You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍ NH TRI ̣
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Tình hình phạm tội do người chưa thành


niên thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở nước
ta- thực trạng và giải pháp.

GVHD: Thầy Nguyễn Minh Thu.


NHÓM SVTH:
Mục Lục............................................................................................ Error! Bookmark not defined.
I. Phần mở đầu ........................................................................................................................... 4
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................................... 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.4 Phương pháp luận và cơ sở nghiên cứu đề tài ............................................................. 4
II. THỰC TRẠNG PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY CỦA NƯỚC TA. ........................................................................................... 5
2.1 Khái niệm về tội phạm ......................................................................................................... 5
2.2 Độ tuổi phạm tội ............................................................................................................. 5
2.3 Địa bàn phạm tội ............................................................................................................ 5
2.4 Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội ............................................................................. 6
2.5 Cơ cấu loại tội phạm thực hiện...................................................................................... 7
2.6 Quy định của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ?............ 7
2.7 Thống kê tình hình tội phạm của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. .................. 8
2.8 Mở rộng và một số giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lứa tuổi
chưa thành niên .......................................................................................................................... 9
a. Mở rộng ............................................................................................................................... 9
b. Biện pháp....................................................................................................................... 10
Kết Luận ........................................................................................................................................ 12
Tài Liệu Tham Khảo .................................................................................................................... 13
I. Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài


Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ phát triển trở thành một nước công
nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh. Việc xây dựng con người vì thế đã trở nên quan trọng và cần thiết. Trẻ
em chính là tương lai của đất nước, tương lai của đất nước ta có giàu mạnh và phát
triển tốt đẹp hơn thì chính những thế hệ trẻ sau này sẽ quyêt định nên điều này.
Nhưng hiện tại tình hình phạm tội do người chưa thành niên ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay đang có những chuyển biến tiêu cực. Vì thế chúng ta cần xem xét lại
thực trạng và đưa ra những biện phạm hợp lý nhằm giảm thiểu tình trạng này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quy định
pháp lý về vấn đề phạm tội trước tuổi vị thành niên. Đồng thời, phân tích, đánh giá,
nhìn nhận thực trạng và xu hướng phát triển của vấn đề trên.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về trẻ vị thành niên ở độ tuổi từ 10-18 phạm tội ở Việt Nam.

1.4 Phương pháp luận và cơ sở nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng , chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp như phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp logic các quan điểm của Đảng và các quy định của nhà nước về chăm
sóc, giáo dục, bảo vệ thanh thiếu niên về đấu tranh phòng chống người chưa thành
niên phạm tội được sử dụng với tư cách là những căn cứ lý luận và pháp lý cho quá
trình nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA NƯỚC TA.
2.1 Khái niệm về tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền , thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội, quyề , lợi ích hợp pháp của tổ chức , xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, tự do , tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vự khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo Điều 8 Bộ
luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
2.2 Độ tuổi phạm tội
 Độ tuổi vị thành niên( từ 14- 18 tuổi) ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong các
loại tội phạm.
 Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm
xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm 2007 -
6/2013. Độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, trong đó dưới 14 tuổi chiếm 13%; từ
14 - 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 - 18 tuổi chiếm 52%.
 Như vậy có thể thấy, không có quy định về độ tuổi phạm tội trong tình hình
tội phạm của nước ta hiện nay. Nhưng có thể thấy độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
thuộc về lứa vị thành niên , độ tuổi mà cơ bản đang vẫn còn ngồi trên ghế nhà
trường.
2.3 Địa bàn phạm tội

Số liệu thống kê từ Bộ Công an, các vụ vi phạm pháp luật và phạm tội do
người chưa thành niên thực hiện không chỉ xảy ra ở trung tâm các thành phố lớn,
thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, tỷ
lệ người chưa thành niên phạm tội ở những thành phố lớn chiếm tỷ lệ cao hơn và
có chiều hướng tăng nhanh. Địa phương xảy ra nhiều nhất là TP. HCM (hơn 3.300
vụ), Đồng Nai (hơn 2.200 vụ), tiếp đến là các tỉnh Khánh Hoà, Đắk Lắk và Hà Nội
và nhiều các địa phương khác. Tính trung bình hàng năm xảy ra trên 10.000 vụ vi
phạm pháp luật với trên 13.000 đối tượng. Trong số đó, tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp
luật ở độ tuổi 16 - 18 chiếm đến 67,1%.

2.4 Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội

Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội trong đó đa phần trẻ em phạm tội thường
là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như:

 Trẻ em thiếu sự quan tâm của gia đình (bố mẹ ly hôn, thiếu tình thương yêu
của gia đình)
 Trẻ em lang thang, không được quan tâm giáo dục, dễ làm thân và tụ tập
thành băng nhóm tội phạm, đa phần tội phạm này là những em bỏ học, bỏ
nhà sống lang thang (40,9%).
 Số thanh, thiếu niên tụ tập thành băng nhóm, tình trạng bạo lực trong học
đường diễn ra liên tục và có chiều hướng phức tạp.
 Số vụ án do người chưa thành niên phạm tội lần 2 trở lên chiếm tỷ lệ cao
(44,8%).
 Trẻ em nghiện ma tuý, trẻ bị nhiễm HIV, mang thai sớm, bỏ học, trẻ em có
hành vi phạm đạo đức có lối sống lệch lạc, vi phạm pháp luật khác, vẫn diễn
ra ở nhiều nơi, với diễn biến, tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
2.5 Cơ cấu loại tội phạm thực hiện.

Cơ cấu loại phạm tội thực hiện theo thống kê mới nhất của VKSND tối cao và
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình
sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội:

 Xâm phạm sở hữu.


 Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự con người
 Một số tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng.

Trong đó tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm
11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành
niên thực hiện. Tình hình tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên tăng, một số loại án
tăng cao là “cướp giật tài sản” chiếm 63,85%; giết người tăng 38,7% về số người vi
phạm pháp luật. Thống kê năm 2012, trong số 122.277 bị can bị khởi tố thì có tới
9.904 bị can dưới 18 tuổi (chiếm 8,1%, tăng 7,4% so với năm 2011).

Dựa vào các con số thống kê nêu trên, có thể thấy rằng, tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện có tính chất nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức
nhối của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây là hồi chuông cảnh báo tới toàn
xã hội về tội phạm là đối tượng chưa thành niên.

2.6 Quy định của pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm
tội ?

Khái niệm người chưa thành niên phạm tội là khái niệm được dùng sớm và
phổ biến ở một số quốc gia như Đức, Anh, Pháp, Mỹ... nhưng được dùng cho nhiều
ngành khoa học khác nhau như tâm lý, xã hội, giáo dục và pháp luật. Trong lĩnh vực
khoa học pháp lý của Việt Nam thì khái niệm này được dùng để chỉ đối tượng tác
động của tội phạm và chủ thể của tội phạm.

Trên thế giới, nhiều nước quy định độ tuổi của người chưa thành niên phạm
tội rất khác nhau. Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1985 được sửa đổi bổ
sung năm 1999 quy định người chưa thành niên phạm tội là những người từ đủ 14
tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ dựa trên nhiều yếu tố
về tâm sinh lý, thể chất, giai đoạn lứa tuổi này có nhiều điểm đặc biệt trong giai đoạn
phát triển của một con người. Lứa tuổi này, là một giai đoạn vừa chuyển từ giai đoạn
trẻ em sang giai đoạn người lớn, nên tâm lý bồng bột, nông nổi, cộng với việc thiếu
kinh nghiệm sống, nên dễ bị lôi kéo và sa ngã bởi những phần tử xấu trong xã hội.
Mặt khác, sự hiểu biết về xã hội, pháp luật còn hạn chế, dẫn đến lựa chọn thiếu chính
xác, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội .

Dựa trên những đặc điểm, dấu hiệu chung về tâm sinh lý, về thể chất của lứa
tuổi này, pháp luật hình sự Việt Nam không quy định người chưa thành niên phạm
tội phải chịu trách nhiệm hình sự như những người ở tuổi trưởng thành . Do đó, với
ý nghĩa khoa học pháp lý nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần có đường lối xét xử đối
với những tội phạm là người chưa thành niên phạm tội cũng phải được quy định
riêng cho phù hợp. Điều này thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước ta đối với tội
phạm ở lứa tuổi chưa thành niên.

2.7 Thống kê tình hình tội phạm của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trong giai đoạn 3 năm, nghiên cứu và kết quả cho thấy, mức độ của tình hình
tội phạm ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2008 diễn ra theo xu hướng tăng với ba
cung bậc khác nhau và hai giai đoạn đột biến:

 Cung bậc thứ nhất kéo dài từ năm 1986 đến năm 1994, trong đó, mức tăng
của giai đoạn sau so với giai đoạn trước liền kề đạt từ 1,93% đén 15,86%.
 Cung bậc thứ hai gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1995 - 1997 và 1998 - 2000,
mức tăng đạt tối đa 25,71%.
 Cung bậc thứ ba gồm ba giai đoạn từ năm 2001 đến 2008, mức tăng đạt từ
8,54 đến 18,52%.

Hai đột biến về mức độ của tình hình tội phạm rơi vào giai đoạn 1995 - 1997,
đột biến tăng và giai đoạn 2001 - 2003, đột biến giảm: Tăng 64,85% còn giảm đạt
6,34%. Tại sao lại có hai đột biến tăng và giảm như vậy?

Hai yếu tố chính quyết định sự tăng, giảm này là:

 Tăng vì sự xuất hiện của nhóm tội phạm về ma túy


 Giảm vì hiệu ứng của sự xuất hiện Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999.

2.8 Mở rộng và một số giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp
luật trong lứa tuổi chưa thành niên
a. Mở rộng
- Mục tiêu của nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân, các biện pháp cưỡng chế hình sự, mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng
trị, mà còn nhằm mục đích giáo dục người phạm tội, giúp họ nhận ra sai lầm và tạo
cho họ cơ hội để sửa chữa, sớm tái hòa nhập với cộng đồng xã hội. Bộ luật Hình sự
Việt Nam năm 1999 quy định chính sách nhân đạo đối với người chưa thành niên
phạm tội, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ dưới cả hai góc độ, khi họ
là người bị hại và cả khi họ là chủ thể của tội phạm. Chính sách hình sự của Nhà
nước ta hiện nay thể hiện rõ quan điểm nhất quán, đồng thời cũng phù hợp với Công
ước quốc tế của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành
viên..Do đó, chúng tôi cho rằng, để việc đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành
niên có hiệu quả, thì phải tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh hành vi
phạm tội, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm chưa thành
niên. Vì vậy, việc tăng mức hình phạt hay giảm tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
của người chưa thành niên không phải là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, mà có khi
làm giảm hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm
do người chưa thành niên phạm tội nói riêng (*)
- Các hành vi vi phạm ngày càng táo bạo,tinh vi từ các trẻ chưa thành niên nói
lên về sự xuống cấp của các giá trị văn hóa xã hội ở nước ta.Trong thời buổi công
nghiệp hóa hiện đại hóa,các vòng quay mưu sinh,tình người và người dường như bị
xa cách, các mối quan hệ trong đời sống gia đình,bạn bè ít được quan tâm hơn.Bên
cạnh đó,sự phát triển vượt bậc của Internet thiếu kiểm soát đã đưa các em dễ tiếp
xúc với cái xấu,dễ bị ảnh hưởng thần kinh từ các game,các thong tin phản động,đồi
trụy.Và sự phát triển ngày càng tinh vi,táo bại,hoạt động mạnh mẽ từ khủng bố và
các bang đảng,phần tử phản động,khủng bố đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến lứa tuổi
thích thể hiện mình nhưng tầm nhìn,hiểu biết còn hạn hẹp như các em.

b. Biện pháp

- Bắt nguồn từ nguyên nhân phạm tội, để tìm phương hướng giải quyết cho
vấn đề này một cách có hiệu quả và đồng bộ cần phải xây dựng hệ thống giáo dục
pháp luật tốt, trong đó giáo dục của các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể và gia
đình đóng vai trò cốt lõi. Lứa tuổi chưa thành niên cần có sự quan tâm cả về mặt
vật chất và tinh thần, có sự giáo dục đầy đủ, qua đó hạn chế tội phạm do người
chưa thành niên phạm tội thực hiện. Ở tuyến cơ sở xã, phường, thôn, bản cần có
đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, công tác xã hội tìm hiểu và quan tâm tới những
gia đình và thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, các gia đình có xung đột, mâu thuẫn
đã diễn ra lâu ngày nhưng chưa thể giải quyết được. Các tổ chức đoàn thể và xã
hội này cần phải tiếp cận, tìm cách hạn chế, ngăn chặn xu hướng thiếu tích cực xảy
ra. Đồng thời giáo dục trẻ em hướng các em thành người có ích cho xã hội. Điều
này rất cần có sự chung tay phối hợp chặt chẽ giữa ba mắt xích quan trọng gồm:
Gia đình, nhà trường và xã hội.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, trong đó có tội phạm, vi
phạm pháp luật do người chưa thành niên gây ra.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận
thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tội
phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm, vi pham pháp luật đối với người chưa
thành niên. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác phòng chống tội
phạm, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân tạo nguồn lực để cảm hóa,
giáo dục, tạo điều kiện việc làm, nguồn vốn cho những người lầm lỗi, có hoàn
cảnh khó khăn, không để bị lôi kéo vào con đường phạm tội, vi phạm pháp luật.

Gia đình cần có sự quan tâm, quản lý, giáo dục con cháu; đặc biệt trong gia
đình cha mẹ phải gương mẫu, không vi phạm pháp luật để con cháu noi theo,
không lôi kéo, che dấu các hành vi vi phạm pháp luật.

Nhà trường phải giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, lao động, cách
xử lý các tình huống khi có mâu thuẫn, xung đột,… ngay từ khi các em mới đến
trường để các em có ý thức chấp hành, không vi phạm. Phối hợp với gia đình, xã
hội trong việc quản lý, giáo dục, nắm bắt những diễn biến tư tưởng của học sinh để
kịp thời phát hiện những biểu hiện không lành mạnh của các em nhằm uốn nắn,
ngăn chặn

Tạo môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú. Phát động phong trào quần chúng
phát hiện, tố giác, thu hồi các ấn phẩm văn hóa độc hại, các loại đồ chơi nguy
hiểm, xóa bỏ các tụ điểm văn hóa hoạt động không lành mạnh, tăng cường công
tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm, cờ bạc, ma túy,… Tạo nhiều điểm vui
chơi, giải trí lành mạnh, thu hút thanh thiếu niên tham gia;…

Như vậy,các biện pháp cần phải được sự đồng tâm,hợp lực của nhiều tầng
lớp.nhiều ban ngành,nhiều lĩnh vực và các cơ quan chức năng từ cơ quan công an
cho đến bộ văn hóa,từ nhà trường đến các bậc phụ huynh.
Kết Luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta luôn luôn quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là công
tác giáo dục lại những thanh thiếu niên có những hành vi lệch chuẩn về chuẩn mực
đạo đức và xã hội, giúp các em sửa chữa lỗi lầm, sống lương thiện để hòa nhập với
cộng đồng. Do đó, quản lý, giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên làm trái
pháp luật là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực và đồng bộ
của nhiều ban, ngành cũng như của toàn xã hội.

Cuộc chiến chống tội phạm nói chung và tội phạm chưa vị thành niên nói riêng
vẫn đang là cuộc chiến đầy khó khan,thách thứ,ảnh hưởng đến trực tiép,nghiêm
trọng đến sự vững mạnh của quốc gia,thử hỏi nếu một quốc gia mà thế hệ trẻ trở
nên lười biến,lười làm chỉ thích ngồi không cướp,trộm,đồi trụy thì quốc gia sẽ sớm
đến bờ tiêu vong.

Vì vậy,việc phòng chống tội phạm chưa vị thành niên đang rất cần được quan
tâm,góp sức của toàn xã hội.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ trọng
tâm của của công tác tư pháp trong thời gian tới;

2. Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020;

3. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân năm 2008, tái bản bổ sung;

4. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Đề cương dành cho giảng dạy sau đại học ở Khoa Luật;

5. GS. TSKH. Lê Văn Cảm, Nghiên cứu so sánh luật hình sự một số nước Châu Âu,
Tòa án nhân dân, số 19, năm 2005;

6. GS. TSKH. Lê Văn Cảm, Nghiên cứu so các quy định về Phần chung luật hình
sự, Chuyên đề giảng dạy sau đại học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội;

7. GS. TSKH. Lê Văn Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà
nước pháp quyền (sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009;

8. TS. Uông Chu Lưu (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999 (Phần Chung), tập thể tác giả, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2001.

9. Phạm Văn Tỉnh, Tổng quan về mức độ của tình hình tội phạm ở Việt Nam qua số
liệu thống kê từ năm 1986 – 2008,. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2011.

You might also like