You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHÓA: K26 - NGÀNH: Hóa hữu cơ - MÃ SỐ: 60 44 27

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: Tối ưu hóa điều kiện chiết tách và khảo sát khả năng kháng oxi hóa của chất
màu anthocyanin từ củ khoai lang tím.
- Mã số: 60 44 27
- Học viên thực hiện: CÙ THỊ NGỌC THÚY
- Giáo viên hướng dẫn: TS. HUỲNH THỊ KIM CÚC
- Cơ quan chủ trì: Đại học Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: 4/2014 đến 11/2014.
2. Mục tiêu:
- Tối ưu hóa điều kiện chiết tách chất màu anthocyanin từ củ khoai lang tím.
- Xây dựng quy trình công nghệ chiết tách chất màu anthocyanin từ củ khoai lang tím.
- Xác định một số chỉ tiêu chất lượng chất màu anthocyanin.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Sử dụng nguồn nguyên liệu khoai lang tím dồi dào và rẻ tiền trong nước để chiết tách
chất màu giàu anthocyanin.
- Đề tài xây dựng được quy trình chiết tách chất màu đơn giản và ổn định.
- Sử dụng phương pháp quy hoạch trực giao cấp I (TYT 2k) để tối ưu hóa điều kiện chiết
tách chất màu anthocyanin từ củ khoai lang tím.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
a, Xác định các thông số hóa lý
- Độ ẩm trung bình của khoai lang tím tươi và khoai lang tím sau khi hấp chín lần lượt là
64,25 %; 61,50 %.
- Hàm lượng kim loại nặng As, Hg, Pb và Cd đều không phát hiện có trong mẫu khoai
lang tím được nghiên cứu.
- Bước sóng hấp thụ cực đại (max) của dịch chiết anthocyanin từ củ khoai lang tím là
522nm.
b, Sử dụng phương pháp quy hoạch trực giao cấp I (TYT 2k) để tối ưu hóa mục tiêu hàm
lượng anthocyanin chiết tách từ khoai lang tím, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Excel-
Solver đã tìm được điều kiện chiết tách thích hợp là nhiệt độ: 800C, thời gian: 180 giây và tỷ lệ
ethanol trong hệ dung môi: 65%V. Từ đó, đề xuất quy trình chiết tách chất màu anthocyanin
quy mô phòng thí nghiệm phù hợp, cho hàm lượng anthocyanin cao dễ dàng, đơn giản và
thuận lợi hơn.
c, Bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ HPLC - DAD – MS đã định danh được
một số thành phần anthocyanidin trong khoai lang tím gồm: Peonidin và Cyanidin. Dự kiến
một số thành phần trong tổ hợp màu anthocyanin bao gồm:
- Peonidin 3-sophoroside-5-glucoside
- Cyanidin 3-(6''-caffeoyl-6''' -feruloylsophoroside)-5-glucoside
- Peonidin-3-(6''-caffeoyl-6'''-feruloylsophoroside)-5-glucoside
d, Bằng phương pháp DPPH đã xác định hoạt tính kháng oxy hóa của mẫu thô (A) tương
đối cao hơn vitamin C (C), mẫu tinh (B) gần tương đương so với vitamin C (C). Giá trị IC50
của mẫu thô (A), mẫu tinh (B) và vitamin C (C) tương ứng là 4,022μg/ml; 4,569μg/ml và
4,565μg/ml.
5. Tên sản phẩm:
Dịch chiết chất màu anthocyanin từ củ khoai lang tím.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Đề tài này có khả năng áp dụng vào thực tiễn khai thác chất màu anthocyanin từ củ khoai
lang tím.
Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy các dạng chất màu tự nhiên được chiết từ khoai
lang tím không những có vai trò tạo màu sắc hấp dẫn cho sản phẩm mà nó còn là nguồn chất
chống oxi hóa tự nhiên, có lợi cho sức khỏe con người. Đồng thời, có thể sử dụng chế phẩm
màu này trong chế biến thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác.
7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính
Ngày tháng năm
Cơ quan Chủ trì Người thực hiên đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)

Cù Thị Ngọc Thúy

You might also like