You are on page 1of 60

Giới thiệu giao diện MS PowerPoint 2016

• Nội dung này giúp sinh viên nắm được giao diện cơ bản của cửa sổ MS PowerPoint 2010
• Định vị được các thanh công cụ và các chức năng cơ bản của chúng

1. Giao diện cơ bản


Giao diện MS PowerPoint 2016 nhìn chung có các thành phần như các chương trình khác của
Microsoft Office.

Ribbon Title Bar Slide Design Status Bar

Title Bar: Là thanh tiêu đề hiển thị tên bài trình diễn (presentation) hiện hành.

Ribbon: Tập hợp các lệnh để thiết kế, định dạng, trình chiếu, … bài trình diễn
Slide Design: Màn hình làm việc chính, là nơi tiến hành việc thiết kế định dạng slide
Status Bar: Hiển thị thông tin bài trình diễn, và các kiểu hiển thị màn hình làm việc

Trang 1
2. Thanh Ribbon
Ribbon gồm các Tab chức năng, trên mỗi Tab có các nút lệnh (Command) được tổ chức theo
từng nhóm (Group) giúp người dùng dễ nhớ, dễ sử dụng chương trình.

Ribbon (thanh thực đơn lệnh)

Tab Command Group


(ngăn) (lệnh) (nhóm)

Tab Home: Chứa các nút lệnh hay sử dụng như sao chép, cắt, dán, chèn Slide, kiểu trình bày
Slide, chia Section, định dạng văn bản, chèn và định dạng hình,...

Tab Insert: Để chèn đối tượng minh họa như bảng biểu, hình ảnh SmartArt, biểu đồ,
chữ nghệ thuật, đoạn phim, âm thanh, tiêu đề đầu và cuối trang, số trang,...

Tab Design: Thiết lập kích thước, hướng trang Slide, Handout. Áp dụng các bộ mẫu định
dạng có sẵn như màu, Font, hiệu ứng, nền.

Tab Transitions: Tạo hiệu ứng chuyển động, thiết lập thời gian, âm thanh khi chuyển Slide

Trang 2
Tab Animations: Tạo hiệu ứng chuyển động và thiết lập thời gian, kịch bản hiển thị cho các
đối tượng trên Slide…

Tab Slide Show: Thiết lập thông số màn hình trình diễn, tùy chọn các Slide trình diễn…

Tab View: Chọn màn hình hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn thanh thước, các đường lưới,
thu nhỏ/ phóng to màn hình, sắp xếp các cửa sổ, ...

Click vào mũi tên ở góc trên bên phải thanh Ribbon để thực hiện các cách hiển thị
thanh Ribbon

Ẩn thanh Ribbon

Chỉ hiện tên


các tab trên Ribbon

Hiện tab và các lệnh


trên Ribbon

Trang 3
3. Màn hình làm việc – Slide design
Màn hình làm việc dưới Ribbon có 3 phần chính: vùng Design, thanh Navigation,
thanh Note và có đường ranh giới ngăn cách giữa chúng.

Thanh Vùng
Navigation Design

Thanh
Note

3.1. Vùng Design (vùng thiết kế)


Là vùng cho phép người sử dụng biên soạn, định dạng trang trình diễn (Slide).
Silde thường có 2 phần: tiêu đề (Title) và nội dung (Content).
Để Slide đơn giản, rõ ràng, sáng tạo, hiệu quả cần thêm vào Slide các minh họa
trực quan như hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu … và làm cho chúng nổi bật lên.

Ví dụ: 2 Slide dưới đây đều trình bày 1 nội dung “Giới thiệu người sáng lập và đồng
sáng lập FaceBook”, nhưng ý tưởng thiết kế khác nhau nên hiệu quả mang lại khác nhau.

Slide chỉ có tiêu đề, nội dung Slide có thêm ảnh minh hoạ

Title
Tiêu đề

Content
Nội dung

Vùng thiết kế chỉ hiển thị khi chọn chế độ xem màn hình thiết kế Normal

Trang 4
3.2. Navigation (thanh điều hướng)
Thanh navigation hiển thị các Slide theo trình tự của bài trình bày.
Có thể mở rộng/ thu hẹp, ẩn/ hiện thanh Navigation…

Navigation khi thu


hẹp tối đa
Click vào đây để Bấm và di chuột tại
mở rộng Navigation đường ranh giới để
mở rộng/ thu hẹp
Navigation

3.3. Note (Thanh ghi chú)


Thanh ghi chú dùng để nhập nội dung Text, giúp hỗ trợ thêm thông tin cho người
thiết kế Slide hoặc người thuyết trình.
Nội dung Note không hiển thị khi trình chiếu và có thể in ra giấy theo từng Silde
nếu cần.

Phần Note

Để Ẩn/hiện thanh ghi chú (Note)


Click chuột vào đây

Trang 5
3.4. Status Bar: chứa các lệnh chọn chế độ hiển thị slide.

Zoom
Thu nhỏ/ phóng to màn hình

Normal Slide Sorter: Slide Show


Xem màn hình thiết kế Xem tổng thể và trình tự Slide Chạy trình chiếu

Trang 6
Các thao tác cơ bản với bài trình diễn
1. Tạo bài trình bày mới (Blank presentation)
1. Chọn File → New → Chọn Blank Presentation

2. File mới tạo chỉ có 1 Slide trắng.

Có thể thêm vào bài trình diễn nhiều Slide với các bố cục (LayOut) khác nhau; Nhập
các đối tượng khác nhau (text, picture, table, chart, smartart, …) vào các slide
(Xem các thao tác với Slide ở mục 7)

Chú ý: Cần lưu File sau khi tạo File mới (xem Save), liên tục lưu File trong khi làm việc
để tránh mất dữ liệu.

2. Tạo bài trình bày dựa trên mẫu có sẵn (Template)


Trong PowerPoint có khá nhiều Template – đó là những File có sẵn mẫu thiết kế và cấu trúc
nội dung cho nhiều chủ đề khác nhau như: Business, Meeting, Technology, Training…

File Template rất hữu ích trong trường hợp phải tạo nhanh một bài trình bày mà vẫn đạt được
mức độ chuyên nghiệp về bố cục, định dạng…

Có thể tham khảo File Template để tìm các gợi ý xây dựng ý tưởng trình bày

Trang 7
Để tạo một bài trình diễn mới, sử dụng template có sẵn, thực hiện các bước:

1. Chọn File → New → chọn chủ đề → chọn mẫu phù hợp


(Các template thuộc chủ đề đã chọn sẽ được tìm kiếm online)

2. Click vào Create →File mới tạo có ngay các Slide sao chép từ Template.
Nhập nội dung vào các Slide này hoặc sửa lại cho phù hợp với ý tưởng của mình

Chú ý:

+ Các template được tìm trên internet, khi thực hiện tìm kiếm phải kết nối internet.
+ Các file template (mẫu) có phần mở rộng là .potx, sau khi chọn mẫu này sẽ được
tự động thêm vào danh sách các mẫu của bản powerpoint trên máy người sử dụng.

Trang 8
3. Lưu File trình bày lần đầu tiên (Save)
1. Chọn File → Save (hoặc Ctrl+S)

2. Chọn Folder lưu file, Đặt tên File, chọn kiểu File → Save

Hoặc Click vào Browse, trên cửa sổ hội thoại: Chọn Folder lưu file, Đặt tên File, chọn
kiểu File → Save

2
1

Hoặc

Trang 9
4. Tạo bản sao của File trình diễn (Save As)
Công cụ này sử dụng để tạo thêm bản sao của bài trình bày với một tên File mới, kiểu
File khác, lưu tại Folder khác.

1. Chọn File → Save As


2. Đặt tên File mới (hoặc chọn Folder mới hoặc kiểu File mới) → Save

1
2

Hoặc chọn và thực hiện tạo bản sao giống như lưu lần đầu tiên.
Các kiểu file: có nhiều kiểu định dạng, sau khi tạo xong bài trình bày, tùy theo mục
đích sử dụng có thể lưu file sang các định dạng khác nhau.

Định dạng Phần Ghi chú


mở rộng

PowerPoint Định đạng mặc định, chỉ có thể mở bằng


.pptx
Presentation phiên bản từ PowerPoint 2007.

PowerPoint 97- Định dạng tương thích với phiên bản


.ppt
2003 esentation PowerPoint 97, 2000, 2002(XP), hoặc 2003.

PDF .pdf Lưu dưới định dạng PDF

PowerPoint
.potx Định dạng File mẫu thiết kế (Template)
Template

PowerPoint Show .pps, .ppsx Định dạng File ở chế độ Slide Show

Windows Media .wmv Định dạng Video với các mức chất lượng như
Video High Quality; Medium Quality; Low Quality

Trang 10
5. Mở File trình bày đã có (Open)
1. Chọn File → Open (hoặc Ctrl+O)

2. Chọn Recent → chọn tên file cần mở trong danh sách


Hoặc chọn Browse và chọn file cần mở → Open (kích đúp chuột tại tên File cần mở)

Trang 11
6. Đóng File trình bày hiện tại (Close)
1. Chọn File → Close (hoặc Ctrl+W)

2. Nếu File chưa được lưu sẽ xuất hiện cửa sổ hỏi xem bạn có muốn lưu hay không
→ chọn Save và thực hiện thao tác lưu văn bản (xem phần Save)

1 2

7. Các thao tác với Slide


7.1. New Slide (Tạo mới Slide)
Chọn Tab Home → New Slide → Chọn 1 mẫu Slide có bố cục (Layout) phù hợp

Trang 12
Hoặc đơn giản hơn: Nhấn Enter tại 1 Slide bất kỳ (trên thanh Navigation) để tạo Slide
mới có layout giống slide đang chọn

Enter
để tạo
Slide mới

7.2. Duplicate Slide (Nhân bản Slide – tạo bản sao Slide)
Trên thanh Navigation: kích phải chuột tại Silde muốn tạo bản sao → chọn Duplicate
Slide tại Menu ngữ cảnh (hoặc nhấn tổ hợp phím nóng Ctrl+D)

Thêm
bản
sao
Slide

Trang 13
Hoặc
1. Chọn slide cần tạo bản sao
2. Tab Home → New Slide → Duplicate Selected Slides

Thêm
bản
sao
Slide
2

7.3. Delete Slide (Xóa Slide)


Trên Thanh Navigation: kích phải chuột tại Silde muốn xóa → chọn Delete Slide trên
Menu ngữ cảnh (hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím)

Trang 14
7.4. Layout (Đổi bố cục cho Slide)
Trên thanh Navigation: kích phải chuột tại Silde muốn thay đổi cách trình bày sang
một bố cục khác → chọn kiểu Layout trên Menu ngữ cảnh

Hoặc chọn Slide cần thay đổi bố cục → chọn Layout trên Tab Home

Trang 15
Thao tác cơ bản với Text
Nội dung này giúp sinh viên nhập và định dạng Text cơ bản

1. Chuẩn bị nội dung đưa vào Slide


Rút gọn nội dung của đề tài sẽ thuyết trình thành các ý chính cốt lõi nhất, đơn giản và
ngắn gọn nhất.
Chia các ý thành các gạch đầu dòng phân cấp.
Chuyển nội dung vào Slide sao cho mỗi Slide thể hiện 1 ý tưởng: tiêu đề đưa vào Title,
các ý nội dung rút gọn liệt kê trong Content.
Ví dụ: Đưa đoạn nội dung sau vào Slide

+ Nội dung ban đầu: Mặt Trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng
nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng
khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn
hơi nước bị ngưng tụ thành mây. Theo dòng không khí những đám mây di chuyển
khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng
kích cỡ đám mây và xuống thành mưa rơi. Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại
dương; hoặc rơi trên mặt đất, nước chảy vào sông theo những thung lũng sông
trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.
+ Xác định đại ý và nội dung rút gọn: Đại ý đoạn trên nói về Vòng tuần hoàn của
nước với các ý chính sau:
• Nước bốc hơi
• Hơi nước bị ngưng tụ
• Mây di chuyển, kết hợp, tăng kích cỡ
• Mưa rơi
• Nước chảy vào sông, chảy ra đại dương
+ Chuyển nội dung vào Slide: Tiếp tục rút gọn chỉ giữ lại từ khóa

Title

• Nước bốc hơi


Content • Hơi ngưng tụ
• Mây tích tụ
• Mưa rơi
• Nước chảy ra sông, biển

Trang 16
2. Định dạng Text cơ bản
Định dạng Text cơ bản gồm các lệnh thuộc Group Font và Paragraph trên Tab Home

Group Font Group Paragraph

2.1. Định dạng Font

2.1.1. Các bước thực hiện chung

1. Chọn nội dung Text muốn định dạng (chọn khung chứa nội dung / bôi đen vùng ký tự)

2. Chọn Tab Home → Group Font → chọn nút lệnh định dạng

2.1.2. Các lệnh định dạng Font

Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

Font
(Mẫu chữ)

font font
Trang 17
Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

Size
(Cỡ chữ)

size size
Bold
(Chữ đậm)

bold bold
Italic
(Nghiêng)

Italic Italic
UnderLine
(Gạch chân)

UnderLine UnderLine
TextShadow
(Bóng chữ)

shadow shadow
Character
Spacing
(Co giãn
khoảng cách
chữ)

Spacing AV Spacing AV

Trang 18
Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

Change
Case
(Chuyển chữ
hoa chữ
thường)

Case cAse
Font Color
(Màu chữ)

Color Color
Chú ý:

+ Mỗi ô màu trong bảng màu đều có tên - Font Color. Tùy thuộc vào vị trí ô màu mà
Font Color có cách gọi tên khác nhau và theo đó cách xác định vị trí khác nhau.

Nếu Font Color có “tên màu, tên cột” thì


ô màu ở dòng đầu, cột xác định bởi tên cột

Nếu Font Color có “tên màu, tên cột, tên dòng”


thì vị trí ô màu xác định bởi tên cột, tên dòng

Nếu Font Color chỉ có “tên màu” thì


ô màu ở dòng cuối, vị trí xác định bởi tên màu

Trang 19
+ Có thể mở rộng bảng màu, hoặc tạo thêm màu mới khi chọn More Colors…

Click chọn màu


Click vào màu trên bảng màu
cần chọn /dải màu

Tự nhập giá trị số (0..255) vào các ô


tương ứng để xác định màu mới
trên hình minh họa: RGB (232,24,143)

+ Có thể sử dụng công cụ sao chép màu từ một đối tượng bất kì trên
slide để tô màu chữ
+ Lựa chọn và tạo màu cho các đối tượng khác tương tự như FontColor

Trang 20
2.1.3. Lưu ý về định dạng Text
Sau khi định dạng xong, nhìn lại về tổng thể đôi khi vẫn thấy phần Text trình bày trên Slide
chưa hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý giúp Text được thể hiện tốt hơn.

Chọn tiêu đề Title ngắn gọn, ngắt dòng hợp lý

+ Nếu tiêu đề dài, tự động xuống 2 dòng thì chủ động ngắt dòng (Shift+Enter) sao
cho dòng đầu được kết thúc bởi 1 từ hoàn chỉnh
+ Nếu từ cuối cùng của tiêu đề có 1 tiếng (âm tiết) rơi xuống dòng dưới thì nên dùng
Character Spacing để tiếng đó được đặt trên cùng dòng với từ của nó.
+ Nếu dòng cuối đoạn của Content có tình huống như trên thì xử lý tương tự
+ Ví dụ:

Sửa lại tiêu đề


Hành động tiết kiệm nguồn sao cho từ
nước “nguồn nước”
đặt trên cùng 1 dòng
• Tắt vòi

• Vặn nhỏ

• Tái sử dụng
Cách 1: Ngắt dòng Cách 2: Nén chữ
Shift+Enter Character Spacing

Hành động tiết kiệm


Hành động tiết kiệm nguồn nước
nguồn nước

• Tắt vòi • Tắt vòi

• Vặn nhỏ • Vặn nhỏ

• Tái sử dụng • Tái sử dụng

Chọn Font chữ không chân

Font chữ không chân Font chữ có chân

Chân của chữ

Calibri, Arial, Tahoma… TimeNewRoman, Cambria…


+ Font không chân đơn giản, thoáng, dễ đọc.
+ Tránh Font phức tạp rối mắt; tránh dùng nhiều Font trong bài trình bày; tránh sử
dụng toàn chữ in hoa trên slide.
Trang 21
Chọn cỡ chữ to

+ Trên Slide cỡ chữ của nội dung nhỏ nhất >= 18 pt.
+ Tiêu đề Title cỡ chữ >=32 pt, đề mục cỡ >=28 pt, nội dung chi tiết cỡ chữ >=24 pt
Chọn màu chữ, màu nền hợp lý

+ Màu chữ tối, màu nền sáng, màu chữ sáng, màu nền tối
+ Màu chữ của Title và Content nên hòa hợp, cùng dải màu
+ Phân bổ màu chữ theo tỷ lệ sau:
Màu
Màu chính 60% Màu bổ trợ 30% nhấn
(Nội dung - Content) (Tiêu đề - Title) mạnh
10%

Gây chú ý nhấn mạnh, làm nổi bật cho những điểm chính hoặc quan trọngnhất

Quá trình tự học


Nhấn mạnh ❖ Xác định mục tiêu
+ Tăng cỡ chữ
+ Chữ đậm ❖ Thiết lập động cơ
+ Màu chữ nổi bật ❖ Xây dựng kế hoạch
❖ Chủ động chiếm lĩnh tri thức
❖ Tự kiểm tra đánh giá dfxdfg

Giảm tối đa lượng Text trên 1 Slide:

+ Chỉ nên dùng từ khóa/ cụm từ


+ Số từ trên dòng và số dòng trên 1 Slide: <= 9 từ x 9 dòng

Giảm Text
❖ Vfvd hdkds jkdjs
<=3 dòng/ 1 đoạn ❖ Dfkdksjk jd jd dk kd djk jd kdj kjf jkdf fgf cgfd
cfg cfg
<=3 đoạn/ 1 Slide
❖ H kjdf kjdfkd kjdf kjdf kjdf kjdf kjdf dkfj kjdf kjdf
kdj kdsf kfd k ddf f dkjs df vgdfx dfxdfg

Chú ý: Việc định dạng trên từng Slide riêng lẻ rất mất công và thiếu nhất quán, vì vậy nên
thiết kế tổng thể, định dạng trước cho Slide Master. Các Silde dựa trên Slide Master sẽ
có định dạng chung, thống nhất và phong cách phù hợp với chủ đề của bài trình diễn.
(xem thêm phần Slide Master).

Trang 22
2.2. Định dạng Paragraph

2.2.1. Các bước thực hiện:

1. Chọn đoạn muốn định dạng (chọn khung chứa nội dung, hoặc bôi đen đoạn)

2. Chọn Tab Home → Group Paragraph → chọn nút lệnh định dạng (hoặc chọn tiếp
các định dạng trong hộp thoại nếu cần)

2.2.2. Các lệnh định dạng Paragraph

Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

Bullet
(Gạch đầu
dòng)

Change
Bullet, Size,
Color
(đổi Bullet,
kích cỡ, màu)

Trang 23
Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

Bullet là
1 file ảnh
(picture)

Numbering o Yêu thương 1. Yêu thương


(Số thứ tự) o Đoàn kết 2. Đoàn kết
o Sáng tạo 3. Sáng tạo

Increase o Yêu thương o Yêu thương


List Level o Chia sẻ ▪ Chia sẻ
(Hạ cấp gạch o Bao dung ▪ Bao dung
đầu dòng) o Đoàn kết o Đoàn kết
o Sáng tạo o Sáng tạo

Line o Yêu thương o Yêu thương


Spacing o Đoàn kết
o Đoàn kết
(Khoảng cách o Sáng tạo
dòng) o Sáng tạo

Trang 24
Tên lệnh Thực hiện Trước và sau định dạng

o Sáng tạo
o Đoàn kết
o Yêu thương
Text
Direction
(Xoay
hướng chữ) o Yêu thương
o Đoàn kết
o Sáng tạo

Align Text o Yêu thương s


(Căn lề text o Đoàn kết
o Yêu thương
theo chiều o Sáng tạo
o Đoàn kết
dọc Slide)
o Sáng tạo

Convert to o Yêu thương


SmartArt o Đoàn kết
(Chuyển sang o Sáng tạo
SmartArt)

2.2.3. Lưu ý về định dạng Paragraph


Trên Slide phần Content chứa các đoạn, đầu mỗi đoạn đều có 1 bullet. Để thể hiện các đoạn sao
cho đẹp, rõ ràng thì cần để ý những điểm sau:

− Làm nổi bật Bullet

Chọn Bullet là
biểu tượng /ảnh đơn giản,
phù hợp với chủ đề

Trang 25
Tăng kích thước/
màu của Bullet

− Căn chỉnh phần Text của Level 1 (Text cấp 1) thẳng theo lề trái.

Before Text cấp 1= Hanging cấp 1

Bí quyết thành công Bí quyết thành công


▪ Dám làm điều mình thích ▪ Dám làm điều mình thích
▪ Quyết thực hiện ý tưởng để ▪ Quyết thực hiện ý tưởng để tạo
tạo ra sự khác biệt ra sự khác biệt
▪ Nỗ lực làm và học tập suốt ▪ Nỗ lực làm và học tập suốt đời
đời

Trang 26
− Căn chỉnh lề trái Level 2 (Text cấp 2) dựa theo lề trái Text cấp 1

0.7” Before Text cấp 1= Hanging cấp 1


0.5
1.2”
” Before Text cấp 2= Before Text cấp 1 + Hanging cấp 2

− Giảm khoảng trắng cuối Slide bằng cách tăng khoảng cách dòng (Line Spacing),
đoạn (Spacing Before/ After), căn dòng (Align Text).

Bí quyết thành công Bí quyết thành công


▪ Dám làm điều mình thích ▪ Dám làm điều mình thích
▪ Quyết thực hiện ý tưởng để
tạo ra sự khác biệt ▪ Quyết thực hiện ý tưởng để
▪ Nỗ lực làm và học tập suốt đời tạo ra sự khác biệt

▪ Nỗ lực làm và học tập suốt đời

Trang 27
Các thao tác nâng cao với Text
Sinh viên nắm được một số thao tác nâng cao khi làm việc với đối tượng TEXT trong slide:
• Tự động đưa các nội dung soạn thảo trên word vào bài trình bày (Slide From Outline)
• Sử dụng lại slide trong các bài trình bày (Reuse Slide)
• Sử dụng chữ nghệ thuật (WordArt)

1. Slide from Outline - Đưa nội dung từ file văn bản vào bài trình bày

Chức năng này được sử dụng để chuyển tự động nội dung text đã có sẵn được trình bày dưới
dạng Outline (các đề mục theo style heading) từ Word vào các slide trên PowerPoint.
Các bước thực hiện:

1. Soạn thảo file văn bản trên Word: Các nội dung phải được trình bày theo style: Heading
1, Heading 2, Heading 3, …; Sau đó lưu file văn bản đã tạo và đóng file này.
2. Mở bài trình bày đã có/hoặc tạo một bài mới, chọn vị trí slide muốn chuyển nội dung
text vào, chọn lệnh Tab Home→Group Slides →New Slide→Slides from Outline
3. Chọn file văn bản đã chuẩn bị, các nội dung trên file này sẽ tự động chuyển vào các
slide mới của bài trình bày hiện thời.

Trang 28
2

Trang 29
Nội dung từ file văn bản sẽ tự động chuyển sang slide theo nguyên tắc dưới đây:

Chú ý:
+ Phải đóng file văn bản trước khi thực hiện lệnh Slide from Outline
+ Tên file văn bản không đặt tiếng việt
+ Nếu file .docx bị lỗi thì lưu lại file dưới dạng .rtf (rich text format)

2. Reuse Slide – Sử dụng lại các slide từ các bài trình bày đã có

Chức năng này được sử dụng để thêm một/nhiều slide từ các bài trình bày khác vào bài trình
bày đang làm.

Các bước thực hiện:

1. Chọn vị trí muốn chèn thêm slide mới trong bài trình bày hiện thời
2. Chọn tab Home → Group slides → New Slide → Reuse Slides
3. Trên hộp thoại Reuse Slides, kích chuột vào Browse, chọn từ Slide Library hoặc từ
file có sẵn (Browse File)
4. Lần lượt chọn các slide cần đưa vào bài trình bày hiện thời

Trang 30
1

Trang 31
Bài trình bày chứa các
slide cần sử dụng

Kích chọn lần lượt slide


đưa vào presentation
hiện tại
4
Kích chọn nếu cần
giữ nguyên định dạng
của slide.
Không chọn, slide được
định dạng theo theme
của presentation hiện tại

3. WordArt – Trình bày chữ nghệ thuật trên Slide

3.1. Insert WordArt – Chèn chữ nghệ thuật


Các bước thực hiện:

1. Tại slide cần chèn wordart, tab Insert → Text → WordArt → chọn kiểu WordArt
2. Nhập nội dung text cần định dạng chữ nghệ thuật trong hộp textbox

Trang 32
Chú ý: có thể lựa chọn một ô chứa text có sẵn trên slide, và chuyển sang Wordart

+ Chọn nội dung text


+ Tab Shape Format → group WordArt styles → chọn kiểu WordArt

Chọn kiểu
WordArt

3.2. Thay đổi kiểu font và kích thước chữ nghệ thuật
Các bước thực hiện:

1. Chọn chữ nghệ thuật


2. Tab Home →group Font: chọn kiểu font chữ (font styles), kích thước chữ (font size),
màu chữ, …

Trang 33
3.3. Đổi kiểu chữ nghệ thuật
Sau khi đã chọn một kiểu chữ nghệ thuật, để thay đổi kiểu thực hiện các bước:

1. Chọn chữ nghệ thuật cần đổi kiểu

2. Tab Shape Format → Group WordArt Styles → chọn một kiểu chữ nghệ thuật

3.4. Định dạng chữ nghệ thuật

Text Fill: Tô nền chữ nghệ thuật

Text Outline: Đường viền chữ nghệ thuật

Text Effect: Hiệu ứng cho chữ nghệ thuật

3.4.1. Text Fill – Tô nền chữ nghệ thuật

Text Fill: Blue Text Fill: Gradient

Text Fill: Texture Text Fill: ảnh

Trang 34
Các bước thực hiện:

1. Chọn chữ nghệ thuật


2. Tab Shape Format → Group WordArt Styles →Text Fill → chọn kiểu tô nền

Tô nền cho Wordart bằng các màu cơ bản

Không tô nền chữ

Chọn màu hoặc tự tạo một màu mới


Sao chép màu từ đối tượng khác
Nền chữ là ảnh

Nền chữ pha màu


Các mẫu nền có sẵn

Ví dụ: Tạo text fill cho wordart bằng cách lấy một màu trên ảnh (công cụ Eyedropper)

Trang 35
3.4.2. Text Outline – Đường viền chữ nghệ thuật

Text Outline: color (purple), weight (41/2)

Text Outline: color (blue), weight (41/2), dashes (kiểu Round

Các bước thực hiện:

1. Chọn chữ nghệ thuật


2. Tab Shape Format → Group WordArt Styles → Text Outline
3. Chọn màu đường viền/ kiểu đường viền (Dashes)/độ dày đường viền (weight)

Trang 36
Viền chữ bằng
màu cơ bản

Không viền chữ

Chọn một màu


hoặc tự tạo một
màu mới

3.4.3. Text Effect – Hiệu ứng chữ nghệ thuật

Tạo bóng

Phản chiếu

Tạo hào quang

Làm nổi chữ

Quay 3 chiều

Biến đổi chữ

Các bước thực hiện:

1. Chọn chữ nghệ thuật


2. Tab Shape Format → Group WordArt Style → Text Effect
3. Chọn loại effect → hiệu ứng effect

Trang 37
2

Chú ý: Có thể áp dụng đồng thời nhiều hiệu ứng Effect cho một chữ nghệ thuật

Shadow

Reflection

Glow, Transform

Bevel, 3D-Rotation

3.5. Xóa chữ nghệ thuật


1. Chọn chữ nghệ thuật (WordArt)
2. Nhấn phím Delete

Trang 38
3.6. Clear WordArt - Chuyển chữ nghệ thuật về định dạng text
Chức năng này sử dụng để chuyển một nội dung text đang được trình bày dưới dạng
Wordart trở về định dạng văn bản thông thường.

1. Chọn chữ nghệ thuật (WordArt)


2. Tab Shape Format → Group WordArt Style → Clear WordArt

4. Format Painter – Định dạng nhanh đối tượng


Khi cần định dạng các đối tượng thuộc cùng một
loại (text/ wordart/picture/shape, …) theo cùng một
cách giống nhau, có thể sử dụng công cụ sao chép
định dạng Format Painter

Các bước thực hiện:

1. Chọn đối tượng đã hoàn thành định dạng


2. Tab Home → Format Painter, xuất hiện thêm biểu tượng cây cọ trên trỏ chuột, di
chuyển chuột đến đối tượng cần sao chép định dạng và kích trái chuột

Ví dụ: Định dạng nội dung trong 2 textbox giống nhau

- Định dạng nội dung trong textbox thứ nhất

- Dùng Format painter để sao chép toàn bộ định dạng sang textbox thứ hai

Trang 39
1

Trang 40
Quản lý nội dung bằng Section
Công cụ này cho phép quản lý nội dung bài trình bày một cách khoa học. Sinh viên nắm được
một số thao tác cơ bản: Tạo section, đổi tên, di chuyển vị trí và xóa các section.

1. Tạo Section
Chức năng này sử dụng để phân chia bài trình bày thành các nhóm nội dung. Mỗi một section
có thể gồm từ 2 hoặc nhiều slide liên tiếp chứa các nội dung của một mục trong bài.

Các bước thực hiện:

1. Trong chế độ Normal View, chọn slide bắt đầu của Section mới,
2. Chọn Tab Home → Group Slides → Section → Add Section
3. Section được tạo, với tên mặc định là Untitled Section, nên đổi tên section phù hợp
với nội dung của các slide trong section đó.

2 3

Chú ý: Để quản lý nội dung bài trình bày khoa học, nên sử dụng section để chia các slide
thành từng nhóm theo đề mục.

2. Đổi tên Section


1. Trong chế độ Normal View, chọn Section muốn đổi tên
2. Chọn tab Home → Group Slides → Section → Rename Section
3. Đặt tên mới cho Section và nhấn nút Rename

Trang 41
2

3. Hiện danh sách section


Sau khi tạo xong các section trong bài, chuyển về chế độ hiện danh sách các section để dễ
dàng trong việc quản lý bài trình bày theo các section.

Trong chế độ Normal View: tab Home → Group Slides → Section → Collapse All

Chú ý: trở về Normal view, chọn Home → Group Slides → Section → Expand All

Trang 42
4. Xóa Section
Các bước thực hiện:

1. Trong chế độ Normal View hoặc chế độ hiện danh sách section (Collapse All),
chọn tên Section muốn xóa

2. tab Home → Group Slides → Section → Remove Section

Chú ý: khi xóa một section, các slide trong section đó sẽ bị xóa

5. Di chuyển Section
Chức năng này được sử dụng để thay đổi trật tự của các nhóm slide trong bài. Khi di chuyển
section nào thì các slide nằm trong section đó cũng sẽ được chuyển đến vị trí mới.

Các bước thực hiện:

1. Trong chế độ Normal View hoặc chế độ


hiện danh sách section (Collapse All),
chọn Section muốn di chuyển

2. Nhấn giữ nút trái và di chuyển chuột để di


chuyển section đến vị trí mới

Chú ý: nên hiện danh sách section để việc di


chuyển thực hiện dễ dàng hơn

Trang 43
1

6. Sử dụng menu ngữ cảnh để thao tác với section


Có thể nhấn chuột phải tại tên section, hiện menu ngữ cảnh và sử dụng các lệnh
Rename/Remove/…các section trong bài trình bày.

Đổi tên section

Xóa section
Xóa section và các slide
trong section
Xóa tất cả section

Chuyển section lên trên

Chuyển section xuống dưới

Hiện danh sách section

Trở về Normal view

Trang 44
Theme và Slide Master
Sinh viên biết cách sử dụng các Theme (mẫu định dạng) có sẵn, hiểu về slide master và các
layout của bài trình bày, tự tạo mẫu thiết kế riêng áp dụng cho bài trình bày của mình.

1. Làm việc với Theme (mẫu định dạng)

Theme có thể hiểu là mẫu định dạng slide chứa các thiết lập về nền, màu sắc
(Colors), phông chữ (Fonts) và hiệu ứng (Effects) cho các đối tượng trên slide
PowerPoint đã xây dựng sẵn nhiều theme (mẫu định dạng) áp dụng cho bài trình
bày nhằm mục đích thể hiện nội dung trên các slide một cách phong phú, phong
cách chuyên nghiệp.
Khi tạo mới một presentation kiểu blank, theme mặc định sẽ là Office theme. Tuy
nhiên, có thể áp dụng các theme trình bày khác cho bài một cách dễ dàng.
1.1. Áp dụng theme có sẵn cho bài trình bày

1.1.1. Áp dụng Theme cho tất cả các slide trong bài

Thực hiện các bước:


1. Tab Design → group Themes → chọn Theme muốn sử dụng
2. Tiếp tục chọn bộ màu sử dụng (theme color) tại group Variants

Ví dụ: chuyển từ Office theme sang Facet theme

Trang 45
Áp dụng Facet theme cho toàn bộ slide trong bài:

1 2

1.1.2. Áp dụng theme cho một số slide trong bài:

Thực hiện các bước:


1. Chọn các slide cần áp dụng theme

2. Tab Design → group Themes → chọn Theme muốn áp dụng cho các slide này

Trang 46
1.2. Theme colors/Fonts/Effects
Với các theme áp dụng cho bài trình diễn có thể thay đổi bộ màu (theme colors)/ bộ font chữ
(theme Fonts) / bộ hiệu ứng định dạng (theme Effects) để nội dung bài có các phong cách
trình bày đa dạng hơn về màu sắc, kiểu chữ, …

Theme Colors: là bộ màu dành cho các đối tượng khác nhau trên một slide (Text,
background, chart, table, shape, hyperlink, …). Ngoài các bộ màu được thiết kế sẵn,
người dùng có thể tự thiết kế thêm các bộ màu khác (chỉ nên làm khi có kiến thức về
phối màu).
Theme Fonts: các bộ font dành cho đối tượng text trên phần tiêu đề (Title) và phần nội
dung (Content) trong slide. Người dùng có thể áp dụng các thiết kế có sẵn hoặc tự tạo
bộ font riêng.
Theme Effects: các bộ định dạng cho đối tượng đồ họa, biểu đồ, hình ảnh, … người
dùng chỉ được áp dụng các effect sẵn có, không tự tạo được theme effect riêng.
Lựa chọn Theme colors/ fonts/Effect cho kiểu theme đang sử dụng trong bài trình
bày, thực hiện các bước:
1. Tab Design→group Variants→Chọn thành phần muốn thay đổi trong theme
(Colors/Fonts/…)

2. Click chuột vào tên bộ font/ bộ màu muốn áp dụng

Ví dụ: đổi theme colors cho bài trình bày đang sử dụng theme Facet

Trang 47
Theme Colors

Các bộ màu tự tạo

Các bộ màu có sẵn

Tự tạo bộ màu mới

Các bộ font
có sẵn

Tự tạo

Chú ý: Khi thực hiện đổi theme colors/fonts/effect chỉ nhằm mục đích thay đổi màu sắc,
kiểu font chữ thể hiện còn giữ nguyên cách sắp xếp các thành phần trên theme đang áp
dụng cho bài trình bày

Trang 48
2. Background – nền slide
Chức năng này được sử dụng để thiết lập nền (background) cho slide. Các slide có thể được
định dạng cùng một nền hoặc tùy chọn nền cho từng slide.

2.1.1. Áp dụng một nền - background cho tất cả slide trong bài

Các bước thực hiện:

1. Click chuột vào một slide bất kỳ trong bài


2. Tab Design → group Variants → Background Styles
3. Chọn kiểu nền có sẵn
hoặc vào chọn Format Background để định dạng nền

3
2

Chú ý:

+ Khi chọn kiểu nền (background) có sẵn toàn bộ slide sẽ được áp dụng nền này
+ Sử dụng Format Background để định dạng thì kiểu nền này chỉ áp dụng cho slide
đang được lựa chọn
Trang 49
Sử dụng kiểu nền có sẵn: áp dụng lên toàn bộ slide

Tự chọn nền bằng Format Background: chỉ áp dụng trên slide đang chọn

Để áp dụng nền đã chọn cho tất cả slide còn lại:


chọn Apply All

Trang 50
2.1.2. Áp dụng kiểu nền khác nhau cho các slide trong bài

Khi định dạng slide, người sử dụng nên chọn một mẫu nền dùng chung trên nhiều slide trong
bài trình bày. Tuy nhiên trong bài, tùy theo cách thể hiện nội dung cũng nên có một số slide có
các kiểu nền khác, nhằm mục đích nhấn mạnh, tạo nền thể hiện nội dung một cách hiệu quả,
tạo ra sự khác biệt so với các slide khác.

Một số kiểu định dạng nền cơ bản trên sidebar Format Background

Các bước thực hiện:

1. Chọn một/một số slide cần áp dụng chung một kiểu nền


(background) trong bài
2. Tab Design → group Variants → Background Styles →
Format Background
để định dạng nền

Hoặc click chuột phải hiện menu ngữ cảnh → Chọn Format
Background

Trang 51
Ví dụ 1: Thiết lập lại nền là hình ảnh cho slide 1 (slide tiêu đề) trong bài trình bày

Slide ban đầu Kết quả

Các bước thực hiện:


1. Chuẩn bị trước file ảnh nền

2. Chọn slide cần đổi nền: silde 1

3. Tab Design → group Variants → Background Styles → Format Background

4. Trên sidebar Format background, thiết lập nền mới là file ảnh nền (xem hình dưới)

Ví dụ 2: Thiết lập lại nền sử dụng Pattern fill cho slide 1 (slide tiêu đề) trong bài trình bày

Các bước thực hiện:

1. Chọn slide 1

2. Tab Design → group Variants → Background Styles → Format Background

3. Trên sidebar Format background, thiết lập nền mới (xem hình dưới)
Trang 52
Slide ban đầu Kết quả

Trang 53
3. Làm việc với Slide master
3.1. Slide Master là gì?

Slide master

Title Slide layout

Title and Content


layout

Slide master (slide chủ) nằm ở vị trí đầu tiên, là nơi chứa thông tin về theme và các định
dạng: nền slide, màu sắc, font chữ, các hiệu ứng, ….được áp dụng chung cho tất cả các
slide trong một bài trình bày.
Dưới Slide master là các Layout (Title Slide Layout, Title and Content Layout,…)
chứa các thông tin định dạng sẽ áp dụng cho các slide sử dụng layout đó
Mỗi presentation có ít nhất một slide master tương ứng với Theme áp dụng cho bài. Sử
dụng slide master để thay đổi toàn bộ kiểu trình bày của presentation nhanh chóng và
thống nhất.
3.2. Các thành phần trên Slide Master/Layout
Trên Slide Master (slide chủ) và các Layout chứa các PlaceHolder (khung nội dung)
Placeholder có thể hiểu là một vùng (1 khung) được tạo ra trên slide master/layout, các
placeholder là nơi nhập các nội dung ở các dạng khác nhau như text, chart, table, picture
… vào slide.
Trên cửa sổ làm việc Slide master, có thể thực hiện các thao tác sắp xếp, định dạng,
thêm, xóa các placeholder.
Slide Master: gồm 5 placeholder cơ bản, có thể xóa, không được phép thêm các place
holder khác vào slide master; có thể sắp đặt lại vị trí, thay đổi kích thước, định dạng, …
(xem hình dưới)

Trang 54
Các Layout khác Title Slide, Title and Content, … có thể thêm vào các placeholder mới,
xóa place holder đã có, sắp đặt lại vị trí, thay đổi kích thước, định dạng lại cách thể hiện
đối tượng.

Thêm placehoder
chứa ảnh

3.3. Các thao tác cơ bản với Slide master

3.3.1. Cửa sổ Slide Master

Tab View → Group Master Views → Slide Master

Trang 55
Group Edit Master: nhóm lệnh thêm/xóa/đổi tên Slide master và Layout
Group Master Layout: nhóm lệnh thêm các thành phần gồm các khung nội dung
(placeholder), title và footer cho Slide Master / các Layout.
Group Edit Theme: nhóm lệnh thay đổi kiểu theme, thay đổi màu, kiểu font chữ cho
theme của bài trình bày.
Group Background: nhóm lệnh định dạng nền cho các slide

3.3.2. Chọn colors/fonts cho theme của bài trình bày – group Edit theme

Các bước thực hiện:

1. Tab View → Group Master Views → Slide Master


2. Group Edit Theme → Colors (hoặc Fonts)
3. Chọn bộ màu hoặc bộ font muốn áp dụng cho Theme trong danh sách

Trang 56
3.3.3. Chỉnh sửa thiết kế Slide Master/Layout

Các bước thực hiện:


1. Mở cửa sổ Slide master: Tab View → Group Master Views → Slide Master
2. Chọn Slide Master (slide chủ) hoặc Layout cần thay đổi mẫu thiết kế
3. Thiết lập các thay đổi thiết kế cho Master/Layout: Background (nền) / định dạng (font
chữ, màu, nền, kích thước, vị trí, …) của placeholder (khung) / đưa thêm các đối
tượng (text, picture, …) vào mẫu thiết kế.
4. Đóng cửa sổ Master View, trở về chế độ soạn thảo slide (Normal view)

2 3

Chú ý:
Có thể sử dụng tất cả các công cụ định dạng: font chữ, đoạn (paragraph), nền,…để thiết
lập định dạng cho các khung chứa nội dung (placeholder) trên Slide master/Layout.
Sau khi chỉnh sửa thiết kế, đóng cửa sổ slide master (Close Master View), các slide sẽ
tự động được thay đổi định dạng theo thiết kế mới.

Trang 57
Trong trường hợp slide không tự động được định dạng theo master đã thiết kế:

+ Chọn các slide sử dụng kiểu layout đã chỉnh sửa


+ Tab Home → group Slides → Reset
Hoặc click chuột phải, hiện menu ngữ cảnh và chọn Reset slide

Ví dụ: Chỉnh sửa lại thiết kế Slide master khi bài trình bày sử dụng Office Theme

Trang 58
Nội dung trên slide sẽ tự động thay đổi định dạng

Chú ý:
Có thể thêm các đối tượng text, hình ảnh, hình khối, …vào slide master/layout
(xem cách chèn các đối tượng ở tuần 2)
Có thể thiết lập các hiệu ứng chung cho các đối tượng tại các khung nội dung trên
slide master/layout (xem cách tạo hiệu ứng ở tuần 3)
Có thể chèn thêm các nút điều khiển (action button) để tạo liên kết giữa các slide khi trình
diễn vào slide master/layout (xem cách tạo nút ở tuần 4)
3.4. Các chú ý về Slide master
Slide master chỉ là mẫu thiết kế chung áp dụng cho các slide trong bài trình bày,
không nhập nội dung cụ thể vào slide master

Muốn nội dung thông tin (hình ảnh, text, biểu tượng, …) hay hiệu ứng nào đó xuất
hiện trên mọi slide thì nên đưa vào slide master để tránh phải nhập thông tin trùng
lặp ở các slide.

Trang 59
Khi tạo một bài trình bày nên thiết kế những slide master riêng phù hợp với nội
dung trình bày hoặc thể hiện thương hiệu của cá nhân / tổ chức
Ví dụ: Thiết kế trình bày về thương hiệu The Coffee House có thể sử dụng tông màu
dựa trên màu nâu cà phê, dùng các icon, hình ảnh liên quan đến thương hiệu này

Trang 60

You might also like