You are on page 1of 15

Bộ Công Thương

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM


---------

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC-THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI
BAO BÌ TETRA PAK

GVHD: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn


Lớp: DHTP11B
Tiết: 9-10 Thứ 4
SVTH: Đào Thị Diệu Anh 15042611
Trần Quốc Tân 15041491
Lê Xuân Trường 15056871
Lê Anh Tuấn 15055761
Lê Đại Trung 15080081

TPHCM, 29/09/2017
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lịch sử ra đời bao bì Tetra Pak: ....................................................................................... 1
a. Tetra Pak - phát minh kỳ diệu...................................................................................... 1
b. Bùng nổ bao bì Tetra Pak. ........................................................................................... 2
c. Bao bì Tetra pak hông ngừng cải tiến:......................................................................... 3
II. Giới thiệu chung về bao bì Tetra Pak: ............................................................................ 3
Thành phần cấu tạo của bao bì Tetrapak .......................................................................... 4
Các phương pháp sản xuất bao bì Tetra Pak..................................................................... 6
III. Ứng dụng bao bì tetra pak trong sản phẩm sữa tươi tiệt trùng: ..................................... 7
1. Đặc điểm: ..................................................................................................................... 7
2. Nội dung ghi nhãn của sữa tươi tiệt trùng: .................................................................. 7
3. Phương thức đóng bao bì Tetra pak cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng: ....................... 8
4. Xử lý sau khi sử dụng ................................................................................................. 9
5. Nhận biết bao bì Tetra pak của sữa tươi tiệt trùng: ................................................... 10
6. Tài liệu tham khảo: .................................................................................................... 12
LỜI MỞ ĐẦU
Bao bì nói chung và bao bì thực phẩm nói riêng đã được con người biết đến và sử dụng từ
lâu đời. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà các hình thức và mẫu mã bao bì cũng
khác nhau.

Ban đầu, con người tận dụng những vật liệu từ thiên nhiên như lá cây,vỏ cây để làm dụng
cụ chứa đựng thực phẩm. Do vậy, mà bao bì trong thời kỳ này còn mang tính sơ khai và
chưa thể hiện hết đầy đủ các chức năng của nó.

Sau đó, nhờ sự phát triển của các ngành như: công nghiệp gốm, sứ; thủy tinh; công nghiệp
luyện kim; công nghiệp giấy; công nghiệp chất dẻo mà ngành công nghiệp bao bì thực
phẩm cũng có những bước phát triển vượt bậc.

Chức năng của bao bì thực phẩm cũng nhờ đó mà mở rộng và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên,
đứng trước nhu cầu gia tăng thời gian lưu trữ thực phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất phải chế
tạo ra một loại bao bì mới.

Hiện nay trên thị trường, bao bì đã được sử dụng phổ biến với nhiều chủng loại, mẫu mã
rất đa dạng và phong phú. Bao bì được chứa đựng tất cả các loại hàng hóa trong quá trình
bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Ngày nay các loại bao bì sử dụng phổ biến
được làm từ các vật liệu thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, PE,... đều có tác dụng bảo vệ hàng
hóa tốt.

Tùy theo phương pháp đóng bao bì mà trên thị trường có nhiều loại bao bì khác nhau. Một
trong các loại bao bì đó là bao bì được đóng bằng phương pháp tetrapak còn gọi là bao bì
tetrapak hay bao bì tetrabick.
I. Lịch sử ra đời bao bì Tetra Pak:
Cách đây hơn 60 năm, Ruben Rausing đã có một phát minh kỳ diệu và được coi là một
cuộc cách mạng đối với ngành giấy cũng như ngành thực phẩm. Lần đầu tiên trên thế giới
đã xuất hiện những hộp giấy carton Tetra Pak có thể đựng được sữa, nước uống và thực
phẩm.

Các sản phẩm của tập đoàn bao bì Tetra Pak hiện có mặt tại hơn 170 nước trên thế giới.
Gần 20.000 công nhân đang làm việc tại các xưởng sản xuất của Tetra Pak đem lại doanh
thu hàng năm lên tới 8 tỷ euro từ bao bì carton.

a. Tetra Pak - phát minh kỳ diệu.

Ruben Rausing tên thật là Rau Anders. Ông sinh năm 1895 tại làng Raus, nằm ở phía
Nam Thụy Điển và sau này lấy họ của mình theo tên quê hương. Ruben Rausing lớn lên
trong một gia đình thương nhân tương đối khá giả. Lớn lên ông học ngành kinh tế tại
trường đại học Stckholm. Năm 1918, Ruben Rausing sang học tiếp tại Mỹ và có thêm
một bằng thạc sỹ khoa học. Ruben Rausing là người rất thích du lịch. Ông sắm một chiếc
xe ô tô Ford nhỏ và đã dùng nó để đi chu du khắp nước Mỹ, mỗi khi ông có thời gian và
còn tiền tiêu.
Tại Mỹ, Ruben Rausing nhận thấy rằng ở đó người ta sử dụng hộp carton rất nhiều.
Trong các trung tâm thương mại, siêu thị, đa số hàng hóa tiêu dùng, kể cả gạo mỳ, khoai
tây và rau đều được đựng trong những hộp carton. Ngay cả nhiều đồ uống như sữa, nước
ngọt, tuy được đóng chai thủy tinh hay chai nhôm nhưng cũng để trong hộp giấy cho dễ
xếp và dễ vận chuyển. Điều này khác hẳn với thói quen và truyền thống ở châu Âu là
dùng các thùng gỗ hay hộp gỗ, hộp sắt là chính. Dù lúc đó chưa kịp nghĩ kỹ là dùng bao
bì carton có lợi gì nhưng Ruben Rausing đã rất nhạy bén nhận ra một xu thế mới: chắc
chắn châu Âu cũng sẽ phổ biến hình thức bao bì này mà thôi.

Sự nhạy cảm tuyệt vời này của Ruben Rausing cùng với việc nghĩ ngay đến công nghiệp
giấy đang rất phát triển ở Thụy Điển đã thôi thúc ông hành động. Sau một thời gian tìm
tòi, nghiên cứu các nhà máy bao bì carton tại Mỹ, Ruben Rausing quyết định quay về
Thụy Điển để lập nghiệp. Năm 1929, cùng với một người bạn, Rausing đã lập ra một nhà
máy sản xuất bao bì carton đầu tiên. Các sản phẩm của ông vẫn chỉ là những hộp giấy
thông thường để đựng các đồ khô.

Với các mặt hàng thực phẩm và nhất là sữa, pho mát lỏng và nước uống thì bao bì carton
vẫn chịu bó tay. Ruben Rausing rất ấm ức và bỏ ra nhiều công sức để cải tiến bao bì của
mình. Nhưng ông vẫn chưa nghĩ được gì hơn. Cho đến một ngày, một ý tưởng diệu kỳ đã
bất ngờ xuất hiện tại phòng bếp của nhà ông bà Ruben Rausing. Khi đó bà Ruben
Rausing đang tự làm xúc xích. Nhìn vợ nhồi thịt vào chiếc vỏ ruột lợn mỏng tang không

1
thấm nước, trong đầu Ruben Rausing đã loé lên ý nghĩ làm bao bì carton có màng không
thấm nước.

Đang là nhà kinh doanh, đột nhiên Ruben Rausing lại trở thành nhà nghiên cứu khoa học
say mê. Ông miệt mài thử nghiệm. Đầu tiên Ruben Rausing thành công với việc sản xuất
giấy cuộn có tráng nilon mỏng để chống thấm nước. Sau này ông còn cải tiến bằng cách
thêm một lớp giấy nhôm vào giữa lớp nilon và lớp giấy carton. Nhờ đó ánh sáng và nhiệt
độ khó tác động hơn, các sản phẩm sữa có thể bảo quản được tốt hơn, lâu hơn.

Để triển khai ý tưởng mới, Ruben Rausing còn phải mất công một số năm để nghiên cứu
thành công loại máy cắt gập và dán hộp bao bì carton. Năm 1951, chiếc hộp Tetra Pak lần
đầu tiên ra đời và có kích thước nhỏ để chuyên đựng sữa và váng sữa.

b. Bùng nổ bao bì Tetra Pak.

Từ một số năm gần đây, bao bì Tetra Pak thường bị các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích
vì làm tăng rác thải, gây tác động không tốt đến môi trường. Thế nhưng cách đây mấy
chục năm, sự xuất hiện của Tetra Pak được coi là một phát minh vĩ đại với rất nhiều ý
nghĩa.
Trước tiên về mặt kinh tế, bao bì Tetra Pak rẻ hơn rất nhiều so với các bao bì bằng thủy
tinh, bằng gỗ hay kim loại. Dùng loại bao bì mới bằng carton người ta có thể xếp vào kho
rất dễ và cũng xếp được nhiều hơn, tiết kiệm chỗ chứa hơn rất nhiều. Đối với các mặt
hàng là đồ uống và thực phẩm, người ta đã tính chi li rằng tỷ lệ không gian của bao bì và
hàng khi dùng Tetra Pak là 3*97. Trong khi dùng các loại bao bì khác có thể lên tới
40*60. Đặc biệt lợi thế là chi phí vận chuyển giảm, vì thế rất nhiều người dùng bao bì
Tetra Pak. Một chiếc xe tải giờ đây có thể chở mỗi chuyến hơn 9.000 lít sữa, gấp hơn 2
lần so với việc chở sữa bằng chai thủy tinh hay bằng can nhôm.

Những người nghèo ở các vùng sâu vùng xa trước kia rất khó khăn mới có sữa uống đều
thì nay nhờ Tetra Pak đã có sữa uống hàng ngày. Không chỉ rẻ hơn, với người tiêu dùng,
Tetra Pak còn thuận tiện hơn nhiều vì không phải lưu giữ vỏ chai hay can nhôm để đi đổi
hay trả lại. Ngành công nghiệp thực phẩm phải cám ơn phát minh vĩ đại của Ruben
Rausing nhiều lần. Tetra Pak đã có công rất lớn trong việc kích cầu tiêu dùng. Ngành
công nghiệp giấy cũng nhờ có Tetra Pak mà tiêu thụ được không biết bao nhiêu là giấy
carton, nguyên liệu đầu vào của bao bì Tetra Pak.

Ngay sau khi được thử nghiệm thành công, Tetra Pak đã bùng nổ rất nhanh. Ruben
Rausing không chỉ sản xuất bao bì không. Ông đã hoàn thiện được cả một hệ thống dây
chuyền liên hoàn từ tráng nilon, cắt giấy, dựng hộp, rót hàng vào hộp và dán hộp lại. Vì
vậy, Ruben Rausing nhận luôn các hợp đồng rót, đóng gói sữa tươi. Lúc đầu, các hộp sữa
được đựng trong các hộp Tetra Pak hình tháp. Chỉ cần cắt đầu nhọn trên cùng là có thể
rót, cắm ống hút hay cả uống trực tiếp tương đối dễ dàng.

2
Những hộp sữa, hộp nước hoa quả trong bao bì Tetra Pak được tất cả các trẻ nhỏ và các
bậc phụ huynh đón nhận nồng nhiệt. Rất tiện lợi, nhẹ nhàng và giá thành lại thấp nên ai
cũng chấp nhận.

c. Bao bì Tetra pak hông ngừng cải tiến:

Rất thành công với phát minh Tetra Pak kỳ diệu nhưng Ruben Rausing không dừng ở đó.
Không chỉ là một doanh nhân, trong con người Ruben Rausing còn luôn có máu sáng tạo
của một nhà nghiên cứu. Các sản phẩm bao bì Tetra Pak tuy có nguyên tắc chế tác rất
đơn giản nhưng vẫn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng, cả về hình thức lẫn chất
lượng.
Tetra Pak luôn sáng tạo ra những bao bì thích hợp riêng cho từng loại thực phẩm, từng
loại đồ uống với những đặc tính rất khác nhau. Tập đoàn Tetra Pak của nhà Ruben
Rausing cứ thế mà phát triển không ngừng. Tài sản của họ cũng lớn theo rất nhanh. Có
thể nói chẳng có loại thực phẩm, đồ uống hàng ngày nào lại không được đựng trong hộp
Tetra Pak. Ngay cả đến rượu vang cũng được chấp nhận đựng trong loại hộp rẻ tiền này.

Các sản phẩm của tập đoàn bao bì Tetra Pak hiện có mặt tại hơn 170 nước trên thế giới.
Gần 20.000 công nhân đang làm việc tại các xưởng sản xuất của Tetra Pak đem lại doanh
thu hàng năm lên tới 8 tỷ euro từ bao bì carton.

II. Giới thiệu chung về bao bì Tetra Pak:


Bao bì Tetrapak là loại bao bì màng ghép rất nhẹ nhằm mục đích vô trùng, đảm bảo chất
lượng tuơi, nguyên cho sản phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin từ nguồn nguyên liệu. Bao bì
nhẹ, có tính bảo vệ môi trường, tiện ích cho sử dụng, chuyên chở, phân phối và bảo quản
sản phẩm ở nhiệt độ thường với thời gian dài.

Bản chất của phương pháp này là tiệt trùng riêng lẻ thức uống dạng lỏng và bao bì, sau đó
rót định lượng dịch thực phẩm vào bao bì và hàn kín trong môi trường vô trùng.

3
Thành phần cấu tạo của bao bì Tetrapak

Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa bên ngoài
cùng.

Chúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp lá nhôm siêu
mỏng (5%).

Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình thường trong
thời gian dài. Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ 0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10
lần so với độ dày của một sợi tóc. Sáu lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có
những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm.

4
5
Các phương pháp sản xuất bao bì Tetra Pak

* Ưu nhược điểm bao bì Tetrapak


Ưu điểm:

 Giảm tổn thất tối đa hàm lượng vitamin (giảm hơn 30% so với chai thủy tinh)
 Đảm bảo cho sản phẩm không bị biến đổi màu, mùi
 Ở nhiệt độ thường thời gian bảo quản thực phẩm dài hơn so với các loại bao bì khác
 Ngăn cản sự tác động của ánh sáng và oxy
 Dễ dàng vận chuyển và sử dụng
 Có thể tái chế nên giảm thiểu được ô nhiễm môi trường
 Đảm bảo cho sản phẩm được vô trùng tuyệt đối

Nhược điểm:

 Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm
thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt đọ cao.

6
 Bao bì Tetrapak chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn.

III. Ứng dụng bao bì tetra pak trong sản phẩm sữa tươi tiệt trùng:

Bao bì Tetra Pak được áp dụng cho những loại thức uống dạng lỏng, đồng nhất hoặc
huyền phù, nhũ tương với kích thước hạt rất nhỏ, độ nhớt không quá cao như nước ép rau
quả

Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm lỏng như nước trái cây và thức uống, rượu, nước, sản
phẩm từ cà chua, súp, món tráng miệng, đậu nành và các sản phẩm dinh dưỡng khác đang
được đựng trong hộp giấy và sữa tươi tiệt trùng là một trong những thực phẩm ứng dụng
việc sử dụng bao bì Tetra Pak.

1. Đặc điểm:

Bao bì Tetra Pak của sữa đã sử dụng loại plastic PE lặp lại 4 lần với ba chức năng khác
nhau. Mỗi lớp màng PE được sử dụng với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất như: tạo
lớp che phủ bên ngoài cùng bằng HDPE, tạo lớp màng trong cùng dễ hàn nhiệt (ghép mí
than bằng LDPE).

Lớp kết dính giữa lớp Al và giấy kraft, được cấu tạo bởi vật liệu PE đồng trùng hợp. Lớp
này chống thấm phụ trợ cho lớp PE trong cùng và lớp màng nhôm mỏng; màng nhôm
chống thấm khí, hơi và hơi nước tốt.

Việc sử dụng màng nhôm, màng ionomer dạng chất keo dính và màng PE trong cùng đã
tạo nên tính thuận lợi: nơi cắm ông hút và uống là bề mặt hình tròn nhỏ được che chở bởi
chỉ 3 lớp này, tạo nên sự dễ dàng đục lỗ chỉ bằng đầu nhọn của ông hút plastic. Lớp màng
nhôm trợ giúp khả năng chống thấm khí hơi của màng PE, đồng thời chống ánh sáng đi
qua màng PE ở vị trí đục lỗ cắm ống hút.

2. Nội dung ghi nhãn của sữa tươi tiệt trùng:

*Nội dung ghi nhãn bắt buộc:

7
- Tên thực phẩm: chữ viết tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm

- Thành phần cấu tạo:

Phải liệt kê các thành phần của sản phẩm trên nhãn sữa

Thuật ngữ “thành phần” có thể được ghi là thành phần hay thành phần cấu tạo, phải được
ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và đậm nét hơn phần liệt kê các thành phần trong nhãn sữa

- Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước


- Địa chỉ nơi sản xuất
- Nơi xuất xứ, kí hiệu mã lô hàng
- Số đăng kí chất lượng
- Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản
- Hướng dẫn sử dụng

3. Phương thức đóng bao bì Tetra pak cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng:

Sữa được tiệt trùng ngoài bao bì bằng thiết bị tiệt trùng liên tục dạng ống lồng ống hoặc
dạng bản mỏng sau đó được đóng bao bì.

Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của xí nghiệp sản xuất, sau đó được ghép
cùng với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng bằng chu vi của thân
trụ hộp (phải có ghép mí thân)

Trước khi chiết rót, cuộn nguyên liệu bao bì được tiệt trùng bằng dung dịch h2o2, loại
dung dịch h2o2 (dùng dòng không khí nóng vô trùng 180oc) và được sấy khô trong
phòng kín vô trùng rồi được đưa vào máy hàn dọc thân hộp và ghép đáy.

Sữa được tiệt trùng uht ở nhiệt độ cao và thời gian cực ngắn: 143oc, t = 6 giây; thời gian
nâng nhiệt và hạ nhiệt độ tiệt trùng cũng xảy ra rất nhanh: 5-6 phút. Sữa được rót định
lượng vào hộp và bao bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc.

8
Hộp sản phẩm được dòng nước phun để làm sạch chất lỏng dính ở các mối hàn đầu và
đáy, sau đó được thổi không khí nóng để khô hộp. Số lượng 4 hay 6 hộp sản phẩm được
xếp khối và bọc màng co pvc hoặc màng copolymer eva.

Người ta kết hợp tạo hình và tiệt trùng bao bì rồi chiết rót sữa vào bao bì trên cùng một
hệ thống thiết bị rót. Sau khi đóng bao bì, sản phẩm được giữ ở nhiệt độ thường trong
thời gian 6 tháng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm. Sau khi mở bao bì sử dụng, phần
thực phẩm còn thừa lại phải được bảo quản lạnh 5-10oc, thời gian bảo quản có thể là 5
ngày

4. Xử lý sau khi sử dụng

Bao bì tetra pak sau khi sử dụng được thu gom và tái chế, sau tái chế có thể tận dụng được
tới 50% – 55% bột giấy.

Sử dụng bao bì và tái chế bao bì tetra pak đã qua sử dụng đem lại nhiều lợi ích to lớn. Mặt
khác, giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Vì vậy, việc làm
này đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Chúng có thể tái chế thành những sản phẩm giá trị và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi
trường như tấm lợp nhà, ván ép chống thấm, phân bón, văn phòng phẩm, danh thiếp, vỏ bút
chì, bao thư…

 Ví dụ: Quy trình tái chế vỏ hộp sữa


- Bước 1: Xử lý vỏ hộp sữa bằng thủy lực
- Vỏ hộp sữa được thủy lực đánh tơi trong vòng 20 phút, tách giấy khỏi các thành
phần còn lại là nhôm và nhựa.
- Bước 2: Tách giấy và nhôm/nhựa
- Bột giấy lọt qua mặt sàng dưới đáy thủy lực, đi về bể chứa. Nhôm/nhựa giữ lại trên
mặt sàng được đưa về lồng quay để rửa sạch bột giấy lần nữa trước khi chuyển sang nhà
máy mái lợp.
- Bước 3: Bột giấy từ vỏ hộp sữa là bột có chất lượng cao, sợi dài, dùng để sản xuất
giấy carton.

9
- Bước 4: Sấy khô nhôm nhựa
- Nhôm/nhựa sau khi rửa sạch được chuyển qua băng tải đế n lồ ng sấ y và băm nhỏ.
- Bước 5: Ép nhiệt
- Nguyên liệu băm nhỏ được chuyển vào máy ép ở nhiệt độ 1.500C, ép với lực 80
tấn/m2 trong thời gian 8 phút thành các miếng mỏng dày 4,5mm.
- Bước 6: Hoàn thiện thành phẩm
Sau đó được chuyển qua máy ép tạo sóng, định hình sóng cho sản phẩm. Cuối cùng là
công đoạn cắt theo đúng kích thước và kiểm tra thành phẩm

5. Nhận biết bao bì Tetra pak của sữa tươi tiệt trùng:

a. Hình dáng và màu sắc

Bao bì Tetra Pak có màu sắc bóng và đậm

b. Nơi cắm ống hút:

Ống hút được cắm ở góc

c. Đường hàn lưng


Bao bì Tetra Pak có đường hàn lưng ở giữa.

10
d. Đáy bao bì:
Có nếp gấp, có logo "Tetra Pak"

e. Logo:

11
6. Tài liệu tham khảo:

- Kỹ Thuật Bao Bì Thực Phẩm (NXB Đại Học Quốc Gia 2005)

- Food Packaging Technology.

12

You might also like