You are on page 1of 20

Báo cáo tổng hợp phân tích

các trường hợp rung chấn với kim loại

I. Phương pháp đo rung động và giới hạn


I.1 Biểu đồ Campbell
Biểu đồ mô tả những nguồn kích thích có thể trùng với vận tốc nguy hiểm của hệ thống,
về cả chuyển động tịnh tiến cũng như quay. Đồ thị vẽ giá trị rpm( revolutions per minute:
số lần chuyển động được 1 vòng tròn trong 1 phút) và giá trị cpm( số vòng(kì) trên phút)
trên 2 trục. Hai giá trị này khác nhau với từng hệ thống, một số ví dụ được nêu trong bảng
dưới

Ví dụ về biểu đồ Campbell
Trên biểu đồ là những đường 1*rpm, 2*rpm,… những đường nằm ngang trên đồ thị xác
định các tốc độ nguy hiểm, giao điểm của các đường này chỉ ra điểm nguy hiểm có thể
gây ra kích thích. Biểu đồ mô tả hệ điều khiển mô tô điện 1800 rpm. Hệ có nhiều tần số
tự nhiên và các vận tốc nguy hiểm với hệ phức tạp . Vận tốc nguy hiểm đầu tiên là 3600
cpm và vận tốc nguy hiểm thứ 2 là 7200 cpm.
Biểu đồ trên chỉ đưa thí dụ về 2 vận tốc, nhưng nó cũng chỉ ra sự hữu dụng khi áp dụng
cho các hệ thống phức tạp, Các động cơ đốt trong bốn kỳ , như trong các xe hơi, đồng
1 1 1
thời cũng có các nguy cơ với bội số 1/2: ∗ ,1 ∗ ,1 ∗ ,2 ∗ ,2 ∗, …
2 2 2

I.2 Dẫn chứng thực tế: phương thức để nhận định nguồn rung
Hệ thống của một máy lạnh ammoniac gặp nhiều vấn đề về rung do quá trình lắp đặt.
Nền rung với tần số cao gây ra các vấn đề với đường ống và các đường dẫn dầu. Việc tìm
hiểu nguồn rung là điều cần thiết.
Nó được thực hiện bằng việc vẽ sơ đồ các vận tốc và tần số rung của các bộ phận. Đó
không phải là 1 vấn đề đơn giản, với 2 hệ thống nén 1500-hp cụ thể, mà mỗi máy có các
drum( trống?), bơm, bộ phận trao đổi nhiệt và các van điều khiển. Các biên độ rung bị
ảnh hưởng nhiều bởi tải trọng của các máy bơm, và mỗi máy bơm mang tải trọng khác
nhau phụ thuộc và yêu cầu. Bởi vậy, các tổ hợp tải trọng cũng là 1 phần trong chương
trình kiểm tra. Các máy đo vận tốc và tần số được lắp đặt tại 100 điểm theo các trục x, y,
z tại mỗi khu vực.
Bản đơn giản hóa hệ thống của 1 máy nén được vẽ trong hình bên dưới:
Ở máy nén được đề cập đến trong ví dụ, đường dẫn dầu vào máy nén có độ rung cao
nhất. Tính toán chỉ ra rằng rung chấn gây ra do gầu được bơm vào bị đẩy ngược lại vào
đường dẫn bởi các cánh rotor. Áp suất trong đường dẫn đo được giá trị từ 160 đến 300
psi ở 240 cps. Áp suất không khí trong bộ tách dầu( oil separator) không tạo xung mạnh,
vậy nguồn rung nằm ở cồng bơm dầu( oil injection port). Rung động với tần số 44 cps và
tốc đô nhỏ hơn 0.5 in/sec là tần số rung khi dầu chảy qua và không đáng lo ngại.
Ở phần dẫn chứng này, giải pháp được áp dụng là lắp thêm 1 van điều tiết xung ở
đường dẫn kết hợp gia cố cho đường ống, đưa độ rung về mức an toàn, không có lỗi được
phát hiện sau đó.
I.3 Biểu đồ Cascade
Biểu đồ Cascade, hay còn gọi là biểu đồ thác hay biểu đồ Campbell động, được bổ
sung thêm các thông số của rung động để có cái nhìn rõ nhìn trực quan hơn. Các thông
tin về biên độ, tần số, tốc độ, các ngưỡng cộng hưởng đều, bậc( order) dao động được bổ
sung vào biểu đồ Campbell, cho ta biết thêm thông tin về các thông số của rung động bên
cạnh các ngưỡng có nguy cơ xảy ra sự cố.

Ta có công thức với các vận tốc nguy hiểm:


natural frequency( cpm)
Critical speed( rpm)=
order
Trên hình là biểu đồ thác được vẽ tại thời điểm 13h52’22’’ ngày 22/05/2013 của máy
nén HP, tại thời điểm này do sự cố mất điện toàn miền Nam, máy nén có dấu hiệu bị quay
ngược. Theo biểu đồ cascade, rung động của máy nén chuyển từ “ forward procession”
sang “ backward procession” trong khi vận tốc máy nén bị tăng trở lại và giữ “ backward
procession” cho đến khi dừng lại hẳn. Với máy nén hoạt động bình thường thì chỉ có
thành phần “ forward procession”.
I.4 Các phép đo: Biểu đồ theo thời gian, biểu đồ Bode, biểu đồ Orbit

Biểu đồ thời gian là biểu đồ thông dụng


nhất trong vật lý kỹ thuật, giá trị thường
được biểu diễn là biên độ. Giá trị biên độ li
trục của máy nén được thu nhận từ các đầu
dò được lắp đặt dọc theo 2 trục của máy nén.
Các đầu dò li trục được chế tạo dựa vào
nguyên lý ứng dụng dòng Eddy( hay dòng
Foucault), khi khoảng cách giữa đầu dò và
bề mặt trục máy giảm đi thì điện áp Eddy sẽ tăng lên và ngược lại, đối với đầu dò li trục,
liên hệ giữa khoảng cách trục và đầu dò và tín hiệu áp điện được mô tả chính xác theo
hàm bậc nhất. Để ghi nhận chính xác về chuyển động của trục máy, ta cần tối thiểu 2 đầu
dò X,Y tại mỗi vị trí( và chỉ cần 2 đầu dò X,Y kết hợp thêm 1 đầu dò để ghi nhận pha là
đủ). Hai đầu dò này được đặt lệch nhau 1 góc đúng 90°.

Tín hiệu thu nhận từ 2 đầu dò này được sử dụng để vẽ Biểu đồ Orbit nhằm cung cấp
cho chúng ta cái nhìn trực quan về chuyển động của trục, bởi trong thực tế, trong các hệ
thống cơ khí có trục quay, cụ thể là trục của máy nén cao áp và thấp áp, đều có các chuyển
động ly trục trong qua trình vận hành, việc theo dõi chuyển động này là điều quan trọng
bởi nó có thể báo hiệu sớm cho ta về sự cố khi trục máy có chuyển động bất thường. Biểu
đồ orbit gồm 2 trục với giá trị trên 2 trục là giá trị về khoảng cách thu được từ 2 đầu dò.
Trên đây là ví dụ về biểu đồ orbit trong quá trình vận hành máy nén được vẽ vào thời
điểm xảy ra sự cố mất điện toàn miền Nam ngày 22/05/2013 đã đề cập ở trên, biểu đồ
orbit cho ta thấy ngay sự bất thường về chuyển động của trục tại thời điểm này. Bên cạnh
đó, hình dạng của biểu đồ Orbit còn cho ta thông tin về tải trọng mà trục phải chịu, các
tác động bất thường đang diễn ra, trong điều kiện hệ thống hoạt động bình thường, biểu
đồ orbit thường có dạng elip gần tròn

Thông thường các cặp đầu dò được lắp đặt ở 2 đầu của tải trọng

Một dạng biểu đồ thông dụng khác trong vật lý kỹ thuật là giản đồ Bode, tuy nhiên với
đối tượng cụ thể chỉ hoạt động ở một tần số nhất định trong quá trình vận hành thì việc
áp dụng giản đồ Bode là không cần thiết. Để đưa ra dự đoán về các nguy cơ đối với hệ
thống máy nén ta cần tập trung vào việc phân tích các giản đồ Orbit, trend vận tốc và biểu
đồ Cascade.

II. Một số ví dụ về phương pháp tính


II.1 Xác định tần số rung
Trong việc xử lý rung động, điều đầu tiên là cần chú ý tránh các tần số cộng hưởng, tuy
vậy không phải bao giờ điều này cũng thực hiện được, đối với một số hệ thống, quá trình
vận hành cần phải đi qua các tần số cộng hưởng. Các ví dụ cho trường hợp này có thể kể
đến hệ thống máy nén trong quá trình khởi động, hộp số cánh quạt của các tàu,…dưới
đây trình bày 1 phương pháp xác định tần số cộng hưởng với thông tin được cung cấp ở
mức tối thiểu. Phương pháp này mô tả hệ thống thành 1 lò xo, 1 vật nặng và các mô men
tác động lên vật. Phương pháp dựa trên thông tin về hệ số động học M, là thương của biên
độ động chia cho biên độ tĩnh. Giá trị này thu được từ các dữ liệu trong quá khứ và bằng
thí nghiệm đo đạc thực tế, tuy nhiên phương pháp này chỉ lấy giá trị gần đúng và khoảng
M lớn có thể dẫn đến sai lệch đáng kể. Phương pháp này có thể cho ta ngưỡng trên của
biên độ, trong trường hợp không có thêm thông tin về giảm xóc( đặc trưng bởi hệ số cản
trong phương trình dao động) thì có thể sử dụng thông tin về giảm xóc của thép(?). Quy
trình của phương pháp này được trình bày bên dưới:
1. Xác định lực/ mô men kích thích
2. Xác định độ lệch tĩnh của hệ đơn giản
Lực/ momen kích thích
Độ lệch tĩnh =
hệ số đàn hồi lò xo K
3. Xác định hệ số tỷ lệ( M). Với trường hợp có nhiều hệ số, trị hiệu dụng của chúng được
lấy bằng:
1 1 1
2 = 2+ 2+⋯
Meffective M1 M2
4. Xác định li độ X khi cộng hưởng. Hệ số tỷ lệ được định nghĩa M= li độ khi cộng
hưởng X/ li độ tĩnh Y nên ta có X= M.Y
5. Xác định lực tác dụng khi công hưởng
F=KX
Với hệ chuyển động quay, hệ số đàn hồi xoắn, momen và giá trị góc được sử dụng
tương tự, bên dưới là 1 số ví dụ về các thông số
6. Xác định giá trị X, F tùy vào hệ thống. Các thông số trong khoảng chấp nhận được
luôn được cung cấp bởi nhà sản xuất.
II.2 Biên độ cộng hưởng và không cộng hưởng
Phần này trình bày ví dụ về tính toán li độ, với ví dụ đơn giản hóa rotor của tuabin
hơi thành 1 vật rắn như hình

Tần số tự nhiên đầu tiên ứng với biến dạng uốn bậc 1 như hình vẽ
EI 1/2
fn = ( )
WL3
Với trục có đường kính D, I=(π/64)D4 , áp dụng định nghĩa về tỷ số M của hệ cộng
hưởng ở phần I( M=X/Y) với độ lệch tĩnh Y là độ li trục ở chính giữa xảy ra do lực
tác dụng rất chậm. Ở chế độ cộng hưởng, điểm này trở thành X, và khi không cộng
hưởng thì là Xf . Đường cong cộng hưởng có dạng:
𝑟 2 −1/2
𝑋𝑓 = 𝑌[(1 − 𝑟 2 )2 + ]
𝑀2
Với r= tốc độ hoạt động/ tốc độ cộng hưởng. đường cong này chỉ ra nguyên do hệ
thống phải hoạt động ở trên hoặc dưới 20% so với tốc độ nguy hiểm. Hình bên dưới
là 1 ví dụ về đường cong

II.3 Dẫn chứng thực tế: truyền lực và cách ly với 1 quạt trần
Một chiếc quạt trần đã được sửa chữa và điều chỉnh cân bằng gây rung cho các thiết bị
đặt gần nó và tạo ra tiếng ồn. Các đế cách ly cao su đặt quạt đã bị bỏ mất trong quá trình
tháo lắp. Bởi không có thông số về loại đế này, nhóm lắp đặt đã dùng 1 số thiết bị riêng.
Phần này phân tích để xem các đế cách ly này có phải nguyên nhân gây rung. Trong
trường hợp này giả thiết tải trọng phân bố đều trên 4 tải, quá trình phân tích sẽ trở nên
phức tạp hơn với tải trọng không phân bố đều trên đế. Tỷ số giảm xóc ζ = C /Cc của từng
đế là 0.05
Trên hình là đồ thị của tỷ số truyền (TR) và tỷ số tần số (FR), với:
lực truyền xuống nền
TR =
lực truyền bởi máy
tần số rung của máy ff
FR =
tần số tự nhiên của máy fn

Từ đồ thị ta thấy TR≈0.8. Tỷ phần cách ly rung động là 20%, ít hơn so với thiết kế,
vì 80% lực rung vẫn tác động lên nền. Vậy trong trường hợp này ta nên thay đổi kích
cỡ các đế.
II.4 Dẫn chứng thực tế: sự rung động của cấu trúc
Dẫn chứng này trình bày cách xác định nhanh liệu có khả năng các rung động hình
thành trong 1 cấu trúc kim loại được thiết kế hay không. Đây là 1 phương pháp hay
trong gia công và lắp rắp kim loại

Trên hình trình bày 1 biểu đồ “stick” đơn giản mô tả bệ máy đặt máy nén khí 10 mã
lực, các bước phân tích khá đơn giản( được trình bày trong tài liệu gốc tiếng Anh) cho
kết luận về giá trị tần số của hệ thống
II.5 Bump test
Phương pháp này được thực hiện bằng cách tác động lên hệ thống nhằm thu nhận
các giá trị về các modes, tần số tự nhiên, giảm xóc của các hệ thống phức tạp. Ta thực
hiện bằng cách giám sát và ghi lại phổ tần số và chu kỳ, thường dùng gia tốc kế. Tiếp
đó là sử dụng dữ liệu nhằm xác định hệ số tỷ lệ M của cấu trúc.
II.6 Dẫn chứng thực tế: nguyên nhân chuyển động lạ của bàn máy
nén
Phương pháp được thực hiện tương tự như phần II.4 nhưng khác về nguyên nhân
vẫn đề. Bốn máy nén với lực rung ±F được đặt trên bàn, bàn có 6 chân cao 10ft. Lực
rung của máy nén có thể khác nhau của về độ lớn và hướng và thường không cùng
pha. Theo trình bày của người vận hành thì vài tuần 1 lần, máy nén rung với ngưỡng
không an toàn ở tần số thấp, một chu kỳ kéo dài vài giây, và không thể xác định được
biên độ dao động. Vấn đề được xác định không phải nguyên do gây bởi vòi phun, vì
nó xảy ra ở tần số cao hơn nhiều( 1200cpm).

Dẫn chứng đặt giả thiết về việc nếu theo định kỳ, lực của 2 máy nén hoặc nhiêù hơn
cùng tác động, liệu có dẫn đến việc các lực được nhân lên? Với hệ như hình, kích cỡ
của các chân 120 in * 8 in * 8 in, ta có
k equivalent = 32000 lb/in
Tần số tự nhiên được xác định
1 k 1/2
fn = ( ) = 8.9 cps
2π m
Kết quả của phép tính khá thấp so với tần số tự nhiên, tuy nhiên các beat vẫn có thể xuất hiện ở
tần số thấp( sẽ đề cập ở phần 3). Beat xuất hiện nếu tình cờ trong quá trình vận hành xuất hiện lực
không cân bằng hay tốc độ của các máy nén không giống nhau. Tính toán thô về trường hợp 2 vòi
phun có cùng pha, mỗi vòi có ±v=2.2 in./sec, các kết quả về phép tính đối với li độ và lực tác dụng
với giả thiết này khá khớp với mô tả của người vận hành.

III. Các vấn đề do rung động và nguyên nhân của chúng


III.1 Rạn nứt
Nhiều sự cố liên quan đến lực và momen tác động có tính tuần hoàn, dẫn đến rung
động quá mạnh. Điều này lại dẫn đến việc xuất hiện các ứng suất xen kẽ gây ra rạn nứt.
Trong một số trường hợp, hệ thống phải chịu tải vượt mức cho phép, tuy nhiên sau đó lại
hồi phục và cho các giá trị thông số như bình thường; những trường hợp này đôi khi được
kết luận là hệ thống đã phục hồi bình thường nhưng thực tế không như vậy, một cách để
đánh giá tuổi thọ của thiết bị là nguyên lý chịu tải tuyến tính Palmgren-Miner, đặc trưng
bởi phương trình
ni
∑ =1
Ni
N đặc trưng cho tuổi thọ ở mức chịu tải đó( được lấy từ đồ thị) và n là số chu kỳ
thực ở mức chịu tải đó

Điều này đặt vấn đề về việc chịu tải quá mức làm giảm tuổi thọ đáng kể nhưng lại
thường bị xem nhẹ.
III.2 Ăn mòn( wearing)
Việc đánh giá tác động của ăn mòn đối với chịu tải của hệ thống là khá phức, bởi
mặc dù 1 phép thử đơn giản có thể cho biết liệu có xuất hiện ăn mòn hay không nhưng
quá trình ăn mòn ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ở mức độ nào thì lại là điều khó xác
định, quá trình
Trong quá khứ, cụ thể vào cả 2 lần đại tu 04/2013 và 07/2014, labyrinth seal đều bị ăn
mòn, việc đối tượng của đề tài là máy nén khí CO2 đặt ra vấn đề cần cảnh báo sớm về
dấu hiệu của sự ăn mòn bởi đây là điều không thể tránh khỏi và diễn ra rất nhanh đối với
quá trình vận hành máy nén khí( hơi nước trong dòng khí luôn có thể phản ứng với CO2
tạo thành axit yếu). Đặc trưng của hiện tượng này là việc thay đổi nhiệt độ bất thường
III.3 Sự cố đối với ổ bi con lăn
Quá trình này xảy ra khi cả với ổ bi tĩnh và động, khi chúng không quay mà lại
rung, khiến các đường của con lăn hằn lên nó, quá trình này cũng có thể gây mài mòn,
tuy nhiên là mài mòn do tác động vật lý chứ không phải tác nhân hóa học.
III.4 Beat
Theo một cách đơn giản( hơi khác so với tài liệu gốc), việc tổng hợp 2 dao động có tần
số gần như giống nhau sẽ có thể xuất hiện hiện tượng “Phách” như được đề cập đến trong
cái tài liệu Vật lý đại cương, tuy có thể hiện tượng này là đáp án cho vấn đề ở phần 2,
việc nhận biết vẫn rất khó khăn và, trên hết, hiện tượng này thường rất hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên vẫn không thể loại trừ vấn đề này khi nghiên cứu về các sự cố của hệ thống
trong quá trình vận hành.

IV. Nguyên nhân của rung động và giải pháp với cơ khí
IV.1 Lệch trục
Lệch trục( shaft misalignment) có thể là hệ quả do quá trình giãn nở nhiệt, đây là
vấn đề có thể nhận biết từ trend orbit và tần số hoạt động của hệ thống
IV.2 Rung động ở motor
Nguyên nhân về điện:
1. Airgap bất đối xứng, xuất hiện lực từ không cân bằng, có thể bắt nguồn từ ổ
bi kém chất lượng hoặc vấn đề lắp đặt( xuất hiện ở bậc 1 và 2)
2. Rotor lệch tâm, làm xuất hiện airgap giữa rotor và stator( bậc 1)
3. Rotor bị hỏng( bậc 1)
Nguyên nhân về cơ khí:Softfoot

IV.3 Rung động ở hộp số


Trong trường hợp của geared system và momen động, các chuyển động quay dao
động có khả năng dẫn đến lực rung ở bên ngoài hệ thống, tùy vào khoảng cách
các trục, lực này có khả năng có cường độ đáng kể. Nếu kết cấu nền không đủ
vững chắc cũng có thể dẫn đến việc xuất hiện các rung động bất thường
Một trường hợp khác mà hộp số có thể có các rung động bất thường là trường hợp
bánh răng của hộp số bị gãy

V. Rung động của các máy tuabin


V. Hệ thống rotor
Cấu trúc rotor bao gồm các trục và các chi tiết quay, ví dụ như các đĩa dao( tương
tự trong máy nén ly tâm). Một số phần tử không thể đơn giản hóa như ở phần 2
và cần phân tích với độ chính xác nhất định . Trục có thể lớn hoặc bé tùy thuộc
vào số lượng các phần tử quay, ở trong các máy hoạt động ở tốc độ cao, các ổ bi
dạng pad có thể có cấu trúc khá phức tạp. Đối với ổ bi được đơn giản hóa trong
hình dưới, trên thực tế cần đến 8 hệ số theo chiều x và y. Bên cạnh đó hệ thống
còn rất nhiều thông số đáng quan tâm như độ nhớt của dầu, thiết kế, tải
trọng,…Cần thu thập tất cả những thông số này để có thể lập mô hình trên máy
tính

Trong hệ thống này các cánh quạt và trục đã được đơn giản hóa thành trục có trọng
lượng tương đương W, quán tính uốn I và lò xo cứng. Biến dạng uốn đối với thanh
có 2 mode cần quan tâm( mode thứ 3 trở lên gần như không thể xảy ra với trục
rotor), ta gọi mode 1 là mode bouncing, mode 2 là mode tilting. Trên thực tế, hệ
thống thực hoạt động ở trạng thái giữa 2 mode này, điều này dẫn đến để có một
kết quả phân tích chính xác, cần xác định được đặc tính cũng như hình dạng của
ổ bi.

Tần số tự nhiên tự nhiên của 1 thanh rắn:


1
I 2
fn ≈ 4100 ( 3 ) cps
WL
V.2 Máy nén với hệ số đàn hồi cao
Trong ví dụ này ta đặt giả thiết rằng độ cứng của ổ bi cao, đường kính tương đương
của trục là 6 in. Ta có các kết quả
Mode thứ nhất: fn ≈ 556 𝐷𝑖𝑛 /𝐿2𝑓𝑡 ≈ 52 cps
Mode thứ hai: fn ≈ 2222 𝐷𝑖𝑛 /𝐿2𝑓𝑡 ≈ 208 cps
Mode thứ ba: fn ≈ 5006 𝐷𝑖𝑛 /𝐿2𝑓𝑡 ≈ 470 cps
Việc tránh các tần số tự nhiên này là điều cần thiết trong quá trình vận hành,
nguyên lý đã được trình bày trong mục I.
V.3 Máy nén surge và rotor rung
Surge là tình trạng xấu xuất hiện trong máy nén khi dòng vào quá nhỏ khiến máy
nén không đủ khả năng tạo ra đủ áp suất để chuyển dịch dòng khí đến đầu ra, dẫn
đến khả năng đảo ngược dòng chảy và biến động áp suất. Trong một số máy nén
khí, người ta lắp thêm van tiết lưu để máy nén tránh được hiện tượng surge

Hiện tượng surge thường khiến các chi tiết quay tương tác với các chi tiết tĩnh,
khiến chúng cọ xát và hư hỏng. Đồng thời hiện tượng surge cũng dẫn đến khả
năng khiến hệ thống rung động ở các tần số nguy hiểm, vì vậy cần tránh hiện
tượng này hết mức có thể.
V.6 Dẫn chứng thực tế: kiểm ra tốc độ nguy hiểm của rotor động cơ
Phần dẫn chứng này đề cập đến động cơ của một máy bơm hydro-carbon cỡ lớn,
cấu trúc của hệ thống được mô tả bởi một trục với các tấm mỏng bao quanh.

Ổ bi là loại chống ma sát và không chứa chất lỏng bên trong, nên ít phức tạp hơn
trường hợp các ổ bi chứa chất lưu bên trong. Thông thường rotor động cơ có tỷ số
chiều dài- đường kính (L/D) bé, nên các vấn đề động học của rotor không phải vấn đề
đáng quan tâm.
Trong trường hợp này, các ổ bi có các giá trị độ cứng k đã được biết (ước lượng cỡ),
đường kính D được tính toán dựa trên khối lượng lò xo nhưng chưa tính đến ảnh
hưởng độ cứng của các tấm tròn. Điều này đưa chúng ta đến phương pháp phân tích
độ nhạy để nhìn nhận ảnh hưởng của 2 thông số này thông qua việc so sánh với tốc
độ 3600 rpm, bởi bất kỳ hệ bậc 1 bất ổn định nào cũng có thể gây các rung động mạnh
nếu tần số cơ bản gần với tốc độ này. Độ lệch sẽ khuếch đại ở 2* ( tức 7200 rpm).
Các dữ liệu thu nhận được:
- Hệ số đàn hồi cho mỗi ổ bi có giả trị trong khoảng 1 × 106 đến 1 × 107
- Đường kính rotor là 12 in, đo giá trị D=11 in với giả thiết các tấm chịu uốn
- Chiều dài được giữ 6.5 ft
Áp dụng công thức tìm tần số tự nhiên bậc một:
1
2 ){(𝑅
𝑓𝑠𝑦𝑠𝑡𝑒𝑚 = (2.64𝜔22 + 1) − [(𝑅 − 1)2 + 3.24𝑅]2 }

Ta thu được giá trị trong bảng dưới, mặc dù trong thí dụ này các thông tin có được
còn chưa đầy đủ chi tiết, nhưng phân tích này cũng có giá trị đối với việc xử lý cân
bằng và thẳng trục với rotor

VI. Những rung động có với số lần rất ít và hiện tượng


Theo ghi nhận của tác giả, có khá nhiều vấn đề thường được coi là liên quan tới dao
động nhưng thực tế lại không phải vấn đề dao động thực mà do hư hao với số vòng
lặp lớn. Biến dạng do số vòng lặp lớn không nhất thiết phải giống với dao động tần
số cao. Một trục xoay chỉ mức 100 rpm có 1 chỗ uốn trong 1 năm với 100 triệu lần
lặp sẽ có thể trở nên giống với biến dạng với số vòng lặp lớn, nhưng độ rung ở mức
thấp và tần số chỉ 2 cps
VI.1 Dẫn chứng thực tế: giải quyết vấn đề bề mặt hộp số bị hư hại
Hộp số được thiết kế để bị mài mòn thay vì gãy răng. Thực vậy, hư gãy có thể
dẫn đến nhưng hư hại vô cùng nghiêm trọng. Mài mòn xảy ra liên tục trong suốt quá
trình vận hành, những dấu hiệu trước hư hại lớn gồm: tiếng ồn từ hộp số, rung chấn,
trong dầu lẫn kim loại. Những phân tích đơn giản dưới đây được dùng để giúp xác
định những nguyên nhân có thể dẫn đến mài mòn:
2.76 × 106 Mg + 1 hp 1/2
Sc = [ ] lb/in2
Dp Mg (rpm)F
số răng của hộp số
Mg =
số răng của bánh răng
Trên hình là đồ thị liên hệ vòng đời của bánh răng theo ứng suất mà nó phải chịu,
khi có sự cố về bánh răng, điều tra viên thường:
- Thực hiện đánh giá lại toàn bộ hộp số để xem thiết kế có đảm bảo tiêu chuẩn hay
chưa, đặc biệt là sau khi cân chỉnh lại
- Thực hiện kiểm tra chất liệu, độ cứng vật liệu làm hộp số
- Kiểm tra mô hình về mài mòn để xem vấn đề đến từ lệch trục hay ổ bi
- Kiểm tra chất bôi trơn, nguồn cấp, nhiệt độ để đảm bảo an toàn.
- VI.2 Dẫn chứng thực tế: rung động của máy nén
- Rung động liên quan đến lực, momen, hoặc momen xoắn tác dụng để hình thành
dao động. Độ rung có thể phóng đại lên do cộng hưởng, nhưng phải có tải trọng
tác động tuần hoàn. Tải trọng này, có thể là áp suất, sau khi loại bỏ sẽ khiến rung
động mất đi. Trong trường hợp này ta xét đến lực rung xuất hiện và được xem là
rung động ngoại.
-
Trường hợp này đề cập đến máy ly tâm được dùng để làm sạch các tinh thể. Nhận
định ban đầu là theo chu kì, vòi phun dính với các sản phẩm lạnh và xuất hiện
đông kết. Có đủ thể tích để đông kết khoảng 0.2 lb ở khoảng R (in). Phương trình
cho sự mất cân bằng của máy nén:
rpm
- F = ±28.4WR(1000)2

- Lực này làm xuất hiện momen và lực ở trên ổ bi lớn hơn nhiều lần so với F do
nguyên lý đòn bẩy. Bởi vậy, việc giảm tải F sẽ dẫn đến giảm tải trên ổ bi, vấn đề
được giải quyết. Kết quả được đưa ra trong bảng dưới.

VII. Những hư hại do rung chấn


VII.1 Dẫn chứng thực tế: sự cố biến dạng trục
Sự cố về trục liên quan đến biến dạng thường rất phổ biến, nguyên nhân của vấn
đề này đến từ ăn mòn, khiếm khuyết bề mặt, vật liệu kém chất lượng, thiết kế lỗi,
trục chịu quá tải,… Ngoại trừ tình trạng quá tải, rất nhiều trong số này được ghi
không ghi nhận hiện tượng rung chấn mạnh

You might also like