You are on page 1of 9

Tản mạn về Triều Châu Kiều Thư 潮州橋

批 và việc qua Đông Nam Á mưu sinh của


Hoa kiều gốc Triều Châu
Trần Sùng Hạo 陳崇浩

Kiều thư tiếng Triều Châu viết là 橋批, chữ 橋 (Hán Việt: kiều) có ý nghĩa là
kiều dân. Chữ 批 trong tiếng Triều Châu và Phúc Kiến có nghĩa là thư tín (信). Kiều
thư 僑批 vừa là thư liên lạc qua lại giữa Hoa Kiều với người thân và nó cũng kèm
theo tiền do Hoa kiều gởi về cho thân nhân của họ tại quê nhà. Ngày xưa thì những
Hoa Kiều sau khi qua mấy nước Đông Nam Á mưu sinh bất kể công việc kiếm được
nhiều ít gì thì họ cũng cố gắng dành dụm, ăn xài tiết kiệm để gởi tiền về lo cho gia
đình của họ bên Trung Quốc. Hoa Kiều torng bài viết này là chỉ Hoa kiều gốc Triều
Châu.

番批 là chỉ thư của Hoa kiều gởi về cho thân nhân bên quê nhà. Còn 唐山批 là
thư do người thân bên quê nhà gởi cho Hoa kiều.

Kiều thư thì phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều gốc Quảng Đông, Triều Châu
và Phúc Kiến. Năm 2012 hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến liên kết nộp đơn xin công
nhận Kiều thư là "Ký ức của thế giới" Memory of the World. Năm 2013, UNESCO
nhận Kiều thư vào danh sách Memmory of the World. Trong số hơn 160,000 lá thư
suy tập được thì trên 100,000 là thư của người Triều Châu. Trong những lá thư của
người Triều Châu suy tập được phần lớn là gởi tới 2 huyện Trừng Hải và Triều An.
Rất ít thư gởi tới huyện Triều Dương hay huyện Huệ Lai. Trong số những thư nằm
trong cơ sở dữ liệu thì cũng rất ít thư gởi từ Việt Nam.

Triều Châu là một vùng đất nằm ở duyên hải Đông Nam của tỉnh Quảng Đông.
Vào thời Minh-Thanh thì nó là phủ Triều Châu 潮州府 cai quản 9 huyện hay bát ấp
tùy theo thời kỳ. Vào giữa thế kỷ thứ 19 khi người Triều Châu bắt đầu đi sang Nam
Dương với số lượng lớn thì phủ Triều Châu lúc đó cai quản 8 ấp. Vì thế khi người
Triều Châu lập hội quán hay nghĩa địa thì họ lấy tên Bát ấp hội quán hay bát ấp nghĩa
từ.

Tám ấp của phủ Triều Châu là:

Trang 1
 Triều Ấp 潮邑 (tức huyện Triều Dương 潮陽縣)
 Trừng Ấp 澄邑 (tức huyện Trừng Hải 澄海縣)
 Yết ấp 揭邑 (tức huyện Yết Dương 揭陽縣)
 Hải ấp 海邑 (tức huyện Hải Dương 海陽縣, sau này đổi tên thành huyện Triều
An 潮安縣)
 Phổ ấp 普邑 (tức huyện Phổ Ninh 普寧縣)
 Nhiêu Ấp 饒邑(tức huyện Nhiêu Bình 饒平縣)
 Huệ ấp 惠邑 (tức huyện Huệ Lai 惠來縣)
 Phong ấp 豐邑 (tức huyện Phong Thuận 豐順縣)

8 ấp kể trên có phong tục tập quán giống nhau và ngôn ngữ chính là tiếng
Triều Châu. Chữ ấp ở đây có nghĩa là huyện chứ không phải thôn ấp.

Bởi vì nhiều lý do khác nhau như chiến tranh, mất mùa, nạn đói, loạn lạc...
cuộc sống ở bên phủ Triều Châu rất khó khăn nên nhiều người đã phải rời bỏ quê
hương, lên thuyền đầu đỏ 紅頭船 để tới mấy nước như Việt Nam, Thái Lan,
Campuchia, Singapore, Mã Lai, Indonesia,... ở Đông Nam Á để mưu sinh. Ở đây xin
nói thêm là thuyền của tỉnh Quảng Đông được sơn màu đỏ nên nó mới có tên thuyền
đầu đỏ. Ở mũi thuyền có vẽ 2 con mắt nữa. Còn thuyền của tỉnh Phúc Kiến đầu
thuyền được sơn màu xanh nên nó là thuyền đầu xanh.

Sau khi lệnh cấm biển được dỡ bỏ, chịu không nổi đột kích, kinh tế của phủ
Triều Châu bị suy yếu cộng thêm chiến tranh, thiên tai liên tục nên cuộc sống vô
cùng khó khăn. Nếu mà vẫn ở đó thì có thể không sinh tồn nổi. Cho nên để mưu sinh

Trang 2
không có cách nào khác là phải rời quê nhà vượt biển qua vùng Nam Dương để kiếm
sống. 家鄉若容易過,哪得冒死來番畔 Ở quê nhà mà cuộc sống dễ dàng thì dại gì
mạo hiểm tính mạng qua mấy nước Đông Nam Á mưu sinh.

Người xưa nói là 無可奈何炊甜粿 (không còn cách nào phải đi nấu bánh tổ)
rồi sau đó thì 一條浴布去過番(một cái khăn tắm đi mấy nước Đông Nam Á). Người
ta đi đâu có mang tài sản gì vài bộ quần áo, một bình nước, một cái khăn tắm cộng
cái giỏ đựng bánh tổ, một nấm đất của quê hương rồi lên thuyền đi qua Nam Dương,
Singapore,... để kiếm sống. Ngày biệt ly thì 一船目汁一船人,一條浴布去過番 Một
thuyền nước mắt một thuyền người, một cái khăn tắm qua Đông Nam Á mưu sinh.

Lúc đi thì còn là tiểu sinh (ý nói trẻ tuổi) còn lúc trở về thì đã già 去時小生弟,
轉時留白須. Người ở lại thì nhắn nhủ người ra đi là 錢銀知寄人知轉,勿忘父母共
妻房, ý nói là tiền bạc nhớ gởi người thì nhớ quay về, đừng quên quê nhà còn cha mẹ
với vợ con.

過番 tiếng Triều Châu là chỉ việc đi qua mấy nước Đông Nam Á kiếm sống.

番畔 tiếng Triều Châu là chỉ mấy nước Đông Nam Á như Việt Nam, Mã Lai,
Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia.

番人,番仔 tiếng Triều Châu là chỉ người bản địa ở những nước Đông Nam Á
mà người Tiều di cư tới [đối với một số người có thể 2 từ này mang ý nghĩa không
tôn trọng].

番客 là chỉ Hoa kiều ở những nước Đông Nam Á bên đây.

Ngày xưa vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19, còn có những vụ buôn người làm cu
li, làm ở đồn điền. Những người có thể là bị lường gạt, dụ dỗ hay tự nguyện bán mình
để ra hải ngoại làm cu li, làm khổ công. Bởi vì cuộc sống khó khăn, đói khổ, không có
lựa chọn nào khác. Ngày xưa có câu 斷柴米,等餓死,無奈和,賣咕哩 Không còn
thóc gạo, ở đó đợi chết, không còn cách nào, bán mình làm khổ công cu li. Những
người này được ví như là "豬仔" (heo con). Một khi đã lên thuyền thì họ bị đối xử
như súc vật. Những chiếc thuyền như vậy giống như là "địa ngục trên biển". Khoảng
từ năm 1864 tới 1911, người ta ước đoán có tới 3 triệu "豬仔" "heo con" bị vận
chuyển đi. Trong số đó có gần 1/3 bị chết khi chưa tới nơi. Người xưa nói là 豬仔船
一下上,轉唐山免用想 Một khi đã lên thuyền để đi làm cu li , khổ công thì đừng
nghĩ tới là sẽ có ngày về quê nhà.

Trang 3
Một khi những người Hoa kiều qua được tới bên Đông Nam Á thì làm bất cứ
nghề gì để kiếm sống. Tứ cố vô thân, không người thân thích. Người bản địa thì kỳ
thị, ăn hiếp được phản ảnh qua câu 人面生疏,番仔擎刀 Đối mặt với những người
mới tới xa lạ này, người bản địa cầm dao lại. Ý chỉ là bị dân bản đại kỳ thị, ăn hiếp.
Tuy nhiên một khi có công việc làm rồi thì giàu nghèo gì cũng cố gắng dành dụm để
gởi về quê nhà. Lúc mới qua thì cuộc sống khó khăn.

Có lúc là gần phân nữa số người sống ở Triều Châu phải dựa vào tiền từ Hoa
Kiều để duy trì cuộc sống. Thành ra Kiều thư có khi được ví giống như cái "phao cứu
sinh". Tục ngữ tiếng Triều Châu có câu 番批錢,救命錢,接著番批喜心窩 đại khái
ý nghĩa là tiền từ kiều thư, tiền cứu mạng, nhận được tiền vui trong lòng. Có lúc tiền
từ ngoại quốc thành tiền cứu mạng của gia đình dùng cho chuyện lớn, chuyện cấp
bách. Có người vợ nhờ nhận tiền chồng gởi từ Thái Lan về mà có thể chuộc lại đứa
con gái.

Hay là có tục ngữ khác là 七成食番畔,三成靠本地 đại khái ý nghĩa là 7 phần


dựa vào tiền của từ hải ngoại, 3 phần dựa vào bản thân. Tiền do Hoa kiều gởi về
chiếm tới 7 phần kinh tế, thu nhập của dân làng còn 3 phần còn lại là do thu nhập từ
việc trồng trọt. Câu này cũng phản ánh là lúc đó mức độ người ỷ lại vào tiền của Hoa
kiều là tương đối cao.

Ngoài ra thì cũng có câu tục ngữ là 番畔錢銀, 唐山福 đại khái ý nghĩa tiền từ
hải ngoại gởi về là phúc của người thân trong nhà. Ngoài ra câu này cũng có ý châm
biếm mấy người ỷ lại vào tiền từ hải ngoại chỉ biết hưởng thụ. Người thân thì đổ mồ
hôi công sức ra kiếm tiền gởi về, còn ở bên quê nhà thì người nhà không biết tiết
kiệm mà lo ăn xài, hưởng thụ.

Trước khi có mấy tín cục 信局 chuyên nhận chuyển thư và tiền từ hải ngoại về
Triều Châu thì Triều kiều nhờ những người được gọi là "水客" (thủy khách). Những
người "水客" (thủy khách) là thường theo thuyền qua lại giữa Nam Dương với Triều
Châu. Những người thủy khách này ăn tiền công và sẽ nhận thư, tiền từ Hoa kiều rồi
giao tới người thân của họ bên Triều Châu. Gởi qua mấy người "thủy khách" là dạng
gởi lậu.

Sau này thì mấy tín cục ra đời, ngành kinh doanh kiều thư phát triển nên
nhiều người tới tín cục để gởi thư, tiền. Đó là dạng gởi chính thức có qua hải quan.
Tuy nhiên vào thời kháng Nhật thì phải gởi lậu. Từ bên Singapore, Thái Lan,...
chuyển qua bên Việt Nam. Rồi từ Việt Nam mới chuyển tới ngân hàng của chính phủ

Trang 4
Dân Quốc, rồi mới chuyển tới những địa phương cần giao. Những tín cục của vùng
Đông Nam Á đều có liên hệ qua lại với những tín cục ở Triều Châu. Có khi mở chi
nhánh, phân hãng nữa. Những tín cục như vậy muốn tồn tại và phát triển, chữ tín rất
quan trọng. Họ phải ghi rõ ràng đã nhận bao nhiêu tiền, đã nhận thư và sau khi giao
thư thì cũng phải có bằng chứng chứng minh đã giao. Thư hồi âm cũng chính là bằng
chứng. Thư hồi âm xác nhận là gia đình đã nhận được tiền.

Một tổ hợp hoàn chỉnh của Kiều thư là bao gồm 3 thứ: Kiều thư 橋批 do Hoa
kiều gởi về, hóa đơn thu tiền của tín cục 票根 và thư hồi âm 回批. Khi người Hoa
kiều tới tín cục gởi thư và tiền thì tín cục sẽ cho họ tờ hóa đơn thu tiền. Trên hóa đơn
có ghi số hiệu. Sau này họ sẽ lấy số hiệu đó tới tín cục để nhận thư hồi âm. Khi người
của tín cục đi giao thư thì họ cũng cung cấp bao thư có ghi số hiệu cho người nhận để
người nhận ghi thư hồi âm. Khi nhận thư hồi âm nếu có cùng số hiệu thì người Hoa
kiều mới biết đó là thư hồi âm từ quê nhà gởi qua.

Đây là hóa đơn của một tín cục ở Singapore. Trên hóa
đơn có ghi số hiệu 明 No. 4876. Người Hoa kiều sẽ lấy
số đó để đi nhận thư hồi âm. Thư hồi âm phải có số
hiệu cùng 明 No. 4876 để chứng minh cặp thư là của
cùng một chủ.

Source: http://www.teochewletters.org

Còn nếu có gởi kèm tiền thì cũng có hóa đơn đã nhận tiền do tín cục ra.

Trang 5
Đây là hóa đơn của một tín cục ở Thái Lan. Tín cục
ra hóa đơn này để xác nhận là có nhận tiền của
người Hoa kiều.

Source: http://www.teochewletters.org

Đôi khi có người không có gởi thư mà chỉ gởi tiền kèm theo tin nhắn. Tin nhắn
sẽ do người đi giao thư trực tiếp nói với người nhận tiền.

Những người có học thức, biết chữ nhiều thì có thể tự mình viết thư. Còn
người không biết chữ hay biết ít thì nhờ người viết dùm hay là mua sẵn cái mẫu thư,
chỉ cần điền tên, quê và hay ghi vài ba chữ, vài ba câu là được. Những tín cục có mẫu
thư in sẵn dành cho người hông biết chữ, nó gồm những câu xưng hô, câu chúc, câu
hỏi thăm thông dụng. Mục đích của thư cơ bản là báo bình an.

Source: http://www.teochewletters.org

Ngoài ra thì bìa thư cũng có nhiều loại. Có loại có lằn đỏ ở giữa, có loại toàn
màu đỏ kêu là hồng bao. Hay là sau này có bao thư của bưu điện phát hành. Rồi có cả
bao thư mà có hình quảng cáo hay thông điệp của chính phủ.

Trang 6
Source: http://www.teochewletters.org

Tuy nhiên loại bì thư tồn tại lâu nhất là loại có hình vẽ kiểu truyền thống của
người Hoa như hình vẽ phong cảnh, tiền tệ, những câu dạy của người xưa,...

Source: http://www.teochewletters.org

Ngoài ra thì trên bìa thư và lá thư bên trong còn có ấn mà người ta gọi là "Như
ý ấn" 如意印. Những cái ấn này cũng có hoa văn hay hình trái cây, hình chiếc lá.

Trang 7
Ngoài ra nó cũng có những chữ như Như ý, Cát tường hay Bình an. Nó cũng là lời cầu
chúc của người gởi cho người nhận. Nhiều người Hoa kiều đi gởi thư người ta có cái
ấn riêng của cá nhân họ. Người nào không có thì lấy "Như ý ấn" của tín cục xài.

Source: http://www.teochewletters.org

Thư sẽ không tới được tay của thân nhân nếu không có người giao. Khi chưa
có tín cục thì thư được giao bởi "thủy khách". Còn sau khi có tín cục thì thư được
giao bởi những người được gọi là 批腳. Ngày xưa thì 批腳 cũng được người ta quý
bởi vì họ là những người lại giao tiền, thư. Có khi người nhà chờ tin tức của thân
nhân. Họ mà tới nhà là biết có thư từ hay tiền bạc. Mà nhiều khi gia đình rất cần số
tiền đó. Có 3 thứ quan trọng mà 批腳 mang theo là cái giỏ tre để đựng tiền và thư,
vật dụng cá nhân, cơm. Họ cũng mang theo cái khăn tắm và một cây dù. Cây dù để
che mưa hay để tự vệ với những thú dữ. Sau này từ thập niên 1920 cho tới 1970s thì
họ xài túi làm bằng vải bạt để thay cho giỏ tre.

Source: http://www.teochewletters.org

Kiều thư mang giá trị văn hóa và lịch sử quý giá. Thông qua những thông tin
trên bìa thư chúng ta có thể biết được con đường vận chuyển của thư từ. Mỗi khi nó
qua một trạm thì có những dấu mộc của chính quyền. Rồi đôi khi trên bìa thư có
Trang 8
những câu quảng cáo hay những lời kêu gọi ái quốc,... Từ những lá thư này chúng ta
cũng biết được vè lịch sử. Nhoài ra cũng có thể nói Kiều thư đại diện cho một truyền
thống tốt đẹp của người Hoa là uống nước nhớ nguồn 飲水思源. Những Hoa kiều
mặc dù rời quê hương nhưng họ vẫn còn nhớ tới nó. Họ vẫn không quên còn có cha
mẹ già, vợ con ở quê nhà.

P.S.: nguồn tham khảo chủ yếu củ bài này là trang web Teochew Letters
http://www.teochewletters.org

Những câu tục nghữ thì lấy từ trang web www.mogher.com

This article is for educational purpose. The main source is from Teochew Letters
http://www.teochewletters.org.

Trang 9

You might also like