Ví dụ bạn có cột mức thuế và chắc chắn mức thuế đó không vượt 100% thì
bạn có thể quy định Excel chỉ nhận các giá trị nhỏ hơn 100. Như vậy nếu có lỡ tay
thì cũng không sợ nhầm lẫn, Excel sẽ nhắc bạn phải nhớ là không được vượt quá
100. Hoặc bạn có thể đặt giá trị nằm trong khoảng nào đó …. Bạn có thể đặt Data
Validation cho một ô, một loạt ô, một hàng một cột…
Để sử dụng tính năng này trong Excel bạn thực hiện theo các bước sau:
- Chọn ô-hàng-cột muốn ứng dụng này.
- Sau đó từ Menu DATA->VALIDATION, xuất hiện hộp thoại Data
Validation:
Tab Settings
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trong mục Validation criteria: Bạn đưa ra quy định nhập liệu của mình.
Ví dụ: Chỉ cho nhập các ngày trong khoảng từ 10/10/06 đến ngày 25/10/06,
ta thiết lập như sau:

Nếu bạn có gửi bảng tính cho người khác sử dụng bạn nên đặt thêm
chú thích cho các ô – hàng - cột có ứng dụng Data Validation để họ có thể
nhập đúng thông tin bằng cách sau đây.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Tab Input Message: Đặt tên và chú thích rõ ràng. Ví dụ:

Như vậy
mỗi khi
con trỏ chuột
được
chuyển
đến các ô có
tính năng
Data
Validation
thì sẽ hiện ra hướng dẫn cụ thể cho người sử dụng.
Tương tự như thế bạn hoàn toàn có thể tuỳ biến cảnh báo khi nhập sai
dữ liệu bằng cách chuyển sang mục Error Alert nhập tên và nội dung cảnh
báo vào đó. Ví dụ

Kết quả khi thiết lập chức năng


trên:
Bắt đầu nhập dữ liệu. Nếu nhập đúng
thì Excel cho phép nhập ở những ô kế
tiếp.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Nếu nhập sai thì Excel sẽ thông báo:

Chọn Yes để tiếp tục việc nhập (giá trị sai đó vẫn được chấp nhận), chọn No
để không tiếp tục việc nhập (nhập lại), Cancle hủy bỏ lệnh nhập
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 18
BẢNG BÁN HÀNG
MAH NGBÁN TÊN SLƯỢNG TGIÁ THUẾ TỔNG
1 12/12/05 Bắp 321
2 12/12/05 Bia 457
3 14/12/05 Bột 656
4 11/01/06 Gạo 431
5 20/01/06 Kẹo 455
6 25/01/06 Bắp 564
7 01/02/06 Bia 657
8 11/02/06 Bột 432
9 05/02/06 Kẹo 544
10 12/03/06 Gạo 767
Tổng trị giá các mặt hàng bán trong tháng ???
02/2006:
1. Tính trị giá (TGIÁ) = SLƯỢNG*ĐGIÁ, dựa vào BẢNG GIÁ
2. Tính THUẾ = TGIÁ*TLTHUẾ nhưng nếu TGIÁ<100000 thì không thu thuế
BẢNG GIÁ
TÊN ĐGIÁ TLTHUẾ
Bắp 3500 1%
Bia 15000 1%
Gạo 4500 2%
Kẹo 10000 2%
Bột 5000 1%
3. Tính TỔNG = TGIÁ + THUẾ
4. Trích ra danh sách các mặt hàng Bắp, Gạo, Bột và lưu vào Sheet 2
5. Trích lọc danh sách các mặt hàng bán được có SLƯỢNG >500 và lưu ở Sheet 3
6. Trích ra hai bảng tính bán hàng ứng với 2 năm 2005 và 2006
7. Tính tổng trị giá các mặt hàng bán được trong tháng 02/2006
8. Tính tổng các cột TGIÁ, THUẾ, TỔNG và tổng số lần bán theo từng loại mặt hàng
Tên Số lần bán Tổng trị giá Tổng thuế
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bắp
Bia
Bột
Gạo
Kẹo
9. Sắp thứ tự bảng theo cột TÊN với chiều giảm dần
10. Dùng chức năng SubTotal để tính tổng các cột SLƯỢNG, TGIÁ, TỔNG. Sau đó thay
tổng bằng cách hàm khác như Min, Max, Average,…Lưu bảng tính với tên Baitap18.XLS

Bài 20:
ĐIỂM XẾP VỊ
STT HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH ĐTB
LT TH LOẠI THỨ
1 Lê Văn Anh 10/02/75 6.5 9
2 Nguyễn Ngọc Diệp 15/05/79 7 5
3 Vương Thành Hoàng 24/12/78 8 8
4 Nguyễn Thanh Nga 15/03/80 2 9
5 Nguyễn Minh Nhung 20/12/78 6 5
6 Lê Uyên Phương 10/08/82 9 8
7 Hoàng Quốc Khanh 24/10/83 4 7
8 Lê Hồng Vân 10/10/82 8 6
9 Trần Lê Yến 01/01/82 7 5
10 Nguyễn Phương Uyên 13/06/76 3 8

1. Nhập và trang trí bảng tính trên, có thiết lập chức năng Validation cho cột ngày
sinh chỉ cho nhập từ ngày 01/01/78 đến 01/01/82, có chú thích và thông báo khi
nhập sai.
2. Tính ĐTB=(LT+TH*2)/3, làm tròn 2 số lẻ.
3. Xếp loại dựa vào ĐTB và bảng phụ sau:
ĐTB XẾP LỌAI
0 Kém
3.5 Yếu
5 Trung bình
7 Khá
8 Giỏi
9 Xuất sắc
4.Xếp vị thứ cho những học viên trên.
5. Lưu bảng tính với tên Baitap20.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. 6 Trình bày trang, in ấn.


2.6.1. Chọn cỡ giấy, hướng in.

Từ Menu FILE -> PAGE SETUP, xuất hiện hộp thoại Page Setup, chọn Tab
Page để định dạng trang giấy in và hướng in.
• Orientation: định dạng hướng in khổ giấy. Thông thường sẽ có 2 dạng:
o Portrait: hướng giấy thẳng đứng.
o Landscape: hướng giấy nằm ngang.
• Paper size: Chọn khổ giấy in
• Print quality: Chọn độ phân giải khi in.

2.6.2. Đặt lề.

Từ Menu FILE -> PAGE SETUP, xuất hiện hộp thoại Page Setup, chọn
Tab Margins để đặt lề cho trang in :
• Top/Bottom: Định dạng khoảng cách từ nội dung bên trong đến mép
trên/dưới của giấy in.
• Right/Left: Định dạng khoảng cách từ nội dung bên trong đến mép phải/trái
của giấy in.
• Header/Footer: Định dạng khoảng cách từ tiêu đề trên/dưới đến mép
trên/dưới của giấy in.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Center on page: Định dạng nội dung bên trong nằm giữa trang theo chiều
ngang (Horizontally) hay dọc (Vertically).

2.6.3. Tạo tiêu đề đầu / cuối trang

Từ Menu FILE -> PAGE SETUP, xuất hiện hộp thoại Page Setup, chọn
Tab Header/Footer :
Custom Header/Custom Footer: Dùng để
nhập nội dung của tiêu đề trên/dưới như
sau:
Left Section/Right Section/Center
Section: Nội dung tiêu đề canh
trái/phải/giữa.
Ngoài ra còn có các công cụ như:
định dạng font chữ cho tiêu đề, chèn số
trang, ngày tháng,...

2.6.4. Chèn / xoá dấu ngắt trang.


1. Chèn dấu ngắt trang dọc ngang

- Chọn ô nơi bạn muốn bắt đầu trang mới.


- Từ Menu INSERT->PAGE BREAK, lúc đó Excel chèn dấu ngắt trang (là
các đường kẻ nét đứt) ở trên và bên trái ô được chỉ định.
2. Chèn dấu ngắt trang ngang

- Chọn hàng nơi bạn muốn bắt đầu trang mới.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

- Từ Menu INSERT->PAGE BREAK, lúc đó Excel chèn dấu ngắt trang (là
các đường kẻ nét đứt) ở trên hàng được chỉ định.
3. Chèn dấu ngắt trang dọc

- Chọn cột nơi bạn muốn bắt đầu trang mới.


- Từ Menu INSERT->PAGE BREAK, lúc đó Excel chèn dấu ngắt trang (là
các đường kẻ nét đứt) ở bên trái cột được chỉ định.
4. Xoá dấu ngắt trang

- Chọn một ô bất kỳ ngay phía dưới dấu ngắt trang ngang hay ngay bên phải
dấu ngắt trang dọc.
- Từ Menu INSERT->REMOVE PAGE BREAK.
5. Xoá tất cả các dấu ngắt trang

- Chọn toàn bộ bảng tính.


- Từ Menu INSERT->REMOVE PAGE BREAK.
2.6.5 Lặp lại tiêu đề của bảng tính khi sang trang.

Từ Menu FILE -> PAGE SETUP, xuất hiện hộp thoại Page Setup, chọn
Tab Sheet:
Trong mục Print titles:
• Rows to repeat at top: Chọn các
hàng tiều đề sẽ lặp lại khi sang
trang. Khi click chọn muc này,
tiếp tục dùng chuột chọn các
hàng trong bảng tính.
• Columns to repeat at left: Chọn các
cột lặp lại ở bên trái khi sang
trang. Khi click chọn muc này,
tiếp tục dùng chuột chọn các cột
hàng trong bảng tính.
2.6.6. Không in lưới có sẵn của bảng tính.

• Trong mục Print:


Gridlines: Nếu được chọn sẽ in các lưới của bảng ngược lại sẽ không in nếu
không được chọn.
• Black and White: Nếu muốn Excel tự động chuyển màu sắc của bảng tính
sang dạng đen trắng.
2.6.7. In ấn.

Từ Menu FILE -> PRINT, xuất hiện hộp thoại Print:


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Print: Xác định máy in để in.


• Print Range: Chọn in tất cả trang hoặc in trang theo chọn lựa.
• Print what: Chọn lựa cách thức in đối với bảng tính.
o Selection: chọn in
vùng dữ liệu đã
chọn trong bảng
tính.
o Active sheet: chọn in
dữ liệu trong sheet
hiện tại đang làm
việc.
o Entire workbook:
chọn in hết tất cả
sheet trong
workbook.
• Number of copies: Chọn
lựa số lượng trang sẽ in
cho một trang dữ liệu.
• Collate: chấp nhận hay không việc in theo thứ tự đối với trường hợp in nhiều
trang cho một trang dữ liệu.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 20
1. Khởi động Excel.
2. Mở file Baitap18.XLS.
3. Thực hiện thao tác định dạng trang in, canh lề cho trang in.
4. Thực hiện các thao tác chèn, xóa các kiểu ngắt trang.
5. Thực hiện thao tác chèn tiêu đề đầu trang, cuối trang cho bảng tính.
6. Thực hiện in ấn với các lựa chọn chức năng cho phép lặp lại tiêu đề của bảng
tính và không in lưới có sẵn của Excel.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.7 Các tính năng nâng cao khác


2.7.1. Kiểu trình bày
1. Tạo một kiểu trình bày mới

- Đưa con trỏ vào vùng cần tạo, nếu là bảng tính mới thì đưa vào ô A1.
- Từ Menu FORMAT-> STYLE, xuất hiện hộp thoại Style:
• Trong ô Style name: Chọn tên
kiểu trình bày đã tạo hoặc gõ
tên kiểu trình bày tạo mới.
• Trong mục Style Includes:
o Number: Định dạng số
o Alignment: Canh lề
o Font: Định dạng kí tự
o Border: Kẻ khung viền.
o Patterns: Tạo màu nền
o Protection: Bảo vệ ô
• Click vào nút Modify, xuất hiện hộp thoại Format cells (đã trình bày ở mục
2.2.7) để thay đổi các nội dung trong mục Style Includes.
• Click vào nút Add: để bổ sung một kiểu mới.
• Click vào nút OK để kết thúc việc tạo kiểu trình bày mới, nút Cancle để huỷ
thao tác này.
2. Áp dụng một kiểu trình bày

- Đưa con trỏ vào ô hoặc vùng cần áp dụng kiểu trình bày.
- Từ Menu FORMAT->STYLE, xuất hiện hộp thoại Style
- Chọn một Style thích hợp trong ô Style name.
- Nhấn OK.
* Nếu các vùng cần áp dụng là rời rạc thì bạn chỉ cần áp dụng kiểu trình bày cho
một vùng nào đó rồi dùng công cụ double click vào biểu tượng Format Pointer
trên thanh Standard để quét lên các vùng còn lại; click lại biểu tượng này để kết
thúc.
2.7.2. Làm việc với nhiều bảng tính.

- Lần lượt mở các bảng tính.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trên màn hình là bảng tính được mở sau cùng. Để chuyển sang làm việc với
bảng tính khác:
• Chọn lệnh WINDOW, Excel liệt kê các bảng tính đang mở với số thứ
tự của chúng, tên bảng tính chứa con trỏ có dấu ở bên trái là bảng tính
đang được mở.
• Chọn bảng tính mà bạn cần chuyển đến.
Muốn hiện tất cả các bảng tính trên màn hình.
• Chọn lệnh WINDOW->ARRANGE, xuất hiện hộp thoại Arrange
Windows:
o Title: Sắp xếp cửa sổ bảng tính theo kiểu phủ kín màn hình.
o Horizontal: Sắp xếp cửa sổ bảng tính theo chiều ngang.
o Vertical: Sắp xếp cửa sổ bảng tính theo chiều dọc.
o Cascade: Sắp xếp cửa sổ bảng tính theo kiểu so le
Để chuyển sang bảng tính nào, click chuột tại cửa sổ của bảng tính đó hoặc
nhấn CTRL+F6. Ta có thể thực hiện các thao tác với các cửa sổ này như sắp xếp lại,
thay đổi kích thước, đóng,…
Có thể sao chép từ bảng tính này sang bảng tính khác.
Khi không cần bảng tính nào bạn nên đóng nó lại (để giải phóng bớt bộ) nhớ
bằng cách chuyển về bảng tính đó rồi chọn File->Close.
2.7.3. Trao đổi thông tin với word.
1. Chuyển các kết quả của Excel sang Word.

Để chuyển kết quả của Excel sang Word bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn vùng dữ liệu của bảng tính cần chuyển sang Word. Nếu là đồ
thị chỉ cần trỏ chuột vào đồ thị, click chuột để xuất hiện chấm vuông tại các cạnh và
góc của khung.
Bước 2: Chọn biểu tượng Copy hoặc nhấn CRTL+C (hoặc vào EDIT-
>COPY).
Bước 3: Khởi động Word (nếu cần), mở tài liệu và đưa con trỏ về vị trí cần
thiết, sau đó thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Chọn biểu tượng Paste hoặc nhấn CTRL+V (hoặc vào EDIT-
>PASTE).
Cách 2: Từ Menu Edit->Paste special, Paste link. Bằng cách này mọi sự thay
đổi các đối tượng trong Excel sẽ được phản ánh trong Word còn đối với cách 1 thì
sẽ không được phản ánh trong Word.
Chú ý: Không thể đưa đồng thời một lúc bảng tính và đồ thị sang cho Word
được mà bạn phải thực hiện các thao tác trên lần lượt cho từng loại một.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Chuyển bảng đã gõ bằng Word sang Excel

Khả năng tính toán trong bảng của Word rất yếu. Nếu cần tính toán trong các
bảng đã gõ bằng Word thì bạn nên chuyển chúng cho Excel theo các bước sau:
Bước 1: Trong Word chọn các ô hay chọn toàn bộ bảng đã gõ.
Bước 2: Chọn biểu tượng Copy hoặc nhấn CRTL+C (hoặc vào EDIT-
>COPY).
Bước 3: Khởi động Excel (nếu cần), mở bảng tính và đưa con trỏ về vị trí
cần thiết, sau đó thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Chọn biểu tượng Paste hoặc nhấn CTRL+V (hoặc vào EDIT-
>PASTE).
Cách 2: Từ Menu Edit->Paste special, Paste link. Bằng cách này mọi sự thay
đổi các đối tượng trong Word sẽ được phản ánh trong Excel còn đối với cách 1 thì
sẽ không được phản ánh trong Word.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Bài 21
Tên Ngày Đơn Thành Giá
TT Mã Ngày bán SL Thuế Thưởng
hàng nhập giá tiền thành
1 B2 Giấy 12/05/06 15/05/06 100 5 ? ? ? ?
2 A1 Vải 07/01/06 17/04/06 200 10 ? ? ? ?
3 D3 Xi măng 30/07/06 28/09/06 300 20 ? ? ? ?
4 C2 Gạch 01/02/06 01/12/06 120 15 ? ? ? ?
5 B3 Sơn 02/02/06 02/12/06 120 15 ? ? ? ?
Cộng

1. Thuế : mã A là 1%, B là 5 %, C là 7 %, D là 10 % Thành tiền


2. Thưởng cho nhân viên bán hàng theo thời gian lưu kho như sau :
- dưới 30 ngày thưởng 2% Thành tiền
- từ 30 ngày đến 89 ngày thưởng 1% Thành tiền
- các trường hợp khác không được thưởng
3. Giá thành =Thành tiền + Thuế + Thưởng
4. Trang trí và lưu bảng tính với tên Baitap21.XLS
Bài 22
TT TÊN LOẠI SL ĐGIÁ1 ĐGIÁ2 THTIỀN THUẾ TCỘNG
1 Toán 1 20 3000 3200
2 Lý 1 15 2500 2800
3 Hoá 2 10 4000 4500
4 Sinh 1 5 2000 2300
5 Sử 1 10 3500 3800
6 Địa 2 25 2500 2600
7 Văn 1 15 4500 4700
8 Tiếng Việt 1 10 3000 3300
9 Anh văn 2 20 5000 5200
10 Giáo dục 1 15 4000 4300

SUM ? ? ?
MIN ? ? ?
MAX ? ? ?
AVERAGE ? ? ?

1. Tính THTIỀN=SLƯỢNG*ĐGIÁ (nếu loại 1 thì nhân ĐGIÁ1 ngược lại nhân ĐGIÁ2
2. Tính THUẾ = 10%THTIỀN
3. TCỘNG = THTIỀN+THUẾ
4. Tính tổng, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, của các cột THTIỀN, THUẾ, TCỘNG
5. Dùng công thức điền vào bảng sau
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Loại Số lần bán SLbán Tổng tiền Tổng thuế


1 ? ? ? ?
2 ? ? ? ?
6.Trang trí, lưu bảng tính trên là Baitap22.XLS

Bài 23
Bảng tính tiền điện tháng 12/2005
Tiền
Chủ Mã Số Điện Tiền Tiền vượt
TT Số cũ phải
hộ SD mới tiêu thụ ĐMức ĐMức
trả
1 Vân SX 0 400 ? ? ? ?
2 Bình KD 0 600 ? ? ? ?
3 Khánh TD 0 150 ? ? ? ?
4 Doanh SX 0 600 ? ? ? ?
5 Lan TD 0 80 ? ? ? ?
6 Thu KD 0 500 ? ? ? ?
7 Quảng KD 0 120 ? ? ? ?
1. Tính điện tiêu thụ
3. Tiền trong ĐMức = ĐMức x Giá trong ĐMức; dựa vào bảng phụ sau:
Giá
Mã SD ĐMức
ĐMức
SX 450 2000
KD 200 800
TD 50 500
4. Giá điện vượt định mức: Tiền ĐMức*(1+Số lần vượt);
Biết Số lần vượt = (Điện tiêu thụ -ĐMức)/ĐMức
5. Tiền vượt ĐMức = Số vượt ĐMức x Giá vượt ĐMức
6. Tiền phải trả = Tiền trong ĐMức + Tiền vượt ĐMức
7. Dùng công thức điền vào bảng sau
Tổng tiền
Mã SD Số hộ
phải trả
SX ? ?
KD ? ?
TD ? ?
8. Trích lọc danh sách các hộ SX, KD và lưu tại Sheet 2
9. Trích lọc danh sách những hộ SX có điện sử dụng > điện định mức và lưu kết quả tại
sheet 3
10. Trình bày và lưu bảng tính với tên Baitap23.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 24
DANH SÁCH LƯƠNG THÁNG 08 NĂM 2005
MSỐ PHÁI CVỤ TĐVH LCB PCẤP NCÔNG THƯỞNG CLƯƠNG
AFD8 TP 460 23
CFC1 NV 310 24
CMT5 NV 330 23
BMC7 PP 430 25
CMT3 NV 32 24
CFT3 NV 320 22
CFC6 NV 360 26
CFT4 NV 350 23
CMD2 NV 310 20
CMC9 NV 380 23

MaxL= ? MinL= ? AveL= ?

MSỐ cho trên gồm 4 kí tự ms1, ms2, ms3 và ms4 với các giá trị như sau:
Chức Năm
ms1 ms2 Phái ms3 TĐVH ms4
vụ ctác
A TP F Nữ D Đại học
B PP M Nam C Cao đẳng
C NV T Trung cấp

1. Căn cứ vào MSỐ chèn thông tin vào các cột PHÁI, CVỤ, TĐVH
2. Tính PCẤP=PCCV+TNIÊN,
với TNIÊN = Năm ctác *6000 và PCCVđược tính theo bảng sau:
Cvụ Pccv
4000
TP 0
2500
PP 0
1000
NV 0

3. Tính THƯỞNG, biết nếu NCÔNG>=25 thì THƯỞNG = 120000,


nếu 23<=NCÔNG<=25 thì THƯỞNG = 70000, còn lại THƯỞNG = 20000
4. Tính CLƯƠNG = LCB*1200+PCẤP+THƯỞNG
5. Tính lương cao nhất (MaxL), thấp nhất (MinL), trung bình (AveL)
6. Tính tổng PCẤP, THƯỞNG, VÀ CLƯƠNG theo PHÁI và lưu vào sheet 3 theo mẫu sau:
Phái Phụ cấp Thưởng Clương
Nữ
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Nam

Bài 25
Điểm 1
chuẩn= 7
BẢNG GHI TÊN, GHI ĐIỂM

TT SBD TRƯỜNG BAN ĐVĂN ĐTOÁN TỔNG KẾT QUẢ


A00 C
A11 A
A20 B
B31 A
B42 C
C50 B
C51 B
C71 A
C82 A
D90 C

Kí tự đầu của SBD là mã trường, kí tự cuối là điểm ưu tiên


1. Căn cứ vào kí tự đầu của SBD để điền vào cột TRƯỜNG
Mã trường Trường
A Trần Quốc Tuấn
B Lê Khiết
C Sơn Tịnh
D Tư Nghĩa
2. Căn cứ vào SBD điền ĐVĂN, ĐTOÁN(theo bảng điểm)
SBD ĐTOÁN ĐVĂN
A00 4 7
A11 5 4
A20 8 7
B31 9 8
B42 5 5
C50 3 7
C51 5 4
C71 5 5
C82 6 9
D90 7 8
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

(Lưu ở sheet 2)
3. Tính TỔNG theo các yêu cầu sau:
Nếu ban A hoặc B thì ĐTOÁN hệ số 2
Nếu ban C thì ĐVĂN hệ số 2
Cộng thêm điểm ưu tiên
4. Tính KẾTQUẢ là Đậu nếu TỔNG>=Điểm chuẩn,ngược lại là Rớt
5. Lọc ra các danh sách và ghi vào sheet2 những người
a. Có kết quả Rớt
b. Có kết quả Đậu và tổng điểm>=23
6. Lập báo cáo theo mẫu sau:
Hs trường ĐTB Số hs Đậu
Trần Quốc Tuấn
Lê Khiết
Sơn Tịnh
Tư Nghĩa
7. Cột TT đánh số theo cột TỔNG với giá trị cao nhất là 1
8. Trang trí và lưu bảng tính với tên Baitap25.XLS
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Chương III: MICROSOFT POWERPOINT


(25 tiết: 10 LT+15 TH)
3.1 Giới thiệu Microsoft Powerpoint
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Microsoft Powerpoint
Ngày nay, trong các hội nghị, hội thảo hay báo cáo người ta không còn bám
chắc vào những bản thảo viết tay của mình để trình bày trước đám đông nữa mà
thay vào đó là một đoạn phim trình diễn nhằm truyền đạt tất cả các nội dung, bảng
tính, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh đến người nghe một cách sinh động. Đó là nhờ có
Microsoft PowerPoint, là một thành phần đi kèm trong bộ Office.
Làm việc trên Powerpoint là làm việc trên các tệp trình diễn (có phần mở
rộng là (*.PPT). Mỗi tệp tệp trình diễn bao gồm các bản trình diễn (Slides) chúng
được sắp theo một thứ tự. Các bản trình diễn này chứa nội dung thông tin bạn muốn
trình bày. Có thể minh hoạ cấu trúc một tệp tệp trình diễn theo các bản trình diễn
(Slides) như sau:

Slide 1

Slide 2

Slide n

Qui trình để tạo và sử dụng một tệp trình diễn như sau:
Bước 1: Xác định rõ ràng các nội dung sẽ trình bày. Từ đó sẽ định ra được
cấu trúc của tệp trình diễn là: Chọn nền của slide theo mẫu nào cho phù hợp? Cần
bao nhiêu slides? Nội dung mỗi Slide là gì?
Bước 2: Dùng Powerponit để xây dựng nội dung các slide đó.
Bước 3: Trình diễn Slide. Khi đó nội dung từng Slide sẽ được phóng to lên
toàn bộ màn hình máy tính. Nếu máy tính của bạn nối với một máy chiếu
(Multimedia Projector chẳng hạn), nội dung các slide trình chiếu sẽ được đưa lên
các màn hình lớn, nhiều người có thể quan sát một cách dễ dàng.
3.1.2. Màn hình giao diện và các thành phần
1. Khởi động
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Có nhiều cách có thể khởi động được phần mềm Powerpoint. Tuỳ vào mục
đích làm việc, sở thích hoặc sự tiện dụng mà bạn có thể chọn một trong các cách
sau đây để khởi động:
Cách 1: Chọn lệnh Start của Windows như sau: Start -> Programs ->
Microsoft Powerpoint.

Cách 2: Nháy kép chuột lên biểu tượng của phần mềm
Powerpoint trên thanh công cụ, hoặc trên màn hình nền của Windows.
Hộp thoại đầu tiên của Powerpoint xuất hiện, cho phép chọn hướng làm việc:
• Open an exiting presentation để
mở một tệp trình diễn đã có
trước (chỉ dùng cách này cho
những lần sau, khi mà bạn đã có
những tệp trình diễn trên máy).
• AutoContent wizard-giúp tạo
một tệp trình diễn theo những
mẫu cho trước với nội dung về
một chủ đề nào đó.
• Design Template-để bắt đầu tạo
mới một tệp trình diễn sử dụng
một mẫu định dạng sẵn đã có
trong thư viện Powerpoint.
• Blank Presentation cho phép tạo mới một trình diễn.
Ban đầu chọn Blank Presentation, màn hình làm việc xuất hiện như sau:
2. Màn hình làm việc và các thành phần
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Danh sách các slide đã được tạo

Thanh Menu Thanh Standard Thanh Formatting

Slide, nơi chứa các thông


Hộp ghi chú
tin cần trình diễn

Thanh Drawing

Màn hình làm việc chính của Powerpoint thông thường bao gồm 5 thành
phần:
• Bản trình diễn (slide): Là nơi chế bản nội dung các bản trình diễn. Mỗi tệp
trình diễn (Presentation) có thể bao gồm nhiều bản trình diễn (Slide). Tại
mỗi thời điểm, màn hình chỉ có thể hiển thị được 1 bản trình diễn để thiết kế.
Bạn có thể sử dụng các công cụ chế bản (như sử dụng trong Word) để đưa
thông tin lên các Slides này.
• Thanh menu: chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Powerpoint trong
khi làm việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có
thể sử dụng tổ hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn.
• Các thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao
gồm các nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó. Ví dụ: thanh
Standard, Formatting, Drawing,…
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Hộp ghi chú (note): giúp bạn lưu những thông tin chú thích cho từng Slide.
Điều này là cần thiết khi bạn khó có thể nhớ được những thông tin xung
quanh slide đó.
• Danh sách các Slide đã tạo được: cho phép định vị nhanh đến một Slide nào
đó chỉ bằng cách nhấn chuột.
3.1.3. Tạo một trình diễn mới
Trong khi đang làm việc với Powerpoint bạn cũng có thể sử dụng một trong
các cách sau đây để tạo mới một tệp trình diễn:
Cách 1: Từ Menu FILE->NEW

Cách 2: Nhấn nút New trên thanh công cụ Standard.


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N.
Tiếp theo, thực hiện xây dựng nội dung cho Slide mới này:

Hãy gõ thông tin vào hai tiêu đề của slide này. Sở dĩ slide trên chỉ có 2 tiêu
đề là do việc bạn chọn mẫu slide ở hộp thoại New slide. Tuy nhiên bạn cũng có thể
chọn các mẫu slide khác cho phù hợp theo mục đích của mình. Sau khi gõ thông tin
xong, nội dung slide đầu tiên sẽ như sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.1.4. Ghi tệp trình diễn lên đĩa


Để ghi tệp trình diễn đang làm việc lên đĩa, có thể chọn một trong các cách
sau:
Cách 1: Từ Menu FILE-> SAVE

Cách 2: Nhấn nút Save trên thanh công cụ Standard.


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
Sẽ có hai khả năng xảy ra:
Nếu đây là tệp mới, hộp thoại Save As xuất hiện, cho phép ghi tệp này bởi
một tệp tin mới:

Hãy
chọn đường
dẫn chứa tệp
tin, gõ tên tệp tin vào mục File name: rồi nhấn nút Save để kết thúc việc ghi tệp
trình diễn.
Nếu tài liệu của bạn đã được ghi vào một tệp rồi, khi ra lệnh ghi dữ liệu, tất
cả những sự thay đổi trên tài liệu sẽ được ghi lại lên đĩa.
3.1.5. Mở tệp trình diễn đã tồn tại trên đĩa
Để mở một tệp trình diễn đã có sẵn trên đĩa, bạn có thể làm theo một trong
các cách sau đây:
Cách 1: Từ Menu FILE -> OPEN

Cách 2: Nhấn nút Open trên thanh công cụ Standard.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl+O.


Hộp thoại Open xuất hiện:

Chọp thư mục chứa tệp trình diễn

Chọp tệp trình diễn

3.1.6. Thoát khỏi môi trường làm việc


Bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau đây để thoát khỏi môi
trường làm việc Powerpoint:
Cách 1: Từ Menu FILE -> EXIT
Cách 2: Nhấn nút Close trên tiêu đề cửa sổ Powerpoint.

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1
1. Khởi động Ms Powerpoint.
2. Quan sát màn hình làm việc, làm quen với các thành phần.
3. Tạo một tệp trình diễn mới
4. Lưu tệp trình diễn vừa tạo ở trên với tên tuỳ ý
5. Đóng tệp trình diễn đang làm việc
6. Thoát khỏi Ms Powerpoint
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.2 Xây dựng và định dạng các slide


3. 2.1. Xây dựng các Slides
1. Thêm một Slide
Để thêm một Slide lên tệp trình diễn đang mở, bạn làm như sau:
Bước 1: Từ Menu INSERT -> NEW SLIDE hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl +
M. Hộp thoại New slide xuất hiện cho phép bạn chọn mẫu bố cục slide mới này:

Bước 2: Hãy chọn một mẫu slide rồi nhấn OK, một Slide mới đã được chèn
lên tệp trình diễn.
* Ý nghĩa một số biểu tượng trên hộp thoại New slide như sau:
Bạn có thể chèn một dòng văn bản đã được định dạng sẵn vào ô này

Bạn có thể chèn dòng văn bản dạng Bullet


Bạn có thể chèn văn bản theo hai cột

Bạn có thể chèn bảng dữ liệu

Bạn có thể chèn dòng văn bản (bên trái) và biểu đồ (bên phải)

Bạn có thể chèn dòng văn bản (bên phải) và biểu đồ (bên trái)

Bạn có thẻ chèn một sơ đồ tổ chức

Bạn có thể chèn một biểu đồ

Bạn có thể chèn dòng văn bản (bên trái) và hình ảnh (bên phải)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bạn có thể chèn dòng văn bản (bên phải) và hình ảnh (bên trái)

Bạn có thể chèn một dòng tiêu đề

Slide trống

2. Di chuyển đến các Slides


Để di chuyển đến các Slide bạn có thể thực hiện theo 2 cách:
Cách 1: Dùng chuột, nhấn lên thứ tự Slide cần định vị đến ở danh sách các
Slide bên trái màn hình.
Cách 2: Dùng chuột di chuyển thanh cuộn dọc ở bên phải màn hình.

Click vào slide muốn đến

Click vào slide muốn đến

3. Xoá một Slide


Để xoá một Slide ra khỏi tệp trình diễn, bạn làm như sau:
Bước 1: Nhấn phải chuột lên tên slide cần xoá ở danh sách các slide-bên trái
màn hình.
Bước 2: Chọn Cut hoặc nhấn phím Delete để xoá Slide này.
4. Thay đổi thứ tự các Slide
Để thay đổi thứ tự giữa các Slide trong tệp trình diễn, bạn làm như sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 1: Chọn Slide cần di chuyển (ở bên trái màn hình).


Bước 2: Drag chuột đến vị trí mới
5. Tìm kiếm và thay thế nội dung các Slide
Từ Menu EDIT->REPALCE, xuất hiện hộp thoại Repace:
• Trong ô Find what:
Bạn nhập nội dung
cần thay thế.
• Trong ô Repace
with: Bạn nhập nội
dung mới thay thế.
• Nút Find Next: Cho
phép tìm đến từ tiếp theo.
• Nút Close: Đóng hộp thoại Replace.
• Nút Replace: Cho phép thay thế từ vừa mới tìm được.
• Nút Replace All: Cho phép thay thế tất cả những từ thoả nội dung cần thay
thế.
• Nút Match case: Nếu được chọn thì chức năng tìm kiếm thay thế có phân
biệt chữ hoa.
6. Cửa sổ Sorter
Để kích hoạt cửa sổ SORTER, bạn click vào biểu
tượng Sorter nằm ở góc dưới trái màn hình, lúc đó cửa sổ Sorter xuất hiện:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Sử dụng cửa sổ này như sau:


Nhấn phải chuột lên Slide cần làm việc, bạn có thể làm được những việc sau:
• Chọn Cut: Slide đó sẽ bị xoá ra khỏi tệp trình diễn.
• Chọn Copy: Để sao chép Slide này.
• Chọn Paste: Để dán Slide đã copy thành một slide mới.
• Chọn Hiden slide: Sẽ ẩn slide này. Powerpoint sẽ không hiển thị nội dung
slide ẩn khi trình diễn.
• Bạn có thể dùng chuột kéo thả (Drop & Drag) các slides trên màn hình này
để hoán chuyển vị trí của chúng.
Để đóng cửa sổ này trở về cửa sổ thiết kế ban đầu, bạn có thể làm theo một
trong hai cách sau:
Cách 1: Nhấn đúp chuột lên một slide nào đó trên cửa sổ Sorter, slide đó sẽ
được hiển thị trên cửa sổ thiết kế ban đầu (chế độ Normal).
Cách 2: Bạn nhấn chuột lên nút Normal view ở
góc cuối bên trái màn hình.
3.2.2. Định dạng Slide
1. Định dạng font chữ
Để định dạng font chữ cho văn bản trên slide, bạn thao tác như sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bước 1: Chọn text văn bản cần định dạng font chữ.
Bước 2: Từ Menu FORMAT->FONT, xuất hiện hộp thoại Format Font sau:
• Hộp Font: Danh sách font chữ.
• Hộp Font Style: Danh sách các
kiểu của font chữ được chọn.
• Hộp Size: Kích thước của font
chữ được chọn.
o Mục Effects: Các hiệu
ứng của font chữ được
chọn.
o Mục Color: Danh sách màu sắc.
Sau khi chọn xong các mục, bạn click vào nút OK để hoàn tất, nút Cancel để
huỷ việc định dạng font, nút Preview để xem kết quả đinh dạng trước.
2. Màu sắc cho các thành phần trên Slide (Color scheme)
Tính năng này giúp thay đổi bộ màu hiển thị thông thi trên các slide của tệp
trình diễn. Có rất nhiều bộ màu có thể chọn, mặt khác cũng có thể thay đổi màu sắc
chi tiết đối với từng loại thông tin trên slide một cách đồng bộ trên toàn bộ slide
hoặc chỉ cục bộ với slide đang chọn.
Để làm việc này, hãy làm theo các bước sau đây :
Bước 1: Mở Slide cần thiết lập trên cửa sổ thiết kế, từ menu FORMAT-
SLIDE COLOR SCHEMES, hộp thoại Color Scheme xuất hiện :

Bước 2: Thẻ
Standard hiển thị danh sách các gam màu (Color schemes) mà bạn có thể chọn cho
các slide bằng cách nhấn chuột lên gam màu muốn chọn.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Mặt khác, thẻ Custom cho phép thiết lập lại màu sắc trên từng đối tượng của mỗi
gam màu. Cách sử dụng thẻ này như sau:

Dùng
chuột nhấn lên mục cần thay đổi màu từ danh sách Scheme colors (hình trên đang
chọn mục background).
Nhấn nút Change Color… hộp thoại chọn màu xuất hiện:
Bạn có thể chọn màu ưa thích cho
mục đang thiết lập (Background) trên
bảng màu bằng cách nhấn chuột lên
màu cần chọn. Tiếp theo nhấn OK để
chấp nhận màu vừa chọn.
Mỗi lần chọn xong màu, có
thể xem kết quả ở hộp kết quả bên
phải, góc dưới hộpt hoại.
Bước 3: Nhấn nút Apply để
thiết lập gam màu vừa chọn cho slide
đang kích hoạt. Nút Apply to All để
thiết lập gam màu này cho tất cả các slide trên tệp trình diễn đang mở. Nút Preview
để xem trước kết quả đang thiết lập trên các slide. Nút Cancel để đóng hộp thoại và
huỷ bỏ việc chọn gam màu mới.
3. Thay đổi màu nền cho các Slide
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Click phải chuột vào slide cần thay đổi màu nền, chọn lệnh Background,
xuất hiện hộp thoại Background:

• Chọn màu nền trong danh sách phía dưới hộp Bakground fill.
• Nút Apply để thiết lập màu nền cho slide đang kích hoạt.
• Nút Apply to All để thiết lập màu nền cho tất cả các slide trên tệp trình diễn
đang mở.
• Nút Preview để xem trước kết quả đang thiết lập trên các slide.
• Nút Cancel để đóng hộp thoại và huỷ bỏ việc chọn màu nền mới.
4. Thay đổi các dấu hoa thị của các mức trong Slide (Bullets and Numbering)
Từ Menu FORMAT-> BULLETS AND NUMBERING, xuất hiện hộp
thoại Bullets and Numbering:
• Trong Tab Bullets bạn chọn kiểu
Bullet thích hợp để thay đổi.
o Size: Kích thước của Bullets
so với text.
o Color: Chọn màu cho Bullets.
o Picture: Chọn ảnh để thay thế
Bullets hiện thời.
o Character: Chọn kí tự để thay thế Bullets hiện thời.
Sau khi chọn xong, click OK để hoàn tất hoặc Cancle để huỷ việc thay đổi kí
hiệu Bullets.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

5. Định dạng vị trí đoạn và khoảng cách dòng


* Định dạng vị trí cho đoạn:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định dạng.
Bước 2: Từ Menu FORMAT->ALIGNMENT, xuất hiện các kiểu canh lề:
• Align Left: Canh lề trái.
• Center: Canh giữa.
• Align Right: Canh lề phải.
• Justify: Canh đều hai bên.
6. Tạo tiêu đề đầu, tiêu đề cuối
Để tạo tiêu đề đầu và tiêu đề cuối cho slide, từ Menu VIEW-> HEADER
AND FOOTER, hộp thoại sau đây xuất hiện giúp bạn xây dựng tiêu đề đầu, tiêu đề
cuối cho các slides:

• Tab Slide cho phép thiết lập một số các thông tin lên tiêu đề cuối của Slide
như:
o Date and Time: Nếu bạn chọn mục Date and Time, thông tin về ngày
giờ có thể được đưa lên tiêu đề cuối slide. Khi đó, nếu chọn Update
automatically-thông tin ngày giờ sẽ được tự động cập nhật lên tiêu đề
đúng theo ngày giờ trên máy tính; nếu chọn Fixed- bạn phải nhập vào
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

một giá trị ngày giờ cố định. Giá trị này sẽ không tự động được thay
đổi theo ngày tháng.
o Slide number: Máy sẽ tự động điền số thứ tự slide lên tiêu đề cuối
o Footer: bạn có thể gõ vào dòng văn bản hiển thị ở giữa tiêu đề cuối
slide.
o Nhấn nút Apply, các thiết lập này sẽ chỉ áp dụng cho Slide hiện tại
(slide đang chọn).
o Nếu nhấn Apply All, thiết lập này sẽ được áp dụng cho tất cả các
slides của tệp trình diễn này.
Vị trí của 3 giá trị: Date/Time, Slide number và Footer trên tiêu đề cuối trang
như sau (bạn xem ở ô Preview):

Date and Time Slide number

Footer

• Tab Notes and Handouts cho phép thiết lập một số các thông tin lên tiêu đề
đầu và tiêu đề cuối trang in (thông tin này chỉ hiển thị khi bạn in ra máy in):

o Thông tin ngày, giờ


(Date and Time): sử dụng tương tự như ở Tab Slide.
o Header: nơi bạn có thể nhập dòng văn bản cho tiêu đề đầu trang
(page).
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

o Nếu chọn Page number, cho phép chèn số thứ tự trang lên tiêu đề cuối
trang in.
o Footer: nơi bạn có thể nhập vào nội dung tiêu đề cuối trang in.
o Nhấn nút Apply, các thiết lập này sẽ chỉ áp dụng cho trang in hiện tại
(trang chứa slide đang chọn).
o Nếu nhấn Apply All, thiết lập này sẽ được áp dụng cho tất cả các
trang in của tệp trình diễn.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 2
1. Khởi động Ms Powerpoint.
2. Xây dựng tệp trình diễn gồm 5 slides giới thiệu về cá nhân bạn. Nhớ thực
hiện các thao tác định dạng để hoàn chỉnh tệp trình diễn này
3. Thực hiện thao tác chèn thêm slide, xoá bỏ slide, thay đổi thứ tự slide.
4. Mở cửa sổ Sorter, thực hiện các thao tác trên cửa sổ này.
5. Lưu tệp trình diễn với tên tuỳ thích
6. Thoát khỏi Ms Powerpoint
Bài 3: Thiết kế tệp trình diễn theo mẫu sau:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.3. Các đối tượng đồ hoạ, bảng biểu, âm thanh trong slide
3.3.1. Vẽ các hình minh hoạ trên Slide
Thao tác vẽ các hình minh hoạ dựa vào thanh công cụ Drawing
ta thực hiện
như sau:

Bước 1: Chọn hình mẫu cần vẽ trên thanh Drawing, con trỏ chuột xuất hiện
hình dấu +
Bước 2: Di chuyển con trỏ đến vị trí cần vẽ hình, giữ chuột trái và rê chuột
để được một hình thích hợp.
( tương tự như đã học trong chương 1_Word).
3.3.2. Chèn hình ảnh vào Slide
1. Chèn hình ảnh từ Clipart
Để chèn ảnh từ thư viện Clip Gallery, ta thực hiện như sau:
- Từ Menu INSERT->PICTURE -> CLIP ART, xuất hiện hộp chọn Insert
ClipArt
- Click chuột chọn nhóm
hình ảnh để xem các hình ảnh
trong nhóm. Số lượng nhóm và
hình ảnh có trong nhóm tuỳ
thuộc vào từng hệ thống máy
tính.
- Click chọn hình ảnh cần chèn,
xuất hiện menu lệnh sau:

Nút Insert: chấp nhận chèn

Nút Preview: xem trước


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Chèn ảnh từ tệp


Để chèn ảnh từ một file vào văn bản ta thao tác như sau:
Từ Menu INSERT->PICTURE->FROM FILE, xuất hiện hộp thoại Insert
Picture:
• Look in: Chọn đường dẫn chứa file ảnh cần chèn.
• File name: Nhập tên của file ảnh (hoặc có thể chọn trực tiếp).
• Chọn nút Insert để chèn ảnh, chọn Cancle để huỷ lệnh chèn ảnh.

3.3.3. Chèn chữ nghệ thuật Wordart


Bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Từ Menu INSERT ->
PICTURE -> WORDART hoặc click

chọn biểu tượng , xuất hiện hộp thoại


Wordart Gallery.
Bước 2: Chọn một kiểu bất kỳ trong
mục Select a WordArt Style, nhấn OK để
mở hộp thoại Edit WordArt Text
• Mục Font:chọn font chữ cho WordArt cần tạo.
• Mục Size: chọn kích thước cho WordArt.
• Mục Text: Nhập nội dung WordArt
Bước 3: Nhấn OK để hoàn tất.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.3.4. Một số thao tác đối với các đối tượng đồ hoạ
1. Hiệu chỉnh các hình vẽ, ảnh
- Chọn hình vẽ hoặc ảnh.
-Từ Menu FORMAT->AUTOSHAPE (hình vẽ) hoặc FORMAT-
>PICTURE (ảnh), xuất hiện hộp thoại để định dạng cho đối tượng được chọn.
Thao tác này hoàn toàn tương tự như đã trình bày ở mục 1.4.1-chương I).
2. Hiệu chỉnh chữ nghệ thuật
- Chọn chữ nghệ thuật.
- Xuất hiện thanh định dạng WordArt, bạn tiến hành thao tác tương tự như
trong mục 1.4.2-chương 1).
3.3.5. Chèn bảng
Để chèn bảng vào slide, bạn thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Từ menu INSERT->TABLE, xuất hiện
hộp thoại Insert Table:
• Ở ô Number of columns: Bạn nhập số cột của
bảng cần chèn.
• Ở ô Number of rows: Bạn nhập số hàng của
bảng cần chèn.
• Chọn OK để hoàn tất việc chèn bảng, Cancle để huỷ thao tác chèn bảng.
Cách 2: Click chọn biểu tượng Insert Table trên
thanh công cụ Standard, drag chuột để chọn được số hàng
và cột thích hợp.

3.3.6. Chèn đồ thị vào Slide


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Để chèn đồ thị vào slide, bạn thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Từ Menu INSERT->CHART, xuất hiện một đồ thị và một bảng dữ
liệu đi kèm.

Bạn có thể tuỳ ý chỉnh sửa dữ liệu ngay trên bảng này, lúc đó đồ thị ở trên
cũng sẽ tự động cập nhật theo dữ liệu thay đổi. Sau đó, bạn click chuột ra vùng
trống của slide để trở lại trạng thái xây dựng slide bình thường.

Cách 2: Click vào biểu tượng Insert Chart trên thanh Standard.
3.3.7. Chèn tệp âm thanh, đoạn phim vào slide
Để chèn tệp âm thanh, đoạn phim vào slide ta thao tác như sau:
Từ Menu INSERT-> MOVIES AND SOUNDS, xuất hiện submenu con:
• Movie from Gallery:
Chèn phim từ thư viện
Gallery.
• Movie from File: Chèn
phim từ tệp lưu trên đĩa.
• Soundfrom Gallery: Chèn âm thanh từ thư viện Gallery.
• Sound from File: Chèn phim từ tệp lưu trên đĩa.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 4: Thiết kế các slides chào hỏi của đội Khoa Công nghệ Thông tin trong Hội thi
tay nghề do Đoàn trường tổ chức
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 5: Bạn thử thiết kế một tệp trình diễn để tổ chức một trò chơi vui nhộn thông
qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được trình chiếu trên mỗi slide hoặc chẳng
hạn bạn xây dựng một số câu hỏi về một số ứng xử trong các tình huống thường
gặp hàng ngày và cho hiển thị câu trả lời mỗi lần khán giả trả lời xong đáp án của
mình.

3.4 Sử dụng các template và thiết lập slide master


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.4.1. Sử dụng các mẫu Slide định dạng sẵn (Template)


Powerpoint cung cấp rất nhiều các mẫu slide định dạng sẵn trên nhiều lĩnh
vực báo cáo khác nhau như: báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu của công ty; giới
thiệu sản phẩm mới; trình diễn các khoá đào tạo;… Bạn nên sử dụng tối đa các mẫu
có sẵn này vào slide của mình vì nó rất đa dạng về mẫu mã và được thiết kết rất
công phu, hợp lý.
Cách sử dụng một slide đã được định dạng sẵn như sau:
Trường hợp 1: Bắt đầu tạo một tệp trình diễn mới sử dụng một mẫu slide đã
định dạng sẵn :
Bước 1: Từ Menu FILE -> NEW, trên hộp thoại New Presentation bạn hãy
chọn tab Design Templates:

Xem trước bố cục và định dạng của mẫu đang chọn ở đây
Bước 2: Dùng chuột để chọn một mẫu slide bạn muốn.
Chú ý: Khi chọn mẫu nào, hộp Preview sẽ hiển thị bố cục và định dạng mẫu
slide đó, bạn có thể tham khảo nhanh ở đây (hình trên đang chọn mẫu Capsules).
Chọn xong, nhấn OK để tiếp tục.
Bước 3: Thực hiện chọn bố cục (Layout) từng slide cần chền lên tệp trình
diễn và soạn thảo nội dung cho các slide như đã trình bày ở phần trước.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Trường hợp 2: Đang tạo tệp trình diễn, muốn áp dụng một mẫu slide định
dạng sẵn cho tệp trình diễn này:
Bước 1: Mở tệp trình diễn cần làm việc, từ menu FORMAT -> APLLY
DESIGN TEMPLATE, hộp thoại Apply Design Template xuất hiện:

Bước 2: Dùng chuột để chọn một mẫu slide bạn muốn. Bạn có thể tham khảo
nhanh ở đây (hình trên đang chọn mẫu Capsules). Chọn xong, nhấn Apply để đồng
ý. Khi đó toàn bộ các slide trên tệp trình diễn đang mở sẽ được tự động chuyển theo
mẫu định dạng slide vừa chọn.
3.4.2. Thiết lập Slide master
Slide master có thể hiểu như một slide chủ cho một tệp trình diễn. Thông
thường khi tạo một tệp trình diễn, muốn thay đổi định dạng dữ liệu của toàn bộ các
slide theo một định dạng chuẩn nào đó, bạn phải thay đổi lần lượt định dạng dữ liệu
trên từng slide. Có cách nào để tạo một slide có định dạng chuẩn, rồi áp đặt toàn bộ
các slide trên tệp trình diễn theo định dạng như vậy?? Có cách làm, đó là Slide
Master!
Như vậy, mỗi mẫu slide định dạng sẵn vừa nói ở mục 3.4.1 (template slide)
có thể hiểu là một Slide master. Vì mỗi mẫu slide này có sẵn các định dạng cho
trước và có thể áp đặt kiểu định dạng đó cho toàn bộ các slide trên một tệp trình
diễn cho trước.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Với slide master, bạn có thể thay đổi các định dạng văn bản, định dạng biểu
đồ, định dạng bảng biểu, định dạng hình vẽ theo các bố cục slide chuẩn
(AutoLayout) của Powerpoint. Hơn nữa bạn có thể thiết lập các tiêu đề đầu, tiêu đề
cuối, chèn số trang, chèn thêm hình ảnh vào slide. Khi đó, định dạng và bố cục toàn
bộ các slide trên tệp trình diễn sẽ được thay đổi theo như slide master. Cách thiết
lập slide master nhưsau:
Bước 1: Mở tệp trình diễn cần thiết lập lại Slide master. Kích hoạt mục chọn VIEW
-> MASTER -> SLIDE MASTER, màn hình làm việc với slide master xuất hiện
với các thành phần như sau:

3 4
5

Bước 2: Thiết lập các định dạng thông tin trên bố cục slide, soạn thảo nội dung cho
nền slide bao gồm:
(1)- Tiêu đề của slide. Ở đây bạn có thể thiết lập định dạng cho tiêu đề này như là :
phông chữ, màu sắc, kích cỡ, vị trí,..
(2)- Các cấp Bullet của slide. Nơi sẽ chứa phần lớn nội dung văn bản sẽ hiển thị
trên mỗi Slide. Ở đây bạn có thể thiết lập định dạng cho từng cấp bullet này.
(3) Nơi bạn có thể chèn thông tin ngày giờ cho slide.
(4) Nơi bạn có thể chèn thông tin tiêu đề cuối cho slide.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

(5) Nơi bạn có thể chèn số thứ tự của mỗi slide.


(6) Cửa sổ cho phép xem trước kết quả.
(7) Thanh công cụ Master. Khi nào thiết lập xong nội dung cũng như định dạng cho
slide master, hãy nhấn nút Close trên thanh công cụ này để trở về với tệp trình diễn
đang soạn thảo.
Các mục (4), (5), (6) sẽ đợc hiển thị trên màn hình nền (Background) của
mỗi slide. Hơn nữa, bạn có thể chèn các hình ảnh (ví dụ như lô gô của công ty)
hoặc các biểu bảng, hình vẽ,.. lên slide. Khi đó các thông tin này sẽ được hiển thị
làm nền cho mỗi slide (bạn không thể chỉnh sửa được khi thiết kế các slide, chỉ sửa
được trên màn hình Slide master này).
Dưới đây là mẫu slide master sau khi đã được thiết lập:

3.5

Trình diễn Slide


3.5.1. Thiết lập hiệu ứng trình diễn
Một trong những điểm mạnh của Powerpoint là khả năng thiết lập các hiệu
ứng động (Animation effect). Với các hiệu ứng này, thông tin trên slide của bạn sẽ
được sinh động hơn, hấp dẫn và thu hút người theo dõi hơn. Tuy nhiên cái gì cũng
có mặt thuận và mặt nghịch của nó, rằng bạn cũng không nên quá lạm dụng vào các
hiệu ứng hoạt hoạ này, tránh trường hợp người xem cảm thấy nhàm chán.
1. Hiệu ứng động cho các thành phần trong Slide
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Để kích hoạt hiệu ứng động cho các thành phần trong Slide, từ Menu
SLIDE->SHOW->CUSTOM ANIMATION, xuất hiện hộp thoại:

• Mục Check to animation slide objects: chứa danh sách các đối tượng thông
tin trên Slide của bạn. Muốn thiết lập hiệu ứng cho đối tượng thông tin nào,
bạn phải chọn nó (checked) trên danh sách này.
Hãy luôn quan sát màn hình bên cạnh để biết được chính xác đối tượng đang
chọn.
• Tab Effect ở dưới, giúp thiết lập hiệu ứng hoạt hoạ cho đối tượng đang được
chọn

o Hộp cho phép chọn kiểu hiệu ứng. Ví dụ như: Fly –


bay; Split– phân nhỏ; …

o Hộp chọn hướng trình diễn đối tượng bắt đầu từ


đâu?

o Hộp có thể chọn một đoạn


nhạc khi hiệu ứng này xuất hiện.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

o Nhớ nhấn nút Preview để xem trước kết quả sau mỗi lần thiết lập hiệu

ứng!

• Tab Order & timing cho phép thiết lập thứ tự trình diễn giữa các đối tượng
trên slide.
o Mục Animation order: Thứ tự được đánh số 1, 2,.. đối tượng nào đứng
trước sẽ được trình diễn trước. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi thứ tự
này khi sử dụng các nút ở mục Move.
o Mục Start animation: để thiết lập sự kiện để trình diễn các đối tượng
trên slide:
o Nếu chọn On mouse click – tức là để hiển thị và trình diễn đối tượng
này trên slide bạn phải nhấn chuột trái.
o Nếu bạn nhập thời gian vào mục Automatically thì sau khoảng thời
gian đó, đối tượng sẽ tự động trình diễn (không phải nhấn chuột).
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Cuối cùng nhấn Preview để xem lại các kết


quả đã thiết lập; nhấn OK để hoàn tất công việc.
2. Hiệu ứng động chuyển đổi giữa các Slide
Từ Menu SLIDE SHOW ->SLIDE
TRANSITION.. để thiết lập thông tin trình diễn
cho Slide qua hộp thoại sau:
 Hộp Efect: Cho phép thiết lập một số hiệu
ứng khi trình diễn slide. Hãy chọn kiểu hiệu
ứng ở hộp chọn này. Tiếp theo có thể chọn tốc độ trình diễn các hiệu ứng đó:
Slow-tốc độ chậm, Medium-tốc độ vừa phải, Fast-tốc độ nhanh.
 Hộp Advanced: Cho phép thiết lập sự kiện để chuyển đến trình diễn slide
này từ slide trước nó. Chọn On mouse click-sẽ chuyển đến trình diễn slide
này khi bạn bấm chuột trái (ngầm định); bạn cũng có thể thiết lập khoảng
thời gian tự động trình diễn slide ở mục Automatically after (sẽ được tự động
trình diễn sau … mm:ss (phút:giây).
 Hộp Sound cho phép chọn kiểu âm thanh mỗi khi dịch chuyển đến các slide.
 Nếu nhấn Apply-thiết lập trình diễn vừa rồi sẽ chỉ cho slide đang chọn.
 Nếu nhấn Apply All-tất cả các slide sẽ được chọn kiểu thiết lập trình diễn
này.
3.5.2. Tạo các nút điều khiển
- Bạn có thể tạo nút điều kiển bằng các hình vẽ mẫu đơn giản (Autoshape
trên thanh Drawing của Microsoft Powpoint) hoặc sử dụng những chương trình như
Xara, Xara WebStyle,… để tạo các nút điều khiển có tính thẫm mỹ hơn. Ví dụ dùng
Xara Webstyle tạo nút sau:

- Ngoài việc tạo hiệu ứng trình diễn cho nút điều khiển (tương tự như ở trên
đã trình bày) thì nút điều khiển còn có chức năng hoạt động khác chẳng hạn: điều
khiển đến slide tiếp theo, quay lui về slide trước slide hiện tại thậm chí đến một
slide bất kì trong tệp trình diễn.
Chọn nút điều khiển, Click phải chuột, chọn Action Settings, xuất hiện hộp thoại:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Tab Mouse Click: tạo kiểu kích hoạt cho nút khi click chuột vào nút.
o Action on click:
o None: không kích hoạt.
o Hyperlink: Liên kết đến một slide nào đó (chọn trong hộp danh sách
phía dưới).
o Run program: Chay một chương trình nào đó, chọn chương trình bằng
cách click vào nút Browse.
o Run macro: Chạy macro
o …
• Tab Mouse Over: tạo kích hoạt khi lướt chuột qua nút điều khiển, thiết lập
hoàn toàn tương tự như Mouse click.
• Click OK để hoàn tất việc tạo kích hoạt cho nút điều khiển, ngược lại click
vào nút Cancle đê huỷ thao tác này.
3.5.3. Kỹ thuật trình diễn
1. Trình diễn đơn giản
Cách 1: Nhấn chuột lên nút Slide Show ở góc phải,
cuối màn hình.
Cách 2: Mở mục chọn SLIDE SHOW ->VIEW SHOW.
Cách 3: Bấm phím F5 trên bàn phím.
Sau khi thực hiện một trong ba cách trên, màn hình trình diễn xuất hiện;
dùng các phím mũi tên, phím Enter, phím Backspace để điều khiển quá trình trình
diễn.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2. Trình diễn tự động


Để tự động các Slide lần lượt trình diễn ta chọn
menu SLIDE SHOW->SLIDES TRANISTION, xuất
hiện hộp thoại:
- Đánh dấu chọn vào mục Automatically after.
- Nhập khoảng thời gian sau mỗi lần trình diễn.
- Chọn Apply to all để áp dụng cho toàn bộ tệp
trình diễn.
- Chọn Apply để áp dụng cho Slide hiện hành.

3. Kỹ thuật trình diễn tuỳ chọn


Từ menu SLIDE SHOW-
>CUSTOM SHOW, xuất hiện hộp
thoại, chọn New, màn hình hiện tiếp
khung hộp thoại Define Custom
Show:
• Slide show name: Nhập tên
cho nhóm slide.
• Slides in presentation: Lựa chọn các slide định kết nhóm, nhấn nút Add.
• Slides in custom show: Các slide được lựa chọn thành một nhóm trình diễn.
Có thể thay đổi thứ tự của các slide bằng cách click chuột vào 2 phím mũi
tên.
• Nhấn OK
• Muốn xem chọn nút Show trong hộp thoại Custom show.
3.5.4. In ấn slide theo các dạng bản tin phân phát, dạng đen trắng,...
Để in nội dung các slide ra máy in, bạn có thể thực hiện lệnh in theo 2 cách:
Cách 1: Từ Menu FILE ->
PRINT
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl +
P
Hộp thoại Print xuất hiện:
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

• Mục Printer: Để chọn máy in sẽ in.


• Mục Print range: Chọn phạm vi in.
o All: in toàn bộ các slide.
o Current slide: Chỉ in slide hiện tại (đang chọn).
o Slides: Để in một phạm vi các slide nào đó.
Ví dụ: 1,3,5-12, tức là sẽ in ra các slide 1, slide 3 và các slide từ 5 đến 12.
• Mục Print what- chọn nội dung cần in trên các slide:
o Slides: In nội dung các slide, mỗi slide sẽ in ra một trang giấy.
o Handouts: In nội dung các slide, có thể in nhiều slide lên trên cùng
một trang giấy. Số slide được in trên một trang giấy bạn có thể chọn ở
mục Slides per page.
o Note page: chỉ in ra những thông tin chú thích các slide.
o Outline: Chỉ in ra những thông tin chính (outline) trên các slide.
• Mục Copies: Để chọn số bản in.
Ngoài ra còn có một số các tuỳ chọn in như sau:
• Grayscale: In theo các màu đã thiết kế trên slide.
• Scale to fit paper: Tự động căn chỉnh nội dung in vừa khít với trang in.
• Frame slides: In cả khung bao quanh mỗi slide (frame).
• Pure black and White: Chỉ in màu đen trắng.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH ÔN TẬP CHƯƠNG 3


Bài 6
Xây dựng một tệp trình diễn khoảng 10 slides để giới thiệu về ngôi trường
mà bạn đang học tập.
Bài 7
Xây dựng tệp trình diễn khoảng 5 slides để giới thiệu những tính năng nổi bật của
phần mềm MS Powerpoint 2000.
Bài 8:
Xây dựng tệp trình diễn khoảng 5 slides để giới thiệu về các hàm tìm kiếm trong
Excel; bạn cố gắng thiết lập một nút lệnh chạy chương trình Ms Excel để ví dụ
minh họa cho các hàm này.
Bài 9
Giả sử bạn đang có một ý tưởng trong công việc nghiên cứu và học tập
của mình. Hãy xây dựng một tệp trình diễn để giới thiệu ý tưởng của bạn trước mọi
người.
Bài 10
Sử dụng một mẫu Template phù hợp để xây dựng một tệp trình diễn (khoản 5
Slides) để nói về những sở thích của bạn.
Bài 11
Nếu bạn đã học xong môn Nghiệp vụ thư ký thì bạn hãy thiết kế một tệp trình diễn
trình bày về nội dung “Văn hóa giao tiếp qua điện thoại”
Chú ý: Bạn nên vận dụng những hiệu ứng sao cho phù hợp với từng nội dung của
tệp trình diễn.
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

Bài 12:
Xây dựng một tệp trình diễn có nội dung giải trí như sau:

Khi Click vào sẽ chạy một chương trình


nghe nhạc nào đó

Khi Click vào sẽ liên


kết trình diễn bài tập
số 7 đã thiết kế ở trên

Liên kết đến


Slide tiếp theo

PHỤ LỤC
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

PHỤ LỤC
Các phím tắt trong Ms Word
STT Tổ hợp phím Comment Giải thích
1  One character to the left Qua trái một kí tự
2  One character to the right Qua phải một ký tự
3  Up one line/Up one row Lên một dòng/ 1hàng (Table)
4  Down one line Xuống1 dòng/1hàng (Table)
5 Alt -  To previows frame or object Về khung hoặc đối tượng trước
6 Alt-  To next frame or object Về khung hoặc đối tượng sau
7 Alt-5 (Numpad) Select an entire table Chọn cả bảng (tắt Numlock)
8 Alt-End Last cell in a row Về ô cuối cùng trên bảng
9 Alt-F10 maximize application Phóng lớn cửa sổ ứng dụng
window
10 Alt-F4 Exit Thoát word – về Window
11 Alt- F5 RestoreApplication window Phục hồi cỡ cửa sổ ứng dụng
12 Alt- F9 Swap between all code/result Chuyển đổi mã trường (field)
13 Alt- Home First cell in row Về ô đầu tiên trên hàng
14 Alt- LeftClick Select a column Cả cột đang có điểm chèn
15 Alt- PgUp Last cell in column Đến ô dưới cùng của cột
16 Alt- PgDn Top cell in a column Về ô trên đỉnh của cột
17 Alt- Shift-D Insert a date field Chèn fielđcoe ngày tháng
18 Alt- Shift-F Insert a merge field Chèn 1 filed trộn
19 Alt- Shift-F9 Perform action in field Thực hiện động tác trên filed
20 Alt- Shift-I Mark Citaion Entry Đánh dãy mục trích dẫn
21 Alt- Shift-K Preview Mail Merge Xem thử kết quả trộn
22 Alt- Shift-M Print the merge document Thực hiện in
23 Alt- Shift-N Merge document Thực hiện trộn
24 Alt- Shift-O Mart Table of contents Đánh dấu mục Mục luc
25 Alt- Shift-P Insert a Page Field Chèn fieldcode số trang
26 Alt- Shift-T Insert a Time field Chèn fieldcode giờ
27 Alt- Shift-X Mark Index Entry Đánh dấu mục, chỉ mục
28 BackSpace Back Delete 1 character lùi xoá ký tự bên trái điểm
29 Ctrl- One word to the left Qua trái 1 ký tự
30 Ctrl- One word to the right Qua phải 1 từ
31 Ctrl- One paragraph up Lên trên 1 đoạn
32 Ctrl- One paragraph down Xuống dưới 1 đoạn
33 Ctrl- One column to the left Qua trái 1 cột (trong Table)
34 Ctrl- One column to the right Qua phải 1 cột (trong Table)
35 Ctrl- = Subserept Cước số (nửa số)
36 Ctrl- [ Deerease size 1 point Giảm cỡ chữ xuống 1 point
37 Ctrl- } Increase size 1 point Tăng chữ lên 1 point(điểm)
38 Ctrl- 0 Add/ Remove Thêm / bỏ 1 hàng trước đoạn
39 Ctrl- 1 Single spacing Nhảy hàng đơn
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

40 Ctrl- 2 Double spacing Nhảy hàng đôi


41 Ctrl- 5 One and haft line spacing Nhảy hàng 1 hàng rưỡi
42 Ctrl- A Select all Chọn cả tài liệu
43 Ctrl- Alt-A Annotation Vị trí ghi lời bình phẩm
44 Ctrl- Alt-C Copy right symbol Ký hiệu bản quyền 
45 Ctrl- Alt-E End note Mục chú cuối tài liệu
46 Ctrl- Alt-Equal Add a command to a menu Thêm 1 lênh vào menu
47 Ctrl- Alt-F Footnote Mục chú cuối trang
48 Ctrl- Alt-Minus Remove a comm from Menu Bỏ 1 lệnh ra khỏi menu
49 Ctrl- Alt-N Normal View Chế độ nhìn tài liệu Normal
50 Ctrl- Alt- Assign an action to shortcut Gán 1 động tác cho 1 phím
Numplus
51 Ctrl- Alt-O Outline View Chế độ nhìn tài liệu Outline
52 Ctrl- Alt-P Page layout View Chế độ nhìn Page Layout
53 Ctrl- Alt-PgDn Down one page Xuống 1 trang
54 Ctrl- Alt-PgUp Up one page Lên 1 trang
55 Ctrl- Alt-S Split a window tạo lằn chia đôi cửa sổ
56 Ctrl- Alt-U Auto format update look Cập nhập Auto format
57 Ctrl- Alt-V Insert Auto Text Chèn văn bản tự động
58 Ctrl-B Bold Đậm
59 Ctrl-BackSapce Back Delete 1 word Lùi xoá 1 từ bên trái điểm chèn
60 Ctrl-C Copy text or graphic Chép phần chọn vào Clipboard
61 Ctrl-D Font Kích hoạt hộp thoại Font
62 Ctrl-Delete Delete 1 word Xoá 1 từ bên phải điểm chèn
63 Ctrl-E Center Canh giữa
64 Ctrl-End To the end of a document Về cuối tài liệu
65 Ctrl-Enter Page break Ngắt trang bắt buộc
66 Ctrl-F Find Tiềm kiếm
67 Ctrl-F10 Maximize document window Phóng lớn cửa sổ tài liệu
68 Ctrl-F11 Lock a field Khoá trường (filed)
69 Ctrl-F12 Open Mở tài liệu
70 Ctrl-F2 Print preview Xem thử bản in tài liệu
71 Ctrl-F3 Cut to Spike Cắt phần chọn gởi vào Spike
72 Ctrl-F5 Restore doc window size Phục hồi cở cửa sổ tài liệu
73 Ctrl-F6 Next document window Qua cửa sổ tài liệu kế tiếp
74 Ctrl-F7 Move document window Di chuyển cửa sổ (mũi tên)
75 Ctrl-F8 Change the size of window Thay kích cỡ cửa sổ
76 Ctrl-F9 Insert a filed Chèn 1 field code
77 Ctrl-G Go to Kích hoạt hộp thoại Go To
78 Ctrl-H Replace Tìm và thay thế
79 Ctrl-Home To the begining of document Về đầu tài liệu
80 Ctrl-Huyền- Open single quote Dấu mở nháy đơn ‘
huyền
81 Ctrl-huyền –nháy Open Double quote Dấu mở nháy đôi “
2
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

82 Ctrl-Hvphen Optional hyphen Dấu nối của 2 phần của từ


83 Ctrl-I Italic Nghiêng
84 Ctrl-J Justify Canh điều 2 biên
85 Ctrl-K Start Auto format Định dạng tự động
86 Ctrl-L Left Align Canh trái
87 Ctrl-M Indent next TabStop Đẩy biên trái vào mốc dừng kế
88 Ctrl-N New Mở cửa sổ cho tài liệu mới
89 Ctrl-O Open Mở tài liệu đã có trên đĩa
90 Ctrl-P Print in tài liệu đang xử lý
91 Ctrl-PgDn To the bottom of the screen Xuống đáy màn hình
92 Ctrl-Q Remove paragraph Gỡ bỏ định dạng đoạn
formatting
93 Ctrl- R Right Align canh phải
94 Ctrl- S Save Lưu trữ tài liệu đang xử lý
95 Ctrl- Shift- To the End of a word Chọn đến cuối từ
96 Ctrl-Shift- To the begining of a word Chọn ngược về đầu từ
97 Ctrl-Shift- To the end of a paragraph Chọn đến cuối đoạn
98 Ctrl-Shift- To the begining of a Chọn về đến đầu đoạn
paragraph
99 Ctrl-Shift-* Display nonprinting Chars Tắt mã mở không in Tab, Enter
100 Ctrl-Shift-< Decrease next Availble size Giãm cở chữ xuống cỡ kế tiếp
101 Ctrl-Shift-= SupperScript Số mũ, (nửa trên)
102 Ctrl-Shift-> Increase next Availble size Tăng cỡ chữ lên cở kế tiếp
103 Ctrl-Shift-1 Apply Heading – 1 style Dùng phong cách Heading – 1
104 Ctrl-Shift-2 Apply Heading – 2 style Dùng phong cách Heading – 2
105 Ctrl-Shift-3 Apply Heading – 3 style Dùng phong cách Heading – 3
106 Ctrl-Shift-A All Capital Chữ toàn Hoa
107 Ctrl-Shift-C Copy Format sao định dạng vào Clipboard
108 Ctrl-Shift-D Double Underline Gạch dưới nét đôi
109 Ctrl-Shift-End To the end of a document Chọn đến cuối tài liệu
110 Ctrl-Shift-Enter Column break Ngắt cột bắt buộc
111 Ctrl-Shift-F Change Font Đổi kiểu phông chữ
112 Ctrl-Shift-F11 Unlock a field Mở khoá filed
113 Ctrl-Shift-F3 Insert Spike contents dán Spike vào điểm chèn
114 Ctrl-Shift-F5 Boomark Gọi hộp thoại Boomark
115 Ctrl-Shift-F6 Previows document window Về cửa sổ tài liệu kế trước
116 Ctrl-Shift-F7 Update linked information Cập nhập trị liên kết tài liệu
117 Ctrl-Shift-F 8 Select vertical Block Chọn khối hình hộp
118 Ctrl-Shift-F 9 Unlink a filed Xả trị liên kết tài liệu
119 Ctrl-Shift-H Apply Hidden Text Áp dụng dạng che ẩn văn bản
120 Ctrl-Shift-Home To begining of a document Chọn đến đầu tài liệu
121 Ctrl-Shift- Nonbreaking Hyphen Dấu nối không ngắt giữa 2 từ
Hyphen
122 Ctrl-Shift-K Small capital Chữ thường ra chữ hoa nhỏ
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

123 Ctrl-Shift-L Apply Hidden Text Áp dụng phong cách List


124 Ctrl-Shift-M Indent previous TabStop Kéo biên trái về mốc dừng
125 Ctrl-Shift-N Apply Normal Style Áp dụng phong cách Normal
126 Ctrl-Shift-P Change Point Size Đổi cỡ chữ
127 Ctrl-Shift-Q Create Simbol font Chọn font hy Hy Lạp ,β, χ,
δ,...
128 Ctrl-Shift-S Apply Style Name áp dụng phong cách soạn thảo
129 Ctrl-Shift-Space Nonbreaking Space Khoảng trắng không ngắt 2 từ
130 Ctrl-Shift-T Hanging Indent Prwvious tab Lùi về mốt trước trừ đầu dòng
131 Ctrl-Shift-V Paste Format dán định dạng tại điểm chèn
132 Ctrl-Shift-W Word Underline Gạch dưới mỗi từ nét đơn
133 Ctrl-Shift-Z Remove text formatting Gỡ bỏ các định dạng văn bản
134 Ctrl-SpaceBar Remove text formatting Gỡ bỏ các định dạng văn bản
135 Ctrl-T Hanging Indent next tab Đẩy biên mốc kế trừ dòng đầu
136 Ctrl-Tab Insert Tab character in cell Nhảy mốc Tab trong ô
137 Ctrl-U Underline Gạch dưới nét đơn
138 Ctrl-V Paste Text or graphic Dán Clipboard vào điểm chèn
139 Ctrl-W Close Đóng tài liệu đang xử lý
140 Ctrl-X Cut Cắt phần chọn vào Clipboard
141 Ctrl-Y Repeat Lập lại lệnh vừa ban hành
142 Ctrl-Z Undo Xoá bỏ lệnh vừa ban hành
143 Delete Delete 1 character Xoá 1 ký tự bên phải điểm
chèn
144 End To the End of a line đến cuối dòng
145 Enter Insert new paragraph Hết 1 đoạn ngay trong ô
146 Esc Cancel a Menu Bỏ lệnh gọi Menu
147 F1 Contents trợ giúp
148 F10 or Alt Make Menu bar active Kích hoạt thanh Menu ngang
149 F11 Go to the next field đến filed kế tiếp
150 F12 Save as Lưu tài liệu dưới 1 tên khác
151 F2 Move text or graphics Dời không qua Clipboard
152 F3 Insert Auto text Chèn văn bản tiền chế
153 F6 Go to the next pane Chuyển qua pane kế tiếp
154 F7 Spelling Kiểm tra từ vựng
155 F8 Extent next higher level Tăng cấp (từ, câu, đoạn, Tl)
156 F8 – ký tự Select to nearest character Đến ký tự chỉ định gần nhất
157 F9 Update selected field Tính vị trí cho field đang chọn
158 Home To the begining of a line Về đầu dòng
159 PgDn Down one screen Xuống dưới 1 màn hình
160 PgUp Up one screen Lên trên 1 màn hình
161 Right- Click Display a shortcut Menu Hiện Menu di động như F10
162 Shift- One character to the right Thêm 1 ký tự về bên phải
163 Shift- One character to the left Thêm 1 ký tự về bên trái
164 Shift- One line down Xuống 1 dòng
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

165 Shift- One line up Lên 1 dòng


166 Shift-End To the end of a line Chọn đến cuối dòng
167 Shift-Enter Line break Xuôpngs hàng chưa hết đoạn
168 Shift-F1 Context sensitive Help trợ giúp theo ngữ cảnh
169 Shift-F10 Display a shortcut Menu Hiện Menu di động
170 Shift-F11 Go to the previous filed trở lại filed trước
171 Shift-F2 Move text or graphics Sao chép văn bản không qua
172 Shift-F3 Change case Đổi thường hoa in
173 Shift-F5 To a previous rivision Về vị trí hiệu đính trước
174 Shift-F6 Go to the previous pane Trở về phân vùng kế trước
175 Shift-F7 Thesaurus Tra tìm từ đồng & phân nghĩa
176 Shift-F8 Extent next lower level Lùi cấp (tài liệu, đoạn, câu, từ)
177 Shift-F9 Switch between code/result Chuyển đổi mã filed vị trí
178 Shift-Home To the begining of a line Chọn ngược về đầu dòng
179 Shift-PgDn One Screen down Xuống 1 màn hình
180 Shift-PgUp One Screen up Lên 1 màn hình
181 Shift-Tab Preveous cell in a row Về ô bên trái
182 Tab Next cell in a row Qua ô kế tiếp bên phải
183 Ctrl- PgUp To the top of the screen Lên đỉnh màn hình
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

MỤC LỤC
Chương I: MICROSOFT WORD (40 tiết: 17 LT+23 TH)............................. ..1

1.1 Những khái niệm cơ bản ...................................................... ...1

1.1.1. Giới thiệu phần mềm Microsoft Winword...........................................1


1.1.2. Khởi động Winword......................................................................... ....1
1.1.3. Giao diện và Môi trường làm việc.......................................................2
1.1.4. Tạo một tài liệu mới............................................................ ...............4
1.1.5. Lưu tài liệu................................................................................. ..........4
1.1.6. Mở tài liệu đã tồn tại trên đĩa........................................ .......................5
1.1.7. Lưu một tài liệu đã mở dưới một tên khác...........................................6
1.1.8. Lưu theo một định dạng khác......................................................... ......6
1.1.9. Quản lý màn hình hiển thị và các thanh công cụ..................................6
1.1.10. Thoát khỏi môi trường làm việc.......................................... ...............8

BÀI TẬP THỰC HÀNH.......................................................................... ............9

1.2. Thao tác soạn thảo cơ bản............................... .....................10

1.2.1 Giới thiệu bộ gõ tiếng Việt................................................. .................10


1.2.2. Một số thao tác soạn thảo cơ bản............................ ...........................12
1.2.3. Các kỹ năng định dạng văn bản........................ .................................16
1.2.4 Tạo Bullets và numbering............................................ .......................19
1.2.5. Tạo đường bao và tô bóng........................................................... .......20
1.2.6. Chia văn bản thành nhiều cột......................................... ....................21
1.2.7. Tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản ....................................... ..............22
1.2.8. Tạo và quản lý các Style...................................... ..............................23
1.2.9. Tìm kiếm và thay thế văn bản..................................... .......................26
1.2.10. Tính năng AutoCorrect.............................................................. .......28
1.2.11. Chèn ký tự đặc biệt.......................................................................... .30
1.2.12. Soạn thảo công thức toán học.......................................................... .31

BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................... ..............32

1.3 Tạo lập bảng biểu trên Microsoft Word..............................40


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.3.1. Tạo cấu trúc bảng.................................................................. .............40


1.3.2. Định dạng bảng biểu.................................................. ........................43
1.3.3. Tính toán trên bảng.................................................. ..........................45
1.3.4. Sắp xếp dữ liệu trên bảng........................................................ ...........45
1.3.5. Thanh công cụ Tables and Borders................................................... ..46

BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................... ..............47

1.4. Đồ họa trong Winword............................. ...........................48

1.4.1. Vẽ khối hình đơn giản........................................................... .............48


1.4.2. Tạo chữ nghệ thuật.................................................................... .........49
1.4.3. Chèn ảnh lên tài liệu......................................................................... ..51

BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................... ..............53

1.5. Quản lý in ấn............................................. ...........................57

1.5.1. Qui trình để in ấn.................................................. .............................57


1.5.2. Tính năng Page Setup....................................................................... ..57
1.5.3. Tiêu đề đầu, tiêu đề cuối trang............................... ............................58
1.5.4. Chèn số trang tự động................................................. .......................59
1.5.5. Xem tài liệu trước khi in........................................... .........................59
1.5.6. In ấn tài liệu.......................................................... .............................60

BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................... ..............61

1.6. Trộn tài liệu........................................................................... .64

1.6.1. Khái niệm về trộn tài liệu......................................................... ..........64


1.6.2. Chuẩn bị dữ liệu.................................................................... ............64
1.6.3. Soạn mẫu tài liệu trộn........................................... .............................64
1.6.4. Kích hoạt tính năng Mail merge............................................... ..........65
1.6.5. Chèn các trường tin lên tài liệu............................... ...........................66
1.6.6. Thực hiện trộn tài liệu..................................................... ...................66
1.6.7. Thanh công cụ Mail merge............................................................ .....67

BÀI TẬP THỰC HÀNH .................................................................... ..............68

1.7. Một số ứng dụng khác của Winword..................................69


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

1.7.1. Tính năng đếm từ......................................................... ......................69


1.7.2. Bảo vệ tài liệu ........................................................ ...........................69
1.7.3. Hộp thoại Options............................................................ ..................71
1.7.4 Tạo mục lục trên văn bản ............................................... ....................73
1.7.5 Khai thác các chức năng: nút Insert Hyperlink, nút chèn bảng tính Insert
Microsoft Excel Worksheet trên văn bản Word................................ ............74

BÀI TẬP THỰC HÀNH TỔNG HỢP CHƯƠNG I....................................... ..76


............................................................................................................... .............81
Chương II: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL.........................82

2.1 Các khái niệm và chức năng cơ bản.....................................82

2.1.1 Giới thiệu tổng quan và các thành phần trên bảng tính Excel.............82
2.1.2 Khởi động và thoát khỏi Microsoft Excel...........................................82
2.1.3. Màn hình giao diện và các chức năng trên bảng tính Microsoft Excel83
2.1.4. Các thao tác cơ bản với bảng tính Excel............................................85
2.1.5. Quản lý màn hình bảng tính Excel ............................... .....................87

BÀI THỰC HÀNH........................................................... .................................89

2.2 Xử lý dữ liệu trong bảng tính Excel........................ .............90

2.2.1. Các kiểu dữ liệu....................................................... ..........................90


2.2.2. Các toán tử trong công thức......................................... ......................90
2.2.3. Nhập dữ liệu.................................................................................. .....91
2.2.4. Sửa, xoá dữ liệu. ............................................... ................................92
2.2.5. Các thao tác với khối....................................................................... ...93
2.2.6. Xử lý ô, cột, hàng trong bảng tính. ............................................ ........94
2.2.7. Định dạng dữ liệu. ....................................................................... ......94
2.2.8. Đặt tên cho ô. ................................................................. ...................98
2.2.9. Ghi chú cho ô. ................................................................... ................98
2.2.10. Bảo vệ ô.................................................................... .......................99

BÀI TẬP THỰC HÀNH .................................................................. ...............100

2.3 Hàm trong Excel. ............................................................. ....102


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

2.3.1. Quy tắc sử dụng hàm.. .................................................................. ...102


2.3.2. Nhập hàm vào bảng tính. ............................... .................................102
2.3.3. Một số hàm thường dùng. .................................... ...........................103

BÀI TẬP THỰC HÀNH ........................................................... ......................115

2.4 Biểu diễn đồ thị trong Excel................................................123

2.4.1. Các bước tạo đồ thị mới ............................................... ...................123


2.4.3. Hiệu chỉnh đồ thị ..................................................................... ........125

BÀI TẬP THỰC HÀNH .................................................................. ...............126

2.5 Quản trị dữ liệu.................................................... ................128

2.5.1. Khái niệm cơ bản...................................................... .......................128


2.5.2. Tạo cơ sở dữ liệu trong Excel .......................................................... 128
2.5.3. Sắp xếp dữ liệu. .......................................................................... .....129
2.5.4. Trích lọc dữ liệu. ........................................................ .....................129
2.5.5. Sử dụng chức năng Subtotal để nhóm và thống kê dữ liệu...............132
2.5.6. Sử dụng chức năng đánh giá dữ liệu Validation. .............................134

BÀI TẬP THỰC HÀNH .................................................................. ...............138

2. 6 Trình bày trang, in ấn....................................... ..................140

2.6.1. Chọn cỡ giấy, hướng in. ........................................... .......................140


2.6.2. Đặt lề. ....................................................................................... .......140
2.6.3. Tạo tiêu đề đầu / cuối trang............................................... ...............141
2.6.4. Chèn / xoá dấu ngắt trang............................................................. ....141
2.6.5 Lặp lại tiêu đề của bảng tính khi sang trang......................................142
2.6.6. Không in lưới có sẵn của bảng tính. .................................. ..............142
2.6.7. In ấn. ..................................................................... .........................142

BÀI TẬP THỰC HÀNH .................................................................. ...............144

2.7 Các tính năng nâng cao khác..............................................145

2.7.1. Kiểu trình bày................................................... ...............................145


2.7.2. Làm việc với nhiều bảng tính. .............................................. ...........145
2.7.3. Trao đổi thông tin với word. ....................................................... .....146
Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

BÀI TẬP THỰC HÀNH ÔN TẬP CHƯƠNG 2............................................. 148


Chương III: MICROSOFT POWERPOINT ...................................... ..........153
(25 tiết: 10 LT+15 TH)................................................................... .................153

3.1 Giới thiệu Microsoft Powerpoint........................................153

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Microsoft Powerpoint................................153


3.1.2. Màn hình giao diện và các thành phần........................ .....................153
3.1.3. Tạo một trình diễn mới................................................................. ....156
3.1.4. Ghi tệp trình diễn lên đĩa........................................................... .......157
3.1.5. Mở tệp trình diễn đã tồn tại trên đĩa.............................. ...................157
3.1.6. Thoát khỏi môi trường làm việc....................................... ................158

BÀI TẬP THỰC HÀNH.................................................................... ..............159

3.2 Xây dựng và định dạng các slide.................................. .......160

3. 2.1. Xây dựng các Slides............................................................... .........160


3.2.2. Định dạng Slide............................................................................. ...163

BÀI TẬP THỰC HÀNH.................................................................... ..............170

3.3. Các đối tượng đồ hoạ, bảng biểu, âm thanh trong slide...172

3.3.1. Vẽ các hình minh hoạ trên Slide....................................................... 172


3.3.2. Chèn hình ảnh vào Slide.................................. ................................172
3.3.3. Chèn chữ nghệ thuật Wordart................................................. ..........173
3.3.4. Một số thao tác đối với các đối tượng đồ hoạ................................. ..174
3.3.5. Chèn bảng................................................................ ........................174
3.3.6. Chèn đồ thị vào Slide..................................................... ..................174
3.3.7. Chèn tệp âm thanh, đoạn phim vào slide.................................. ........175

BÀI TẬP THỰC HÀNH.................................................................... ..............176


3.4 Sử dụng các template và thiết lập slide master............................ .........177
3.4.1. Sử dụng các mẫu Slide định dạng sẵn (Template)............................178
3.4.2. Thiết lập Slide master.................................................................... ...179

3.5 Trình diễn Slide............................................. .......................181

3.5.1. Thiết lập hiệu ứng trình diễn....................................... .....................181


Bài giảng: Tin học ứng dụng (THNVVP)

3.5.2. Tạo các nút điều khiển........................................ .............................184


3.5.3. Kỹ thuật trình diễn................................................ ...........................185
3.5.4. In ấn slide theo các dạng bản tin phân phát, dạng đen trắng,............186

BÀI TẬP THỰC HÀNH ÔN TẬP CHƯƠNG 3............................................. 188


PHỤ LỤC............................................................................... ..........................189
PHỤ LỤC............................................................................... ..........................190
MỤC LỤC................................................................................. .......................195

You might also like