You are on page 1of 5

Về nguyên lý cơ bản cả 2 là giống nhau.

Tuy nhiên khái niệm Earth fault thường áp dụng cho các dòng sự cố
chạm đất có cường độ lớn, còn earth leakage áp dụng cho các dòng rò đất có cường độ nhỏ (thường dưới 10A).
Earth leakage bảo vệ chạm đất tốt cho hệ thống tiếp địa kiểu TT, trong khi earth fault thì không. Tùy theo kiểu hệ
thống tiếp địa mà bạn chọn F hay L. Tuy nhiên, đối với hệ thống tiếp địa ở VN bạn nên dùng kiểu F vì kiểu L có
thể bị quá dòng ZCT.
Một ít kiến thức trung cấp cũng tham gia, anh nào thấy đúng thì Quote cho em 1 phát

Nguyên tắc chống dòng rò là dựa trên phương trình Kiếc sốp cơ bản: Ia + Ib + Ic + In = 0
Với Ia, Ib, Ic là dòng tại dây pha và In là dòng qua trung tính.
Đại lượng Ii = (Ia + Ib + Ic + In) được gọi là tổng dòng rò của hệ thống. Nếu Ii = 0, hệ thống là không bị rò và là
“thật tuyệt vời”
Nếu Ii khác không thì Ii gọi là dòng rò hệ thống, thiết bị đo lường sẽ cảm nhận độ lớn của giá trị Ii để bảo vệ
mạch. Với ELR có gắn kèm theo ZCT thì giá trị Ii cảm nhận là giá trị thực và nếu nó lớn hơn một giá trị nào đó
được chỉnh (thường là từ 30mA đến 3A) thì ELR sẽ tác động để bảo vệ con người dưới tác động của mạng lưới.
Thực tế thì việc chế tạo ZCT cảm nhận Ii là rất khó khăn. Các hãng chỉ mới sản xuất loại ZCT với R = 200mm,
đủ cho 4 sợi dây điện 400 mm2 chui qua. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ dùng ELR kèm với ZCT với các cầu dao
có dòng đến 630A mà thôi.
Với dòng cầu dao lớn hơn thì loại EFR được áp dụng. EFR sẽ gắn kèm với 4 PCT có tỷ số biến dòng là k (Ví dụ
dòng 1250A thì tỷ số k = 1250/5 = 250)
4 PCT sẽ giúp đo được dòng Ie = Ii/k và dòng Ie sẽ tác động lên EFR để bảo vệ con người trước lưới. Tầm
chỉnh là 0.03 – 3A nến dòng Ii sẽ được bảo vệ là từ 0.03xK – 3xK
Ví dụ với bảo vệ là cầu dao 1250A thì K=250A do đó tầm của Ii sẽ là từ 0.03×250 đến 3×250 tức là từ 7.5A đến
750A. Đây là dòng rất lớn nên không thể gọi là Earth Leakage được nữa. Người ta dùng thuật ngữ Earth Fault
trong chính trường hợp này đấy bạn ạ!

Có thể hình dung thế này, bạn hãy vẽ 3 vector biểu thị cho dòng điện 3 pha lệch nhau 120độ. Nếu ở mức hoàn
hảo thì tổng 3 vector này bằng 0. Tuy nhiên thực tế thì Ia+Ib+Ic = In nào đó với In là dòng đo được ở dây trung
tính.

Khi có rò điện thì Ia+Ib+Ic khac In và được gọi là Ii chẳng hạn. cả 2 loai EFR va ELR đều tìm cách đo và phát
hiện cái dòng Ii này.

ELR : dùng ZCT ( zero CT) ZCT chẳng qua là bộ cộng vector bằng từ trường thôi, nếu mạng điện của bạn chỉ
toàn dùng tải 3 pha ( rất hiếm khi gặp) thì bạn chỉ việc cho 3 dây pha qua ZCT nếu không thì phải cho cả 4 dây
qua ZCT. Ưu điểm : độ nhạy cao, giá thành hạ, gọn nhẹ nhưng khó thi công và hạn chế do kich thước ZCT có
hạn. Lưu ý : có 2 loại ZCT : 1 loại cho ra tín hiệu dòng điện và 1 loại cho tín hiệu la điện áp. tốt nhất là relay của
hãng nào thì dùng ZCT của hãng đó. ví dụ : chọn ELR 2.5 của SAMWHA – EOCR thì nên dùng ZCT của chính
hãng.

EFR : dùng PCT ( protection CT) không phải MCT (measure CT). Lúc này Efr sẽ có thêm bộ so pha bên trong
relay để cộng tín hiệu từ 4PCT. Ưu điểm : không hạn chế công suất, dễ thi công nhưng đắt tiền (do PCT chính
hãng thường rất đắt nhiều khi đắt hơn cả relay chính), độ chính xác kém hơn ELR

Còn 1 điều nữa. khi chỉnh relay ra dòng tương 75A như bạn nói thì thực tế đây không hoàn toàn là dòng rò. bạn
nên hiểu là ELR va EFR dùng để phát hiện sự cố. Nếu bình thường hệ thống có dòng rò la 10A thì cũng không
sao miễn là nó vẫn an toàn. Nhưng khi có 1 sự cố phát sinh làm tăng giá trị này thi relay mới tác động bảo vệ. do
vậy, độ chính xác của relay phụ thuộc khá nhiểu vào tích chất vật lý của hê thống điện.
Chào các bác !
Công trình mình đang thi công gặp một sự cố về Earth Fault. Các bác giúp mình với :
1- Công trình mình có tổng là 5 bộ Earth Relay bảo vệ cho tuyến cáp cấp cho tổng cộng 40 tầng (mỗi tuyến cáp
cấp nguồn cho 8 tầng và được bảo vệ bởi 1 Earth Relay)
2- Có 4 bộ hoạt động bình thường một bộ bị sự cố. ( sự cố xảy ra cứ lâu lâu Earth Fault lại nhảy ‘mất điện’ 1 lần.
có lúc 7 ngày hoạt động bình thường . Reset lại hoạt động bình thường, được 5 phút lại nhảy tiếp, reset lại hoạt
động được vài ngày lại nhảy)
3- Các bác À 5 bộ Earth Relay điều có thông số kỹ thuật như nhau, cài đặt như nhau, cấp nguồn giống nhau cho
các phụ tải, vì công trình mình là chung cư nên tất cả điều giống nhau) Mình không tìm ra được sự cố . Mong
các giúp mình với !!!
4- Rất cả các tuyến cáp và phụ tải điều đảm bảo cách điện các Bác à thế mình mới điên đầu chứ !
Các Bác giúp mình với kẻo Mình Stress mất
CẢM ƠN CÁC BÁC NHIỀU

Công trình của bạn ở Hà nội hay TPHCM. À mà không quan trong. Bạn hãy dùng MegaOhm kế đo thử điện trở
giữa các pha và N, E xem thế nào. Nếu bình thường thì trường hợp của công trình của bạn chính là thi công ẩu,
nối N và E lẫn lộn nhau. Bạn phải kiểm tra từng mối nối thì mới thấy được nguyên nhân. Còn nếu chưa thỏa mãn
ngay điều kiện thì thử chỉnh dòng sự cố tăng lên một chút. Bạn có thể chỉnh từ 0.3 – 3A. Nếu trường hợp của
bạn đang chỉnh ở 0.3A thì thử chỉnh ngưỡng cao hơn. Nếu đã chỉnh 3A rồi thì nên làm một cuộc đại tu lưới điện
của bạn.
Trường hợp vui vẻ thì có thể tháo bộ ELR cất trong kho cũng được!

Tôi không hoàn toàn đồng ý dòng rò 10A mà HT vẫn an toàn. Nếu hiểu đúng dòng rò (không phải là dòng qua
trung tính do mất cân bằng tải giữa các pha) thì ở đây đã có sự suy giảm cách điện ở 1 điểm nào đó trên HT. Do
đó, đây là sự cố, đồng thời với giá trị Irò = 10A, nếu vô tình người chạm vào một điểm trung tính nào đó trên HT
sẽ bị giật điện, nguy hiểm. Mặt khác, một ngày nào đó điểm suy hao cách điện đó sẽ bị phá hủy và HT sẽ bị
chạm đất có thể gây hư hỏng lan rộng.
Một điểm nữa, dòng chạm đất còn liên quan đến kết cấu lưới là trung tính cách ly với đất (dòng chạm đất nhỏ)
hay trung tính nối đất trực tiếp (dòng chạm đất lớn), biết điều này để chọn rơle bảo vệ cho phù hợp – vấn đề này
được nêu rất rõ trong các giáo trình lưới điện.
Với bạn Phan Cuong, công trình của bạn đã có một điểm nào đó bị suy hao cách điện, xử lý rất khó do có quá
nhiều điểm nối và sự cố có tính chập chờn, khi phụ tải cao mới bị. Nguyên tắc tìm điểm hư hỏng là cô lập toàn
bộ, rồi tái lập từ từ, đến điểm nào khi đóng điện gây bật rơle là “chính nó”. Tuy nhiên, có làm được việc này hay
không lại là chuyện khác. Sau đó, thử xem có phải cái rơle bị hư không.
Cuối cùng hãy làm thám tử, điều tra xem phụ tải nào (hộ gia đình nào) khi đóng điện thì gây bật, quan tâm phụ
tải lớn như điều hòa, máy bơm nước, máy nước nóng… (với 7, 8 tầng cũng hơi khó nhỉ)
Cách tiêu cực là tháo ELR ra như bạn nguyenledung đã bàn theo nguyên tắc “không thấy là xem như không
biết”… thế là xong
Bạn Lệnh Hồ Xung ạ!
Đôi khi không nên làm quá phức tạp vấn đề này. Nếu mọi sự như bạn nghĩ thì HT bị sự cố rất nặng và các MCB,
MCCB, ACB sẽ phải có 1 cái bị tác động nhảy mất điện rồi. Vấn đề ở đây là bị rò điện. Như bài post của bạn
eocr và một số bài của tôi đã lý giải về ELR thì rõ ràng nếu nhầm lẫn giữa N và E thì hiện tượng rò điện là đương
nhiên xảy ra.
Đối với nhiều thiết kế chỉ có 1 bãi tiếp địa an toàn và cực N của biến thế nối thẳng vào thanh tiếp đất chính thì
điều này đương nhiên sẽ làm cho việc nhầm lẫn chỉ xảy ra khi có thời gian nhất định.
Xin lấy ví dụ nho nhỏ nhé: EF chỉnh ở tại 0.3A, tỷ số biến dòng là 60 thì dòng rò tính toán sã là 18A. Với tải 18A
– 1 pha thì công suất tiêu thụ từ 3.0 kW đến 3.6kW. Đây là tải không lớn trong nguồn điện. Bạn phải đấu lộn cỡ 8
đến 10 line đèn thì EF sẽ kích cho CB nhảy. Tuy nhiên nếu 1 ngườii nào đó sờ vào dây E thì họ cũng khộng bị
giật vì thực tế điện áp giữa dây E và điểm mà người đạt tay vào là xấp xỉ 0VAC nên không thể bị giật. Đối với
line ổ cắm bị lắp nhầm thì việc này càng khó xảy ra nhảy CB do EF hơn vì bạn phải cắm nguồn tiêu thụ đủ thì
thiết bị mới bị kích.
Phân tích như trên để thấy được tác hại của việc đấu sai giữa N và E. Để tìn nguyên nhân chỉ còn cách là tách N
từng tủ điện và kiểm tra từng line cấp điện mà thôi.
Một điều cần lưu ý là khi bạn dùng EF thì MCCB của bạn tại các tải sau nên dùng loại có cực chẵn tức là bất cứ
tải nào cũng phải cách ly cực N để quá trình xử lý sự cố tốt hơn. Tuy nhiên rõ ràng giá thành hệ thống điện sẽ
tăng lên rất nhiều nếu thực hiện như thế và nhiều khi được xem là không cần thiết. Vì thế, quá trình thi công phải
cẩn thận việc đấu giữa N và E. Thực tế nếu N và E luôn được phân biệt đúng trong quá trình thi công thì hiện
tượng như của bạn Phan Cuong nêu ra là hầu như không thể xảy ra. Do đó, cách xử lý tăng dòng chỉnh lên để
xem thử tần xuất nhảy EF có tăng lên hay không bị nữa là hoàn toàn có lý để tìm ra vài điểm nghi vấn rõ hơn.
Nếu nó không nhảy thì rõ ràng chỉ 1 số ít tải 1 pha trong hệ thống bị đấu lộn và do đó ta chỉ quan tâm đến việc
cách ly N tại từng tủ và kiểm tra xem khi bật tải 1 pha tại tủ nào thì đèn sáng hay ổ cắm vẫn tiêu thụ điện/
Chào bạn Phan Cuong

Theo bạn trình bày thì bạn quá tự tin vào hệ thống trên lý thuyết thôi. Trên thực tế làm gì có thể có 5 phụ tải
hoàn toàn giống nhau như bạn nói. Đặc tính phụ tải phụ thuộc vào rất nhiểu yếu tố nên chúng không thể hoàn
toàn giống nhau được. Ngay cả 5 cái EFR mà bạn cho là hoàn toàn giống nhau đó thực ra độ chính xác cũng rất
khác nhau đó. Với công nghệ áp dụng hiện nay, thì hầu như không một hãng sx nào dám khẳng định độ chính
xác của sản phẩm của họ là hoàn toàn giống nhau, thông thường phải có 1 sai số nhất định. Do đó, nếu bạn cài
thông số giống nhau hoàn toàn và theo thông số nhỏ nhất thì chắc chắn chuyện như bạn kể sẽ xảy ra.

Cách khắc phục ư, theo tôi bạn nên kiểm tra và cài đặt thông số cho từng phụ tải. Đừng hy vọng hệ thống sẽ có
khả năng chống giật cho toàn tòa nhà. Hệ thống của bạn chỉ có khả năing phát hiện dòng rò sự cố thôi.
Muốn chống giật an toàn hệ thống phải dùng nhiều thiết bị dạng EFR lắm :

VD :
tai mỗi căn hộ phải lắp 1 bộ ELCB tại ngõ vào, các thiểt bị chính phải lắp thêm ELCB như máy lạnh, Máy nươc
nóng, bếp điện, hệ thống ổ cắm lắp 1 ELCB riêng, đèn riêng. với nguyên tắc càng về gốc thì giá trị dòng rò càng
lớn. nếu elcb tại máy lạnh là 10mA thì ELCB chính phải từ 15-30mA. Nếu máy lạnh bạn lắp có tiếp địa tốt và bảo
vệ bởi ELCB 5mA không bị nhảy thì khi bạn bị điện giật từ máy lạnh này ELCB sẽ nhảy. nhưng ELCB nguồn
chưa chắc đã nhảy đâu.

Còn với hệ thống điện như bạn mô tả thì nó không có khả năng chống giật đâu. Do vậy, cứ chỉnh EFR đến mức
nó không nhảy nữa là được.
Chào bạn phanledung!
Với sự phân tích rõ ràng và khúc chiết của bạn và bạn eocr, tôi nghĩ các bạn là những chuyên gia trong lĩnh vực
thi công cung cấp điện. Các tính toán ví dụ của các bạn tôi không có gì phản đối vì hoàn toàn chính xác và hợp
lý. Tuy nhiên, tôi chỉ có 1 ý, HT có dòng rò có thể vận hành bình thường nhưng không phải là 1 HT an toàn, nếu
dòng rò đủ lớn sẽ có nguy cơ nguy hiểm. Vấn đề ở đây là dòng rò bao nhiêu là nguy hiểm. Nhìn hiện tượng
thông thường, khi chạm vào dây tiếp đất sẽ không bị giật do đẳng thế nhưng nếu người thợ sửa chữa nào không
biết mở dây tiếp đất và chạm 2 đầu khi dòng rò là 10 A thì anh ta sẽ bị giật điện.
Chắc chắn không có 1 HT hoàn toàn cân bằng nhưng phải đảm bảo dòng KCB ở giá trị không nguy hiểm cho
con người. Việc chỉnh giá trị tác động của ELR cao lên chỉ là cách đối phó, không giải quyết cái gốc của vấn đề.
Những công trình phức tạp như chung cư, cao ốc.. việc đảm bảo an toàn cho HT điện được yêu cầu rất cao (vì
đa số hỏa hoạn là do sự cố HT điện) nhưng thực hiện rất khó vì phụ thuộc nhiều yếu tố: chất lượng vật tư, tay
nghề công nhân (rất quan trọng)… và đối với 1 chủ đầu tư khó tính (như tôi chẳng hạn) đây sẽ là vấn đề tranh
cãi nhiều với đơn vị thi công.
Nói về tay nghề và trình độ công nhân là một vấn đề nan giải, tôi đã chứng kiến nhiều hình thức ẩu của công
nhân như đấu dây vào CB không bấm cốt và cắt bớt tao dây để nhét vừa vào chỗ đấu dây trên CB, làm hỏng
khóa tủ điện, nối dây lỏng lẻo… làm ẩu và giấu kỹ thuật B. Theo tôi đây là một trong những nguyên nhân chính
gây ra dòng rò cho HTĐ
Một vài lời trao đổi với bạn, không hoàn toàn là kỹ thuật, mong có thêm ý kiến từ phía bạn

Tớ chẳng phải chuyên gia thi công đâu. Tuy nhiên nếu bạn vừa thi công vừa nghiên cứu kỹ thiết bị thì bạn sẽ
phân vân có nên dùng EFR hay không mà thôi. Bạn Lệnh Hồ Xung có thấy rằng một dòng rò qua dây E lên đến
100A mới tác động ngắt mạch thì phải chăng không nên dùng nó nữa. Các thiết bị ELR hay ELCB được thiết kế
trên nguyên lý bảo vệ con người. Các bạn học về an toàn điện cũng đã biết rằng nếu có dòng điện lên đến 10mA
(không kể giá trị điện áp) qua người trong một thời gian thì người đó sẽ chết. Tuy nhiên cấu tạo của người đa số
là nước, một số vật chất khác trong cơ thể người có thể làm nước phân cực theo điện áp. Vì thế với điện áp nhỏ
hơn 50V thì điện trở người rất lớn, không đủ gây ra dòng điện giật. Tuy nhiên với điện áp 100V trở lên thì dòng
điện giật sẽ xảy ra và việc đạt cường độ 10mA là rất dễ dàng. Từ đây tôi xin nói về cơ sở dòng rò 10mA mới
thực sự là điều bạn cần để ý để tính toán thiết kế cho hệ thống của chính mình.
Việc dòng rò chảy qua dây E thì thực tế rất bình thường, tuy nhiên khi thiết kế, người thiết kế phải chú ý là làm
sao không thể xảy ra dòng rò 10mA chạy qua người. Việc bạn quan tâm ở trên là đúng và vì thế người ta phải
quy định về độ lớn của dây E sao cho dây E không bị đứt. Các quy phạm, quy chuẩn đều đã quy định việc này
rất rõ ràng. Còn về mặt thi công, việc suy nghĩ về an toàn điện cũng phải đặt ra vì nếu anh làm một sản phẩm
nguy hiểm thì tâm của anh cũng chẳng an bằng đúng thế không bạn. Hy vọng có ngày nào đó gặp bạn, chúng ta
sẽ trao đổi nhiều vấn đề hơn.

tôi đồ ng ý với bạn về việc thi công ẩ u của công nhân việt nam. Nhưng có lẽ bạn hiể u lầ m về công dụng của ELR
̣ sang tiế ng việt vô tin
rồ i. Khi dich ̀ h hay hữu ý mà người dich
̣ sai thành relay chố ng giật. Thật ra, theo 1 công
dụng nào đó thì nó chố ng giật nhưng chố ng giật theo nghiã là phát hiện sự chạm đấ t trước khi có người vô ý
chạm vào. Chứ không hề có nghiã là khi có người sờ vào dây nóng thì ELR sẽ tác động.
VD : Nế u động cơ đang hoạt động bi ̣ giảm cách điện làm chạm vỏ với dòng rò Ir, Nế u không có ELR đặt với
dòng bảo vệ nhỏ hơn Ir đủ để ELR tác động bảo vệ, thì dòng rò này sẽ hiện diện trên hệ thố ng và hệ thố ng vẫn
làm việc “bin ̀ h thường”. Nế u ai đó chạm vào vỏ động cơ (như máy bơm nước chẳ ng hạn) sẽ bi ̣ điện giật, kiể u
giật này rấ t nguy hiể m đế n tính mạng. Nế u có lắ p ELR phù hợ p, nó sẽ tác động bảo vệ và ta phải sửa chữa động
cơ để không bi ̣ rò điện nữa. Đây chin ́ h là chức năng chố ng giật của thiế t bi.̣
Còn với hệ thố ng chỉ lắ p có mỗi một cái ELR tại đầ u nguồ n thì không có tác dụng chố ng giật như bạn nghi ̃ đâu.
Nế u bạn là chủ đầ u tư mà bắ t lỗi bên thi công trong trường hợ p này là không đúng đâu.
P.S : hôm nào anh em minh off line 1 cái cho hoành tráng nhi.̉ bàn luận thêm mà
Xin góp ý với bạn Lenh Ho Xung 1 vài ý kiến như sau:
1. Mình đồng ý với bạn nguyenledung rằng dòng rò sự cố của hệ thống >10A chẳng phải quan trọng gì hết, và
ko ảnh hưởng gì cả. Các bác biết rồi đó Ia+Ib+Ic=Ii, cứ theo công thức này thì khi nào ở mạch cuối (sub final
circuit) xảy ra hiện tượng rò điện do hư hỏng cách điện hoặc rò qua thiết bị thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn cho
người sử dụng. Nhưng trường hợp này cũng chỉ là các mạch cho đèn (100mA) và ổ cắm (30mA), chúng ta ko
thể set các giá trị này cho mạch động cơ và đặc biệt la UPS vì như vậy sẽ bị trip liên tục.
2. Các mạnh chính cung cấp đến tủ cung cấp từ tủ chính MSB, ko thể nào chúng ta set dòng nhỏ như vậy được.
Lúc này công thức trên sẽ được hiểu đơn giản khi 3 pha mất cân bằng sẽ tạo ra dòng Ii đổ vào dây trung tính và
lúc đó chúng thường rất lớn. Thông thường ng ta thường set gia trị cho ERL tại MSB co giá trị vào khoảng 6-
10% giá trị dòng tổng. Ví dụ: có 1 feeder cấp nguồn cho 1 sub SB với công suất là 1000A, lúc đó bạn sẽ set giá
trị từ 60-100A cho ERL. Chính nguyên nhân ko cân bằng pha ở các mạch cuối cộng với dòng rò rất nhỏ từ hàng
ngàn thiết bị đầu cuối sẽ dẫn đến dòng rò tổng của đầu nguồn tuyến đó sẽ rất lớn. Vì vậy vấn đề này sẽ phụ
thuộc vào thực tế mỗi hệ thống mà set cho phù hợp.
Đây là lý do khẳng định rằng dòng rò lớn hơn 10A là rất bình thường trong thực t
Chào các Bác!
Thật sự thì công trình mình vẫn còn đang tồn tại sự cố đó;
– cứ vài ngày EFR lại nhảy.
– Mình cũng đã thử rất nhiều biện pháp để kiểm soát sự cố, cũng đã thay EFR mới nhưng hoạt động được 2
ngày lại nhảy.
– Dùng Mega ohm kiểm tra cô lập các tải có cách điện dưới 1 mega ohm vẫn cứ nhảy EFR.
– Phụ tải thiết kế là 630 A
– EFR đang được chỉnh tại ngưỡng 36A.
– Đặt biệt công trình mình vừa mới bàn giao cho khách hàng xong nên mình đồng ý với Bác EOCR về ý kiến của
Bác, Các phụ tải thực tế không thể có chuyện giống nhau về tiêu thụ năng lượng! nhưng vì công trình mình đang
quản lý theo tiêu chuẩn 5 sao, nên các thiết kế chuẩn như nhau kể cả về mặc lựa chọn thiết bị . Tất cả các thiết
bị điện trong công trình điều đạt tiêu chuẩn IEC,BS hoặc tương đương.
– Các tải chiếu sang và động lực tại căn hộ điều đượ bảo vệ bởi RCCB.
– Chỉ có các Isolator cho máy lạnh là không được bảo vệ bởi RCCB. ( đây là điểm yếu nhất của công trình vì chủ
hộ tự đầu tư máy Lạnh AC) nhưng mình cũng đã kiểm soát rất tốt việc này kể cả việc thử cho chạy đồng bộ theo
dõi EFR nhưng vẫn không nhảy, cái khó nhất là EFR nhảy không qui luật.
– Mình nói vậy là để kiềm soát thôi chư không có nghĩa khẳng định điều gì về hệ thống vì thực tế EFR vẫn nhảy
đó thôi.
Xin lĩnh giáo ý kiến của Các Bác
Chào bác Phan Cuong,

Cho em được đóng góp ý kiến xem có giúp gì được cho bác ko nhé.
1. EFR bác dùng có phải là loại đo tín hiệu dòng không cân bằng trên 03 pha không? Có kèm chức năng bảo vệ
quá dòng không bác? Chỉ 1 cái EFR nhảy hay toàn bộ đều nhảy?
2. Bác đã thay cái mới nhưng mà cách 02 ngày nó mới nhảy. Tức là sự cố không phải ngẫu nhiên (ko phải lúc
nào hệ thống cũng bị rò).
3. Chỉnh ở mức 36A là dòng rò cũng tương đối lớn (ở nhà máy em lúc trước ELR dùng ZCT củng chỉ dc set ở
10A cho tổng phụ tải 2000KVA thôi. Có chỉnh dc cao hơn được không bác?
4. Nguyên nhân có thể là do tải không được cân bằng trên 03 pha (bác lần lượt đo dòng trên 3 pha cho em bằng
ampe kìm xem chênh lệch thế nào, sau đó đo dòng tổng trên (3 pha và trung tính) xem rò bao nhiêu. Từ đó mình
mới biết dc hệ thống của mình thế nào.
5. Nếu EFR vẫn nhảy, và các biện pháp đưa ra đều ko giải quyết dc vấn đề. Tạm thời bác nên tháo dây tín hiệu
để trip MCCB ra. Bây giờ, EFR của bác chỉ dùng để giám sát mà thôi. Tránh trường hợp hộ phụ tải bị cắt điện
quá nhiều, làm giảm niềm tin của khách hàng. Chú ý: Nếu có kèm bảo vệ quá dòng thì nên xem xét lại một chút.
Bác xem cái MCCB có hiệu chỉnh dòng cắt quá tải không? Chắc có lẽ là có. Bác có thể hiệu chỉnh dòng cắt của
MCCB để phù hợp với dòng tải sau đó tháo dây tín hiệu ra.
6. Để đảm bảo an toàn, bác có thể tạm thời dùng ZCT để bảo vệ (ZCT kèm ELR). Chức năng cũng tương tự mà
có lẽ sẽ giảm thiểu sự có cắt lung tung hơn.
7. Còn nữa, các đầu vào của từng phụ tải đã được bảo vệ bằng RCCB rồi thì quá tôt. Nếu thiết bị điện có rò thực
sự, thì đã được cách ly ngay từ đầu rồi.
8. Bác cho em hỏi. Chỉ có “isolator”, isolator là thiết bị gì vậy bác? Máy lạnh AC là máy lạnh kiểu gì?
9. Em đang ngồi đây và tưởng tượng nếu công trình của bác mà bị mất trung tính giống của em thì thế sẽ thế
nào nhỉ???
Trên đây là vài ý kiến của em. Bác nào thấy dc thì ủng hộ em cái.

Cái tủ điện tổng cho 8 tầng của bạn chắc có phân 8 nhánh. Sao bạn không cô lập (disconect) từng nhánh ra để
kiểm tra. Cái này không phải lỗi của con ELR đâu. Dùng ampe kìm kiểm tra dòng 3 pha từng nhánh xem sao, do
các tầng hoàn toàn giống nhau nên dễ loại trừ nếu có 1 tầng khác.
Pác Phan Cuong không nói rõ là pác bảo vệ Earth Fault theo kiểu nào thì khó lòng góp ý nổi
– Nếu bác sử dụng 4PCT để bảo vệ EF: loại này do độ nhạy khá thấp nên sự cố nhảy do nhiễu thường không
có, vấn đề tác động nhầm thường là do đấu sai chiều cực tính gây mất cân bằng pha, bác kiểm tra lại cực tính
sửa lại dây CT sẽ hết. Nếu chiều CT đã đấu đúng thì sự cố là có thật bác nên kiểm lại hệ thống.
– Nếu bác dùng ZCT thì hơi mệt đấy: loại này có dòng rò khá nhạy nên việc tìm kiếm hơi khó khăn. Trước hết
bác phải thi công dây tính hiệu đúng theo yêu cầu để tránh nhiễu do cảm ứng. tiếp theo do độ nhạy cao nên nó
thường tác động sai đối với các mạch có xung cao (mạch có chứa tụ bù, inverter, động cơ, các thiết bị tạo cao
tần.v.v…). Ngoài ra có thể do bác đã đấu nhằm E-N dẫn đến dòng tuần hoàn có trong mạch…Loại này bị nhiều
ảnh hưởng phức tạm nên bác cần phải kiểm tra kỹ HT mới giải quyết hết tác động sai được. Với HT tiếp đất TN-
S ở VN nếu không có nhu cầu đặt biệt thì không nên sử dụng. Tôi đồng ý với bác LHX vì với dòng rò trên 15mA
mà bảo ràng có an toàn không thì cần phải xét đến nhiều điều kiện, và quan trọng nhất là điện áp tiếp xúc mà
dòng rò đó gây ra để dòng chạy qua cơ thể người có an toàn hay không
Một chút hiểu biết nho nhỏ hy vọng có thể giúp được pác (sưu tầm)

You might also like