You are on page 1of 2

Họ tên TS: ............................................................... Số BD: ....................... Chữ ký GT 1: .....................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NINH THUẬN NĂM HỌC 2011 – 2012
Khóa ngày: 17 / 11 / 2011
(Đề thi chính thức)
Môn thi: HOÁ HỌC Cấp: THPT
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ:
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1: (4,0 điểm)


1. Astatin là nguyên tố phóng xạ với chu kỳ bán hủy l à 8,3 giờ. Astatin được điều chế bằng
209
cách bắn hạt α vào nguyên tử 83 Bi .
a) Viết phương trình hóa học tạo thành Astatin.
b) Nếu xuất phát từ 1,656.10 23 nguyên tử Bi trên thì cuối cùng thu được bao nhiêu gam
211
At? Biết NA = 6,023.10 23.
c) Lượng At trên sau 168 giờ còn lại bao nhiêu?
2. Ở nhiệt độ 1000 K có các cân bằng:
C + CO 2  2CO K1 = 4
Fe + CO 2  FeO + CO K2 = 1,25
a) Tính áp suất riêng phần của các khí lúc cân bằng.
b) Trong một bình kín chân không dung tích 20 lít ở 1000 K, người ta đưa vào 1 mol Fe, 1
mol C (graphit) và 1,2 mol CO 2. Tính số mol C và Fe lúc cân bằng.
Câu 2: (4,0 điểm)
1. Có các dung dịch không ghi nhãn chứa các chất có nồng độ mol 0,1M: BaCl 2, NH4Cl,
K2S, Al2(SO4)3, MgSO4, KCl, ZnCl2. Được dùng thêm dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết
các dung dịch trên.
2. Trộn 100 ml dung dịch AgNO 3 0,05M với 100 ml dung dịch NaCl 0,1M ở 25 oC thu được
dung dịch A.
a) Tính thế của điện cực Ag nhúng trong dung dịch A, biết T AgCl = 2,5.10 -10 và
EoAg+ = 0,8V .
Ag

b) Thêm vào dung dịch A 100 ml dung dịch Na 2S2O3 0,2M. Kết tủa AgCl tan hoàn toàn
tạo thành ion phức [Ag(S 2O3)2]3- và thế điện cực đo được là 0,2V. Tính hằng số β.
Biết: Ag + 2S2O3  [Ag(S2O3 ) 2 ]
+ 2- 3-

Câu 3: (4,0 điểm)


1. A, B, C là các hợp chất khác nhau của crom (III) với n ước và ion clo. A, B, C có cùng
thành phần 19,51%Cr; 39,92%Cl v à 40,57% H 2O.
A có màu tím, tan nhanh trong nư ớc cho ion phức A’ có điện tích 3+ v à 3 ion Cl -. Tất cả
các ion Cl - kết tủa ngay thành AgCl khi thêm AgNO 3 vào dung dịch.
B có màu xanh, tan nhanh trong nư ớc cho ion phức B’ có điện tích 2+ v à 2 ion Cl -. Cả hai
ion này đều kết tủa cho AgCl.

1
C có màu lục, tan nhanh trong nước cho ion phức C’ có điện tích 1+ v à 1 ion Cl -. Ion này
cho kết tủa AgCl.
a) Xác định công thức cấu tạo của A, B, C.
b) Vẽ cấu trúc của A’, B’, C’.
2. Nhiệt phân một muối X ở 750 oC thu được một oxit A có khối lượng phân tử bằng 0,5055
lần khối lượng muối X và hỗn hợp Y gồm hai khí B, C có tỉ khối h ơi so với H2 là 37,3335, trong
đó số mol B gấp đôi số mol C. Hạ nhiệt độ xuống 20 oC thu được chất lỏng B và khí C có tỉ khối
hơi so với O2 là 2. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch NaOH dư rồi sục khí clo vào thu được hỗn hợp
2 muối.
a) Xác định công thức muối X. Biết kim loại trong X c ó hóa trị II.
b) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 4: (4,0 điểm)
1. Ankin A có công thức phân tử C 6H10, có đồng phân quang học. Hiđro hóa ho àn toàn A thu
được A’.
a) Viết công thức cấu tạo của A, A’. Cho biết A’ có đồng phân quan g học không?
b) Ankin B cũng có công thức phân tử C 6H10. B tác dụng với H 2 (xúc tác Ni, t o) thu được
2-metylpentan. B không tác d ụng với dung dịch AgNO 3/NH3. B tác dụng với H 2O (xúc tác
HgSO4, to) tạo chất C 6H12O (B’). Xác định công thức cấu tạo B v à B’.
c) Hiđro hóa B (xúc tác Pd/PbCO 3, to) thu được chất C. Chất C tác dụng với H 2SO4 rồi
thủy phân tạo thành chất D. Viết công thức cấu tạo của C, D. Biết C, D l à sản phẩm chính. Cho
biết C là đồng phân cis hay trans?
d) Tách nước chất D với xúc tác H 2SO4 đặc và đun nóng. Viết phương trình hóa học và
nêu sản phẩm chính. Cho biết t ên cơ chế phản ứng.
2. Hợp chất A (C 5H8O) là một anđehit không no quang hoạt. Khi cho A tác dụng với
C6H5MgBr rồi thủy phân trong môi tr ường axit thì thu được chất B (C 11H14O). B phản ứng với
BH3 được sản phẩm, cho sản phẩm phản ứng với H 2O2/OH- thu được C. Khi C phản ứng với
axit cromic thì thu được D (C 11H12O3). Khử D bằng hỗn hống Zn/Hg trong HCl th ì thu được
chất E. Đun E với H 3PO3 thì thu được một xeton vòng F (C 11H22O). Hãy viết công thức cấu tạo
của các chất từ A đến F.
Câu 5: (4,0 điểm)
1. Oxi hóa D-glucozơ bằng dung dịch HNO 3 loãng ở 100 oC thì thu được hỗn hợp sản phẩm,
từ đó tách ra được 4 chất A, B, C, D. Cho biết: M A=210 đvC, M B=MC=192 đvC, M D=174 đvC.
a) Xác định công thức phân tử của A, B, C, D.
b) Hãy viết công thức Fisơ của A, B, C, D.
c) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi oxi hóa D -glucozơ bằng HIO 4.
2. Bảng dưới đây cho biết khối lượng riêng (g/ml) ở 20oC của các dung dịch etanol trong
nước có nồng độ phần trăm etanol từ 50 – 100%:
Nồng độ phần trăm 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Khối lượng riêng 0,9138 0,8911 0,8677 0,8434 0,8180 0,7893
a) Hãy nhận xét về sự biến thiên khối lượng riêng của dung dịch etanol theo nồng độ v à
giải thích.
b) Bằng tính toán đối với dung dịch etanol 50%, h ãy chứng minh:
“Thể tích etanol + Thể tích n ước > Thể tích dung dịch”
Giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả trên.
c) Tính độ rượu của dung dịch etanol 50% ở bảng tr ên

------- HẾT -------

You might also like