You are on page 1of 10

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐIỆN TÍCH KHÔNG

CỦA BAZAN PHƯỚC LONG, TÂY NGUYÊN


BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO pH
NGUYỄN TRUNG MINH1, NGUYỄN ĐỨC CHUY2, NGUYỄN THU HOÀ2, LÊ QUỐC KHUÊ2,
CÙ SỸ THẮNG1, NGUYỄN THỊ THU1, NGUYỄN KIM THƯỜNG1, NGUYỄN TRUNG KIÊN1,
ĐOÀN THỊ THU TRÀ1, PHẠM TÍCH XUÂN1, CÙ HOÀI NAM3
1
Viện Địa chất - Viện KH&CN VN, Ngõ 84, Phố Chùa Láng, Hà Nội; 2Khoa Hoá - Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Cầu Giấy, Hà Nội; 3Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Tóm tắt: Khai thác quặng bauxit và xử lý ô nhiễm sau khai thác là một vấn đề thời sự và
cấp bách đối với nước ta. Xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp hấp phụ là một
trong số các công nghệ xử lý nước thải tinh (sau công đoạn xử lý thô) hiện nay, có hiệu
quả và phù hợp, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước được phép thải ra môi
trường.
Đối với các nguyên liệu khoáng và vật liệu dùng làm chất hấp phụ ion kim loại nặng,
ngoài các thông số vật lý cần xác định còn cần đến một thông số thực nghiệm quan trọng
nữa là điểm điện tích không (PZC), đôi khi còn được gọi là điểm đẳng điện pI (izoelectric
point). Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả thí nghiệm xác định
PZC của bazan Phước Long, Tây Nguyên bằng phương pháp hoá học (đo pH).
Phương pháp hoá học xác định điểm PZC của bazan Phước Long bằng dung dịch
muối KCl, KNO3, NaCl và NaNO3, ở hai nồng độ 0,1 M và 0,01 M cho kết quả: PZC của
đá bazan nằm dao động trong khoảng 6,61 - 6,70 và không phụ thuộc nồng độ của chất
điện ly cũng như loại muối; giá trị pHPZC dao động trong khoảng nhỏ ±0,03, giới hạn sai
số của máy đo.

I. MỞ ĐẦU
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên phổ biến và trầm trọng trên thế giới cũng như ở
nước ta. Vấn đề chất thải của các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến quặng nói chung và đặc
biệt là bauxit đang là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta, vì vậy vấn đề
xử lý chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường cần được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.
Tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự gia tăng dân số đã đưa đến sự khai thác ngày càng
triệt để nguồn tài nguyên của Trái đất, đồng thời làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm
nguồn nước bởi những chất thải có hàm lượng kim loại nặng cao. Loại chất thải này có độc tính
lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của động vật, thực vật nói chung và con người nói
riêng. Các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As) phân bố trong hầu hết bề mặt Trái đất. Chúng sinh
ra trong quá trình vận động của Trái đất, trong hoạt động sản xuất của con người, tích tụ trong
đất, trong nước, trong bụi của không khí, trong cơ thể của một số sinh vật... Khi nhiễm vào cơ
thể con người, các kim loại nặng tích luỹ phần lớn trong xương, não, thận, cơ bắp thịt và gây ra
những tác động như rối loạn thần kinh, thiếu máu, ... nặng hơn nữa là căn bệnh ung thư.
Xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp hấp phụ là một trong số các công nghệ xử lý
nước thải sau công đoạn xử lý thô hiện nay, có hiệu quả và phù hợp; nước sau xử lý đạt tiêu
chuẩn chất lượng nước được phép thải ra môi trường.
Vấn đề xử lý kim loại nặng trong chất thải nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của chúng
đến môi trường là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Việc nghiên cứu tìm kiếm nguồn vật liệu
giá rẻ, có nguồn gốc tự nhiên như than bùn, kaolin, carbon hữu cơ, ... đặc biệt là các loại đá, để
xử lý môi trường là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng bước
đầu đã mang lại những kết quả khả quan.
1. Điểm điện tích không
Việc xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải bằng các vật liệu giá rẻ và hiệu quả là việc
làm không những có ý nghĩa kinh tế mà còn có cả ý nghĩa khoa học.
Ở các nước châu Âu, các vật liệu đó thường là các zeolit tự nhiên như clinoptilolit, chabazit,
... Ở các nước châu Á, do có điều kiện địa chất khác, các vật liệu zeolit tự nhiên thường hiếm, vì
vậy việc sử dụng các nguyên liệu khác như đá ong, bazan, sét, ... để tạo ra zeolit là cần thiết.
Với các nguyên liệu khoáng dùng làm chất hấp phụ ion kim loại nặng, ngoài các thông số cần
xác định như: dung lượng hấp phụ, năng lượng hoạt hoá, thời gian nửa phản ứng, bậc phản ứng,
... còn cần xác định một thông số thực nghiệm quan trọng là điểm điện tích không (Point of zero
charge - PZC), đôi khi còn được gọi là điểm đẳng điện (Izoelectric point - Ip).
2. Khái niệm

Trong hoá lý, điểm điện tích không PZC là một khái niệm về hiện tượng hấp phụ, cho biết
điều kiện khi mật độ điện tích trên bề mặt bằng 0. Thường PZC được xác định ở pH của chất
điện ly và gán cho chất nền hay hạt keo.
Giá trị pH được dùng để mô tả PZC chỉ áp dụng cho hệ H+/ OH-, gọi là thế ion xác định. Khi
pH nhỏ hơn giá trị pHPZC, hệ được gọi là ở dưới PZC, khi ấy trong dung dịch nước sẽ cho ion
H+ nhiều hơn ion hydroxyl (OH-), vì vậy bề mặt chất hấp phụ mang điện tích dương, kết quả sẽ
hấp phụ anion tốt hơn. Ngược lại, khi pH lớn hơn giá trị pHPZC, hệ được gọi là ở trên PZC, bề
mặt chất hấp phụ mang điện tích âm, sẽ hấp phụ cation tốt hơn.
Trong khoa học về bề mặt, PZC là một cơ sở quan trọng, ví dụ trong lĩnh vực khoa học môi
trường, PZC xác định được chất nền dễ dàng hấp phụ các ion có hại.
Sau đây là một cách giải thích PZC của Railsback [14]: “ Điểm điện tích 0” đối với một bề
mặt khoáng vật là pH tại đó bề mặt nói trên có điện tích trung hoà toàn phần.
3. Ý nghĩa của đồ thị (Hình 1)

Bề mặt của khoáng vật có điện tích dương ở giá trị pH nhỏ hơn pHPZC thì bề mặt đó có thể
hấp phụ anion. Mặt khác, bề mặt khoáng vật có điện tích âm ở giá trị pH lớn hơn pH PZC thì bề
mặt có thể hấp phụ cation.
Một vật liệu là tập hợp của các khoáng vật khác nhau, vì vậy điểm PZC của vật liệu đó là kết
quả đo tổng hợp của cả hỗn hợp đó. Kết quả này chỉ có thể biết được bằng phương pháp đo thực
nghiệm.
Khái niệm điểm điện tích không PZC được đưa ra vào những năm 1950 khi nghiên cứu sự kết
bông của các hạt keo trong nước [1, 7, 13]. Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, trong điện
hoá học có nhiều phương pháp đo PZC của các kim loại, trong đó có phương pháp sung nung sơ
bộ [16] cho kết quả phù hợp với nhiều phương pháp khác được đo bằng volt (xem Bảng 1).
Hình 1. Một cách giải thích điểm điện tích không (PZC) của Railsback [14],
ví dụ với một khoáng vật có pHPZC = 6,6

Trong điện hoá học, giữa bề mặt điện cực và chất điện ly có điện tích. Nếu điện cực bị phân
cực thì bề mặt của nó phụ thuộc vào thế điện cực, PZC ở các bề mặt này (tính theo von: V) được
dùng để xác định thế điện cực tuyệt đối của chất điện ly ấy.
Bảng 1. Một số kết quả xác định PZC của một số kim loại đo bằng volt [16]
Kim loại PZC (V)
Cd -0,74
Pb -0,57
Bi -0,42
Sn -0,52
Ag -0,66
Hg -0,90

Cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, thế giới phải đối đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường. Các
nhà khoa học quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm ion kim loại nặng trong nước thải bởi các oxit
kim loại. Việc xác định được PZC của các oxit kim loại tổng hợp và trong khoáng vật tự nhiên
trở nên rất quan trọng.
Trên thế giới hiện nay tồn tại 4 nhóm phương pháp chính có thể xác định được điểm điện tích
không PZC của vật liệu, gồm: PT: Potentionmetric titration (Van Raij & Peech, 1972), RPT:
Rapid potentionmetric titration (Laverdier & Weaver, 1977), ST: Salt
titration (Uehara & Gilman, 1980; Backers et al., 1995), ST-PT (Sakurai et al, 1988, He et
al., 1995), trong đó có một số phương pháp biến thể chi tiết: CIP Intersection, pH, IEP, Acousto
[3-6]. Tuỳ thuộc vào nguồn oxit kim loại, dung dịch chất điện ly và phương pháp đo mà giá trị
pHPZC của chúng có những giá trị khác nhau.

Bảng 2. Kết quả đo pHPZC của một số oxit kim loại và khoáng vật [3-6]

Khoáng vật Chất điện ly Phương pháp pHPZC

Fe2O3 NaNO3 0,1 M pH 6,5


IEP 6,2
Cr2O3 NaCl 0,01 M pH 5,4
Cr(OH)3 KNO3 0,002 M IEP 8,6
Cr(OH)3 KCL 0,01 M và 0,0001 M IEP 8,5
Kaolinit NaNO3 0,1 M và 0,01 M pH 5,5 – 6,0
Kaolinit IEP < 2,4
Ca5(PO4)3F NaNO3 0,1M IEP <6
pH 5,7
Zeolit tự nhiên <2
Carbon hoạt tính 7,5- 9,5
Thuỷ tinh 2,5- 5
Bauxit 6-7,8

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bazan Kainozoi muộn ở Việt Nam phân bố rải rác từ bắc đến nam và nhiều vùng thuộc Biển
Đông, nhưng tập trung chủ yếu trên cao nguyên Nam Trung Bộ. Chúng là một bộ phận cấu thành
của bazan Kainozoi Đông Nam Á, tạo thành các lớp phủ có diện tích rất khác nhau, từ một vài
km2 như ở Lũng Pô Hồ, Điện Biên Phủ đến hàng nghìn km2 ở Phước Long, Pleiku, Buôn Ma
Thuột, v.v... (Hình 2). Tổng diện tích lớp phủ bazan ước tính trên 25.000 km2 với bề dày thay đổi
từ 1-2 đến 500 m. Có thể mô tả chúng theo các vùng phân bố như sau (Hình 2): 1. Khu vực Bắc
Bộ; 2. Khu vực Bắc Trung Bộ; 3. Khu vực Nam Trung Bộ [10, 11, 12].
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi đề cập đến nhóm bazan Phước Long. Đây là vùng
bazan lớn nhất, trải rộng trên địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Đắc Nông, Đăk Mil (Đắc Lắc) và gắn liền với vùng bazan Campuchia. Tổng diện tích lớp phủ
bazan đạt >6.000 km2. Bazan có dạng dòng chảy với chiều dày thay đổi, có nơi đạt >200 m (lỗ
khoan 804). Tổng thể tích bazan của nhóm này ước tính trên 2.200 km3. Thành phần chủ yếu là
tholeiit, ít hơn có tholeiit olivin, đôi khi là hawaiit. Tuổi đồng vị của bazan Phước Long nằm
trong khoảng 9,1 - 4,6 Tr.n. và thuộc Miocen muộn - Pliocen sớm.
Kết quả phân tích thành phần bazan Phước Long bằng phương pháp XRF (Bảng 3) cho thấy
đây là bazan giàu nhôm (bauxit), có giá trị công nghiệp luyện nhôm.

Bảng 3. Thành phần nguyên tố của bazan Phước Long theo phương pháp XRF

Nguyên tố (%) Nguyên tố (%)


Al 21,1872 Cr 0,0302
Fe 11,4299 Mn 0,0828
Si 1,0603 Zr 0,0178
V 0,0203 Ti 1,3229
Hình 2. Sơ đồ phân bố bazan Kainozoi muộn Việt Nam
(các số trong ngoặc là tuổi của bazan) [10, 11, 12].

Bazan Phước Long chủ yếu là tholeiit (tới 90%), ít hơn có tholeiit olivin, đôi khi gặp hawaiit.
Đá thường có cấu tạo đặc xít, đôi khi là lỗ rỗng. Các dòng bazan ở nhiều nơi có cấu tạo dạng cột
rất điển hình. Tholeiit có kiến trúc porphyr yếu với lượng ban tinh <7%, chủ yếu là plagioclas.
Plagioclas đạt kích thước tới 1,5 mm. Ban tinh clinopyroxen và olivin chỉ gặp trong tholeiit
olivin ở phần trên của mặt cắt. Nền gồm plagioclas - 70%, clinopyroxen - 20%, thủy tinh núi lửa
- 10%, magnetit, kiến trúc microdolerit hoặc intersertan.
III. THỰC NGHIỆM: CÁC THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐIỆN TÍCH KHÔNG
Thí nghiệm xác định điểm điện tích không của bazan Phước Long, Tây Nguyên trong dung
dịch muối NaCl, KCl, KNO3 và NaNO3 bằng máy đo pH: microprocessor pH/Ion Meter
pMX3000 (CHLB Đức) với độ chính xác bằng ±0,03.
1. Xác định pHPZC của bazan Phước Long, Tây Nguyên trong dung dịch muối KCl
Điều kiện thí nghiệm:
- Nhiệt độ không khí: 29,6°C
- Nhiệt độ dung dịch: 27,8°C - 28,5°C
- Độ ẩm: 85%
- Lấy vào ống đong 25 ml dung dịch KCl 0,1M đã pha, điều chỉnh giá trị pH bằng dung dịch
HCl 0,1M hoặc dung dịch NaOH 0,1M để được các giá trị pHi: 2, 4, 6, 7, 8, 10 và 12.
Đổ các dung dịch đã chuẩn pHi ở trên vào các bình tam giác đã chứa chất hấp phụ là đá bazan
(0,5 gam bazan), đậy kín, cho lên máy lắc trong 48 giờ. Để lắng, lọc sạch huyền phù bằng giấy
lọc, đo lại các giá trị pH gọi là pHf: pH = pHf - pHi.
- Làm tương tự với dung dịch KCl 0,01M ta có 7 lọ dung dịch KCl 0,01M với pHi tương ứng
2, 4, 6, 7, 8, 10, 12.
a. Thí nghiệm xác định sơ bộ điểm điện tích không: Hệ số tương quan R2 = 0,984 với cả hai
đường cong và sự trùng nhau ở điểm cắt trục hoành của hai đường cong cho thấy sự phù hợp tốt
giữa thực nghiệm và lý thuyết. Kết quả xác định sơ bộ trên cho phép dự đoán điểm điện tích
không của đá bazan Phước Long trong khoảng 6,50-7,0. Để có kết quả chính xác hơn, chúng tôi
đã tiếp tục tiến hành xác định chính xác điểm điện tích không bằng cách chia nhỏ khoảng cách
pHi như sau: 6,2, 6,4, 6,6, 6,8 và 7,0.
Hình 3. Xác định sơ bộ điểm điện tích không của bazan Phước Long
trong dung dịch KCl 0,01M và 0,1M

Hình 4. Xác định chính xác điểm điện tích không của bazan Phước Long
trong dung dịch KCl 0,01M và 0,1M.

b. Thí nghiệm xác định chính xác điểm điện tích không: Nồng độ KCl 0,1M trên đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc ΔpH vào pHi là đường y = 0,887x - 5,833 với hệ số tương quan R2 = 0,977 cho
thấy sự phù hợp tốt giữa thực nghiệm và lý thuyết (đường bậc 1). Với nồng độ KCl 0,01M, đồ
thị biểu diễn sự phụ thuộc ΔpH vào pHi là đường y = 0,926x - 6,085 với hệ số tương quan R2 =
0,971 cho thấy sự phù hợp tương đối tốt giữa thực nghiệm và lý thuyết.
Điểm điện tích không của bazan Phước Long xác định trong dung dịch KCl là pH = 6,61 -
6,62 (điểm có ΔpH = -0,01).
Tương tự cách làm trên với cả 4 loại muối ta thu được kết quả sau (Bảng 4):

Bảng 4. Kết quả xác định pHPZC của bazan Phước Long với 4 loại muối

KCl KNO3 NaNO3 NaCl


0,1M 0,01 M 0,1 M 0,01 M 0,1 M 0,01 M 0,1 M 0,01 M
Giá trị
6,62 6,61 6,68 6,65 6,70 6,69 6,68 6,67
PZC
Như vậy, ta kết luận xác định pHPZC của bazan Phước Long với cùng một loại muối không
phụ thuộc vào nồng độ của muối đó.
Giá trị pHPZC của bazan Phước Long với các muối khác nhau cũng cho kết quả chênh lệch rất
ít. Cụ thể kết quả chênh lệch nhiều nhất cũng chỉ là 6,70 - 6,61 = 0,09. Kết quả này là chấp nhận
được trong sự cho phép sai số phép đo pHPZC. Vậy điểm điện tích không pHPZC của bazan Phước
Long cũng không phụ thuộc vào loại muối được làm thí nghiệm và có giá trị pHPZC = 6,61 - 6,70.
KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp hoá học xác định điểm điện tích không của bazan Phước Long, Tây
Nguyên trong dung dịch muối KCl, KNO3, NaCl và NaNO3 ở hai nồng độ khác nhau cho kết quả
chính xác gần như nhau:
- Giá trị điểm điện tích không pHPZC của bazan Phước Long, Tây Nguyên là 6,61 - 6,70.
- Kết quả xác định PZC của bazan Phước Long trên gợi ra cho chúng ta một phương pháp đơn
giản, chính xác để xác định PZC cho các vật liệu khác trong điều kiện Việt Nam khi chưa có
nhiều máy đo tự động thế Zeta, điểm pHPZC (Máy đo thế zeta này được mua năm 2009 và đặt tại
Viện Địa chất, Viện KH&CN VN trong khuôn khổ đề tài KC.02.25/06-10).
Từ các kết quả thu được trên, chúng tôi hy vọng phát triển phương pháp xác định PZC trên
đây cho các vật liệu khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật chế tạo hạt vật liệu từ nguyên
liệu khoáng tự nhiên, phục vụ mục đích xử lý nước thải môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng.
Bài báo này được hoàn thành trong khuôn khổ Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước
KC.02.25/06-10. Các tác giả xin chân thành cảm ơn bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng các
Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước và Chương trình KC.02 giai đoạn 2006-2010.
VĂN LIỆU
1. Babcock K.L., Overstreet R., 1953. On the use of half calomel cells in measure Donnan
potentials. Science, 117 : 686-687.
2. Ho Yuh-Shan, 2006. Isotherms for the absorption of lead onto peat: Comparison of linear
and non-linear methods. Polish J. of Envir. Stud., 15/1 : 81-86. Warsawa.
3. Kosmulski M., 2002. The pH - Dependent surface science charging and the point of zero
charge. J. of Colloid and Interface Sci., 253 : 77-87.
4. Kosmulski M., 2004. The pH - Dependent surface science charging and the point of zero
charge. II update. J. of Colloid and Interface Sci., 275 : 214-224.
5. Kosmulski M., 2004. Chemical properties of material surfaces. Dekker, New York.
6. Kosmulski M., 2006. The pH - dependent surface science charging and the point of zero
charge. III update. J. of Colloid and Interface Sci., 298 : 730-741.
7. Kruyt H.R., 1952. Colloid science. Vol. Irreversible systems. Elsevier, Amsterdam.
8. Kwon Jang Soon, 2003. Geochemical investigation of the removal of aqueous heavy
metals (Pb, Zn, Cu, Cd) by scoria from Jeju, Korea. Korea University. Thesis for the degree of
Master.
9. Nguyễn Đức Chuy, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Việt Khoa, Nguyễn Thị Phương
Lan, 2008. Bước đầu nghiên cứu sự hấp phụ ion Pb2+ của đá bazan Phước Long, Việt Nam. TC
Khoa học, ĐHSP Hà Nội, 53/1 : 126-134. Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Trọng Yêm, Nguyễn Hoàng, Cung Thượng Chí, Phạm
Tích Xuân, 1991. Hoạt động núi lửa Kainozoi muộn ở Nam Trung Bộ. Địa chất, 202-203 : 33-
41. Hà Nội.
11. Overbeek J., Th.G. Donnan, 1953. EMF and suspension effects. J. Colloid Science, 8 :
593-605.
12. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Trọng Yêm, 1999. Đặc điểm hoạt động núi lửa Kainozoi
muộn Việt Nam. TC Các Khoa học về Trái đất, 21/2 : 128-135. Hà Nội.
13. Phạm Tích Xuân, Nguyễn Hoàng, 2002. Đặc điểm thành phần thạch học và nguyên tố
chính trong bazan Kainozoi muộn tại Việt Nam. TC Các khoa học về Trái đất, 24/1 : 33-42. Hà
Nội.
14. Railsback, 2006. Some fundamentals of mineralogy and geochemistry. LBR 8150 Point
Zero charge.
15. Tan Wen-feng et al., 2008. Determination of the PZC of manganese oxides with different
methods including an improved salt titration method. Soil Science, 173/4.
16. Zobtovitskii Ya.M., 1971. Determination of PZC of metals by the pulsed method. Izv.
Akad. Nauk SSSR, Ser. Khimicheskaya, 7 : 1444-1447. Moskva (in Russian).

You might also like