You are on page 1of 17

Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Phụ Lục

Phần 1: Giới thiệu tổng quan đề tài…………………trang 2

Phần 2: Giới thiệu S7200……………………………trang 3

Phần 3: Phần mềm lập trình PLC Step7-Microwin….trang 7

Phần 4: Phần mềm mô phỏng S7-200 Simulator……trang 9

Phần 5: Thiết kế hệ và giải thuật…………………….trang 10

Phần 6: Kết quả mô phỏng…………………………..trang 16

GVHD:Nguyễn Văn A 1
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.


Chúng ta được biết có rất nhiều ứng dụng từ PLC. Người ta có thể lập trình theo
phần mềm chuyên dụng để đưa ý tưởng điều khiển một hệ thống thực tế vào
“Một con PLC” và nó sẽ làm việc theo ý tưởng đó. Những ứng dụng của PLC đại
đa số là dành cho ngành công nghiệp chẳng hạn như dầu khí, nhà máy trộn bê
tông, robot, … Để tìm hiểu và học PLC, chúng em đã chọn đề tài: “Điều khiển hệ
thống đóng gói táo” như sau:

Khi nhấn nút “START” dây chuyền vận chuyển hộp được cho phép hoạt động.
Khi hộp được do thấy, dây chuyền hộp dừng lại để dây chuyền táo hoạt động.
Cảm biến đếm táo phải được 50 trái thì dây chuyền đếm táo dừng hoạt động và
cho dây chuyền hộp hoạt động để đưa hộp mới đến. Dây chuyền được dừng lại
khi nhấn nút STOP hoặc hết một ca làm việc 200 thùng táo, khi nhấn STOP số táo
vẫn còn lưu trữ nếu đang đếm.
Viết chương trình điều khiển trên PLC S7200 để điều khiển hệ thống trên.

GVHD:Nguyễn Văn A 2
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN II: GIỚI THIỆU PLC S7200.


1. Giới thiệu về PLC
Trong ngành công nghiệp, ngoài việc điều khiển dùng Relay và khởi động từ thì việc
dùng PLC (Programmable Logic Control) để đóng mạch điện từ nhờ sự hổ trợ lập trình từ
máy tính ngày càng chiếm ưu thế. Bản thân PLC là bộ Điều Khiển Loigic Khả Trình nên
có thể thay đổi được quy trình hoạt động. Sự kết nối dây thật sự đã không còn quan trọng
thay vào đó nội dung, giải thuật được nhúng vào PLC.
Như vậy PLC thay thế mạch điều khiển trong khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ sơ đồ điều
khiển bây giờ được xác định từ chương trình. Chương trình mô tả tiến trình điều khiển và
lưu vào trong một bộ nhớ của PLC nên gọi là điều khiển theo lập trình nhớ hay điều
khiển khả trình. Dưới đây là bảng so sánh quy trình về điều khiển bằng Relay và điều
khiển PLC

2. Cấu trúc PLC


Bộ điều khiển PLC tích hợp nhiều thành phần cơ bản:
 Các ngõ vào ra
 Dung lượng nhớ
 Cổng Logic cơ bản (AND, OR, NOT,…)
 Các phần tử nhớ cơ bản (Bit nhớ)
 Timer, Counter.
 Các chức năng đặc biệt
 Tốc độ xử lý
 Loại xử lý chương trình
 Bộ truyền thông

GVHD:Nguyễn Văn A 3
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

3. Các khối của PLC


 3.1 Khối nguồn
Biến đổi điện áp lưới (110/220 VAC) trở thành điện áp DC 24V. Các điện áp
dành cho cảm biến, thiết bị điều chỉnh, các đèn báo có thể được cung cấp
thêm từ các nguồn phụ ví dụ như biến áp chẳng hạn.

 3.2 Bộ nhớ chương trình


Là bộ nhớ bán dẫn. Hình vẽ dưới đây mô tả cấu trúc bộ nhớ chương trình

GVHD:Nguyễn Văn A 4
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

 3.3 Khối trung tâm CPU


Chứa vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ thời gian, bộ đếm, cổng truyền
thông…. Và có thêm một ít cổng vào ra. Những cỗng vào ra này gọi là cổng
vào ra onboard. Trường hợp muốn có nhiều ngõ vào ra, ta phải kết nối thêm
các khối IO bên ngoài.
 3.4 Khối ngõ vào
Có hai lại ngõ vào, ngõ vào Số và ngõ vào Tương Tự.
- ngõ vào số: sử dụng tín hiệu nhị phân 0/1. Thường thì các thiết bị bên ngoài
khi đưa tín hiệu vào ngõ vào cho PLC phải chuyển đổi sang số trước, hoặc
chuyển đổi tương thích mức điện Logic rồi mới đưa vào cho PLC .
- Ngõ vào tương tự: khối này cho phép lấy tín tương tự làm ngõ vào, vì nó có
chức năng biến đổi tín hiệu tương tự sang số.
 3.5 Khối ngõ ra
Có hai loại: Số và tương tự.
- Ngõ ra số: thuờng cung cấp điều khiển cho các thiết bị được điều khiển
số(Đèn báo, cuộn dây Relay. Ngõ ra thường theo loại điện áp sử dụng.
Loại điện áp một chiều là Transtior và Relay. Loại xoay chiều là Relay và
Triac.
- Ngõ ra tương tự: khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số từ CPU thành tín
hiệu tương tự để điều khiển các thiết bị sử dụng tín hiệu điều khiển là
Analog như : ngõ vào analog của biến tần, van tỉ lệ…
 3.6 Các khối đặc biệt
Là các khối có chức năng chuyên dụng như: khối truyền thông, khối điều
khiển vị trí, khối điều khiển PID, bộ đếm tốc độ cao HSC, ….

4. Phương thức thức hiện chương trình trong PLC.


Thực hiện chương trình theo vòng quét như hình bên dưới.

GVHD:Nguyễn Văn A 5
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Một vòng quét (Cycle Scan) có thể mô tả các giai đoạn như sau:
- Update ngõ vào số vào vùng đệm ngõ vào PII
- Thực thi chương trình theo từng lệnh (network)
- Khi hết chương trình thì xuất các giá trị vùng đệm ngõ ra PIQ ra các ngõ ra
số.
- Vòng quét được kết thúc bởi truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi
Một vòng quét tốn một khoảng thời gian gọi là Scan Time. Scan Time sẽ khác
nhau cho mỗi vòng quét, tùy thuộc vào số lệnh, dữ liệu cần chuyển tải trong vòng
quét đó.

GVHD:Nguyễn Văn A 6
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN III: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM LẬP TRÌNH STEP7-


MICROWIN
1. Giới thiệu.
Phần mềm Step7-microwin là phần mềm giúp lập trình các họ S7-200 của Siemens.
Ngoài việc lập trình lệnh, complile, rồi đổ lên phần cứng PLC thông qua cable (giao
thức PC/PII), ta còn giám sát từ online từ PLC và phần mềm.

2. Làm việc cơ bản với STEP7-MICROWIN


2.1 Tạo new projects.
B1. Start/Program/Siemmens/Step7-microwin.
B2. Chọn menu File/New. Cửa sổ new project xuất hiện.

B3. Ngay dưới thư mục Projects của phần mềm có dòng để chọn loại CPU, ta double
click hoặc right click vào đây để chọn. ví dụ chọn CPU 226. Chú ý chọn verson để
tương thích CPU mà bạn đang dùng. Bạn có thể chọn cable kết nối, loại truyền thông
cho CPU trong bước này.
B4. Save Project từ Files/Save hoặc click vào biểu tưởng Save trên thanh công cụ.
chú ý lưu tên Projects.
B5. Viết chương trình trong khung soạn thảo chương trình.

GVHD:Nguyễn Văn A 7
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

B6. Compile projects bằng cách Click vào biểu tượng Compile hoặc Compile All trên
toolbar như hình dưới đây:

Kiểm tra nếu compile có lỗi thì sửa lại chương trình.
Đến khi compile không còn lỗi thì thôi. Khi đó nhớ lưu lại chương trình.
B7. Thiết lập truyền thông để nạp chương trình vào CPU.
B7.1. thiết lập “System Block”
B7.2 thiết lập “Set PG/PC”
B7.3 thiết lập “Comunication”
Kết nối thành công ,chuyển sang bước .
B8. Download chương trình từ máy tính vào CPU.
Click vào biểu tượng như hình bên dưới.

GVHD:Nguyễn Văn A 8
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN IV: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG


SIMULATOR-STEP7-200
Phần mềm Simulator S7200 giúp mô phỏng trên máy tính các chương trình viết trên PLC
S7200.
Các bước sử dụng phần mềm Simulator S7-200.
B1. Tạo File mô phỏng từ STEP7-MICROWIN.
Sau khi compile trên step7-microwin không có lỗi, ta có thể xuất ra một file mô
phỏng có đuôi là <*.awl> như sau:
-click file/export. Một hộp thoại chỉ dẫn
đặt tên file và lưu.
Ví dụ: ‘DEMTAO_VER2.AWL’

B2. Chạy chương trình S7-200 simulator.

B3. Chọn CPU: menu Configuration/CPU Type


B4. Load file mô phỏng: menu Program/Load Program/<chọn file *.awl>.
B5. Click vào Biểu tượng nút nhấn màu xanh(hình tam giác) để mô phỏng. Khi muốn
dừng lại click vào nút nhấn màu đỏ(hình tam giác) trên thanh công cụ.
B6. Trong khi mô phỏng ta có thể xem các trạng thái (bít nhớ…) thì: click vào “State
Table”.
B7. Muốn xem chương trình chạy cụ thể theo code, thì View cửa sổ “KOP” để xem.
“View KOP” là một tool nằm trên thanh công cụ của chương trình.

GVHD:Nguyễn Văn A 9
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN V: THIẾT KẾ GIẢI THUẬT VÀ CHƯƠNG TRÌNH.


1. Ý tưởng giải thuật
Thiết kế điều khiển hệ thống theo phương pháp phân chia giai đoạn cho quá trình.
Đặt tên lại cho các quá trình:
BTH: Trạng thái cho băng tải hộp chạy.
BTT: Trạng thái cho băng tải táo chạy.
PAUSE1: Trạng thái dừng sau khi hoàn tất 1 thùng táo.
PAUSE2: Trạng thái dừng sau khi hoàn tất 10 thùng táo.
Quá trình mô tả cơ bản như sau:
CBH C1 C2
START BTH  BTT  PAUSE1  PAUSE2
Giải thuật theo sơ đồ khối mô tả ở hình bên cạnh.

Trạng thái khởi động là khi ta nhấn nút nhấn


Start.
Khi vừa khởi động xong, thì từ trạng thái khởi
động chuyển sang trạng thái “băng tải chạy” .
ở trạng thái này “set” Q0.0 lên 1 để điều khiển
tải hộp. khi phát hiện ra có thùng đến thì cảm biến
CBH báo về (chân I0.2), lúc này sẽ chuyển sang
Trạng thái “chạy băng tải táo”. Ở trạng thái này ta
“set” tín hiệu Q0.1 lên 1 để điều khiển “băng tải
Táo”. Trong quá trình băng tải táo đang chạy thì
Từng quả táo lần lượt đến vị trí gần thùng táo có sẵn.
Mỗi lần một quả táo đi qua vị trí này, cảm biến
CBT tích cực mức 1 và gởi tín hiệu về I0.3, khi có
Tín hiệu này Counter đếm số trái táo được tăng lên
“một”. Khi đủ số táo là 10 trái tức là được một
thùng, sẽ kích counter thứ 2 tăng lên một, counter
thứ hai là counter đếm thùng. Trạng thái lưu số thùng
chính là hoạt động của bộ đếm counter thứ 2 này.
Dây chuyền “đóng gói thùng(hộp) táo” sẽ dừng lại
khi đã đủ số thùng quy định, ở đây ta đặt là 10.
Vậy khi kiểm tra “Đủ số thùng” tức là 10 thùng thì
quá trình chuyển sang “Dừng chờ nhấn nút Start”, là
quá trình không làm gì cả.
Do tính phức tạp và khó hiểu khi vẽ giải thuật
cho tín hiệu “Stop” nên ở đây không vẽ vào.
Nhưng có thể đại ý về giải thuật nút nhấn
“STOP” như thế này:
-nút nhấn “STOP” chỉ dừng quá trình không
làm gì cả nhưng phải lưu các giá trị nội của
chương trình như là:

GVHD:Nguyễn Văn A 10
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

 Số táo đang đếm khi ở trạng thái băng tải


táo đang chạy mà gặp việc nhấn Stop. Do vậy khi nhấn Stop
thì phải lưu lại trạng “băng tải táo”, đồng thời lưu lại số táo đang đếm.
 Số thùng đang đếm
 Băng tải đang chạy.
Để làm điều này, ở những trạng thái trên ta tạo nhưng trạng thái “dừng” trung gian, khi
có nút nhấn “Stop” thì chuyển qua các trạng thái này, không làm gì cả nhưng phải lưu các
thông số cần thiết, khi có nút “Start” trở lại thì từ trạng thái trung gian này lại nhãy vào
trạng thái lúc trước ứng với trạng thái trung gian của nó.
Chẳng hạn: trạng thái “chạy băng tải táo” trong lập trình quy định tên gọi là “BTT”,nó sẽ
có trạng thái dừng cho nó là: “PAUSEBTT”. Về việc xử lý cụ thể hiện tượng nhấn nút
“Stop” được mô tả rõ trong chương trình viết bằng ngôn ngữ LAD.

2. Chương trình viết bằng ngôn ngữ LAD.

Nework này tạo biến giử chương trình, khi YS tích cực nó sẽ được giữ mãi cho đến khi
có nút nhấn Stop.

GVHD:Nguyễn Văn A 11
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Network này kích cho băng tải chạy thùng(hộp). Băng tải này chạy với những trường hợp
sau:
- Lúc khởi động lần đầu có nút nhấn START
- Ở Trạng thái nghĩ PAUSE1(trạng thái sau khi đóng được một thùng táo). Tuy
nhiên phải kèm điều kiện là chưa đủ số thùng – tức Counter2(C2) vẫn còn ở mức
0.
- Ở Trạng thái PAUSEBTH(trạng thái nghĩ của BTH khi gặp việc nhấn “STOP”),
mà gặp việc nhấn nút “START”. Ở giai đoạn này, nếu xãy ra thì lập tức RESET
tín hiệu PAUSEBTH để quá trình BTH được giữ cho đến khi Cảm biến CBH(cảm
biến có thùng(hộp) được tích cực.
- Hoặc đang ở trong giai đoạn BTH mà hộp chưa đến vị trí cảm biến.
Trạng thái ra BTH chỉ dừng lại (mức 0) khi có một trong các điều kiện sau:
- Nút nhấn STOP làm tín hiệu YS về mức 0.
- Trạng thái BTT(băng tải táo) tích cực.
- Đang vào chế độ nghĩ PAUSEBTH hoặc PAUSEBTT.

GVHD:Nguyễn Văn A 12
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Network này làm cho băng tải táo chạy- trạng thái BTT chính là ngõ ra Q0.1.
BTT tích cực trong các trường hợp sau:
- Đang ở trạng thái BTH(băng tải chạy) mà cảm biến phát hiện hộp(thùng) tích cực.
- Đang ở trạng thái PAUSEBTT(trạng thái nghĩ khi đang ở BTT mà gặp việc nhấn
nút STOP) mà gặp việc nhấn nút START trở lại. Khi làm quá trình này thì đồng
thời RESET tín hiệu PAUSEBTT để trạng thái BTT được duy trì cho đến khi
đóng được một hộp(thùng) táo.
- Đang ở BTT mà chưa đóng đầy thùng táo.
Trạng thái BTT sẽ chấm dứt (tín hiệu Q0.1 không tích cực) khi có các điều kiện sau xãy
ra:
- Nhấn nút STOP làm tín hiệu YS không tích cực(mức Logic là 0).
- Hoặc là đang ở BTT mà gặp hai tín hiệu PAUSEBTH hay PAUSEBTT.
- Hoặc là đang ở BTT mà phát hiện có cảm biến thùng(hộp) đầy. vì lúc này trạng
thái PAUSE1 sẽ tích cực và làm cho trạng thái BTT không tích cực.

Network này dùng để đếm số táo vào thùng táo.


- Khi đang ở BTT mà tóa đến vị trí cảm biến CBT thì counter C1 tăng lên 1.
- Quá trình này làm việc đồng thời với quá trình BTT nhưng sau một network trong
cùng một vòng quét lệnh. Counter sẽ bị reset khi trạng thái BTT kết thúc và bắt
đầu trạng thái PAUSE1, như vậy Counter C1 bị reset ở vòng quét tiếp theo khi
phát hiện được một thùng.

GVHD:Nguyễn Văn A 13
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Network này dùng để đếm số thùng táo đã được đóng táo.


Khi đếm được một thùng táo ở network 6, tín hiệu C1 lên mức 1, tạo một xung cạnh lên
và kích C2 đếm tăng lên 1. Khi C2 đếm được số thùng đúng với giá trị đặt của công
việc(ví dụ ở đây là 10 thùng), thì từ trạng thái PAUSE1 sẽ chuyển sang trạng thái
PAUSE2 trong cùng vòng quét này(xem thêm ở network 8 và 9), và đợi vòng quét kế tiếp
sẽ reset C2. Và vẫn đảm bảo đúng số thùng vì khi đó C1 đã bị reset nên đâu có xung cạnh
lên mà kích cho C2!.

Network này xác định trạng thái PAUSE1. Trạng thái này xảy ra khi:
- Băng tải táo đang chạy(BTT) mà C1 phát hiện đếm đủ táo cho một thùng.
- Hoặc là đang ở PAUSE1 mà chưa chuyển qua PAUSE2.
Chú ý là trong trường hợp C2 chưa tích cực(chưa đủ thùng táo quy định) thì từ PAUSE1
sẽ chuyển về BTH(cho băng tải quay để đóng thùng mới –xem network 3), nên PAUSE1
sẽ không tích cực khi tín hiệu BTH được tích cực. Do vậy nếu chưa đủ số thùng thì
PAUSE1 chỉ tồn tại đúng một vòng quét của chương trình, vì vậy ta không thấy sự thay
đổi của PAUSE1 khi mô phỏng(chỉ thấy toàn là #0!).

GVHD:Nguyễn Văn A 14
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

Network này xác định trạng thái PAUSE2- là trạng thái dừng không làm gì sau khi phát
hiện đã đóng đủ số thùng táo theo yêu cầu. PAUSE2 sẽ không tích cực khi có nút nhấn
START trở lại, vì khi có sự việc này, tín hiệu BTH sẽ tích cực ở network 3, và khi quét
đến network này(trong một vòng quét) thì PAUSE2 không tích cực!.

<<>> Một chú ý quan trọng là tất cả các trạng thái BTH, BTT, PAUSE1, PAUSE2 khi
muốn tích cực thì phải có YS tích cực, điều này là muốn khi nhấn STOP thì các trạng thái
này phải dừng để ưu tiện cho các trạng thái nghĩ PAUSEBTH hay PAUSEBTT<<>>.

GVHD:Nguyễn Văn A 15
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

PHẦN VI: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ.


Dùng phần mềm mô phỏng Sumulator Step7-200 được kết quả rất tốt.
A.Tiến trình mô phỏng như sau:
1. Mở chương trình Simulator Step7-200.
2. Chọn menu Configuration/Type lựa chọn CPU : chọn con CPU 226.
3. Chọn menu Program/Load Program/ chọn file “DEMTAO_VER2.awl”
4. Nhấn nút Start để bắt đầu chạy mô phỏng. chú ý là thu nhỏ các của sổ “KOP” và
“program” để tiện quan sát.
5. Click I0.0(START) lên rồi click xuống lại để tạo một xung lên START. (tín hiệu
I0.0 sáng rồi tắt trên CPU.
Kết quả Q0.0(BTH) sáng đèn, băng tải hộp đang chạy.
6. Click I0.2 (CBH): ý nói đã phát hiện hộp đến vị trí cảm biến
Kết quả Q0.0(BTH) tắt đèn, Q0.1(BTT) sáng đèn. Băng tải táo đang chạy.
Tiếp tục Click ON/OFF mười lần tương ứng với mười trái táo chạy trên băng
chuyền táo tương ứng cảm biến táo phát hiện.
Kết quả: Sau mười lần(10: có thể chỉnh nhiều hay ít hơn trong chương trình).
Thì nó chuyển sang lại trạng thái BTH. (thực tế có qua trạng thái PAUSE1 nhưng
trạng thái này tồn tại trong một vòng quét, nên không thấy được.
7. Làm lại bước 6, cho đến khi tín hiệu PAUSE2 sáng lên (M1.1 lên mức 1)- tức là
đủ 10 thùng táo.
8. Từ bước 8 trở đi là kiểm tra việc nhấn nút STOP bất kỳ.
a. Kiểm tra nhấn STOP khi đang đếm táo.
<>đang ở cuối bước 7, ta nhấn ON/OFF lại START để khởi động vào
trạng thái BTH . Kết quả Q0.0 sáng.
<>thực hiện lại bước 6. Nhưng khi counter1 mới đếm lên 5, thì click
ON/OFF nút nhấn STOP. Kết quả: tín hiệu PAUSEBTT sáng lên(mức 1)
và Q0.1 tắt đèn(rời khỏi trạng thái BTT sang trạng thái PAUSEBTT).
<>nhấn ON/OFF lại START. Kết quả: Q0.1 lại sáng (chứng tỏ trở lại
trạng thái đếm táo.
b. Kiểm tra nhấn STOP khi băng tải hộp đang chạy.
<> đang ở cuối bước 7, ta nhấn ON/OFF lại START để khởi động vào
trạng thái BTH. Kết quả Q0.0 sáng.
<>nhấn ON/OFF nút nhấn STOP. Kết quả: tín hiệu PAUSEBTH sáng
lên(mức 1)
<>nhấn ON/OFF nút nhấn START lại lần nữa, Kết quả: Q0.0 lại sáng
chứng tỏ đã trở lại trạng thái chạy băng tải hộp.

B. Đánh giá kết quả mô phỏng.


Kết quả mô phỏng cho thấy chương trình đã thiết kế chạy rất tốt, đúng với ý tưởng thiết
kế ban đầu. Sau khi mô phỏng, thấy mình nắm vững hơn về lý thuyết được học. Dù đây
là một hệ thống đơn giản song đã giúp em một cách hiệu quả khi tiếp cận đến các dây
chuyền công nghiệp dùng PLC. Sự đơn giản hóa một chu trình công khép kín khi chúng
ta phân tách chu trình lớn thành nhiều giai đoạn. Dựa trên tính năng vòng quét của CPU
S7 ta có thể phân chia công việc trước sau, hoặc là hồi tiếp các trạng thái rất tốt.

GVHD:Nguyễn Văn A 16
Dùng S7200 Điều Khiển Hệ Thống Đóng Hộp Táo

GVHD:Nguyễn Văn A 17

You might also like