You are on page 1of 7

TỔNG QUAN VỀ PLC FP-X VÀ PHẦN MỀM

FPWIN CỦA PANASONIC


I. GIỚI THIỆU VỀ PLC FP-X.
1. Đặc trưng.
 FP-X là một dòng PLC của Panasonic với các đặc tính sau:
 Là loại PLC dùng cho các ứng dụng thông thường và thích hợp cho các
công việc điều khiển vừa phải.
 Có thể được kết nối trực tiếp tới máy tính lập trình qua cổng USB.
 Dòng PLC này có các chức năng bảo vệ chống lại việc sao chép
chương trình.
 Hỗ trợ việc điều khiển với tín hiệu analog.
 Có kèm theo các chức năng tự chọn tùy thuộc vào ứng dụng của người
dùng như:
 Cassettes: điều khiển vị trí với bộ đếm tốc độ cao và bộ phát xung.
 Cassettes: bao gồm các cổng hỗ trợ giao tiếp.
 Cassettes: có chức năng đồng hồ thời gian thực.
 Thông số kỹ thuật: 32k bộ nhớ lập trình, tốc độ xử lý lệnh là 0,32 uS, max
382 I/O.
2. Cách kết nối ngõ vào/ra.
a. Loại Relay.
 PLC FP-X C30R:

Liên kết giữa đầu ra và đầu


COM

Hình C3.I.2.a.1 : Chi tiết kết nối cho PLC FP-X C30R.

6
 PLC FP-X C60R:

Hình C3.I.2.a.2 : Chi tiết kết nối cho PLC FP-X C60R.
 Liên kết giữa đầu ra và đầu COM của PLC FP-X C60R.
Y0 CO Y10 C0
Y1 C1 Y11 C1
Y2 tới Y5 C2 Y12 C2
Y6 tới Y9 C3 Y13 C3
YA tới YD C4 Y14 tới Y15 C4
Y16 tới Y19 C5
b. Loại Transistor.
 PLC FP-X C30T:

Hình C3.I.2.b.1 : Chi tiết kết nối cho PLC FP-X C30T.

 PLC FP-X C30P:

7
Hình C3.I.2.b.2: Chi tiết kết nối cho PLC FP-X C30P.

3. Kết nối giữa PLC và máy tính cá nhân.


a. Giao tiếp qua cổng USB.
Một máy tính cá nhân có thể kết nối trực tiếp qua cổng USB.

Hình C3.I.3.a.1 : Giao tiếp qua cổng USB.

b. Giao tiếp qua Tool Port.


Máy tính cá nhân cũng có thể giao tiếp trực tiếp với PLC qua cổng giao tiếp
Tool Port.

Hình C3.I.3.b.1 : Giao tiếp qua Tool Port.

8
c. Giao tiếp loại 1 : N.
 Sử dụng 1 kênh loại RS485/RS422 loại giao tiếp Cassette.
 Sử dụng 1 kênh loại RS485 và 1 kênh loại RS232C.

Hình C3.I.3.c.1 : Giao tiếp 1 : N.

II. CÁC LOẠI TIẾP ĐIỂM TRONG PLC FP-X.


Trong FP-X ta có thể sử dụng các loại tiếp điểm (Relay) sau :
 External input Relay ( các tiếp điểm đầu vào) – X.
 External output Relay (các tiếp điểm đầu ra) – Y.
 Internal Relay (các tiếp điểm phụ) – R.
 Timer/Counter (các tiếp điểm của Counter và Timer) – T/C.
 Link Relay (các tiếp điểm dùng cho việc liên kết mạng PLC).
1. Các tiếp điểm đầu vào.
Đây là loại tiếp điểm (Relay) phản ánh trạng thái của tín hiệu được kết nối
đến ngõ vào của PLC.
Tín hiệu này có thể là từ một cảm biến quang, công tắc hành trình,..v..v..

Hình C3.II.1.1 : Trạng thái tác động tiếp điểm đầu vào của PLC FP-X.

Lưu ý khi sử dụng loại tiếp điểm này:

9
 Các tiếp điểm không được cung cấp địa chỉ vật lý trên PLC thì không thể
được sử dụng như một tiếp điểm đầu vào.
 Trạng thái của các tiếp điểm này được quyết định bởi tín hiệu bên ngoài
mà không chịu sự điều khiển của chương trình bên trong PLC.
 Có thể sử dụng các tiếp điểm đầu vào với số lần không hạn chế trong một
chương trình.
Các tiếp điểm đầu vào được bắt đầu với ký hiệu: Xnnn và theo sau “nnn” là
địa chỉ của tiếp điểm.
2. Các tiếp điểm đầu ra.
Tiếp điểm (Relay) đầu ra là các tiếp điểm mang kết quả của chương trình, các
phép toán, các câu lệnh,..v..v.. Các tín hiệu này được dùng để điều khiển một tải
hoặc thiết bị ngoại vi bên ngoài như một van từ solenoid, màn hình hiển thị hoặc một
động cơ,..v..v..
Lưu ý khi sử dụng:
 Các tiếp điểm đầu ra không được cung cấp địa chỉ vật lý trên PLC có thể
được sử dụng như các tiếp điểm phụ (tuy nhiên lúc này nó không thể sử dụng
như một tiếp điểm kiểu “giữ” được).
 Khi sử dụng các tiếp điểm này với chức năng như một tiếp điểm phụ thì
không hạn chế về số lần sử dụng của một tiếp điểm. Tuy nhiên khi sử dụng
nó như là đầu ra, là kết quả của các lệnh OUT, KP thì chỉ được sử dụng mỗi
tiếp điểm một lần để tránh hiện tượng trùng đầu ra.
 Các tiếp điểm này bắt đầu với ký hiệu Ynnn và theo sau “nnn” là địa chỉ
của tiếp điểm.

Hình C3.II.2.1 : Trạng thái tác động tiếp điểm đầu ra của PLC FP-X.

3. Các tiếp điểm phụ.


Tiếp điểm phụ là các tiếp điểm mà hoạt động của nó chỉ nằm trong giới hạn
của chương trình. Điều này có nghĩa là trạng thái đóng/mở của chúng không thể được

10
truyền ra ngoài hay điều khiển tải hoặc các thiết bị ngoại vi. Tùy thuộc vào chương
trình mà các tiếp điểm này có thể được điều khiển đóng/mở.

Hình C3.II.3.1 : Tiếp điểm trung gian của PLC FP-X.


Chú ý khi sử dụng:
 Khi được sử dụng như một tiếp điểm thì không hạn chế số lần của một
tiếp điểm phụ trong chương trình nhưng khi sử dụng như đầu ra của lệnh
OUT, KP thì chỉ được sử dụng một lần cho mỗi tiếp điểm.
 Việc sử dụng trùng lắp đầu ra của lệnh OUT, KP có thể thực hiện được
nếu ta thiết lập lại thanh ghi hệ thống số 20.
4. Các tiếp điểm của Counter và Timer.
a. Timer.
Loại Timer thường được dùng là Timer On-delay (mở chậm) – tiếp điểm của
Timer này sẽ mở sau một thời gian đặt trước.
Tiếp điểm của Timer sẽ được mở (ON) khi điều kiện thực thi lệnh Timer tác
động và sau một khoảng thời gian đặt trước.
Khi điều kiện thực thi lệnh Timer bị ngắt thì Timer sẽ tắt (OFF) và Timer sẽ
bị Reset đồng thời tiếp điểm của Timer cũng tắt (OFF).

Hình C3.II.4.a.1 : Tiếp điểm Timer của PLC FP-X.

Lưu ý khi sử dụng:


 Khi sử dụng các tiếp điểm của Timer thì không hạn chế số lần sử dụng
một tiếp điểm trong chương trình.

11
 Không được phép sử dụng hai lần một Timer như một đầu ra.

b. Counter.
Đối với loại Counter đếm xuống, Counter và tiếp điểm tương ứng của nó sẽ
được mở (ON) khi giá trị đếm của nó tiến tới giá trị 0.
Tiếp điểm của Counter sẽ tắt (OFF) khi tín hiệu đầu vào Reset tác động.

Hình C3.II.4.b.1 : Tiếp điểm Counter của PLC FP-X.


Lưu ý khi sử dụng:
 Khi sử dụng như tiếp điểm thì không hạn chế số lần của một tiếp điểm
Counter trong một chương trình.
 Không được sử dụng nhiều lần một Counter như một đầu ra.
5. Địa chỉ của các tiếp điểm.
a. Tiếp điểm đầu vào/ra và tiểm điểm phụ.
Đối với các tiếp điểm đầu vào/ra (X/Y) và các tiếp điểm phụ R thì địa chỉ của
chúng được xác định bởi hai phần như biểu diễn bên dưới:

Hình C3.II.5.a.1 : Cách quy định địa chỉ tiếp điểm vào/ra và tiếp điểm phụ
của PLC FP-X.

Ví dụ : Địa chỉ của các tiếp điểm đầu vào như sau:
X0, X1,............................XF
X10, X11,........................X1F
X20, X21,........................X2F
..............................................

12

You might also like